Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Duy Ma Cật Giảng Giải - HT Thích Thanh Từ

16/12/201016:06(Xem: 12078)
Kinh Duy Ma Cật Giảng Giải - HT Thích Thanh Từ

KINH DUY MA CẬTGIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Phần Mở Đầu

Trước khi giảng bộ kinhnày, tôi cũng nói đơn sơ qua một vài đặc điểm, để cho đại chúng có cái ý thứctrước, rồi học bộ Kinh.

Trước hết làsơ lược về bộ Kinh này. Phần một là nói về phiên dịch. Kinh này là từ chữ Phạndịch ra chữ Hán. Ở Trung Hoa có ba nhà dịch:

1.- Chi LâuCa Sấm, Ngài dịch tên kinh là “Duy Ma Cật Kinh”, chia làm ba quyển.
2.- Ngài Cưu LaMa Thập, dịch tên là “Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh”, có hai quyển. Cũng có tên là“Bất Khả Tư Nghì Giải Thoát Kinh”.
3.- Ngài HuyềnTrang, dịch :Thuyết Vô Cấu Xưng Kinh”.

Đó là ba Ngàidịch mà còn có những bảng kinh lưu lại đến giờ.

Kế đây là mụcthứ hai, nói lý do Kinh này ra đời. Lý do thì có nhiều nhưng đây tôi lược kểhai lý do:

Lý do thứnhất, vì lòng từ bi bình đẳng của Phật, cho nên bộ kinh này ra đời. Bởi vìtrước những thời pháp, những buổi giáo hóa ban đầu, thì tất cả những người tutrong đạo Phật, mà Phật gọi là hàng được giải thoát sinh tử, A La Hán đó. Đềulà dành riêng cho người xuất gia. Chỉ người xuất gia tu mới có thể chứng quả ALa Hán. Còn hàng cư sĩ tối đa là chứng quả A Na Hàm là cùng. Tức là quả thứ batrong bốn quả. Chứ chưa có khi nào chứng được A La Hán.

Như vậy aimuốn giải thoát sinh tử đều phải xuất gia tu, mới giải thoát sanh tử được. Cònnếu còn tại gia tu chỉ là cái nhân tốt để sau này tiếp tục tu thêm. Chớ hiệnđời không thể giải thoát. Bởi vậy cho nên từ bao nhiêu thế kỹ, người phát tâmtu, ngay trong lúc đức Phật tại thế cho đến sau này, muốn giải thoát, đềuồ ạt tìm xuất gia.

Như vậy thìđa số người xuất gia dù đông mấy đi nữa cũng là thiểu phần trong quần chúng. Mànếu chỉ có một thiểu phần tu hành, có thể được giải thoát sinh tử. Còn đa số thìkhông được. Tức nhiên số người tu Phật càng ngày càng bị hạn chế.

Do đó cho nênvì lòng từ bi của Phật mà Ngài đem câu chuyện của Ông Duy Ma Cật bệnh ra, đểmời các thầy Tỳ Kheo, hay là các vị A La Hán, cho đến Bồ Tát đến thăm Ngài.Nhưng mà tất cả những vị Tỳ Kheo, A La Hán và Bồ Tát đó đều nể kính Ông Duy MaCật. Thấy các Ngài không đủ khả năng đối đáp với Ông Duy Ma Cật. Cũng không đủkhả năng để mà chinh phục được ông. Ngược lại đều bị ông chinh phục.

Như vậy chứngtỏ rằng không phải chỉ trong giới xuất gia làm Tỳ Kheo, chứng A La Hán. Và xuấtgia như trong hình ảnh Đại thừa có những Ngài như Văn Thù Sư Lợi. Hoặc là NgàiĐịa Tạng Bồ tát đều là hình ảnh người xuất gia. Thì dù Bồ tát xuất gia đó nhưngcũng chưa đủ khả năng mà chinh phục nổi. Hay là vượt hơn được một ông cư sĩ, làÔng Duy Ma Cật.

Đó là cáiđiều để nâng cao tinh thần của vị cư sĩ tại gia. Nếu cư sĩ tại gia mà đạt đạođúng rồi, cũng có cái khả năng siêu việt mà hàng xuất không thể vượt qua nổi. Đólà để nuôi cho chánh pháp hay giáo lý Phật dạy đi khắp trong mọi tần lớp. Nókhông dành riêng ưu đãi cho một chế độ xuất gia thôi. Đó là nói vì lòng đại bicủa Phật mà kinh này ra đời.

Phần thứ hailà có một số nhà khảo cứu về lịch sử, họ thấy rằng Kinh Duy Ma Cật này có tánhcách như là một cuộc cách mạng của cư sĩ. Bởi vì từ trước đến giờ chỉ có những ngườixuất gia đạt đạo chứng quả, mà chưa ai nói đến người cư sĩ đạt đạo cao, bằng vàhơn người xuất gia. Nhưng mà tới thời gian Kinh Duy Ma Cật ra đời, thì lại thấymột ông cư sĩ siêu xuất hơn cả người xuất gia nữa.

Như vậy đó làmột cuộc cách mạng để nâng giới cư sĩ lên. Chớ không có theo cái nề nếp cũ, chỉnói xuất gia mới là giải thoát. Xuất gia mới được tự tại. Xuất gia mới đạt đạoviên mãn v.v... đó là tính cách nghiên cứu lịch sữ. Cho nên những vị đó họ nóirằng: Kinh Duy Ma Cật ra đời là một cuộc cách mạng của hàng cư sĩ.

Đó là hai lý do. Lý do trước là nhìn theo tâm bình đẳng của Phật. Lý dosau là nhìn theo cuộc thay đổi của giai cấp tu hành. Đó là hai điểm tôi nêu lênvề lý do.

Source: thuvienhoasen



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]