Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chữ “Không” Trong Bài Kinh Bát Nhã - H.T Thích Thanh Từ

07/11/201021:53(Xem: 4966)
Chữ “Không” Trong Bài Kinh Bát Nhã - H.T Thích Thanh Từ

CHỮ “KHÔNG” TRONG BÀI KINH BÁT NHÃ
H.T THÍCH THANH TỪ

Người tu chấp có, không thể tột được lý đạo. Nhưng dù chấpcó nhiều như núi Tu Di vẫn không tai hại như chấp không bằnghạt cải. Đó là tai họa lớn. Vì vậy người xưa hay nhắcnhở chúng ta đừng nên chấp không, thế mà trong Bát Nhã nóicái gì cũng không hết. Không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý,không sắc, thinh, hương, vị, xúc v.v... Trong kinh nói khôngmà các vị tiền bối bảo đừng chấp không. Vậy hai chữkhông đó khác nhau chỗ nào? Đây là điều tôi muốn giảngtrạch cho tất cả Tăng Ni, Phật tử nắm cho vững, để đườngtu chúng ta không bị trở ngại lại còn có thể tiến nhanhhơn.

Muốnbiết chữ Không trong kinh Bát Nhã hay cả hệ thống Bát Nhã,trước hết chúng ta phải nắm thật vững giáo lý nhân duyên.Người không nắm vững giáo lý nhân duyên thì không bao giờhiểu được chữ Không trong kinh Bát Nhã. Chữ Không của BátNhã đứng vững là dựa trên lý nhân duyên, nếu lý nhân duyênlà chân lý thì chữ Không cũng sẽ là chân lý.

Trướchết chúng ta thử xem xét các pháp trên thế gian này có phápnào không phải nhân duyên sanh hay không? Như chúng ta nhìn thấyngôi chùa, vậy ngôi chùa từ đâu mà thành? Ai cũng biết đềudo nhân công, thợ, thầy, gạch, cát, đá, xi măng v.v... hợplại thành ngôi chùa. Chớ không bao giờ bỗng dưng nó tựthành, phải đủ nhân, đủ duyên hội hợp mới có. Nhân duyênthì không phải một thứ mà rất nhiều thứ tụ hợp lạithành sự vật. Cũng vậy, tất cả muôn sự muôn vật trênthế gian này có cái nào vượt ngoài vòng nhân duyên đâu.

Gầnđây các nhà khoa học khi tìm hiểu đạo Phật, thấy rõ chủtrương các pháp do nhân duyên sinh của đạo Phật rất phùhợp với khoa học. Bởi vì khoa học là môn học phân tíchsự vật, mà phân tích sự vật thì không vật nào tự nócó, tất cả đều do sự kết hợp nhiều thành phần mà có.Như vậy vật nào cũng không đơn độc một nhân một duyêncó thể thành. Mà chúng rất phức tạp, do nhiều nhân nhiềuduyên tụ lại. Chúng ta mới thấy cái nhìn của đức Phậthơn hai ngàn năm về trước rõ ràng, tường tận như thếnào.

Sựvật không tự có, không phải ngẫu nhiên có, cũng không doai làm ra, chỉ khi nhân duyên tụ hội thì sự vật hiện có,thiếu duyên thì sự vật ly tán. Giáo lý Phật chỉ rõ chochúng ta không còn mê lầm, nghĩ rằng sự vật do người nàohoặc ngẫu nhiên nó có. Từ cái nhà chúng ta nhìn tới cáibàn, cái ghế, vật nào không phải từ nhân duyên sinh? Câycối trước mắt chúng ta cũng là nhân duyên sinh, rồi đếncon người có phải từ nhân duyên sinh không? Nếu nói đơngiản là do tinh cha huyết mẹ kết tụ lại thành thân con người.Ngày nay với con mắt y học, người ta phân tích có bao nhiêutỷ tế bào, phân ra từng loại rồi phối hợp lẫn nhau. Nhờchúng phối hợp sinh hoạt, phát triển thì thân chúng ta cònsống, nếu chúng hư hoại thì thân này tan nát. Như vậy tấtcả sự vật trên thế gian không có cái nào thoát ngoài lýnhân duyên.

Nhưxét cái đồng hồ, vật gì là chủ thể của nó? Chúng takhông thể nói cây kim là chủ thể, số là chủ thể. Bộphận nào là chủ thể cũng không được, mà do đủ các bộphận ráp lại thành cái đồng hồ. Như vậy duyên hợp thìnó có, nếu các bộ phận phân tán ra thì đồng hồ cũng không.Trước mắt chúng ta thấy có đồng hồ, nhưng thực thể cáiđồng hồ có hay không? Chỉ là duyên hợp tạm có chớ khôngthật, vì nó không có chủ thể. Bởi không có chủ thể nênđủ duyên nó còn, thiếu duyên nó mất, không có gì cố địnhhết. Như vậy làm sao nói đồng hồ là thật được. Đãkhông thật thì cái gì là chủ thể của nó, chẳng qua duyênhợp tạm có, duyên hết hoàn không.

Trongkinh A Hàm đức Phật có dạy, người nào thấy được lýnhân duyên thì người đó thấy được pháp. Thấy đượcpháp tức là thấy đạo hay thấy Phật. Qua đó chúng ta thấytầm quan trọng của lý nhân duyên như thế nào rồi. Cũngnhư vậy, con người do nhân duyên sinh nên không chủ thể,không cố định. Muôn vật trên thế gian này do nhân duyênsinh cũng không chủ thể, không cố định. Tuy không cố định,không chủ thể nhưng đồng hồ vẫn có, đủ duyên thì nóhiện tiền. Hiểu lý này rồi chúng ta mới bước qua bướcthứ hai là chữ Không trong kinh Bát Nhã.

Chúngta đừng lầm chữ Không trong kinh Bát Nhã là trống rỗng,không có gì hết. Không là đối với có. Nhưng chữ Khôngđây là ngay nơi sự vật hiện tiền mắt thấy, tay sờ móđược song chủ thể nó là không, không cố định. Như vậydù mắt thấy, tay sờ mó được mà nói là Không, đó là khôngchủ thể, không cố định. Bát Nhã nói Không vì nó do nhânduyên sinh nên không chủ thể. Cho nên chữ Không trong kinh BátNhã còn gọi là tánh Không. Hệ thống Bát Nhã gọi đó làtự tánh Không. Tức là không có chủ thể, không tự tánhnhưng sự vật vẫn có giả tướng của nó khi đủ duyên tụhội.

Conngười chúng ta cũng do nhân duyên sinh, không có chủ thể,cố định. Vậy gọi ta được không? Chỉ là cái ta tạm bợ,còn mất theo duyên, không có giá trị thật. Thế mà lâu naychúng ta cứ lầm nhận ta là thật, sự vật là thật. NhàPhật gọi lầm nhận đó là vô minh, là si mê. Người họcPhật phải có trí tuệ sáng suốt, thấy đúng như thật. Nhữnggì Phật dạy chúng ta quán sát, thấu suốt mới đem ra hướngdẫn chỉ dạy cho người khác, chớ không phải học hiểusuông mà thấy được lẽ thật.

Chúngta thử nghiệm lại thân mình có phải là tạm bợ hay không? Nếu thân chắc chắn chân thật thì không bao giờ hoại.Vì do duyên hợp nên thiếu duyên thì nó sanh ra bệnh tật rồiđi đến bại hoại. Đó là lẽ thật, không còn gì nghi ngờnữa. Vì vậy chữ Không của Bát Nhã là không có thực thể,chớ không phải không ngơ giữa có và không. Người ta cứngỡ cái bàn trước mắt là có, hư không trống rỗng là không.Đó là cái có không của người đời, còn Không của BátNhã là không tự tánh, không tự tánh tức là không thực thể.Vì vậy đức Phật nói thân này vô ngã. Vì vô ngã nên khôngchủ thể, bởi không chủ thể nên tùy duyên mà thành, tùyduyên mà hoại, không phải lúc nào cũng nguyên vẹn. Đó làý nghĩa cụ thể của đạo Phật.

Chúngta thấy rõ ý nghĩa của chữ Không rồi thì đối với sựvật hiện tiền mắt thấy, tay sờ mó được là thật cóhay thật không? Nói thật có hay thật không đều sai cả vìnó tạm bợ, chỉ có giả tướng hiện tiền. Như vậy phảinói sao ? Nói các pháp không thật có, do duyên sinh, chỉ tạmcó nên nhà Phật gọi như huyễn, như hóa. Đến đây tôi nhớThiền sư Từ Đạo Hạnh ở đời Lý có bài kệ:

Táchữu trần sa hữu
Vikhông nhất thiết không
Hữukhông như thủy nguyệt
Vậttrước hữu không không.

Tạmdịch:

Cóthì muôn sự có
Khôngthì tất cả không
Cókhông trăng đáy nước
Đừngmắc có không không.

NgàiTừ Đạo Hạnh diễn đạt hình ảnh cho chúng ta thấy rấtlinh động. Tất cả sự vật nếu nói có thì vật nào cũngcó hết. Tại sao? Vì trên giả tướng mắt thấy, tay sờ móđược. Còn nếu nói không thì tất cả đều không hết, vìchúng là duyên hợp không thật. Không thật nên nói là không.Như vậy nói có và không giống như mặt trăng dưới đáynước. Đêm rằm ta nhìn xuống hồ nước, thấy mặt trănghiện dưới đáy nước. Mặt trăng ở đáy nước là thựccó hay thực không? Nếu thực có sao đưa tay vớt lên khôngđược. Nếu thực không sao mắt chúng ta thấy rõ ràng. Nêngọi là có mà chỉ là cái bóng, chớ không phải không ngơ.Nhưng là bóng thì nó không thật.

Muônsự vật ở thế gian này cũng như bóng trăng đáy nước, nhìnthấy như có nhưng rốt cuộc không thực thể. Cho nên có cũngnhư không, chỉ vì duyên hợp tạm có. Người ta cứ ngỡ rằngnhững gì mắt thấy tai nghe là thực có, nhưng không ngờ chúnglà duyên hợp. Đã là duyên hợp, chúng ta đừng lầm chấpnó thật thì sẽ không đau khổ. Đây là chỗ khó của ngườihọc Phật. Nếu thấy được lý này thì chúng ta sẽ thấyđạo Phật hay đáo để.

Chúngta tu khó khăn vì chúng ta thấy cái gì cũng thật nên dễ nhiễm,dễ kẹt. Nhiễm kẹt thì sự tu không tiến, còn thấy cácpháp không thật thì chúng ta không có gì để chấp, mà khôngchấp thì đường tu hết sức dễ dàng. Cho nên si mê là độngcơ chủ yếu đưa chúng ta đến chỗ sai lầm. Từ sai lầmđó khiến chúng ta không thấy lẽ thật, rồi bị chìm đắmtrong sinh tử, kiếp này kiếp nọ không cùng. Tuy nhiên nhữngthứ đó cũng là tướng duyên hợp không thật. Nhưng khôngkhéo tu chúng ta sẽ không ra khỏi nó, chỗ này rất là quantrọng.

Tôinhấn mạnh lại chữ Không trong kinh Bát Nhã tức là tánh khôngcủa các pháp. Từ con người cho tới muôn vật đều giảcó, không có thực thể. Đã là giả có mà chúng ta thấy thậtthì đó là mê lầm, giả có mà nói không thì trái với lẽthật. Vì vậy không thể khẳng định là không. Phải biếtmuôn sự muôn vật trước mắt chúng ta là tướng duyên hợpgiả có.

KinhBát Nhã có câu: "Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã BaLa Mật Đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai Không, độ nhấtthiết khổ ách”. Nghĩa là, Bồ Tát Quán Tự Tại khi thựchành sâu vào trí tuệ Bát Nhã, Ngài xem thấy tất cả sựvật, tất cả pháp hay nói gọn là con người gồm năm uẩn:sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều không có thực thể, khôngcố định. Khi thấy như vậy Ngài liền qua hết thảy khổnạn.

Ngàynay chúng ta tụng kinh Bát Nhã từ lúc mới vào chùa cho tớinăm sáu mươi tuổi, biết bao nhiêu biến? Trăm ngàn biến màkhổ ách vẫn là khổ ách. Bởi vì tụng Bát Nhã thì tụngmà nhìn thấy thân năm uẩn thật. Nếu thấy thân năm uẩnduyên hợp hư dối thì có ai chửi thân năm uẩn này chúngta thấy sao? Thân năm uẩn đã không thật thì lời chửi cóthật đâu. Chẳng qua cũng là tạm bợ hư giả thôi. Mình hưgiả, người hư giả, lời nói hư giả, có gì mà khổ, cógì mà phiền. Cho tới tất cả những thiệt thòi, khổ sởkhác, nếu xét kỹ chúng có thật không? Cũng không thật. Nhưvậy có gì làm chúng ta khổ sở đâu? Chỉ cần dùng trí tuệBát Nhã soi thấu muôn sự vật, soi thấu lại bản thân mìnhđều là duyên hợp hư giả. Thấy được như vậy thì khổách nào cũng qua hết.

Nhưvậy chúng ta chỉ cần tụng một câu đó cũng hết khổ rồi,đâu cần phải tụng nhiều. Chủ yếu là biết vận dụnglời Phật dạy vào việc tu của mình. Lời Phật dạy rấtchí lý nhưng chúng ta cứ đọc thuộc lòng. Đọc lại cho Phậtnghe phải không? Chúng ta đọc kinh đúng ra là đọc cho mìnhnhớ và thực hành theo lời Phật dạy. Nhưng thường Phậttử cứ nghĩ rằng đọc như vậy có phước. Đọc hai lầnphước nhiều hơn một chút. Do không biết lời Phật dạyđể ứng dụng quán chiếu lại bản thân và mọi vật chungquanh, thấu triệt được lẽ thật của nó nên chúng ta cứđọc cho Phật nghe hoài, còn mình thì không dính dáng gì hết.Phật nói chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiếtkhổ ách, chúng ta tụng hoài sao không qua được khổ ách?Bởi vì có chiếu kiến đâu! Chiếu kiến là soi sáng, mà chúngta không chịu soi sáng thì làm sao thấu tỏ được. Đó làlầm lẫn của chúng ta.

ĐứcPhật dạy thân này được kết hợp từ năm uẩn: sắc uẩn,thọ uẩn, hành uẩn, tưởng uẩn, thức uẩn. Sắc uẩn làtứ đại đất nước gió lửa hợp lại. Thọ uẩn là nhữngcảm giác của chúng ta như đang nóng có ngọn gió thổi quanghe mát, cảm giác ấy gọi là thọ. Lưỡi chúng ta nếm mộtmón ăn nghe ngọt, nghe đắng v.v... cảm giác ấy là thọ. Mắtchúng ta nhìn thấy người thấy vật, nhận ra đẹp xấu. Thânxúc chạm sanh thích hoặc chán v.v... Đó là cảm giác củathọ. Sáu căn tiếp xúc sáu trần có cảm giác khổ vui, khôngkhổ không vui. Đó gọi là thọ. Tưởng uẩn là tâm mình tưởngtượng việc quá khứ vị lai. Hành là suy tư, những ý niệmnhẹ nhàng tế nhị. Có chỗ nói hành cũng là ý chí. ý chívươn lên hay ý chí mạnh mẽ. Thức uẩn, phân biệt cái nàytốt, cái kia xấu, cái này phải, cái kia quấy v.v...

Nhưvậy thân chúng ta có năm phần. Một phần thuộc về sắcchất, bốn phần kia thuộc về tinh thần. Có chỗ khác lạichia thân này do bốn thứ hợp lại là sắc. Sắc đó gồmbốn thứ đất nước gió lửa. Phần tinh thần bốn thứ:thọ, tưởng, hành, thức. Hai thứ cộng lại thành tám thứđều nhau.

Tómlại, thân này từ vật chất cho đến tinh thần đều do duyênhợp, không có gì cố định. Xưa Thiền sư Lương Giới, Tổtông Tào Động, lúc mới cạo tóc vào chùa, đọc kinh BátNhã, Ngài thấy kinh nói: "Vô nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân, ý;vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp", Ngài bạch với thầy:

- Concó mắt tai mũi lưỡi thân ý, nhưng sao trong kinh nói khôngcó. Nghĩa này thế nào?

Vịthầy lắc đầu bảo Ngài đi tìm học chỗ khác, vì thầygiải nghĩa không nổi. Người học đạo thấy kinh nói saolà hay như vậy, không thắc mắc tìm hiểu nghĩa lý thì chúngta không tiến bộ được. Ngài Lương Giới đọc kinh khônghiểu liền sinh nghi nên Ngài phăng tìm cho ra. Sau này ngộ đạoNgài mới thấy được lý chân thật của Phật dạy. Tấtcả lời Phật dạy không có câu nào, lời nào là vô ý vônghĩa, tất cả đều chỉ lẽ thật cho chúng ta. Nhưng vì trìnhđộ thấp nên chúng ta không nắm vững thành ra cứ mê muộimãi.

Trongkinh Bát Nhã có đoạn: "Tướng không của các pháp không nhơ,không sạch, không thêm, không bớt v.v..." cho tới không mắttai mũi lưỡi thân ý, rồi không cả sắc thinh hương vị xúcpháp v.v... tất cả đều không. Như vậy tánh Không là thựcthể không của các pháp. Trên phương diện không thực thểthì không có pháp gì có thật cả, nên nói không tất cả.Ngũ uẩn không, thập nhị xứ không, thập bát giới khôngv.v...

Tớiđoạn sau "vô vô minh tận, vô khổ tập diệt đạo, vô trídiệc vô đắc”. Nghĩa là tất cả pháp như năm uẩn, mườihai xứ, mười tám giới. Năm uẩn là chỉ thân này, mườihai xứ tức là sáu căn và sáu trần, mười tám giới là căntrần thức cộng lại là mười tám. Vậy thì thân này, tâmthức này và trần cảnh này trên tánh Không đều không có,không thực thể. Về thế tục đế, những thứ này khôngthật có.

Cònnhư pháp Thập Nhị Nhân Duyên, Tứ Đế lẽ ra nhất địnhphải có. Vì Phật nói pháp Tứ Đế là chân lý, không thểsai chạy, pháp nhân duyên cũng chân lý, không thể sai chạyđược. Nhưng tại sao kinh Bát Nhã nói cũng không luôn, nhưvậy chúng ta tu cái gì? Điểm này có nhiều người thắc mắc.Không khổ tập diệt đạo, không vô minh và không hết vôminh v.v... thì chúng ta tu làm sao đây?

Tôithường hay nhắc, pháp của Phật dạy là phương thuốc trịtâm bệnh của chúng sanh. Chúng sanh có bệnh gì Phật có thứthuốc ấy. Vậy nếu bệnh không thật thì thuốc có thậtkhông? Thân ngũ uẩn này không thật tức là bệnh không thật.Thuốc là để trị bệnh, bệnh đã không thật thì thuốclàm gì có thật. Rõ ràng pháp của Phật dạy chỉ là phươngtiện trị bệnh cho chúng sanh. Nếu chúng sanh hết bệnh thìthuốc cũng không dùng. Chúng sanh không thực thể thì thuốccũng không thực thể.

Ngườiđời thường nghĩ lời phàm tục không thật, còn lời Phậtdạy là chân lý, là thật. Nhưng sự thật Phật chỉ tùy theobệnh của chúng sanh mà dạy, giúp họ giải trừ được cănbệnh của mình, chớ ngôn ngữ ấy cũng không thật. Cho nênnói kinh điển như ngón tay chỉ mặt trăng hay chiếc bè đưangười qua sông v.v... Hiểu như vậy chúng ta mới không nghi.Tất cả pháp thế gian (tục đế) và pháp xuất thế gian (chânđế) đều không có thực thể, chỉ là giả tướng tạm bợ,đối bệnh cho thuốc thôi. Thấy rõ như vậy nên không chấp,sẽ đi tới chỗ cứu kính Niết Bàn, không còn mê lầm nữa.

Thấyđược chữ Không của Bát Nhã rồi thì chúng ta dễ tu. Bởivì chúng ta đang mắc bệnh chấp không. Nói tất cả pháp khôngcó chủ thể liền chấp không ngơ. Nếu ai chấp không ngơlà lầm, bởi sự vật đang có giả tướng hiện tiền làmsao nói không được. Cho nên chúng ta phải hiểu rõ, Khônglà không chủ thể, không cố định, chớ lầm là không ngơ.Hiểu như vậy chúng ta sẽ không còn chấp nữa.

Tấtcả sự vật đến với ta, ta không chấp thì dễ tu biết mấy.Mình có phải khổ sở để dẹp nóng giận, dẹp phiền nãokhông? Sở dĩ chúng ta phiền não, chúng ta nóng giận là vìchúng ta chấp nó thật. Nếu biết rõ nó không thật, chỉtạm bợ do duyên hợp thì có gì mà chấp. Do không chấp nênthảnh thơi tự tại đi giữa cuộc đời mà chúng ta khôngdính mắc gì cả.

Nhưvậy Phật độ chúng ta hết khổ, hay chúng ta dùng trí tuệthấy muôn sự vật xảy đến với mình không thật, liềnvượt qua các khổ. Nỗi khổ không ai cứu ta được mà dota nhận ra chân tướng của nó không thật thì có gì làm taphiền hà, khổ sở nữa! Thấy tường tận đạo lý thì khôngcòn chấp. Nên nhớ chấp là gốc từ si mê, là nhân của đaukhổ. Nhờ trí tuệ sáng không chấp nên đau khổ cũng khôngcòn. Tụng một bài kinh Bát Nhã mà thấu triệt rồi thì chúngta tự tại đi trong cuộc đời. Đó là điều chắc chắn vậy.

Nhưngsẽ có người nói thế này, Phật dạy các pháp hư giả tạmbợ như kinh Kim Cang nói: "Nhất thiết hữu vi pháp, như mộnghuyễn bào ảnh". Nếu mọi thứ đều tạm bợ huyễn hóa hếtthì không cần làm gì nữa. Cuộc đời cứ thả trôi thì xãhội sẽ ra sao? Đây là nghi vấn của nhiều người hiện nay.Thật ra người tu Phật phải có đủ hai mặt: Một là trítuệ tức trí Bát Nhã, hai là từ bi.

Chúngta quán sát thấy rõ tánh các pháp là không, do duyên hợp tạmcó, thấy tường tận như vậy là chúng ta có trí tuệ BátNhã. Nhưng giả sử cạnh ta có người đói khổ, chúng ta cũngbỏ mặc chỉ ngồi cười thôi, không làm gì hết, như vậytrở thành khô khan tiêu cực. Cho nên phải phát tâm từ bi.Phật dạy có trí tuệ mà không có từ bi là càn tuệ tứctrí tuệ khô. Vì vậy trí tuệ phải có từ bi thì trí tuệấy mới tươi nhuần. Còn từ bi mà thiếu trí tuệ thì gọilà từ bi mù, nên chúng ta tu Phật phải có đủ từ bi vàtrí tuệ.

Bởivì có trí tuệ rồi chẳng lẽ ngồi không, ai khổ mặc họkhông cần biết đến ? Như vậy là ích kỷ, không có lợiích gì cả. Cho nên người tu phải phát tâm từ bi, chúng sinhtuy hư giả nhưng lại không biết hư giả. Vì vậy họ khổ,chúng ta phải thương, phải cứu họ, làm cho họ hết khổ.Như vậy nhờ trí tuệ phá kiến chấp sai lầm, phá ngu muộităm tối. Nhờ lòng từ bi thương người mê lầm, ta chỉ chohọ thấy được lẽ thật, không còn chấp, không còn đaukhổ nữa. Đó mới gọi là làm tròn bổn phận người tu.

Vìvậy trí tuệ và từ bi phải nhịp nhàng theo nhau. Người tuPhật dù bậc thượng hay bậc hạ cũng phải đồng thời huântập hai phương diện đó. Phải có đầy đủ trí tuệ tứctrí Bát Nhã và từ bi để độ chúng sanh. Không vị Phậtnào chỉ có trí tuệ mà thiếu từ bi. Hiểu như vậy chúngta mới sẵn sàng lăn vào cuộc đời để cứu khổ, để đánhthức những người mê muội. Không nên nói thân giả, cảnhgiả, khổ cũng không thật, có gì đâu lo. Thiên hạ đói cũnglà chuyện giả thôi, có chi phải bận lòng rồi ngồi đókhông làm gì hết.

Nêntrong kinh Phật dạy phước và huệ, cả hai phải song hànhnhư nhau, giống con chim có hai cánh. Chim muốn bay được phảiđủ đôi cánh, nếu chích đi một cánh thì chim bay không được.Người tu cũng vậy, phải có trí tuệ để thấy tường tậnlẽ thật của cuộc đời và có lòng từ bi để san sớt,chia xẻ những nỗi khổ của chúng sanh. Đó mới là ngườitu Phật chân chính.

Mongtất cả quý vị nghe suy ngẫm và ứng dụng giáo pháp Phậtdạy vào đời sống tu tập của mình. Nếu ứng dụng đượcsẽ thấy giá trị cao siêu của Phật pháp, bằng ngược lạichỉ hiểu suông, không thực hành gì cả thì không bao giờthấy được sự mầu nhiệm của đạo Phật. Và như vậychúng ta không xứng đáng gọi là đệ tử của đức Phật.Tất cả hãy ghi nhớ và cố gắng nỗ lực thực hành đểcó niềm vui chân thật ngay trong hiện đời.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]