Bài Bát-nhã Tâm Kinh do ngài Huyền Trang đờiĐường dịch vào năm 649 dương lịch, tại chùa Từ Ân. Toàn bài kinh gồm hai trămsáu mươi chữ.
Bát-nhã Tâm Kinh nói đủ là Ma-ha Bát-nhãBa-la-mật-đa Tâm Kinh, gồm một phần chữ Phạn phiên âm là Ma-ha Bát-nhãBa-la-mật-đa và một phần chữ Hán là Tâm Kinh.
Ma-ha, Trung Hoa dịchlà đại, nghĩa là lớn. Bát-nhã là trí tuệ. Ba-la-mật-đa là đáo bỉ ngạn, nghĩa làđến bờ kia, gần đây dịch là cứu kính. Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đa là trí tuệrộng lớn cứu kính.
Tâm Kinh là kinh nói về tâm. Nếu hiểu rõ thì Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đatức là Tâm Kinh. Vì sao? Vì trí tuệ rộng lớn cứu kính, còn gọi là trí tuệBát-nhã, tức là Tâm vậy.
Trong kinh Bát-nhã cónói: Bát-nhã vô tri vô sở bất tri, nghĩa là Bát-nhã không biết mà không chỗ nàochẳng biết. Không biết tức Bát-nhã đối với cảnh không khởi vọng thức phân biệt.Không chỗ nào chẳng biết vì Bát-nhã là trí tuệ hằng sáng hằng giác dụ như gươngsáng, tất cả cảnh vật hoặc người qua lại đều hiện rõ ràng không thiếu sót. Biếtmà không khởi vọng thức phân biệt là cáibiết của Tâm.Gửi ý kiến của bạn