- 01-Pháp Hội Nhân Do
- 02-Thiện Hiện Khải Thỉnh
- 03-Đại Thừa Chánh Tông
- 04-Diệu Hạnh Vô Trụ
- 05-Như Lý Thật Kiến
- 06-Chánh Tín Hy Hữu
- 07-Vô Ðắc Vô Thuyết
- 08-Y Pháp Xuất Sanh
- 09-Nhất Tướng Vô Tướng
- 10-Trang Nghiêm Tịnh Ðộ
- 11-Vô Vi Phước Thắng
- 12-Tôn Trọng Chánh Giáo
- 13-Như Pháp Thọ Trì
- 14-Ly Tướng Tịch Diệt
- 15-Trì Kinh Công Ðức
- 16-Năng Tịnh Nghiệp Chướng
- 17-Cứu Kính Vô Ngã
- 18-Nhất Thể Ðồng Quán
- 19-Pháp Giới Thông Hoá
- 20-Ly Sắc Ly Tướng
- 21-Phi Thuyết Sở Thuyết
- 22-Vô Pháp Khả Ðắc
- 23-Tịnh Tâm Hành Thiện
- 24-Phước Trí Vô Tỷ
- 25-Hóa Vô Sở Hóa
- 26-Pháp Thân Phi Tướng
- 27-Vô Ðoạn Vô Diệt
- 28-Bất Thọ Bất Tham
- 29-Uy Nghi Tịch Tĩnh
- 30-Nhất Hiệp Tướng Lý
- 31-Tri Kiến Bất Sinh
- 32-Ứng Hoá Phi Chân
KINH KIM CANG
GIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ
ÐOẠN24
ÂM :
PHƯỚCTRÍ VÔ TỈ.
Tu-bồ-đề! Nhược tam thiên đại thiên thế giới trung sở hữu chư Tu-di sơnvương, như thị đẳng thất bảo tụ, hữu nhân trì dụng bố thí. Nhược nhân dĩ thửBát-nhã ba-la-mật kinh, nãi chí tứ cú kệ đẳng, thọ trìđộc tụng, vị tha nhânthuyết, ư tiền phước đức bách phần bất cập nhất, bách thiên vạn ức phần nãi chítoán số thí dụ sở bất năng cập.
DỊCH :
PHƯỚC TRÍ KHÔNG GÌ SÁNH BẰNG.
NàyTu-bồ-đề, nếu trong tam thiên đại thiên thế giới có các ngọn núi Tu-di chúa,như thế dùng bảy báu nhóm họp bằng những ngọn núi Tu-di ấy có người mang ra bốthí. Hoặc có người đem kinh Bát-nhã ba-la-mật này cho đến bốn câu kệ v.v. thọtrì đọc tụng, vì người khác nói thì phước đức của người này đối với ngườitrước, người này trăm phần, người kia không bằng một, trăm ngàn muôn ức phầncho đến toán số thí dụ cũng không thể bằng.
GIẢNG :
Lại một lầnnữa đức Phật so sánh phước đức của người trì kinhKim Cang. Ngài bảo: Giả sử nhưtrong tam thiên đại thiên thế giới có bao nhiêu ngọn núi lớn Tu-di, có ngườiđem bảy báu như vàng, bạc, lưu ly, pha lê v.v. chất bằng những quả núi Tu-di đóra bố thí, lại có người ngay trong kinh Bát-nhã ba-la-mật này, cho đến bốn câukệ, thọ trì, đọc tụng vì người nói thì phước của người này được một trăm phần,còn phước của người bố thí bảy báu đó không được một phần, cho đến người nàyđược trăm ngàn muôn ức phần, người kia cũng không được một phần. Như thế để nóiphước của người thọ trì đọc tụng và vì người nói kinh Kim Cang hơn phước củangười kia không thể tính kể. Tại sao thế? Quí vị thấy thọ trì bốn câu kệkinhKim Cang có khó không? Ðọc tụng rồi vì người nói thì đâu có gì cực nhọclắm. Tôi xin hỏi: Giả sử gom hết những ngọn núi trên nước Việt Nam mình thìkhối lượng đó bao lớn? Chúng ta có vàng, bạc, lưu ly, pha lê v.v. bằng khốilượng đó đem ra bố thí thì quí vị nghĩ xem có nhiều không? Ðộ chừng bao nhiêuđời, bao nhiêu kiếp, chúng ta tích tụ được vàng bạc, của báu bằng những ngọnnúi đó? Thật không biết đời kiếp nào mà kể. Giả sử như ngay ngọn núi lớn VũngTàu, chúng ta phải làm trong bao nhiêu đời để có vàng đầy ngọn núi này, huốngnữa là vàng bạc bằng bao nhiêu ngọn Tu-di để đem ra bố thí. Thế mà phước khôngbằng người thọ trì đọc tụng và vì người nói kinhKim Cang. Ðối với kinh này, thọtrì đọc tụng vì người khác nói chỉ bốn câu kệ thôi, mà phước của người này mộttrăm phần, người kia không được một phần. Như thế quí vị chọn việc nào? Thọ trìbốn câu kinh Kim Cang ngay đời này chúng ta làm được không? Còn đem của báubằng ngọn núi lớn, núi nhỏ Vũng Tàu ra bố thí thì bao nhiêu đời chúng ta làmđược? Việc nào dễ làm? Việc thọ trì đọc tụng bốn câu kệ kinhKim Cang xem rakhông khó phải không? Thế tại sao chúng ta không ưng làm việc đó? Muốn thọ trì,đọc tụng bốn câu kệ kinhKim Cang, quí vị nhớ xem phải làm sao?
Nếu nói kệ, trong kinhKim Cang có hai bài, một bài nói:
Nhược dĩsắc kiến ngã,
Dĩ âm thanhcầu ngã,
Thị nhân hành tà đạo,
Bất năng kiến Như Lai.
Hoặc bài cuối:
Nhất thiết hữu vi pháp,
Như,mộng, huyễn, bào, ảnh,
Như lộ diệc như điện,
Ưng tác như thị quán.
Hai bài đó quí vị đọc trong bao lâu thì thuộc? Một látthôi. Trì chừng bao lâu? Nhẹ thật là nhẹ phải không? Vừa nhẹ lại vừa dễ mà tạisao chúng ta không làm? Nhưng tôi xin nhắc lại: Thọ là nhận, trì là giữ, nhậngiữ mãi trong lòng gọi là thọ trì, và lâu lâu đọc tụng, giảng nói cho ngườikhác nghe.Nhưng nhận giữ như thế nào? Như tôi đã nói : Phật thấy tất cả chúngsanh không phải chúng sanh, do duyên hợp nên gọi là chúng sanh. Nếu chúng taluôn luôn thấy như vậy, thấy mình, thấy người đều biết rõ là tướng duyên hợpkhông thật, do duyên hợp nên tạm gọi là ta, luôn biết như thế là trì kinhKimCang. Như vậy có khó không? Quí vị thấy khó ư? Lúc nào, đi đâu cũng cứ như thếmà thọ trì, luôn luôn thấy rõ như thế, không phút giây nào lầm. Thọ trì nhưthế, quí vị từ con người phàm dần dần thành Thánh. Vậy tại sao không chịu thọtrì? Làm Thánh thì ưng mà thọ trì nhưthế thì không chịu. Quí vị hiểu tại saokhông? Tại vô minh cứ che hoài, mới vừa nhớ một chút, kế lại quên, thấy tathật, người thật, cái chi cũng thật, chớ nếu hằng nhớ, hằng thấy như lời Phậtdạy, thấy mình là duyên hợp hư giả, người là duyên hợp hư giả thì quí vị nghĩcòn gì mà sân si, còn gì mà tham lam! Chỉ bao nhiêu đó thôi mà đã gần bậc Thánhrồi, huống nữa là đầy đủ bốn câu! Thế nên việc đó thật ra không phải là khó,nhưng vì chúng ta mê nên quên mãi.
Có nhiều người đến hỏi chúng tôi: Quí thầy ở đây lâu nămtu hành như thế nào? Tôi đáp: Chỉ có bài kinh Bát-nhã mà đọc hoài không thuộc,cứ quên tới, quên lui! Ở đây Phật nói ngắn hơn, chỉ bốn câu kệ thôi mà vẫnkhôngthuộc. Nghĩa là ở đây coi như thuộc, bước ra khỏi chùa là hết thuộc, vìvừa ra khỏi là tính mai làm gì, mốt làm gì v.v. tính một hồi là quên mất câu kinh.Thế nên tất cả chúng ta đều quên, quên mãi, mà quên đó là mê. Vì thế đức Phậtchỉ thật là kỹ: Dù cho chúng ta đem bao nhiêu của báu bố thí cũng không bằngtrì bốn câu kinhKim Cang. Ứng dụng thọ trì bốn câu kinhKim Cang là phước hơnlàm ra bao nhiêu của báu để bố thí. Thật ra nếu chúng ta nhận được lý đó đểsống, tự nhiên chúng ta chuyển cả cuộc đời mình, chuyển từ cái thân giả dối trởlại cái chân thật. Còn bố thí của cải dù nhiều bao nhiêu đi nữa, sau này sanhra mình hưởng, nhưng cũng vẫn ở trong sanh diệt. Thế nên khéo trì kinh Kim Canglà đã chuyển mê thành ngộ, bỏ thân luân hồi sanh diệt trở về cái vô sanh, nhưthế phước đức không gì sánh bằng.