Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghiên Cứu về Kinh Pháp Hoa

26/07/201811:43(Xem: 11363)
Nghiên Cứu về Kinh Pháp Hoa

 Phat thuyet phap 4

 

PHÁP HOA
TẠI SAO KINH NẦY CÓ TÊN LÀ:
KINH HOA SEN DIỆU PHÁP
(Saddharma-pundarĩka sũtra, sanscrit)

oOo

TS Lâm Như-Tạng

oOo   



A-NGHIÊN CỨU MỘT

Trước tiên chúng ta thử tìm hiểu các từ ngữ: Diệu, Pháp, Diệu Pháp, Hoa Sen sau đó là KINH HOA SEN DIỆU PPHÁP.

I-DIỆU

1-LÝ THẬT TƯỚNG

Diệu: thông thường có nghĩa là tốt đẹp, sáng láng, ngon ngọt, sạch sẽ, tinh tế, nhiệm mầu. Những ý nghĩa ấy diễn tả khôn cùng, nói không thể hết ý, nghĩ bàn không cùng tột...Tức là cái lý thật tướng. Diệu trái nghĩa với Thô, Trược. Diệu tức là thoát khỏi phiền não, ngũ dục của phàm phu, sau đó có được Ngũ Diệu của Thánh Giả. Năm cảnh tịnh diệu như: Sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc, tất cả đều tịnh diệu, cho nên gọi là Năm Diệu. Đó là năm đức tịnh diệu ở cõi Cực Lạc. Năm Diệu là từ dùng để chỉ cõi Cực Lạc của đức Phật A Di Đà.

Chư Phật và chư Đại Bồ Tát có rất nhiều chỗ Diệu. Như: cảnh diệu, trí diệu, hạnh diệu, vị (ngôi vị) diệu, pháp diệu, cảm ứng diệu, thần thông diệu, thuyết pháp diệu, quyến thuộc diệu, lợi ích diệu, lại thêm bổn nhơn diệu, bổn quà diệu, quốc độ diệu,thọ mạn diệu, Niết Bàn diệu v.v... 


2-TUYỆT ĐỐI KHÔNG CÓ GÌ SO SÁNH ĐƯỢC

Diệu là một thuật ngữ. Phiên âm theo tiếng Phạn là Mạn Nhũ, Tát, Tô.

Diệu có nghĩa là tuyệt đối, không gì có thể so sánh được. Pháp Hoa Huyền Nghĩa quyển 1 viết: “Diệu có nghĩa là tinh vi thâm viễn”. Đại Nhật Kinh Sớ quyển 1 viết: “Diệu có nghĩa là không gì sánh bằng, không gì hơn thế”. Pháp Hoa Huyền Tán quyển 1 viết: “Tát có nghĩa là chính diệu” . Bí Tạng Ký quyển cuối viết: “Tô có nghĩa là Diệu”... 

3-KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN

Diệu còn có ý nghĩa là không thể nghĩ bàn. Kinh điển thù thắng gọi là Diệu Điển, đặc biệt chỉ cho kinh Pháp Hoa. Đạo lý sâu xa mầu nhiệm gọi là Diệu Lý. Cảnh giới bất khả tư nghì gọi là Diệu Cảnh. Pháp không thể nghĩ bàn, không thể so sánh gọi là Diệu Pháp. Quả nhờ Diệu Nhân, Diệu Hạnh mà chứng được gọi là Diệu Quả, quả Phật.

Tham khảo: Đại Nhật Kinh Sớ quyển 1. Pháp Hoa Huyền Nghĩa quyển 1. Pháp Hoa Dụ Ý. Pháp Hoa Huyền Tán quyển 1. Phạm Ngữ Tạp Danh. Bí Tạng Ký quyển cuối. Thập Diệu v.v...  

II-PHÁP

1-NGHĨA THÔNG THƯỜNG

Pháp: tiếng sanscrit là Dharma. Tiếng Pali là: Dhamma. Nghĩa là bất kỳ việc gì dù nhỏ hay lớn, hửu hình hay vô hình, tốt hoặc xấu, hửu vi hay vô vi, chơn thật hay hư vọng đều có thể gọi là Pháp. Và từ những nguyên tắc, những lẽ thường, lý nhỏ cho đến tôn giáo, luật chung bao gồm vũ trụ, hư không... cũng gọi là Pháp. Nhưng trong Phật học từ Pháp còn có nghĩa là Phật Pháp.

2-“PHÁP” TRONG CÁC BỘ LUẬN

Luận Đại Trí Độ viết: “Tất cả Pháp chia ra làm 3: Hửu Vi Pháp, Vô Vi Pháp, Bất Khả Thuyết Pháp. Ai có đủ ba món Pháp ấy thì có tất cả Pháp”.

Theo Duy Thức Luận giải thích chữ Pháp như sau: “Tự thể nhậm trì và quỉ sinh vật giải”. Tự thể nhậm trì có nghĩa là có khả năng duy trì bảo hộ tự thể. Như trúc có tự thể của trúc. Mai có tự thể của mai. Vật hửu hình có tự thể hửu hình. Vật vô hình có tự thể vô hình. Mỗi một sự vật hiện tượng đều duy trì bảo hộ tự thể của mình. “Quỉ sinh vật giải” là mỗi sự vật đã có tự thể của nó đều là trạng thái duy trì bảo hộ tự thể nhưng chỉ hạn chế ở những sự vật hiện tượng có thật thể, chứ không bao gồm những khái niệm không có thực thể, tức là bao quát hết tất cả.

Tham khảo: Nhân Minh Luận Sớ Minh Đăng Sao, Q.2. Nhân Minh Luận Sớ Thụy Nguyên Ký, Q. 2. Luận Đại Tỳ Bà Sa, Q.73. Luận Câu Xá , Q.1. Pháp Uẩn Túc Luận, Q. 10. Luận Đại Trí Độ, Q. 48. V.v...

3-“PHÁP” TRONG KINH ĐIỂN

Trong Kinh Kim Cương Đức Phật dạy chư tỳ kheo rằng: “Đối với Pháp, chớ nên chấp có, mà cũng chớ nên chấp không. Hãy giữ cho tự nhiên. Pháp mà Đức Phật thuyết để độ chúng sanh chẳng khác chiếc bè. Hễ giác ngộ rồi, thì chẳng còn nương vào Pháp nữa.”

Kinh Vô Lượng Thọ nói: Bồ Tát giác ngộ và hiểu rỏ rằng các Pháp, mọi sự mọi vật như mộng, như trò ảo thuật, như tiếng dội. Lại biết rằng Pháp như điện chớp, như ảnh trong gương. Rốt cuộc thì được đạo Bồ Tát, có đủ các công đức căn bản, được thọ ký thành Phật.Tất cả các ngài đều thông đạt Vô Ngã.

Trong kinh Du Già quyển 71 có nói về 5 thứ Pháp: Giáo Pháp, Hành Pháp, Nhiếp Pháp, Thọ Pháp, Chứng Pháp.

Tham khảo: Kinh Tạp A Hàm, Q. 31. Kinh Chư Pháp Bản trong Trung A Hàm, Q. 28. Kinh Đại Phẩm Bát Nhã, Q. 4. Kinh Đại Thừa Lăng Già, Q.5. Kinh Đại Bảo Tích, Q. 52. V.v...

III-HOA SEN

1-HOA SEN TẠI ẤN ĐỘ

Tại Ấn Độ hoa sen có 4 loại:

1/-Utpala- Ưu Bát La hoa – màu xanh

2/-Kumuda- Câu Vật Đầu hoa – màu vàng

3/-Padma- Ba Đầu Ma hoa – màu đỏ

4/-Pundarika- Phân Đà Lị – trắng

Thêm một loại nữa là Nilotpala- Ni Lư Bát La là năm.

Năm loại nầy dịch chung là Hoa Sen. Nhưng thông thường gọi hoa sen là chỉ loại hoa sen Phân Đà Lị màu trắng. Loại hoa nầy có 3 thời. Khi chưa nở gọi là Mukula, Khuất Ma La. Khi nở rồi và khi sắp tàn gọi là Ca Ma La, Kamala. Đang độ nở đẹp thì gọi là Phân Đà Lị, Pundarika.

Tham khảo: Pháp Hoa Du Ý. Pháp Hoa Huyền Tán, Q. 1. Đại Nhật Kinh Sớ, Q. 15. V.v...

2-Ý NGHĨA HOA SEN

Hoa Sen tiếng sanscrit gọi là Padmâ. Hoa Sen có tiếng là trong sạch nhất, thơm tho nhất trong các loại hoa. Có 4 đặc tính như sau:

1/-Ở nơi bùn lầy mà không dính dơ

2/-Hoa cùng quả kết thành một lúc

3/-Loài bướm không đáp xuống mà nút lấy mùi thơm được

4/-Hàng phụ nữ không dùng hoa sen trang điểm mà giắt lên đầu.

Các Kinh thường nói trong ao thất bảo ở cõi Cực Lạc có đủ 4 loại hoa sen ấy. Mùi rất thơm diệu và tinh khiết.

Trong Kinh Bốn Mươi Hai Chương Đức Phật dạy rằng: Bậc Sa Môn sấn mình vào cõi ô trược nầy, phải giữ như hoa sen mọc dưới bùn mà chẳng dính dơ. Đối với phụ nữ phải có tư tưởng đứng đắn như sau: Già thì coi như mẹ, lớn tuổi hơn thì coi như chị ruột, ngang bằng tuổi xem như anh em ruột, nhỏ tuổi xem như con gái mình. Bởi Hoa Sen là hoa chẳng nhiểm ô trược, cho nên Phật lấy đó làm biểu hiệu, để hiện tỏ Chánh Giác tự nhiên của Ngài: Ngài sanh ở thế gian, cũng như hoa sen chẳng dính bùn dù mọc lên từ trong bùn.

Tịnh Độ Tông cũng lấy hoa sen làm chỗ ở: Những người vãng sanh về cõi Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà, đều do nơi hoa sen mà sinh ra.

Chư Phật và chư Bồ Tát đều lấy hoa sen làm chỗ đứng, ngồi. Ấy cũng vì lấy cái ý nghĩa hoa sen hàm tàng thế giới, từ nơi thế gian mà ra khỏi thế gian.

Cũng theo nghĩa hoa sen là hoa thanh khiết, không nhiễm trược nên lấy hoa sen đặt tên cho áo Cà Sa: Liên Hoa Y, tức là áo thanh tịnh, khng nhiễm dơ.

3-NELUMBO NUCIFERA – HOA SEN

Đó là tên khoa học của hoa sen. Hoa sen thuộc họ thực vật nảy nầm từ củ của năm trước, mọc ở các đầm lầy hoặc ao hồ. Mùi hoa thơm thường nở vào mùa hạ, màu sắc rất đẹp. Tuy sinh ra từ bùn nhơ nhưng hoa rất thanh khiết. Người Ấn Độ, từ ngàn xưa rất quí hoa nầy. Theo sử thi Mahãbhãrata, ma ha bà la đa, của Ấn Độ, khi trời đất mới nở thì ngay rốn của Visnu, Tì Thấp Nô, mọc lên một hoa sen, giữa hoa có Phạm Thiên ngồi kiết già, sáng tạo ra muôn vật. Tì Thấp Nô và vị thần phối ngẫu của mình đều dùng hoa sen làm biểu tượng.

Còn có thuyết cho rằng hoa sen là một trong bày thứ báu của trời Kubera, Đa Văn. Phật Giáo cũng quí hoa sen như Phật và Bồ Tát dùng hoa sen làm tòa.

Theo luận Nhập Đại Thừa quyển hạ, Bồ Tát Thập Địa sinh ở cung trời Ma Hê Thủ La ngồi trên tòa Bảo Liên Hoa Vương mà thành Phật.

Kinh Quán Vô Lượng Thọ viết: Đức Phật A Di Đà, các Bồ Tát Quan Âm và Thế Chí đều ngồi trên tòa hoa sen báu. Những chúng sanh nào được sinh về Tịnh Độ Phương Tây, khi lâm chung, Đức Phật A Di Đà và các vị Bồ Tát cầm đài sen đến đón.

Tại Ấn Độ, hoa sen được chia làm hai loại chính:

1/-Padma, theo tiếng Pãli, Hoa Bát Đầu Ma, cũng gọi là Bát Đàm Ma hoa, Bát Đặc Ma hoa, Bát Nỗ Ma hoa, Ba Đàm hoa, Ba Mộ hoa.

Tên khoa học là Nymphaea alba, tức là hoa sen màu đỏ.

2/-Utpala, theo tiếng sanscrit; Uppala, theo tiếng Pãli. Tức là hoa Ưu Bát La. Cũng gọi là Ưu Bát hoa, Ô Đát Bát La hoa, Ưu Bạt La hoa. Tên khoa học là Nymphaea Terragona. Tức là hoa sen màu xanh.

Theo Nhiếp Đại Thừa Luận Thích, quyển 15, bản dịch đời Lương thì hoa sen có 4 đặc tính là: Thơm, sạch, mềm mại, dễ thương được dùng để ví dụ 4 đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh của pháp giới chân như. Trong Mật Giáo hoa sen được ví dụ cho trái tim của con người, để biểu thị ý nghĩa chúng sinh vốn có tâm trong sạch như hoa sen, tức là Tịnh Bồ Đề Tâm.

Tham khảo: Kinh Trung A Hàm, Q.23. Kinh Hoa Thủ, Q.1. Kinh Đại Nhật, Q.5. Luận Đại Trí Độ, Q.9. Pháp Hoa Kinh Huyền Nghĩa, Q.7. Phật Giáo Mỹ Thuật Nghiên Cứu. Mạn Đồ La Chi Nghiên Cứu. The Buddhism of Tibet của L. A Waddell. V.v...

IV-HOA SEN DIỆU PHÁP

Hoa Sen Diệu Pháp là giáo pháp được thuyết giảng trong Kinh Pháp Hoa. Quang Trạch giải thích Diệu Pháp là nhân của đạo Nhất Thừa, là quả của đạo Nhất Thừa. Mười bốn phẩm đầu nói về nhân của Nhất Thừa. Mười bốn phẩm cuối nói về quả của Nhất Thừa. Gọi Nhân quả của Nhất Thừa là Diệu Pháp, pháp tinh diệu. Để đối lại với Thô Pháp, Pháp không tinh diệu của Tam Thừa. Liên Hoa, hoa sen, là thí dụ. Cánh sen và hạt sen đồng thời tồn tại biểu trưng cho nhân và quả của Nhất Thừa đồng thời.

Tông Thiên Thai giải thích Diệu Pháp là Pháp Quyền, Thực của 10 giới, mười như. Mười như của 9 giới là Quyền. Mười như của Phật giới là Thực. Pháp quyền thực nầy đều là thực tướng “Tức Không”, “Tức Giả”, “Tức Trung” cho nên gọi là Diệu, mầu nhiệm. Hoa sen ví với mối quan hệ giữa Quyền và Thực: cánh sen là Quyền, hạt sen là Thực.

Đức Phật từ sau ngày thành Phật đến nay, tức lúc giảng Kinh Pháp Hoa, chỉ mới nói các Quyền Pháp, pháp tạm thời, làm phương tiện để giờ đây thật sự muốn nói về Thực Pháp, Giáo Pháp Chân Thực. Cũng ví như các cánh sen, vì hạt sen mà nở ra. Điều nầy có nghĩa là vì muốn hiển thực pháp mà tạm thời nói Quyền Pháp.

Kế đến là nói rõ tất cả quyền pháp được nói từ trước đến giờ đều chỉ là phương tiện để hiển bày thực pháp Nhất Thừa. Cũng ví như các cánh sen nở ra để hiển bày hạt sen. Điều nầy có nghĩa là “Hoa nở hạt hiện”. Khi thực pháp Nhất Thừa đã hiển hiện rõ ràng thì ngoài Thực Pháp không có quyền pháp. Tất cả quyền pháp đều là Thực Pháp. Cũnhg ví như hạt đã thành thì cánh sen rụng. Điều nầy có nghĩa là “Hoa rụng hạt thành”.

Như vậy hoa sen được dùng để biểu trưng sự thi thiết quyền pháp để mở bày Thực Pháp.

Theo Từ Ân thì giải thích “Diệu Pháp” là Nhân Quả Nhất Thừa. Hoa sen có hai  ý nghĩa là nhô lên khỏi mặt nước và mở bung ra. Dùng nghĩa nhô lên khỏi mặt nước để biểu trưng chân lý “Sở Thuyên”, chân lý được giải thích rõ ràng, đã nhô lên khỏi mặt nước của Nhị Thừa. Còn dùng nghĩa mở bung ra để biểu trưng giáo pháp “Năng Thuyên”, giáo pháp giải thích, có khả năng mở bày chân lý. Đây là theo nghĩa trong luận Pháp Hoa của ngài Thiên Thân. Còn ngài Gia Tường thì giải thích “Diệu Pháp” là Pháp Nhất Thừa.

Tham khảo: Pháp Hoa Quang Trạch Sớ. Pháp Hoa Huyền Nghĩa. Luận Pháp Hoa. Khuy Cơ Pháp Hoa Huyền Tán. Pháp Hoa Huyền Luận. V.v...


V-KINH HOA SEN DIỆU PHÁP

Tiếng Sanscrit đọc là Saddharmapundarika Sũtra. Ngài Cưu Ma Thập vâng lệnh nhà vua dịch ra chữ Hán khoản năm 400 Tây lịch. Tông Thiên Thai và Tông Pháp Hoa dùng kinh nầy làm kinh căn bản cho tông phái mình để nghiên cứu, tu tập.

Đại khái nội dung Kinh: Tất cả chúng sinh đều có Phật Tánh. Tuy tạm thời còn mờ ám, sa ngã hoặc bị đọa lạc nhưng nếu biết tu tập họ sẽ trở nên giác ngộ. Như thế những chúng sinh dù hiện tại đang còn trong đường sinh tử mê lầm nhưng tất cả đều có khả năng tu hành đi đến giác ngộ hoàn toàn, thành Phật.

Trong phẩm 21, Như Lai Thần Lực, trong lời chúc lụy của Đức Phật với chư Bồ Tát, Phật dạy rằng: Kinh Hoa Sen Diệu Pháp công đức vô lượng vô biên kể không xiết. Bao nhiêu những pháp của Phật, bao nhiêu những sự cao thượng của Phật, bao nhiêu những lực thần thông của Phật, bao nhiêu những mật pháp cao siêu của Phật, bao nhiêu những pháp thậm thâm vi diệu của Phật, ta đều có dạy vắn tắt trong Kinh Hoa Sen Diệu Pháp nầy...

Trong phẩm thứ 23, Đức Phật có giảng về công hiệu của kinh nầy như sau: Kinh nầy tức là Phật Như Lai. Luôn che chở, bảo hộ cho chúng sanh khỏi các tai ách, giải thoát cho chúng sanh khỏi các phiền não. Nó như nguồn nước trong sạch đối với kẻ khát. Như hệ thống sưởi ấm đối với người đang bị lạnh. Như áo quần đối với kẻ rách. Như đoàn trẩy buôn đối với thương khách. Như mẹ hiền đối với bầy con thơ. Như chiếc ghe đối với người muốn qua sông. Như thầy thuốc đối với người đang bị bệnh. Như đèn sáng đối với người trong tối. Như châu ngọc đối với người muốn giàu sang ...

Trong phẩm Phổ Hiền Bồ Tát thứ 28, Đức Phật dạy rằng: các thiện nam, tín nữ nào được 4 pháp như dưới đây đều có thể thọ trì Kinh Hoa Sen Diệu Pháp:

1/-Người ấy phải được chư Phật độ hộ (ai phát tâm tu trì đều được chư Phật độ hộ)

2/-Người ấy phải sanh nảy căn lành cội đức nơi mình

3/-Người ấy phải có lòng chánh định chắc quyết

4/-Người ấy phải nhận thấy mình có quả Phật vì muốn cứu vớt chúng sanh.

Kinh Hoa Sen Diệu Pháp do E. Burnouf dịch ra tiếng Pháp từ chữ Phạn dưới tên là “Lotus de la Bonne Loi” in tại Paris năm 1852. Phần kinh là 283 trang, kể cả phần chú thích là 434 trang. Sách đã trở thành một áng văn rất có giá trị trong


B-NGHIÊN CỨU HAI

Sau đây là phần trích trong Tự Điển Danh Từ Phật Học về Kinh Hoa Sen Diệu Pháp.

I-THE LOTUS

Pundarĩka, the lotus, especially the white lotus, Nymphaea alba. Padma, especially the Nelumbium speciosum. Utpala, the Nymphaea caerulea, the blue lotus. Kumuda, Nymphaea esculenta, white lotus or N. rubra, red lotus. Nilotpala, N. Cyanea, blue lotus. The first four are called white, red, blue, and yellow lotuses. But the white lotus is generally meant unless otherwise specified. Lotus-ksetra or Lotus-land, the paradise of Amitãbha. Lotus seeds. The lotus sect founded by Hui-yuan circa A.D. 390 at his monastery, in which was a white lotus pond. It has no connection which the White Lily Secret Society which arose during the Mongol or Yuan dynasty.

The Lotus sect is traced to the awakening of Hui-yuan by the reading of the Prajnpãramitã sũtra. He then turned his attention to calling on the name of Buddha to obtain salvation direct to his Pure Land.

The school became that of the Amitãbha or Pure-land sect, which in later years developed into the principal Buddhist cult in the Far East. 

Padmavimãna. Lotus-palace, the Pure Land of the Sambhogakãya. Also the eight-leaved lotus of the heart. The lotus throne on which are seated the images. Buddha throne. The mystic doctrine of the Lotus faith.

The eye of blue lotus, i.e. the wonderful eye of Buddha. The white lotus sect, idem Mutual protectors, or helpers of the Lotus sect, i.e. members. The Lotus sũtra. The lotus-womb in which the believers of Amitãbha are born into his paradise. It is also described as the believer’s heart in embryo or The lotus flower.

The pure land of every Buddha, the land of his enjoyment. Padmãsana; to sit with crossed legs. Also a lotus throne. Disciples, or followers, shown in the mandalas.

Padmapãni, Kuan-yin holding a lotus flower. The lotus or mystic wisdom of Amitãbha, one of the five. The blue lotus eyes of Kuan-yin. Lotus throne for images of Buddhas and bodhisattvas.

The lotus world or universe of each Buddha for his sainbhogakãya. The lotus garment or robe of purity, the robe of the monk or nun. The lotus land, the pure land of Amitãbha. The lotus sect, idem.

II-SADDHARMA

The wonderful law or truth, of the Lotus Sũtra. The one Vehicle of  the wonderful dharma, or perfect Mahãyãna. The hall of wonderful dharma, situated in the south west corner of the Trayastrimsás heaven, where the thirty three devas discuss whether affairs are according to law or truth or the contrary.

The palace of the wonderful law, in wich the Buddha ever dwells. The lamp of the wonderful Law shining into the darkness of ignorance. The bark or boat of wonderful dharma, capable of transporting men over the sea of life into nirvãna. Idem. The treasury of the wonderful dharma. The wheel of the wonderful Law, Buddha’s doctrine regarded as a great cakra or wheel. The wonderful truth as found in the Lotus Sũtra, the One Vehicle sũtra; wich is said to contain Buddha’s complete truth as compared with his previous or i.e. partial, or expedient teaching, but both are included in this perfect truth.

The sũtra is the Saddharmapundarĩka or also known as of wich several translations in whole or part were made from Sanskrit into Chinese, the most popular being by Kumãrajĩva. It was the special classic of the T’ien-t’ai school, wich is sometimes known as the Lotus School and it profoundly influenced Buddhist doctrine in China, Japan, and Tibet.

The commentaries and treatises on it are very numerous; two by Chih-i of the T’ien-t’ai school being the văn cú and huyền nghĩa.

III-SADDHARMAPUNDARĨKA SŨTRA

The Dharma flower, i.e. the Lotus Sũtra, the Saddharmapundakĩka sũtra. Also the Lotus sect, i.e. that of T’ien-t’ai, wich had this sũtra for its basis. There many treatises with this as part of the title. Ceremonials, meetings, or explications connected with this sũtra.

The one perfect Vehicle of the Lotus gospel. The last eight years of  the Buddha’s life, when, according to T’ien-t’ai from 72 to 80 years of age he preached the Lotus gospel. The samãdhi wich sees into the three dogmas of unreality, dependent reality, and the absolute which unites them; it is derived from the “sixteen” samãdhis in chapter 24 of the Lotus sũtra. There is a independent of this samãdhi. 

C-NGHIÊN CỨU BA

I-KINH HOA SEN DIỆU PHÁP

Như trên đã nói theo tiếng Phạn đó là Saddharmapundarĩka sũtra dịch ra tiếng Việt là Kinh Hoa Sen Diệu Pháp. Nói rút ngắn là Kinh Diệu Pháp Hoa hay còn gọi là Kinh Pháp Hoa. Trong tiếng Việt có nhiều bản dịch như của các Hòa Thượng Thích Trí Quang, Thích Trí Tịnh, thích Trí Quảng v.v...

Hòa Thượng Thích Trí Quảng đương nhiệm là Giáo Sư Tiến Sĩ viện trưỡng viện Đại Học Phật Giáo tại thành phố Hồ Chí Minh đã viết nhiều tác phẩm về Kinh Pháp Hoa như Bổn Môn Pháp Hoa Kinh, Lược Giải Kinh Pháp Hoa v.v... Ngài đã sáng lập chùa Huê Nghiêm 2 tại quận 2, Thành Phố Hồ Chí Minh. Ngài sáng lập Đạo Tràng Pháp Hoa tại chùa nầy để truyền dạy về pháp môn tu theo Kinh Pháp Hoa do ngài là người sáng lập ra pháp môn tu nầy đầu tiên tại Việt Nam.

Về bản dịch chữ Hán đầu tiên do Cưu Ma La Thập đời Diêu Tần dịch. Có 3 bản dịch, bản dịch của Cưu Ma La Thập là bản dịch thứ 2. Các sách như Xuất Tam Tạng Ký của Tăng Hựu đời Lương; Lịch Đại Tam Bảo Ký của Phí Trường Phòng đời Tùy; Tứ Đại Tạng Kinh Mục Lục của nước Cao Ly và các đời Tống, Nguyên, Minh; Duyệt Tạng Tri Tân của Trí Húc đời Minh v.v...đều ghi bộ kinh nầy gồm 7 quyển. Chỉ có Khai Nguyên Thích Giáo Lục của Trí Thăng đời Đường ghi là 8 quyển, ghi chú thêm là cổ bản 7 quyển.

Sách Huyền Ứng Âm Nghĩa căn cứ vào loại 8 quyển. Như thế đương thời đã có loại bản 8 quyển rồi. Nhưng xem những ghi chép mục lục Kinh của các đời sau như Tứ Đại Tạng Kinh (Cao Ly, Tống, Nguyên, Minh) đều ghi là 7 quyển. Như thế loại thông dụng là loại bản 7 quyển.

Sách Pháp Hoa Khoa Chú, bản hiện hành tuy gồm 8 quyển nhưng trong bài tựa lại có 6 câu: “Chia làm 7 quyển để khắc in lưu truyền lâu dài”. Như thế đủ biết bộ Kinh nầy nguyên gồm 7 quyển. Các nhà chú thuật, cùng các tác phẩm liên quan đến Kinh nầy như sau: Pháp Hoa Kinh Sớ, 2 quyển, Trúc Đạo Sinh đời Tống soạn. Pháp Hoa Kinh Nghĩa Ký, 8 quyển, Pháp Vân đời Lương soạn. Pháp Hoa Huyền Nghĩa, 20 quyển, Trí Khải đời Tùy soạn. Pháp Hoa Văn Cú, 20 quyển, Trí Khải đời Tùy soạn.

Cát Tạng đời Tùy soạn những sách sau đây: Pháp Hoa Luận Sớ, 3 quyển; Pháp Hoa Kinh Huyền Luận, 10 quyển; Pháp Hoa Kinh Dụ Ý, 2 quyển; Pháp Hoa Kinh Nghĩa Sớ, 12 quyển; Pháp Hoa Thống Lược, 6 quyển.

Pháp Hoa Kinh An Lạc Hành Nghĩa, 1 quyển, Tuệ Tứ đời Tần soạn.

Trạm Nhiên đời Đường soạn những sách sau đây: Pháp Hoa Huyền Nghĩa Thích Tiêm, 20 quyển. Pháp Hoa Văn Cú, 30 quyển. Pháp Hoa Kinh Đại Ý, 1 quyển. Thiên Thai Pháp Hoa Huyền Nghĩa Khoa Văn, 16 quyển.

Thiên Thai Pháp Hoa Kinh Văn Cú Phụ Hành Ký, 10 quyển, Đạo Tiêm đời Đường thuật. Pháp Hoa Kinh Sớ Nghĩa Toản, 6 quyển, Trí Độ đời Đường soạn. Diệu Kinh Văn Cú Tư Chí Chư Phẩm Yếu Nghĩa, 2 quyển, Trí Vân đời Đường soạn. Diệu Kinh Văn Cú Tư Chí Ký, 14 quyển, Trí Vân đời Đường soạn. Pháp Hoa Kinh Vi Chương, 1 quyển, Khuy Cơ đời Đường soạn. Pháp Hoa Kinh Huyền Tán, 10 quyển, Khuy Cơ đời Đường soạn. Pháp Hoa Kinh Huyền Tán Nghĩa Quyết, 1 quyển, Tuệ Chiếu đời Đường soạn. Pháp Hoa Kinh Huyền Tán Nhiếp Thích, 4 quyển, Trí Chu đời Đường soạn. Pháp Hoa Kinh Huyền Tán Quyết Trạch Ký, 8 quyển, hiện còn hai quyển đầu, Sùng Tuấn đời Đường soạn, Pháp Thanh tập sớ. Pháp Hoa Kinh Huyền Tán Yếu Tập, 35 quyển, hiện còn thiếu các quyển 22, 23, 32,33, Thế Phục đời Đường biên tập. Pháp Hoa Kinh Huyền Tán Thích, ngờ chính là sách Huyền Tán Bình Kinh Sao do Khả Chu đời Đường soạn. Pháp Hoa Tam Đại Bộ Độc Giáo Ký, 20 quyển, Pháp Chiếu đời Tống Soạn. Pháp Hoa Tam Đại Bộ Bổ Chú, 14 quyển, Tùng Nghĩa đời Tống soạn. Đại Bộ Diệu Huyền Cách Ngôn, 2 quyển, Thiện Nguyệt đời Tống soạn. Pháp Hoa Kinh Huyền Tiêm Bị Kiểm, 4 quyển, Hửu Nghiêm đời Tống chú. Pháp Hoa Kinh Huyền Nghĩa Tiết Yếu, 2 quyển, Trí Húc đời Minh rút gọn. Pháp Hoa Kinh Huyền Nghĩa Tập Lược, 1 quyển, Truyền Đăng đời Minh ghi chép. V.v...      

II-CỬA HUYỀN DIỆU

Tức là Pháp Môn Thù Thắng, Đường Hoa Nghiêm Kinh, quyển 1, viết: “Phổ ứng quần sinh xiển dương  Cửa Huyền Diệu ”. Niết Bàn tức là Diệu, cửa đi vào chốn vi diệu gọi là Cửa Huyền Diệu”, cũng chính là 6 Cửa Huyền Diệu do Thiên Thai lập ra.

SÁU CỬA HUYỀN DIỆU

Do Tông Pháp Hoa tức là Tông Thiên Thai lập ra.

1-ĐẾM HƠI THỞ

Phương pháp đếm hơi thở điều hòa thân tâm. Đếm từ 1 đến 10 để tâm khỏi rối loạn. Đây là phương pháp trọng yếu để đi vào định. Cho nên gọi đếm hơi thở là Cửa Huyền Diệu hay là Pháp Môn Mầu Nhiệm.

2-THEO DÕI HƠI THỞ

Lắng tâm theo dõi hơi thở. Biết nó vào, nó ra, thế gọi là theo dõi hơi thở. Nếu cứ cưỡng giữ số đếm thì sẽ khởi loạn niệm. Cho nên buông bỏ số đếm mà theo hơi thở: khi nó vào, khi nó ra: dài, ngắn, lạnh, ấm...đều biết rõ tức là Thiền Định tự phát, cho nên gọi Theo là Cửa Huyền Diệu.

3-LẮNG TÂM TĨNH LẶNG

Lắng tâm tĩnh lặng gọi là Chỉ. Hành giả tu cách theo dõi hơi thở. Tuy tâm được tĩnh lặng, trong sáng, nhưng cứ theo mãi thì khởi loạn tưởng. Cho nên lại phải bỏ Theo mà tu phép tiếp theo là Ngưng Tâm Lại, không lay động nữa thì thiền định sẽ tự khai phát nên gọi là Cửa Lắng Tâm.

4-CỬA QUÁN

Tâm tạm thời phân biệt chia chẻ một cách rõ ràng mọi pháp gọi là Quán. Hành giả tuy nhờ tu Ngưng mà đạt được các định nhưng trí tuệ sáng suốt chưa phát, tâm vô minh còn đắm trước các định cho nên phải phân tích và quán xét cái tâm một cách rõ ràng để phá trừ bốn quan niệm điên đảo và 16 tri kiến chấp ngã.

Điên đão đã hết thì trí phương tiện vô lậu nhờ đó mà khai phát. Cho nên gọi là Cửa Quán.

5-CỬA HƯỚNG TÂM TRỞ LẠI

Hướng tâm trở lại chiếu soi vào trong gọi là “Trở Lại”. Hành giả tuy tu quán chiếu, nhưng nếu lại thấy mình là người quán chiếu để phá trừ điên đảo thì sẽ bị cái chấp ngã mê hoặc mà trở thành giống như ngoại đạo. Cho nên phải hướng tâm trở vào trong mà soi rọi cái tâm năng quán. Nếu biết cái tâm năng quán là hư dối không thật thì sự điên ảo chấp ngã nơi quán tâm sẽ tự tiêu tan và trí phương tiện vô lậu sẽ tứ nhiên sáng láng.

Cho nên gọi là cửa Hướng Tâm Trở Lại.

6-CỬA TỊNH

Tâm không dính mắc vào đâu cả. Vọng động không sinh khởi gọi là Tịnh. Hành giả khi tu Cửa Hướng Tâm Trở Lại, tuy có thể phá trừ cái tâm năng quán. Nhưng trí tuệ vô lậu chân thực sáng suốt chưa phát. Vì còn trụ vào ý niệm không “Chủ Thể” và “Đối Tượng” tức là một ý niệm cảm giác. Vì thế khiến tâm trí vẫn đục. Nếu biết rõ mình chẳng trụ, chẳng đắm, bỗng nhiên thanh tịnh. Nhờ đó sự sáng suốt chân thực khai phát mà chặt đức mọi phiền não trong ba cõi, chứng đạo Tam Thừa. Cho nên gọi là  Cửa Tịnh.

Sáu pháp tu trên đây được gọi chung là Cửa Huyền Diệu. Bởi vì thứ lớp của chúng đều thông nhau mà đưa đến Niết Bàn chân thực mầu nhiệm.

Tham khảo: Lục Diệu Môn. Pháp Giới Thứ Đệ v.v...

III-PHÁP HOA TAM MUỘI

Tiếng Phạn là Saddharma-pundarika-samãdhi. Diệu lý dung hợp tam đế. Sự sáng tỏ phân minh trước mắt, màng vô minh ngăn che lý trung đạo đã bị phá tan. Trạng thái đó gọi là Pháp Hoa Tam Muội và là tên gọi khác của 16 Tam Muội đã được nói đến trong Kinh Pháp Hoa, Phẩm Diệu Âm Bồ Tát.

Cứ theo ý kiến của các nhà Thiên Thai thì Pháp Hoa Tam Muội là Pháp Nhất Thực của lý Tam Đế Viên Dung. Cũng ví như bông hoa “Quyền Thực bất nhị”, đài hoa là Thực, cánh hoa là Quyền, thâu tóm tất cả các pháp mà qui về một Thực Tướng. Pháp Hoa Văn Cú Ký, quyển 10 viết: “16 Tam Muội nầy đều là tên gọi khác của Pháp Hoa Tam Muội tùy theo nghĩa mà nói”.

Đại Bộ Phụ Chú, quyển 10 viết: “Về Pháp Hoa, ngài Từ Ân nói: Đạt đến lý Nhất Thừa tức Tam Đế viên dung gọi là Pháp, ví như bông hoa kỳ đặc”. Gia Tường Pháp Hoa Nghĩa Sớ, quyển 12 viết: “Đối với đạo Tam Thừa, Nhất Thừa được tự tại vô ngại. Đó là Pháp Hoa Tam Muội. Từ Đó về sau, được nghe các Kinh thì tự hiểu mà không còn nghi ngờ gì nữa”.

Phật Tổ Thống Ký, Trí Khải Truyện viết: “Nam Nhạc than rằng: chẳng phải ông thì không ai chứng được. Chẳng phải tôi thì không ai biết được. Vì khi nhập định đã lấy Pháp Hoa Tam Muội làm phương tiện trước”. Muốn chứng được Pháp Hoa Tam Muội phải thiết lập riêng đạo tràng để tụng, niệm Kinh Pháp Hoa và gọi là “Hành Pháp Hoa Tam Muội”.

Về tu Pháp Hoa Tam Muội sám pháp thì như Trí Giả đại sư có Pháp Hoa Tam Muội Pháp Nghi, 1 quyển. Kinh Khê có Pháp Hoa Tam Muội Hành Sự Vận Tưởng Bổ Trợ Nghi, 1 quyển v.v...

IV-PHÁP HOA TÔNG

Đại Sư Trí Giả đời Tùy nhập tịch tại núi Thiên Thai nên gọi là Đại Sư Thiên Thai. Tông Pháp Hoa do ngài lập ra tại núi Thiên Thai. Tông nầy lấy Kinh Pháp Hoa làm Bản Kinh, lấy luận Đại Trí Độ làm kim chỉ nam, lấy kinh Niết Bàn làm phù sớ, lấy kinh Đại Phẩm làm quán pháp. Dựa vào đó mà thuyết minh về diệu lý Nhất Tâm Tam Quán.

Trước đây tổ thứ nhất của tông nầy là Tuệ Văn đời Bắc Tề dựa vào Trung Quán Luận mà bắt đầu phát minh ra diệu lý nầy rồi chuyển tổ thứ hai là Tuệ Tư ở Nam Nhạc. Tổ thứ hai truyền cho tổ thứ ba là Trí Giả ớ Thiên Thai. Trí Giả nói: Truyền đạo cốt ở chỗ thực hành và cũng cốt ở chỗ lý thuyết. Thế rồi Trí Giả giảng thuyết ba bộ:

1/-HUYỀN NGHĨA: Sách nầy nói về Giáo Tướng.

2/-VĂN CÚ: Đó là sách giải thích văn Kinh Pháp Hoa.

3/-CHÍ QUÁN: Sách nầy chỉ rỏ phép Nhất Tâm Quán Hành.

Giáo quán của một nhà được thuyết minh đầy đủ trong ba bộ nầy. Vì vậy mà lấy vị sư nầy để nêu bậc tên của bản tông. Thứ đến tổ thứ tư là Quán Đỉnh ở Chương An ghi chép những bài giảng thuyết của Thiên Thai và ba bộ sách được hoàn thành vào đời nầy. Thế là điển hình của một tông được tồn tại mãi mãi. Từ tổ Chương An trãi qua tổ thứ năm là Thiên Cung ở Thiên Thai. Tổ thứ sáu là Tam Sư ở Tả Khê. Tổ thứ bảy là Trạm Nhiên ở Kinh Khê. Kinh Khê nỗi lên vào thời Trung Đường viết các sách Thích Tiêm, Sử Ký, Phụ Hành, lần lược giải thích 3 bộ đó. Ngài còn viết sách Kim Tỳ Nghĩa Lệ phê phán các cách kiến giải lệch lác khác.

Từ tổ Kinh Khê truyền tám đời đến tổ Tứ Minh đời Tống. Lúc nầy tông Thiên Thai bị suy vy chẵng phát triễn lên được, Từ Minh là bậc giải hành kiêm chí đã trùng hưng tông nầy. Như thế tông Thiên Thai bắt đầu chia làm hai chi Sơn Gia và Sơn Ngoại.

Sơn Gia là chính truyền của tổ Tứ Minh lấy vọng tâm làm quán cảnh và chủ trương Sự Tạ Tam Thiên. Còn Sơn Ngoại thì lấy ngài Ngộ Ân ở Từ Quang làm tỗ. Lấy Chân Tâm làm quán cảnh, hơn nữa chẳng tán thành thuyết Sự Tạ Tam Thiên.

Tổ Tứ Minh đã xiển dương chính tông của Sơn Gia và những người kế thừa tiếp thu là ngài Quảng Trị, Thần Chiếu, Nam Bình v.v...Liên tục ngày càng nhiều . Hơn nữa còn truyền tới tận Nhật Bản, lưu hành truyền bá rất rộng. Còn chi phái Sơn Ngoại thì chẳng bao lâu đã bí mai một.

D-NGHIÊN CỨU BỐN

I-BA THỪA VỀ MỘT

 Kinh nầy được in vào Đại Chánh Tạng tập 9. Là một trong những bộ Kinh chủ yếu của Phật Giáo Đại Thừa, gồm 28 phẩm.

Diệu Pháp hàm ý là giáo pháp nói trong bộ kinh mầu nhiệm không gì hơn. Hoa Sen ví dụ Kinh Điển thanh khiết, hoàn mỹ. Cứ theo sự suy đoán thì nguyên điển kinh nầy có lẽ đã được thành lập vào khoản trước hoặc sau kỷ nguyên Tây lịch. Chủ ý của kinh nầy cho rằng các phái Phật Giáo Tiểu Thừa đã quá coi trọng hình thức mà xa rời ý nghĩa đích thực của giáo pháp. Vì thế để nắm bắt được chơn tinh thần của Đức Phật mới dùng thể tài văn học, thi ca, thí dụ tượng trưng v.v...tán thán Đức Phật vĩnh hằng, Phật đã thành từ lâu xa, và thọ mệnh của ngài vô hạn.

Hiện các loại hóa thân, dùng mọi phương tiện mà nói pháp vi diệu. Tâm điểm của Kinh nầy là “Ba Thừa về một”, tức là đưa Ba Thừa Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát về một Phật Thừa. Điều hòa các giáo thuyết Đại Thừa, Tiểu Thừa mà chủ trương hết thảy chúng sinh đều có thể thành Phật.

Về cách biểu hiện của bộ kinh tuy có tính cách văn học, nhưng chủ ý vẫn khế hợp với tư tưởng chân thực của giáo pháp Đức Phật. Niên đại thành lập các phẩm tuy có khác nhau, nhưng nhận xét theo phương diện chỉnh thể thì vẫn không mất tính thống nhất hồn nhiên. Đối với tư tưởng sử và văn học sử Phật Giáo, Kinh Pháp Hoa đã có một giá trị bất hủ.

Có 6 loại bản dịch của kinh nầy nhưng hiện còn có 3 : Kinh Chính Pháp Hoa 10 quyển, 27 phẩm, do Trúc Pháp Hộ dịch năm 286 đời Tây Tấn. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa 8 quyển, 27 phẩm, do Cưu Ma La Thập dịch năm 406 đời Diêu Tần. Kinh Thiêm Phẩm Diệu Pháp Liên Hoa 8 quyển, 27 phẩm do Xà Na Quật Đa và Đạt Ma Cấp Đa dịch năm 601 đời Tùy.

Trong các bản dịch trên đây thì Chính Pháp Hoa rất tỷ mỷ rỏ ràng. Diệu Pháp Hoa thì ngắn gọn nhất nhưng lại được lưu truyền rất rộng và được tụng dọc nhiều nhất.  

Về các sách chú thích kinh nầy, ở Ấn Độ ngài Thế Thân là người đầu tiên đã soạn Hoa Sen Diệu Pháp Ưu Bà Đề Xá, 2 quyển, do Bồ Đề Lưu Chi và Đàm Lâm dịch vào đời Hậu Ngụy. Còn ở Trung Quốc thì từ sau Cưu Ma La Thập người ta đã thấy xuất hiện các bản chú thích đầu tiên là: Pháp Hoa Kinh Sớ 2 quyển do Trúc Đạo Sinh soạn vào đời Tống thuộc Nam Triều. Kế đến là: Pháp Hoa Nghĩa Ký, 8 quyển của Pháp Vân ở chùa Quang Trạch; rồi lần lược đến Pháp Hoa Tam Đại Bộ của Trí Khải. Pháp Hoa Nghĩa Sớ, 12 quyển và Pháp Hoa Huyền Luận, 10 quyển của Cát Tạng. Pháp Hoa Huyền Tán, 20 quyển của Khuy Cơ v.v...Riêng Trí Khải đã căn cứ vào kinh nầy mà sáng lập Tông Thiên Thai.

Tại Nhật Bản, sau khi thái tử Thánh Đức chú giải kinh Pháp Hoa thì kinh nầy trở thành một trong ba bộ kinh hộ quốc của Nhật Bản, xưa nay rất được kính tín tôn sùng. Sau khi ngài Tối Trừng khai sáng tông Thiên Thai ở Nhật Bản, kinh nầy lại trở thành trung tâm giáo học của Phật Giáo Nhật Bản, là kinh nòng cốt của nền Phật Giáo mới chi phối giới Phật Giáo Nhật Bản.

Bản tiếng Phạn của kinh Pháp Hoa gần đây đã được tìm thấy ở Khách Thập Cát Nhĩ (Kashgar) thuộc Tân Cương và được học giả người Pháp là Eugène Burnouf dịch ra Pháp Văn và xuất bản năm 1852. Về sau lại có các bản dịch tiếng Anh, tiếng Nhật, Phạn Nhật đối chiếu.

Kinh Pháp Hoa là bộ kinh được truyền bá rộng nhất từ xưa đến nay. Các kinh như Đại Bát Nê Hoàn, Đại Bát Niết Bàn, Ưu Bà Tắc Giới, Quán Phổ Hiền Bồ Tát Hành Pháp, Đại Thừa Bản Sinh Tôm Địa Quán, Đại Phật Đãnh Thủ Lăng Nghiêm v.v...và các bộ luận như: Đại Trí Độ, Trung Quán, Cứu Kính Nhất Thừa Bảo Tính, Nhiếp Đại Thừa, Phật Tính, Nhập Đại Thừa v.v...đều có nêu tên Kinh Pháp Hoa và trích dẫn nhiều đoạn văn nghĩa trong đó.

Trong các sách của Đạo Giáo cũng thường trộm dùng lời văn và giáo nghĩa của kinh nầy nhưng thêm bớt lộn xộn. Ngoài ra trong các bản đào được ở Đôn Hoàng thấy có các phẩm: Đạc Lượng Thiên Địa thứ 29, Bồ Tát Mã Minh thứ 30 của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa đều được in vào Đại Chánh Tạng tập 85.

Kinh Pháp Hoa được sao chép rất thịnh hành. Bản kinh sao chép sớm nhất mà văn tự có thể khảo xét được là bản kinh chép vào năm Kiến Sơ thứ bảy, năm 411, đời Tây Lương, tức là sau bản dịch của Cưu Ma La Thập 6 năm.

Tham khảo: Pháp Hoa Văn Cú, Q. 8. Lịch Đại Tam Bảo Ký, Q. 8. Xuất Tam Tạng Ký Tập, Q. 4, 8. Khai Nguyên Thích Giáo Lục, Q. 11, 14. Chí Nguyên Pháp Bảo Khám Đồng Tổng Lục, Q. 2. Duyệt Tạng Tri Tân, Q. 24. Chính Pháp Hoa Kinh v.v...

II-BỒ TÁT THẾ THÂN CHÚ THÍCH KINH PHÁP HOA

Bồ Tát Thế Thân viết sách giải thích Kinh Pháp Hoa dưới tựa đề tiếng Phạn là: Saddharma-pundarĩka-sãtra, Saddharma-pundarĩka-upadésa. Theo tiếng Phạn phải dịch thành 2 tên là: Diệu Pháp Liên Hoa Kinh và Diệu Pháp Liên Hoa Ưu Bà Đề Xá, 2 quyển. Thế Thân soạn. Bồ Đề Lưu Chi và Đàm Lâm dịch chung vào đời Hậu Ngụy. Đây là sách chú thích Kinh Pháp Hoa. Cũng gọi là Diệu Pháp Liên Hoa Kinh luận, Pháp Hoa Kinh luận, Pháp Hoa luận. Được in vào Đại Chánh Tạng tập 26.

Kinh Pháp Hoa bản tiếng Phạn mà bộ sách nầy y cứ để dẫn giải không ăn khớp với bản dịch của Cưu Ma La Thập mà lại tương tự như bản tiếng Phạn ở Népal hiện còn. Cũng có bản dịch khác của sách nầy là: Diệu Pháp Liên Hoa Kinh luận Ưu Bà Đề Xá 1 quyển, do Lặc Na Ma Đề và Tăng Lãng dịch vào thời Nguyên Ngụy. Lời dịch của bản Nguyên Ngụy này tuy giống với bản của Bồ Đề Lưu Chi và Đàm Lâm nhưng thiếu bài tụng qui kính và có khác nhau về câu, chữ, phần nói rộng, phần giản lược.

Trong những bản đào được ở Đôn Hoàng, có bản luận tương tự như bản của tạng Cao Ly do Lặc Na Ma Đề dịch.

Về sách chú sớ của luận nầy có: Sớ 3 quyển của Cát Tạng đời Tùy, Thuật Ký 2 quyển do Nghĩa Tịch và Nghĩa Nhất soạn chung vào đời nhà Đường.

Tham khảo: Đại Trí Độ Luận Sớ, Q. 24. Lịch Đại Tam Bảo Ký, Q. 9. Khai Nguyên Thích Giáo Lục, Q. 11, 14. Chí Nguyên Pháp Bảo Khám Đồng Tổng Lục, Q. 8. Duyệt Tạng Tri Tân, Q. 24. Ngạn Tông Lục, Q. 1. V.v...

III-KINH PHÁP HOA GIẢI THÍCH THEO MẬT GIÁO

Kinh nầy có tên là Diệu Pháp Liên Hoa Tam Muội Bí Mật Tam Ma Da Kinh. Bất Không dịch vào đời nhà Đường, 1 quyền. Cũng gọi là Đại Liên Hoa Tam Muội Bí Mật Tam Ma Da Kinh, Vô Chướng Ngại Kinh, Liên Hoa Tam Muội Kinh được in vào Vạn Túc Tạng tập 3.

Đứng trên quan điểm của Mật Giáo giải thích kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Toàn quyển kinh là những câu thỉnh vấn của ngài Kim Cương Tát Đỏa và lời giải đáp của đức Đại Nhật Như Lai.

Về nội dung, trước hết nêu hai bài tụng gồm 8 câu khen ngợi Bản Giác. Hai bài tụng nầy rất nỗi tiếng, được xem như kệ tùy thân của chư Phật ba đời và là căn cứ của tất cả chúng sinh thành Phật. Tiếp đến trình bày ý nghĩa trong 28 phẩm kinh Pháp Hoa thì 14 phẩm đầu lấy Văn Thù làm bản tôn, 14 phẩm sau lấy Phổ Hiền làm bản tôn.

Trong phẩm Phương Tiện Bí Mật Tam Ma Da và phẩm Kiến Bảo Tháp Bí Mật Tam Ma Da lại nói rõ phương pháp phối hợp giữa Thập Như Thị và Bát Diệp Cửu Tôn. Ý chỉ sâu xa giữa Bảo Tháp và chữ “A” căn bản của kinh Pháp Hoa, nguồn gốc của Đề Bà Đạt Đa, mật chú của Long Nữ và cỏ cây thành Phật. Ý nghĩa việc đức Như Lai đã thành Phật từ lâu xa, tâm chân ngôn trụ xứ và sự lễ bái của Bồ Tát Thường Bất Khinh v.v...

Tham khảo: Pháp Hoa Văn Cú, Q. 8. Pháp Hoa Huyền Nghĩa v.v...   

IV-VĂN CÚ KÝ

Trạm Nhiên đời Đường biên soạn sách Pháp Hoa Văn Cú Ký, tác phẩm có 30 quyển. Sách nầy có những tên khác nhau như: Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Văn Cú Ký, Pháp Hoa Văn Cú Ký, Văn Cú Ký, Pháp Hoa Văn Cú Sớ, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Văn Cú Sớ, Thiên Thai Pháp Hoa Sớ Ký, Diệu Lạc Ký.

Sách nầy được in vào Đại Chánh Tạng tập 34. Đây là sách chú thích sách Pháp Hoa Văn Cú của Trí Khải. Trong nguyên bản Pháp Hoa Văn Cú, Trí Khải chỉ chia Pháp Hoa kinh một cách sơ lược. Trạm Nhiên lại chia thêm thành các đoạn nhỏ. Đồng thời giải thích thêm những chỗ mà Trí Khải giải thích chưa được rõ ràng.

Ngoài ra sách nầy còn nhấn mạnh chủ trương của Tông Thiên Thai mà bác bỏ luận thuyết của Cát Tạng của Tông Tam Luận. Pháp Tạng, Trừng Quán của Tông Hoa Nghiêm, Khuy Cơ của Tông Pháp Tướng v.v...

Trạm Nhiên bài xích việc đặt phẩm Chúc Lụy của kinh Pháp Hoa ở cuối bộ kinh mà chủ trương nên đặt ở trước Kinh và đề ra thuyết “Bát Bất Khả”.

Theo truyện Hàm Quang trong Tống Cao Tăng Truyện quyển 27 và lời bạt cuối sách nầy, thì tác giả có đến núi Ngũ Đài để hội kiến với Đàm Quang. Theo đó mà suy đoán thì có lẽ sách nầy đã được hoàn thành vào khỏang năm Đại Lịch thứ 9, 10 (774 - 775). Theo tư liệu của các sư Đạo Thúy và Hạnh Mãn, môn đệ của Trạm Nhiên, ghi thì các vị nầy từng nghe ngài Trạm Nhiên giảng bộ Pháp Hoa Văn Cú ở Tỳ Lăng. Như vậy, sách nầy chính là bản mà ngài Trạm Nhiên đã giảng tại chùa Diệu Lạc ở Tấn Lăng, cho nên đời sau mới gọi sách nầy là Diệu Lạc Ký.

Nguyên bản của sách nầy trong Đại Tạng tại chùa khai Nguyên là 10 quyển. Trong năm Vạn Lịch (1573 - 1619) đời Minh, để tiện cho việc học tập, nghiên cứu, Thiệu Giác đem cả 3 bộ: Kinh Pháp Hoa, Pháp Hoa Văn Cú và Pháp Hoa Văn Cú Ký hợp lại làm một, chính là bộ Pháp Hoa Văn Cú Hội Bản 30 quyển lưu hành hiện nay.    

V-PHÁP HOA 7 VÍ DỤ

1-VÍ DỤ NHÀ LỬA

Trong Kinh Pháp Hoa đưa ra 7 thí dụ, đây là thí dụ nhà lửa. Lửa thí dụ cho 5 ác trược. Đó là:

1/-Kiếp Trược: Kiếp Trược không có thể riêng, chỉ có Tứ Trược tích tụ ở thời đó. Kinh Bi Hoa viết: Từ thời Diệt Kiếp, lúc con người thọ hai vạn tuổi là Kiếp Trược.

2/-Kiến Trược: tức Ngũ Lợi Sử.

3/-Phiền Não Trược: tức Ngũ Độn Sử.

4/-Chúng Sanh Trược: cũng không có thể riêng, lấy quả báo lợi độn mà đặc ra giả danh nầy.

5/-Mạng Trược: liên tục chấp trì sắc tâm làm giảm tuổi thọ”.  

8 Khổ: Kinh Niết Bàn quyển 12 viết: “Bát Tướng Khổ gồm có: Sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, oán tắng hội khổ, cầu bất đắc khổ, ngũ ấm xí thạnh khổ.” 

 Nhà là ví dụ cho Cõi như: Dục, Sắc, Vô Sắc.

Nghĩa là chúng sinh ở trong 3 cõi bị 5 trược, 8 khổ bức bách, không được an ổn, giống như ngôi nhà lớn đang bị lửa thiêu đốt. Người trong nhà không thể nào ở yên được. Đây là ví dụ trong phẩm Thí Dụ.

2-ĐỨA CON NGHÈO CÙNG

Ví dụ đứa con nghèo cùng. Nghĩa là hàng Nhị Thừa, Thanh Văn, Duyên Giác, không có công đức và pháp tài, 6 Độ, muôn hạnh, của Đại Thừa để trang nghiêm; giống như đứa con nghèo cùng, sống cuộc đời lây lất, cơm không đủ no bụng, áo chẳng đủ che thân. Đây là ví dụ trong phẩm Tín Giải.

Người con khốn cùng, tiếng Phạn là Daridrapurusa. Một trong 7 thí dụ trong Kinh Pháp Hoa, chúng sinh sống chết trong 3 cõi ví như người Cùng Tử không có công đức pháp tài, như các vị Thanh Văn Tu Bồ Đề, đức Phật được ví như vị trưỡng giả giàu có.

Đem trường hợp người Cùng Tử do sự chỉ bảo của vị trưỡng giả giàu có mà được kho báu. Thí dụ đức Như Lai từ bi dùng mọi phương tiện khéo léo để dẫn dắc hàng nhị thừa cùng về một Phật Thừa.

Theo kinh Pháp Hoa, phẩm Tín Giải viết: Có đứa Cùng Tử từ nhỏ đã bỏ cha mẹ trốn đi, lâu ngày lưu lạc nơi xứ người. Đến 50 tuổi thì đã già, lại thêm nghèo cùng khốn khổ phải rong ruổi bốn phương để kiếm sống, lần hồi về đến nơi cha ở lúc ấy cha đã là một trưỡng giả đại phú trong thành. Bấy giờ người Cùng Tử đi làm thuê làm mướn, một hôm được thuê về làm việc trong nhà cha mình, đứng tựa nơi cửa, xa thấy cha ngồi trên giường sư tử, các Bà La Môn, Sát Đế Lợi, cư sĩ cung kính vây chung quanh, trân châu anh lạc trang sức khắp mình. Người Cùng Tử thấy cha có thế lực lớn lòng sinh sợ hải liền bỏ chạy.

Lúc ấy ông trưỡng giả nhận ra con mình liền sai người đuổi theo. Người con sợ quá đến nỗi ngất xỉu. Người cha từ xa thấy thế biết rằng ý chí con mình hèn kém nên thả cho đi. Người con lại tiếp tục cuộc sống nghèo hèn cùng khổ.

Lúc bầy giờ ông trưỡng giả mới bày phương tiện để dẫn dụ con. Trước hết ông ngầm sai hai người hình dáng tiều tụy, áo quần dơ dáy, giả lám người hốt phân để gần gủi Cùng Tử. Sau đến đích thân trưỡng giả cũng ăn mặc rách rưới, bẩn thỉu, tay cầm đồ hốt phân hệt như Cùng Tử nhờ thế được gần con mình, thấy con chịu khó lại trả thêm tiền rồi khuyên Cùng Tử ở lại làm việc. Ngày tháng trôi qua, lâu dần Cùng Tử cảm thấy không còn sợ sệt.

Trưỡng giả khen Cùng Tử trẻ khỏe, chịu khó, không gian dối, không sầu hận và nhận Cùng Tử làm con. Cùng Tử tuy rất mừng đã gặp cảnh may mắn, nhưng vẫn tự cho mình là người hèn hạ và cứ như thế làm việc dọn phân suốt hai mươi năm.

Khi trưỡng giả lâm bệnh tự biết mình chẳng còn sống được bao lâu nữa mới đem kho tàng vàng bạc trân bảo giao hết cho Cùng Tử. Cùng Tử tuy nhận sự ủy thác nhưng không mong cầu giữ lấy các kho tàng trân bảo. Sau đó trưỡng giả biết ý Cùng Tử dần dần thông suốt, thành tựu được chí lớn, nên lúc sắp chết mới tuyên bố Cùng Tử chính là con mình, và kể lại việc Cùng Tử bỏ cha bỏ nhà mà đi đã hơn 50 năm. Cùng Tử lúc đó mới tỉnh ngộ, tâm rất vui mừng và nói rằng mình vốn không có lòng mong cầu mà nay kho báu tự nhiên đến.

Về thí dụ trên, Tông Thiên Thai chia làm hai khoa: Người đuỗi theo, Hai lần dụ dỗ, Gây lòng tin, Nhận ra, Giao phó cơ nghiệp, và phối với 5 thời: Hoa Nghiêm, Lộc Uyển, Phương Đẳng, Bát Nhã và Pháp Hoa. Đối lại với 5 vị nói trong kinh Niết Bàn để hiển bày rõ ý của Phật thuyết pháp giáo hóa trong một đời.

Tham khảo: Kinh Đại Bi, Q. 4. Pháp Hoa kinh Nghĩa Ký, Q. 5. Pháp Hoa Huyền Nghĩa, Q. 10. Pháp Hoa Huyền Luận, Q. 7. Pháp Hoa Kinh Huyền Tán, Q. 6. V.v...   

3-VÍ DỤ CỎ THUỐC

Cỏ thuốc ví dụ căn tính chúng sanh Tam Thừa. Cỏ có 3 loại: cỏ nhỏ, cỏ vừa, cỏ lớn. Theo thứ tự ví dụ cho Người, Trời, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát Tạng Giáo. Cỏ thuốc tuy nhỏ, vừa và lớn khác nhau, nhưng nếu được mưa tưới tẩm thì đều phát triển tốt tươi, chửa khỏi các bệnh. Ví dụ người Tam Thừa tuy căn tính có cao thấp khác nhau, nhưng nếu được những trận mưa pháp của Như Lai thấm nhuần thì thành bậc đại y vương cứu độ tất cả chúng sanh.

Theo kinh Pháp Hoa, Dược Thảo Dụ thì 3 cỏ, 2 cây được dùng để ví căn cơ của Ngũ Thừa. Nhưng về cỏ lớn, hai cây trong Bồ Tát Thừa thì các tông phái giải thích không giống nhau.

Tông Thiên Thai theo thuyết trong Pháp Hoa Văn Cú, quyển 7, đem cỏ lớn ví dụ Bồ Tát Tạng Giáo, cây nhỏ ví dụ Bồ Tát Thông Giáo. Cây lớn ví dụ Bồ Tát Biệt Giáo. Tức là dùng 3 cỏ, hai cây ví dụ hàng Ngũ Thừa Thất Phương Tiện.

Phẩm Dược Thảo Dụ trong Kinh Pháp Hoa viết: “Hoặc ở cõi người, cõi trước, làm Chuyễn Luân Thánh Vương, Đế Thích, Phạm Vương, đó là loại cỏ thuốc nhỏ; rõ biết pháp vô lậu, chứng được Niết Bàn, khởi 6 thần thông, có được Tam Minh, ở một mình nơi núi rừng, thường tu thiền định, chứng quả Duyên Giác. Đó là cỏ thuốc loại vừa, cầu ngôi vị Thế Tôn, ta sẽ thành Phật. Thực hành định tinh tiến, đó là cỏ thuốc loại lớn.

Các Phật tử chuyên tâm về Phật Đạo thường tu hạnh từ bi, tự biết mình là Phật, quyết định không nghi. Đó là loại cây nhỏ. An trụ trong thần thông, chuyễn pháp luân bất thối, độ vô lượng ức trăm nghìn chúng sinh. Bồ Tát như thế gọi là cây lớn”.

Bởi vì giáo thuyết của Phật tuy bình đẳng nhất vị, nhưng tùy theo căn cơ chúng sinh mà chỗ hấp thụ có khác. Giống như cây có thấm nhuần mưa móc khác nhau. Về việc giải thích và phối hợp 3 cỏ, 2 cây có nhiều thuyết bất đồng.

Trí Khải phối hợp 3 cỏ, 2 cây với 7 phương tiện. Theo thứ tự ví dụ cho Nhân Thiên Thừa, Nhị Thừa, Tạng Giáo Bồ Tát, Thông Giáo Bồ Tát và Biệt Giáo Bồ Tát. 5 Thừa nầy mỗi Thừa tùy phần mà hấp thụ.

Khuy Cơ thì trái lại cho rằng Cỏ không có hạt giống thành Phật và theo thứ tự ví dụ cho Vô Chủng Tính, Thanh Văn Chủng Tính và Duyên Giác Chủng Tính.Còn 2 Cây thì được thành Phật và lần lược dụ cho Bất Định Chủng Tính và Bồ Tát Chủng Tính.

Tóm lại, Trí Khải dùng 3 Cỏ, 2 Cây để biểu thị ý thú MƯỜI CÕI ĐỀU ĐƯỢC THÀNH PHẬT. Còn Khuy Cơ thì dùng 3 Cỏ, 2 Cây để hiển bày yếu chỉ NĂM TÍNH ĐỀU KHÁC.

Tham khảo: Pháp Hoa Kinh Nghĩa Ký, Q. 6. Pháp Hoa Kinh Huyền Nghĩa, Q.4. Pháp Hoa Văn Cú, Q.7. Pháp Hoa Nghĩa Sớ, Q. 8. Pháp Hoa Huyền Tán, Q.7. Tam Thảo Nhị Mộc. V.v...

4-VÍ DỤ THÀNH BIẾN HÓA

Có người muốn đến Bảo Sở, Niết Bàn, Cực Lạc, nhưng nữa đường cảm thấy mõi mệt muốn trở về. Có một người dẫn đường sáng suốt, phương tiện hóa ra một tòa thành trì để họ tạm nghĩ ngơi, sau đó tiếp tục đưa họ đi đến Bảo Sở. Ví dụ hàng Nhị Thừa mới được nghe giáo pháp Đại Thừa nhưng nữa chừng bổng quên mất. Do đó phải trôi lăng trong dòng sinh tử.

Vì thế Đức Phật tạm đặt phương tiện, giúp họ dứt trừ Kiến, Tư Hoặc trước để tạm thời chứng Niết Bàn Chân Không, làm nơi nghỉ ngơi trong chốc lát để cuối cùng đến được Bảo Sở Cứu Cánh. Ví dụ lý thực tướng, tức chỉ cho Đại Niết Bàn rốt ráo.

Đây là ví dụ trong phẩm Đại Thành Dụ của Kinh Pháp Hoa.

Hóa Thành, tiếng Phạn là Rddhi-nagara. Ví dụ về thành ấp do biến hóa mà có.

Theo phẩm Hóa Thành Dụ, quyển 3, có một đoàn người phải vượt qua chặng đường dài 500 do tuần, đầy gian nan nguy hiểm để đến được nơi có nhiều châu báu. Nhưng vì quá mõi mệt, cực nhọc, nên muốn quay về. Vì muốn cho mọi người phấn chấn tinh thần nên người dẫn đường mới dùng phương tiện, cách nơi đến khoảng 300 do tuần, hóa hiện ra một tòa thành ấp để mọi người đước nghỉ ngơi. Cuối cùng đoàn người có thể tiến tới chỗ có châu báu.

Thí dụ nầy mượn Hóa Thành để ví dụ cho Niết Bàn mà hàng Nhị Thừa đã đạt được chưa phải là nơi rốt ráo mà chỉ là phương tiện của Đức Phật tạm lập ra mục đích muốn cho mọi người đạt được đến quả Phật cao tột cùng của Đại Thừa.

Đối với chặng đường 500 do tuần có nhiều thuyết khác nhau. Các học giả xưa nay cho rằng 500 do tuần dụ chỉ cho lộ trình đi đến quả Phật phải trải qua. Còn về mỗi chặng thì trong Pháp Hoa Văn Cú, quyển 7, phần dưới có nêu rõ chủ trương của các nhà nghiên cứu cho rằng quả báo trong ba cõi là chỗ 300 do tuần. Quốc Độ Hửu Dư là chỗ 400 do tuần. Quốc Độ Thực Báo là 500 do tuần.

Đứng về phương diện phiền não mà nói thì Kiến Hoặc là 100, Ngũ Hạ Phần là 200, Ngũ Thượng Phần là 300. Trần Sa là 400 và Vô Minh là 500.

Đứng trên phương diện quán trí thì Không Quán là đã có thể vượt qua 300 do tuần. Giả Quán là vượt qua 400 do tuần. Trung Quán là vượt qua 500 do tuần.

Tham khảo: Pháp Hoa Huyền Luận, Q. 8. Pháp Hoa Kinh Huyền Tán, Q. 8. Pháp Hoa Kinh Huyền Nghĩa, Q. 5. Pháp Hoa Thất Dụ. V.v...  

5-HUỆ CHÂU DỤ

Ví dụ có người đến nhà bạn uống rượu say, nằm ngủ, bấy giờ người bạn có việc quan phải đi,  lấy hạt châu báu vô giá buộc vào trong chéo áo của người bạn say ấy rồi ra đi. Người say nằm ngủ chẳng hay biết gì. Khi tỉnh dậy người say đi đến nước khác tìm cầu cơm áo cực kỳ khó khăn. Nếu được chút ít thì cho là đã quá đủ.

Sau gặp lại người bạn thân, người bạn bảo cho biết trước kia đã buộc hạt ngọc châu báu vào trong chéo áo. Bấy giờ người nầy mới biết và lấy ngọc ra mua sắm các thứ cần dùng.

Ví dụ xưa kia khi còn là Bồ Tát, Đức Phật giáo hóa các đệ tử Thanh Văn, khiến họ phát tâm Nhất Thiết Trí. Nhưng nay họ đã quên không biết gì nữa. Mới được đạo A La Hán đã cho là diệt độ chân thực.

Nay Phật ra đời khiến họ thức tỉnh, chỉ bảo cho biết đạo mà họ chứng đắc được chưa phải rốt ráo, và hướng dẫn họ trở về Nhất Thừa.

Đây là ví dụ trong phẩm Năm Trăm Đệ Tử Thọ Ký.

Tham khảo: Pháp Hoa Thất Dụ. V.v...

6-ĐÍNH CHÂU DỤ

Ví dụ hạt châu báu trong búi tóc. Đây là chỉ hạt châu trong búi tóc của Luân Vương. Luân Vương là ví dụ Đức Như Lai. Búi tóc ví dụ giáo pháp phương tiện tạm thời, Quyền Giáo, của hàng Nhị Thừa. Hạt châu ví dụ thực lý Nhất Thừa.

Hạt châu ở trong búi tóc cũng như thực lý ẩn trong Quyền Giáo. Ví dụ trong hội Pháp Hoa, Đức Như Lai xóa bỏ Quyền Giáo, nêu tỏ Thực Lý, thụ ký cho hàng Nhị Thừa được thành Phật. Cũng giống như Luân Vương lấy hạt châu trong búi tóc ra để ban cho công thần.

Đây là ví dụ trong phẩm An Lạc Hạnh.

7-Y SƯ DỤ

Y Tử Dụ cũng gọi là Y Sư Dụ.

Có một lương y vì công việc phải đến nước khác, các con ông ở nhà uống lầm thuốc độc. Đến khi người cha trở về vội lấy thuốc giải độc cứu các con. Người chưa mất trí uống vào liền khỏi. Còn những người đã mất trí thì cự tuyệt không uống. Người cha liền đến nước khác và phao tin mình đã chết. Những người con không chịu uống thuốc kia khi nghe tin cha chết, vì quá thương xót nên tỉnh ngộ và uống thuốc giải độc. Người cha trở về, cha con lại gặp nhau.

Trong thí dụ nầy, lương y ví dụ Đức Như Lai. Các con ví dụ hàng Tam Thừa. Hàng Tam Thừa tin nhận Quyền Giáo, chưa được chính đạo. Như Lai dùng sức phương tiện dạy chúng pháp Đại Thừa khiến chúng mau lìa khổ não.  

Tham khảo: Đại Minh Tam Tạng Pháp Số. Phẩm Thọ Lượng trong Kinh Pháp Hoa.

VI-Y VƯƠNG

Phật và Bồ Tát thường được tôn xưng là Y Vương. Vì Phật và Bồ Tát có năng lực chửa tâm bệnh của chúng sinh như các thầy thuốc giỏi trên thế gian nên được tôn xưng là Y Vương, vua trong các thầy thuốc giỏi.

Vì phiền não nên từ vô thủy đến nay chúng phàm phu bị chìm đắm trong 3 đường dữ khó có thể giải thoát. Phật và Bồ Tát bèn khởi tâm đại bi, biết rõ phiền não căn bản chung của chúng sinh là sinh, lão, bệnh, tử và căn cơ, nhân duyên khác nhau của chúng sinh mà mỗi mỗi giáo hóa làm lợi ích khiến được giải thóat. Giống như thầy thuốc giỏi ở thế gian, khéo chẩn đoán các chứng bệnh, biết rõ phương cách chữa trị không thể sai lầm.

Kinh Tạp A Hàm, quyển 15 và Kinh Y Dụ cũng nêu ra “ 4 Pháp Thành Tựu” của bậc Đại Y Vương, đó là:

1-Biết rõ chứng bệnh

2-Biết rõ nguyên nhân phát sinh bệnh

3-Biết rõ phương pháp chữa trị

4-Chữa bệnh xong còn biết nguyên nhân tái phát sau nầy để đoạn trừ.

Trong kinh cũng dùng 4 pháp mà bậc đại Y Vương thành tựu để ví dụ 4 đức do Như Lai thành tựu là xuất hiện nơi đời nói rõ 4 Pháp Đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo để chữa trị bệnh của chúng sinh.

Ngoài ra luận Đại Trí Độ, quyển 22 cũng nêu thí dụ nỗi tiếng , (Đại Chánh 25, 225 hạ): “Phật như thầy thuốc gỉỏi, Pháp như phương thuốc hay, Tăng như người xem bệnh. Giới như uống thuốc kiêng”...

Tham khảo: Kinh Đại Thừa Bản Sinh Tâm Địa Quán, Q. 8. Phẩm Vấn Tật trong kinh Duy Ma, Q. trung. Duy Ma Kinh Lược Sớ, Q. 7. Tuệ Lâm Âm Nghĩa, Q. 29. V.v...    

VII-PHÁP HOA KINH VĂN CÚ

Tác phấm do Thiên Thai Trí Khải thuyết giảng tại chùa Quang Trạch ở Kim Lăng vào niên hiệu Trinh Minh năm đầu, năm 587 đời Trần thuộc Nam Triều, Quán Đinh ghi chép, được in vào Đại Chánh Tạng tập 34, sách có 10 quyển hoặc 20 quyển.

Sách nầy giải thích từng câu của Kinh Pháp Hoa. Trong sách phần nhiều vận dụng phương pháp chú thích riêng do Tông Thiên Thai sáng tạo gọi là Thiên Thai Tứ thích, 4 cách giải thích của Tông Thiên Thai, để giải thích.

1-GIẢI THÍCH NHÂN DUYÊN

Căn cứ vào nhân duyên Đức Phật nói pháp và chúng sinh nghe pháp để giải thích văn kinh.

2-GIẢI THÍCH THEO ƯỚC GIÁO

Dùng 5 vị, 8 giáo để giải thích các giáo pháp Thiên, Viên, Đại, Tiểu.

3-GIẢI THÍCH THEO BẢN, TÍCH MÔN

Chia Kinh Pháp Hoa làm Bản Môn và Tích Môn để giải thích nghĩa lý khác nhau của Kinh.

4-GIẢI THÍCH THEO QUÁN TÂM

Đem mỗi sự kiện được nói trong Kinh thu nhiếp vào tâm mình để quán xét về lý thực tướng.

Sách nầy có nhiều lý luận công kích luận thuyết của các sư khác. Như căn cứ vào sự phân khoa trong phẩm Tựa để luận phá thuyết của Đạo Bằng và 6 vị khác. Căn cứ vào thuyết Vô Lượng Nghĩa mà luận phá thuyết của Đạo Sinh và 4 vị khác. Căn cứ vào Thập Như Thực Tướng trong phẩm Phương Tiện mà vấn nạn thuyết của Quang Trạch và 3 vị khác. Căn cứ vào Thị Chân Thực Tướng trong phẩm Pháp Sư mà luận phá thuyết của Đạo Sinh và 10 vị khác. Nhất là thuyết của Pháp Vân ở chùa Quang Trạch bị nạn vấn ở nhiều điểm.

Chú sớ của sách nầy có Pháp Hoa Văn Cú Ký, 30 quyển, do Trạm Nhiên soạn vào đời Đường.

Tham khảo: Tục Cao Tăng Truyện, Q. 17. Tống Cao Tăng Truyện, Q. 6. Phật Tổ Thống Kỷ, Q. 7, 10, 25, 45, 47. V.v...

VIII-PHÁP HOA SÁM PHÁP

Chỉ cho Tam muội, được chia ra từ Bán Hành Bán Tọa Tam Muội trong 4 loại Tam Muội do Tông Thiên Thai thành lập.

Phương Pháp tu Tam Muội nầy y cử vào Kinh Pháp Hoa và Kinh Quán Phổ Hiền. Lấy 21 ngày làm 1 thời hạn, hành đạo tụng kinh, hoặc đi, hoặc đứng, hoặc ngồi lúc nào cũng tư duy quán xét Lý Thực Tướng Trung Đạo. Pháp tu nầy lấy sám hối diệt trừ tội chướng làm chính. Cho nên ngày đêm 6 thời (sáng sớm, giữa trưa, chiều tối, canh 1, canh 3, và canh 5) cần phải tu tập Ngũ Hội (sám hối, khuyến thỉnh, tùy hỉ, hồi hướng và phát nguyện).

Có 3 phương pháp tu tập:

1-THÂN KHAI GÌA

Nên đi và ngồi, KHAI; không nên đứng và nằm, GIÀ.

2-NÓI NĂNG VÀ IM LẶNG

Tụng Kinh Đại Thừa không xen lẫn các việc khác.

3-Ý CHỈ QUÁN

Chia làm hai: Hửu Tướng hành và Vô Tướng Hành

a-HỬU TƯỚNG HÀNH

Y cứ vào phẩm Khuyến Phát: dùng tán tâm trì tụng Kinh Pháp Hoa, không nhập thiền định. Bất luận là ngồi, đứng hay đi đều phải nhất tâm tụng niệm Kinh Pháp Hoa ngày đêm 6 thời sám hối tội chướng của 6 căn.

b-VÔ TƯỚNG HÀNH

Y cứ vào phẩm An Lạc Hạnh: nhập thiền định sâu xa, quán chiếu 6 căn để thấu suốt thực tướng Trung Đạo của 3 Đế: KHÔNG, GIẢ, TRUNG.

Theo Pháp Hoa Tam Muội Sám Nghi và Ma Ha Chỉ Quán quyển 2, thượng của Trí Khải: Bất cứ ai muốn thấy sắc thân của Bồ Tát Phổ Hiền, Đức Phật Thích Ca và Phân thân của chư Phật, cho đến muốn diệt trừ hết thảy tội chướng và muốn ngay đời nầy được vào ngôi vị Bồ Tát thì đều phải tinh cần tu tập Pháp Hoa Tam Muội.

Tham khảo: Pháp Hoa Văn Vú Ký, Q. 2. Phần cuối. Pháp Hoa Nghĩa Sớ, Q. 12. Pháp Hoa Kinh Huyền Tán, Q. 10. Phần cuối. Chỉ Quán Phụ Hành Truyền Hoằng Quyết, Q. 2. Phần 2. Pháp Hoa Truyện Ký, Q. 2. Phật Tổ Thống Ký, Q. 6. Tùy Thiên Thai Trí Giả Đại Sư Biệt Truyện. Tứ Minh Tôn Giả Giáo  Hành Lục, Q. 2. V.v...

 

IX-5 LỚP NGHĨA HUYỀN DIỆU CỦA KINH PHÁP HOA

Do Trí Khải của Tông Thiên Thai thành lập. Đó là: Giải thích Tên, Thực Tướng là Thể, giải rỏ Tông, giải rõ Dụng, Đưa ra Giáo Thuyết.

1-GIẢI THÍCH TÊN

Dùng Pháp và Dụ để đặt tên. Pháp là Diệu Pháp. Dụ là Hoa Sen. Nghĩa là Pháp Quyền, Thực, Thập Giới, Thập Như, rất vi diệu không thể nghĩa bàn. Cho nên phải tạm mượn thí dụ để làm cho sáng tỏ. Đem Diệu Pháp để dụ cho quyền thực nhất thể. Dùng Hoa Sen để dụ cho hoa quả đồng thời. Đó là dùng Pháp và Dụ để đặt tên. Nên gọi là Diệu Pháp Liên Hoa Kinh.

2-THỰC TƯỚNG LÀ THỂ

Lấy thực tướng làm thể. Nghĩa là thực tướng trung đạo là cái thể mầu nhiệm, Diệu Thể, được Kinh Pháp Hoa giải bày. Vì thế nên nói Thực Tướng là Thể.

3-GIẢI RÕ TÔNG

Lấy Nhân Quả Nhất Thừa làm Tông. Nhất Thừa là Nhất Thực Tướng. Tông là nghĩa cốt yếu. Nghĩa là tu hạnh thực tướng là Nhân. Chứng Lý Thực Tướng là Quả. Vì thế nói nhân quả Nhất Thừa là Tông.

4-GIẢI RÕ DỤNG

Lấy dứt ngờ sinh tin làm dụng. Dụng là lực Dụng. Nghĩa là dùng Diệu Pháp Đại Thừa để mở bày căn cơ viên mãn. Đối với Tích Môn khiến cho dứt trừ mối ngờ quyền giả mà sinh lòng tin chân thực. Đối với Bản Môn thì dứt mối ngờ gần, Phật mới thành gần đây, mà sinh lòng tin xa, Phật đã thành từ lâu. Vì thế nên nói dứt ngờ sinh tin là Dụng.

5-ĐƯA RA GIÁO THUYẾT

Lấy Đề Hồ Vô Thượng làm Giáo Tướng. Lời dạy của bậc Thánh gọi là Giáo. Phân biệt giống nhau hay khác nhau gọi là Tướng. Nghĩa là Kinh Pháp Hoa thuần là Viên Giáo và rất mầu nhiệm. Khác hẳn với các Giáo Tiểu Thừa thiên chấp. Cũng như Đề Hồ thượng vị khác hẳn với các Giáo Tiểu Thừa, thiên chấp. Cũng như Đề Hồ thượng vị. Khác hẳn với các vị như: Nhũ, Lạc, Sinh Tô và Thục Tô. Vì thế nên nói Đề Hồ vô thượng là Giáo Tướng.

Tham khảo: Pháp Hoa Huyền Nghĩa Thích Tiêm, Q. 1. Ngũ Trùng Huyền Nghĩa Bản Tích Môn. V.v...

X-PHÁP HOA KINH NGHĨA SỚ

Còn gọi là Pháp Hoa Nghĩa Sớ, Pháp Hoa Kinh Sớ, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Nghĩa Sớ.

Cát Tạng soạn vào thời nhà Tùy, tác phẩm gồm có 12 quyển, được in vào Đại Chánh Tạng tập 34.

Cát Tạng đứng trên lập trường Tam Tông Luận để giải thích Kinh Pháp Hoa. Ngài cũng trích dẫn nhiều Kinh, Luật, Luận để chú thích thêm. Toàn sách lập thành 3 nghĩa: Bộ loại bất đồng, Phẩm thứ sai biệt và Khoa kinh phân tề để nói về Đại cương Kinh Pháp Hoa. Sau đó lần lược giải thích Kinh văn từ Phẩm Tựa đến phẩm 28.

1-BỘ LOẠI BẤT ĐỒNG

Nêu 7 trường hợp để chỉ rõ bộ loại các Kinh, lấy bản Kinh 28 phẩm làm bản đầy đủ.

2-PHẨM THỨ SAI BIỆT

Lập thành 5 nghĩa:

  • Nói về nguyên do sinh khởi của các phẩm.
  • Nói rõ về nghĩa nhiều hay ít.
  • Bàn về thứ tự trước sau của các phẩm.
  • Nói rõ về lý do các phẩm có hay không.
  • Giải thích riêng về Phẩm Tựa.

3-KHOA KINH PHÂN TỀ

Nêu lên các thuyết khác và kiến giải của mình về sự phân khoa của các Kinh. Kế đó, giải thích 28 phẩm của Kinh.

Quyển 1 đến quyển 6: Giải Thích 3 phẩm, từ phẩm Tựa trở xuống.

Quyển 7: Giải thích phẩm Tín Giải

Quyển 8: Giải thích 3 phẩm, từ phẩm Dược Thảo Dụ trở xuống.

Quyển 9: Giải thích 6 phẩm từ phẩm 500 Đệ Tử Thọ Ký trở xuống.

Quyển 10: Giải thích 6 phẩm, từ phẩm An Lạc Hạnh trở xuống.

Quyển 11: Giải thích 6 phẩm, từ phẩm Tùy Hỷ Công Đức trở xuống.

Quyển 12: Giải thích 5 phẩm còn lại. Trong đó chỉ thiếu có phần kệ trùng tụng của phẩm Phổ Môn.

Đây là bộ sách sớ giải rất có giá trị đối với việc nghiên cứu Kinh Pháp Hoa.

Tham khảo: Tân Biên Chư Tông Giáo Tạng Tổng Lục, Q. 1. Tam Luận Tông Chương Sớ. V.v...

XI-17 TÊN CỦA KINH PHÁP HOA

Ngài Thế Thân có nêu ra 17 tên của Kinh Pháp Hoa trong tác phẩm Pháp Hoa Kinh Luận của mình để phân tích ý nghĩa sâu xa huyền nhiệm không thể nghĩ bàn của Kinh nầy. Đó là:

1-KINH VÔ LƯỢNG NGHĨA

Tiếng Phạn là Mahãnirdesá. Đức Phật muốn nói về lý Nhất Thực Tướng của Kinh Pháp Hoa. Nên trước hết Ngài nói Vô Lượng Nghĩa Xứ. Đem Vô Lượng Nghĩa nầy qui về lý Nhất Thực Tướng.

2-TỐI THẮNG TU ĐA LA

Tiếng Phạn là Sũtrãnta. Kinh Pháp Hoa chỉ nói về lý Nhất Thừa Thực Tướng, là Diệu Pháp hơn hết trong Tam Tạng, không có Kinh nào sánh bằng.

3-ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG KINH

Tiếng Phạn là Mahã-vaipulya. Kinh Pháp Hoa chỉ bàn về lý Nhất Thừa Thực Tướng có đầy đủ 3 nghĩa: Đại, Phương là chính lý, Quảng là trùm khắp.

4-GIÁO BỒ TÁT PHÁP

Tiếng Phạn là Bodhisattvãvavãda. Kinh Pháp Hoa chỉ bàn về lý Nhất Thừa Thực Tướng mà Đức Như Lai dùng để giáo hóa tất cả Bồ Tát đã thành tựu thiện căn, tùy thuận pháp khí, khiến chứng được quả vị Phật.

5-TẤT CẢ CHƯ PHẬT SỞ HỘ NIỆM

Tiếng Phạn là Sarva-Buddha-parigraha. Kinh Pháp Hoa chỉ nói về lý Nhất Thừa Thực Tướng mà Đức Phật đã tự chứng đắc và được tất cả chư Phật hộ niệm. Tuy muốn mở bày cho chúng sinh, nhưng vì căn cơ của họ còn thấp kém. Nên Ngài tạm thời im lặng không vội nói ra.

6-TẤT CẢ CHƯ PHẬT BÍ MẬT PHÁP

Tiếng Phạn là Sarva-Buddha-rahasya. Kinh Pháp Hoa chỉ nói về lý Nhất Thừa Thực Tướng. Pháp nầy rất sâu xa, huyền nhiệm, là pháp bí mật của Tất cả chư Phật và chỉ có chư Phật chứng biết được.

7-TẤT CẢ CHƯ PHẬT CHI TẠNG

Tiếng Phạn là Sarva-Buddha-nigũdha. Kinh Pháp Hoa chỉ nói về lý Nhất Thửa Thật Tướng. Công đức tam muội của tất cả các Đức Như Lai đều bao hàm trong kinh nầy.

8-TẤT CẢ CHƯ PHẬT BÍ MẬT XỨ

Tiếng Phạn là Sarva-Buddha-guhya-sthãna. Kinh Pháp Hoa là tạng bí mật của hết thảy chư Phật. Vì thiện căn của chúng sinh chưa chín mùi, chưa đủ khả năng để lãnh nhận Diệu Pháp nên đức Phật không vội diễn nói cho họ.

9-NĂNG SINH TẤT CẢ CHƯ PHẬT KINH

Tiếng Phạn là Sarva-Buddha-jãti. Chư Phật trong ba đời đều nhờ pháp nầy mà thành tựu đạo quả Đại Bồ Đề.

10-TẤT CẢ CHƯ PHẬT CHI ĐẠO TRÀNG

Tiấng Phạn là Sarva-Buddha-bodhi-manda. Kinh Pháp Hoa là đạo tràng của tất cả chư Phật. Người nghe pháp nầy thì có thể thành tựu được đạo quả Bồ Đề.

11-TẤT CẢ CHƯ PHẬT SỞ CHUYỂN PHÁP LUÂN

Tiếng Phạn là Sarva-Buddha-dharma-cakra-pravartana. Chư Phật ra đời đều dùng pháp môn nầy để quay bánh xe pháp diệt trừ phiền não chướng cho hết thảy chúng sinh khiến cho họ được giải thoát.

12-TẤT CẢ CHƯ PHẬT KIÊNG CỐ XÁ LỢI

Tiếng Phạn là Sarva-Buddhaika-ghana-sárĩra. Kinh Pháp Hoa chỉ nói về lý Nhất Thừa Thật Tướng đó là xá lợi của Pháp Thân Phật mà từ xa xưa đến nay không đổi dời, không hư hoại.

13-KINH PHƯƠNG TIỆN THIỆN XẢO RỘNG LỚN CỦA TẤT CẢ CHƯ PHẬT

Tiếng Phạn là Sarvopãya-kausálya. Kinh Pháp Hoa chỉ nói về lý Nhất Thừa Thật Tướng. Chư Phật nhờ pháp môn nầy mà đã thành tựu Đại Bồ Đề, trở lại dùng phương tiện thiện xảo rộng lớn diễn nói pháp Nhân, Thiên, Thanh Văn, Duyên Giác, và Bồ Tát khiến chúng sinh ngộ nhập cảnh giới Phật.

14-KINH NÓI VỀ NHẤT THỪA

Tiếng Phạn là Ekayãna-nirdesá. Kinh nầy hiển bày thể tính Bồ Đề rốt ráo của chư Phật. Chẳng phải chỗ mà hàng Thanh Văn, Duyên Giác có thể chứng được.

15-ĐỆ NHẤT NGHĨA TRỤ

Tiếng Phạn là Paramãrtha-nirhãra-nirdesá. Kinh nầy là chỗ an trụ tột cùng của Pháp Thân Như Lai.

16-KINH HOA SEN DIỆU PHÁP

Tiếng Phạn là Saddharma-pundarĩka. Kinh nầy dùnh Hoa Sen làm thí dụ. Bởi vì Diệu Pháp tức là quyền lực nhất thể mà Hoa Sen thì Hoa Quả Đồng Thời.

17-TỐI THƯỢNG PHÁP MÔN

Tiếng Phạn là Dharma-paryãya. Vô Lượng Pháp Nghĩa được hiển bày trong các kinh đều chứa đựng trong Kinh nầy. Vì thế Kinh nầy là thù thắng hơn hết trong các Kinh.

Tham khảo: Đông Vực Truyền Đăng Mục Lục, Q. thượng, hạ. Tân Biên Chư Tông Giáo Tạng Tổng Lục, Q. 3. Chư Tông Chương Sớ Lục, Q. 1. Pháp Hoa Kinh Truyện Ký, Q. 6. Chư A Xà Lê Chân Ngôn Mật Giáo Bộ Loại Vật Lục, Q. hạ. V.v...

XII-Ý NGHĨA HUYỀN DIỆU CỦA KINH PHÁP HOA 

Được gọi với nhiều tên như Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền Nghĩa, Pháp Hoa Kinh Huyền Nghĩa. Tác phẩm có 10 hoặc 20 quyển. Do Trí Khải tông Thiên Thai giảng vào năm Khai Hoàng thứ 13, tức là năm 593, đời nhà Tùy, tại chùa Ngọc Tuyền, Kinh Châu. Quán Đính ghi chép lại, được in vài Đại Chánh Tạng tập 33.

Trí Khải giải thích đề kinh Diệu Pháp Liên Hoa và nói rõ nghĩa lý sâu xa mầu nhiệm của Kinh Pháp Hoa.

Nội dung chia làm 2 phần: Thất Phiên Cộng Giải và Ngũ Trùng Các Thuyết. Tức Ngũ Trùng Huyền Nghĩa: Thích Danh, Biện Thể, Minh Tông, Luận Dụng, Phán Giáo. Năm đề mục nầy được chia ra làm 2 môn Thông và Biệt để giải thích.

1-THÔNG THÍCH

Lập ra 7 khoa: Tiêu Chương, Dẫn Chứng, Sinh Khởi, Khai Hợp, Liệu Giản, Quán Tâm, Hội Dị để giải thích thêm về đại cương của bộ kinh gọi là 7 lược giải chung.

2-BIỆT GIẢI

Căn cứ vào 5 Lớp Nghĩa Sâu Kín nói trên mà giải thích riêng từng lớp một gồm có 5 chương:

a-THÍCH DANH

GIẢI THÍCH “DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH”

Giải thích 2 diệu nghĩa Đãi và Tuyệt, Tích Môn và Bổn Môn.

b-BIỆN THỂ

Nói rõ thực tướng các pháp là thể của kinh nầy.

c-MINH TÔNG

Giải rõ nhất thừa chân thực, lấy nhân quả của Phật Thừa làm tông chỉ của kinh nầy.

d-LUẬN DỤNG

Lấy đoạn nghi sinh tín, tác dụng của kinh nầy.

e-PHÁN GIÁO

Lập thuyết 5 Thời, 8 Giáo, nhận Kinh nầy là Giáo Pháp Đề Hồ, thuần viên độc diệu.

Nội dung 7 Lược Giải Chung và Năm Lớp Nói Riêng được tóm lược như sau:

Thông Thích: 7 phiên cộng giải:

1-Tiêu Chương; 2-Dẫn Chứng; 3-Sinh Khởi; 4-Khai Hợp; 5-Liệu Giản; 6-Quán Tâm; 7-Hội Dị.   

Biệt Thích : Ngũ Trùng các Thuyết:

1-Thích Danh; 2-Biện Thể; 3-Minh Tông; 4-Luận Dụng; 5-Phán Giáo.

*Diệu Pháp: 1-Phán thông biệt; 2-Định tiền hậu; 3-Xuất cựu; 4-Chính giải

*Liên Hoa : 1-Định pháp thí; 2-Dẫn cựu giải; 3-Xuất kinh luận; 4-Chính giải

*Chính Giải: 1-Lược thị; 2-Chính thích

*Chính Thích: 1-Pháp, tam pháp Diệu; 2-Diệu

*Diệu: 1-Thông thích, đãi tuyệt nhị diệu; 2-Biệt thích

*Biệt Thích: 1-Tích môn; 2-Bản môn

*Tích Môn: 1-Cảnh diệu; 2-Trí diệu; 3-Hành diệu; 4-Vi diệu; 5-Tam pháp diệu; 6-Cảm ứng diệu; 7-Thần thông diệu; 8-Thuyết pháp diệu; 9-Quyến thuộc diệu; 10-Lợi ích diệu

*Bản Môn: 1-Bản Tích; Thập diệu

Tham khảo: Thiên Thai Tông Chương sớ. Đông Vực Truyền Đăng Lục, Q. thượng. Phật Tổ Thống Ký, Q. 10, 25, 47. Đại Minh Tam Tạng Tháng Giáo Mục Lục, Q. 4. Duyệt Tạng Tri Tân, Q.39. v.v...

XIII-DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH HUYỀN TÁN

Cũng gọi là Pháp Hoa Kinh Huyền Tán. Tác phẩm 10 quyển do Từ Ân Khuy Cơ, 623 – 682, soạn vào đời nhà Đường, được in vào Đại Chánh Tạng tập 34.

Khuy Cơ trên lập trường Duy Thức Học của Tông Pháp Tướng giải thích Kinh Pháp Hoa, y cứ vào chủ trương Nhất Thừa Phương Tiện, Tam Thừa Chân Thực của luận Nhiếp Đại Thừa mà phê phán thuyết của các Tông Thiên Thai, Hoa Nghiêm...

Sách có dẫn dụng Luận Pháp Hoa của ngài Thế Thân, Chú Pháp Hoa Kinh của Lưu Cầu, Chú Vô Lượng Nghĩa Kinh của Tuệ Biểu. V.v...

Trước hết sách nầy nói về nguyên nhân hưng khởi của Kinh Pháp Hoa, kế đến nói rõ về tông chỉ Kinh Pháp Hoa, giải thích lý do đặt tên và thứ tự của các phẩm kinh, cuối cùng là giải thích văn kinh.

Sách nầy có bản dịch chữ Tây Tạng  đề là “Diệu Pháp Liên Hoa Chú” được in vào Đại Tạng Kinh Tây Tạng.

Tham khảo: Về các sách chú thích Pháp Hoa Huyền Tán thì có: Pháp Hoa Huyền Tán Nghĩa Quyết, 1 quyển. Pháp Hoa Huyền Tán Nhiếp Thích, 4 quyển. Pháp Hoa Huyền Tán Quyết Trạch Ký, 8 quyển. Tân Biên Chư Tông Giáo Tạng Tổng Lục, Q. 1. Pháp Tướng Tông Chương Sớ. V.v...

XIV-PHÁP HOA AN LẠC HẠNH

Cũng gọi là Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa. Tác phẩm 1 quyển do Tuệ Tư, 515 – 577, soạn vào đời nhà Trần thuộc Nam Triều, được in vào Đại Chánh Tạng tập 46.

Y cứ  vào Hạnh Tam Muội trong phẩm An Lạc Hạnh của Kinh Pháp Hoa, Tuệ Tư giải rõ về việc thực hành Pháp Hoa Tam Muội, gồm có 2 loại: Hửu Tướng Hạnh và Vô Tướng Hạnh.

1-HỬU TƯỚNG HẠNH

Dựa vào phẩm Phổ Hiền Khuyến Phát trong Kinh Pháp Hoa mà nói về Hạnh Quán Tưởng Phổ Hiền, nhấn mạnh việc tinh tiến đọc tụng Kinh Pháp Hoa.

2-VÔ TƯỚNG HẠNH

Chuyên tu thiền định, thể nhập Tam Muội trong hết thảy các pháp “Tâm tướng vắng lặng, rốt ráo chẳng sanh”.

Tuệ Tư suốt đời thực hành nghĩa KHÔNG của Bát Nhã mà đạt được ý chỉ sâu xa của Phật Pháp. Vì muốn cho mọi người tu hành đều được sự lợi ích của chánh pháp nên Ngài mới đem sự thể nghiệm của bản thân trình bày thành sách nầy.

Kết quả không những phát huy tu thiền và niệm Phật mà còn là nhân tố khai sinh ra giáo quán Thiên Thai. Đối với lịch sử giáo lý của Phật Giáo, tác phẩm nầy có ảnh hưởng rất lớn.

XV-PHÁP HOA KINH HUYỀN LUẬN

Cũng gọi là Pháp Hoa Huyền Luận. Tác phẩm có 10 quyển do Cát Tạng, 549 – 623, soạn vào đời nhà Tùy, được in vào Đại Chánh Tạng tập 34.

Sách nầy dựa theo Giáo Chỉ Tam Luận để giải thích rõ yếu nghĩa của Kinh Pháp Hoa. Nội dung sách có 6 điểm chính:

1-CÁCH THỨC HOẰNG TRUYỀN KINH PHÁP HOA

Bàn luận về phương pháp hoằng truyền Kinh Pháp Hoa.

2-ĐẠI Ý:

Nói về 16 nguyên do Đức Phật tuyên thuyết Kinh Pháp Hoa.

3-GIẢI THÍCH Ý NGHĨA ĐỀ KINH

Giải thích ý nghĩa đề Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

4-TÔNG CHỈ CỦA KINH

Giải thích rõ về Tông Chỉ Kinh Pháp Hoa

5-GIẢI RÕ NHỮNG NGHI VẤN

Giải thích những điểm giống nhau và khác nhau giữa 3 bộ kinh Bát Nhã, Tịnh Danh, và Pháp Hoa.

6-NỘI DUNG KINH PHÁP HOA

Tác giả giải thích nội dung của 28 phẩm Kinh Pháp Hoa.

Tác giả trưng dẫn các thuyết của: Tăng Duệ, Tuệ Quán, Đạo Lãng, Lưu Cầu, Cưu Ma La Thập, Tăng Triệu, Cầu Na Bạt Ma, Đạo Sinh, Tuệ Viễn, Bồ Đề Lưu Chi. V.v...

Tham khảo: Pháp Hoa Luận Sớ, Q. thượng. Tân Biên Chư Tông Giáo Tạng Tổng Lục, Q. 1. Tam Luận Tông Chương Sớ. V.v...

XVI-PHÁP HOA 8 HỘI GIẢNG

Tiếng dùng của Phật Giáo Nhật Bản. Chỉ cho pháp hội giảng diễn cúng dường Kinh Pháp Hoa. Bộ Kinh Pháp Hoa có 8 quyển, được chia ra 8 tòa giảng thuyết, mỗi tòa giảng thuyết một quyển. Vì thế gọi là Pháp Hoa 8 Giảng.

Những pháp hội nầy có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau thịnh hành tại Nhật Bản.

Theo truyện Tuệ Minh đời Đường trong Pháp Hoa Truyện Ký, quyển 3 in trong Đại Chánh Tạng tập 51, 58 trung, viết: “Người trời nói: Tôi muốn về cõi trời gấp, xin sư hãy chia bộ Kinh ra giảng 8 lần. Ngài Tuệ Minh nói: Trì tụng 7 quyển thì chia làm 7 tòa giảng, cần gì phải chia làm 8? Người trời đáp: Đức Phật giảng Kinh Pháp Hoa trong 8 năm, nếu giảng 8 năm thì lâu quá. Tôi muốn mở 8 tòa giảng coi như là nói 8 năm. Như vậy có thể tóm lược ý chỉ của Phật. Ngài Tuệ Minh chấp nhận, bèn chia 7 quyển Kinh làm 8 hội giảng”. Đó là nguồn gốc của việc chia Kinh Pháp Hoa làm 8 hội để giảng.

Tại Nhật Bản, có nơi thêm kinh Vô Lượng Nghĩa vào phần mở đầu và kinh Quán Phổ Hiền vào phần kết thúc của 8 quyển Kinh Pháp Hoa mà chia làm 10 tòa để giảng thuyết, gọi là Pháp Hoa 10 Giảng.

Cũng có khi thêm kinh Vô Lượng Nghĩa và kinh Quán Phổ Hiền vào 28 phẩm kinh Pháp Hoa, rồi mỗi ngày giảng một phẩm thành 30 hội giảng, gọi là Pháp Hoa 30 Hội Giảng. Hoặc cũng có ngày giảng 2 phẩm. Những pháp hội nầy đều gọi là Pháp Hoa Hội. Pháp Hoa Vấn Đáp Giảng.

Tham khảo: Duệ Sơn Đại Sư Truyện, Nhật Bản Ký Lược Hậu Thiên, Q. 13. Phù Tang Lược Ký, Q. 23, 26, 29. Nguyên Hanh Thích Thư, Q. 2. Thất Đại Tự Niên Biểu. V.v...

XVII-TÔNG PHÁP HOA NHẬT LIÊN

1-NHẬT LIÊN (1222 - 1282)

Ngài là cao tăng người Nhật Bản, tổ khai sáng tông Nhật Liên tại Nhật Bản. Ngài sinh ngày 16-2-1222, niên hiệu Trinh Ứng nguyên niên tại Kominato, tỉnh Chiba.

Năm 12 tuổi sư xuất gia tại chùa Thanh Trừng. Sư vốn tu theo các pháp môn Thai Mật và niệm Phật. Nhưng sau sinh tâm nghi ngờ bèn cầu nguyện trước Bồ Tát Hư Không Tạng, muốn trở thành bậc trí tuệ đệ nhất ở Nhật Bản.

Sau đó sư lên núi Tỷ Duệ tu học trong 11 năm, rồi lại đến núi Cao Dã, chùa Thiên Vương ...ngộ được Kinh Pháp Hoa là tinh túy của Thánh Giáo mà Đức Phật đã giảng trong suốt đời ngài. Sau khi trở về quê sư đề xướng niệm 5 chữ DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH, đổi tên là Nhật Liên và sáng lập Tông Nhật Liên. Sau đó sư đến Kamakura bài bác học thuyết của các tông phái khác như Tịnh Độ, Thiền Tông, Luật Tông... Đồng thời soạn luận Lập Chánh An Quốc, dâng trình lên Bắc Điều Thời Lại nhưng không được tin dùng.

Niên hiệu Hoằng Trường năm đầu, 1261, sư bị đày đến Y Đậu, Y Đông. Đến năm Hoằng Trường thứ 3, 1263, sư được đặc xá, lại trở về Kamakura và tiếp tục phỉ bán các tông phái khác mạnh mẽ hơn nữa, đến nỗi gây ra pháp nạn Tiểu Tùng Nguyên.

Tháng 9 năm Văn Vĩnh thứ 8, 1271, sư bị án tử hình ở Lũng Khẩu. Nhưng vì bệnh nên thoát chết và bị đày đi Tá Độ. 3 năm sau được ân xá, sư trở lại Kamakura lập thảo am trên núi Thân Diên phát huy tông phong.

Năm Hoàng An thứ 5, 1282, sư tịch ở Trì Thượng tại Vũ Tạng, thọ 61 tuổi.

 Sư để lại các tác phẩm: Quán Tâm Bản Tôn Sao, Khai Mục Sao, luận Lập Chánh An Q          uốc, Báo Ân Sao, Soạn Thời Sao.

Tham khảo: Tam Quốc Cao Tăng Lược Truyện, Q. hạ. Bản Hóa Biệt Đầu Phật Tổ Thống Kỷ, Q.3, 8. V.v...     

2-TÔNG PHÁP HOA NHẬT LIÊN

Nhật Liên Tông tại Nhật Bản. Theo cách gọi thông thường của người Nhật là Nhật Liên Tông vì tông nầy do ngài Nhật Liên lập ra. Ngài y cứ vào Kinh Pháp Hoa mà lập ra tông phái nầy. Do đó cũng gọi là Pháp Hoa Tông, Nhật Liên Pháp Hoa Tông. Nhật Liên có nghĩa là Nhật Nguyệt Liên Hoa.

Tông Nhật Liên là một trong 13 tông của Phật Giáo Nhật Bản. Tông nầy lấy Kinh Pháp Hoa làm Tông Chỉ, hoằng dương Tam Đại Bí Pháp, cầu Diệu Ngộ “Tức Thân Thành Phật”.

Giáo Phán của tông nầy có Ngũ Cương Phán Giáo là: Giáo, Cơ, Thời, Quốc và Tự.

Tông chỉ của tông nầy là: Tam Đại Bí Pháp:

1-BẢN TÔN: Lấy 5 chữ DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH do chính tay ngài Nhật Liên viết và Mạn Đồ La vẽ các vị tôn của Thiên Bộ làm Bản Tôn.

2-ĐỀ MỤC: Tức 5 chữ DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH.

3-GIỚI ĐÀN: Lấy Đề Mục làm Giới Thể. Miệng xướng Đề Mục chính là giới Viên Đốn.

Tổng Bản Sơn của tông nầy là chùa Cửu Viễn ở núi Thân Diên.  Pháp Hệ tông nầy truyền bá rất rộng. Ngài Nhật Liên có rất nhiều đệ tử. Trong đó có 6 vị ưu tú là: Nhật Chiêu, Nhật Lãng, Nhật Hưng, Nhật Hướng, Nhật Đính, Nhật Trì. Gọi là Lục Lão Tăng.

Nhật Chiêu đứng đầu Lục Lão, mở ra dòng Tân Môn. Đệ tử Nhật Chiêu là Nhật Hựu khai sáng dòng Ngọc Trạch Môn. Đệ tử của Nhật Lãng gồm 9 vị, đứng đầu là Nhật Tượng, Nhật Luân...Người đương thời gọi là Lãng Môn Cửu Phụng.

Nhật Tượng bắt đầu truyền giáo tại Kyoto vào năm Vĩnh Nhân thứ 2, tức là năm 1294, sáng lập chùa Diệu Hiển, là một trong 21 bản sơn của tông Nhật Liên ở vùng Lạc Trung. Pháp hệ của sư gọi là giòng Vương Thành. Pháp hệ của sư Nhật Hưng gọi là dòng Phú Sĩ Môn. Đây là lần chia dòng phái đầu tiên của Tông Nhật Liên.

Ngoài ra còn có Nhật Liên Chánh Tông, Bản Môn Tông, Pháp Hoa Tông, Pháp Hoa Tông Chính Môn Lưu, Bản Môn Pháp Hoa Tông, Pháp Hoa Tông Bản Môn Lưu, Bản Diệu Pháp Lưu Tông, Pháp Hoa Tông Châu Môn Lưu, Hiển Bản Pháp Hoa Tông. V.v... 

Tham khảo: Nhật Liên Tông. Lịch sử Phật Giáo Nhật Bản. V.v...

XVIII  -TRÍ GIẢ ĐẠI SƯ (538 - 597)

Sư còn có biệt hiệu là Thiên Thai Đại Sư. Người Hoa Dung, Kinh Châu, nay là huyện Hoa Dung, tỉnh Hồ Nam. Sư họ Trần, tự Đức An, tên là Trí Khải.

Lúc 18 tuổi, sư xuất gia tu tại chùa Quả Nguyện, Tương Châu. Sau đó sư đến núi Đại Tô ở Quảng Châu theo ngài Tuệ Tư tu tập 4 hạnh An Lạc. Tại Kim Lăng sư lần lược giảng Kinh Pháp Hoa, luận Đại Trí Độ và xiển dương Thiền Pháp.

Năm Thái Kiến thứ 7, tức là năm 575, sư đến núi Thiên Thai, giảng Kinh Pháp Hoa, Tăng tục đến đó rất đông. Năm Khai Hoàng 11, 591 tây lịch, sư truyền giới Bồ Tát cho Tấn Vương Quảng, tức vua Tùy Dạng Đế sau nầy, ở Dương Châu, Vương ban cho sư hiệu là Trí Giả.

Tháng 11 năm Khai Hoàng 17, 579 TL, sư thị tịch, thọ 60 tuổi. Người đời gọi sư là Thiên Thai Đại Sư. Một đời xây dựng 36 ngôi chùa, viết được rất nhiều sách về kinh Phật, tạo được rất nhiều tôn tượng, độ trên 1000 vị tăng, 32 học sĩ được truyền nghiệp...

Trong số đệ tử của sư, các ngài Quán Đính, Trí Việt, Trí Tảo...là nỗi tiếng hơn cả.

Sư để lại các tác phẩm:

*Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền Nghĩa, 20 quyển.

*Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Văn Cú, 20 quyển.

*Duy Ma Kinh Lược Sớ, 10 quyển.

*Kim Quang Minh Kinh Văn Cú, 6 quyển.

*Nhân Vương Hộ Quốc Bát Nhã Kinh Sớ, 5 quyển.

*Bồ Tát Giới Nghĩa Sớ, 2 quyển.

*Ma Ha Chỉ Quán, 10 quyển.

Tham khảo: Tùy Thiên Thai Trí Giả Đại Sư Biệt Truyện. Đường Cao Tăng Truyện, Q. 17. Đại Đường Nội Điển Lục, Q. 10. Trí Khải. V.v...

2-5 PHÉP SÁM HỐI CỦA THIÊN THAI

Đó là chỉ cho 5 pháp môn mà hành giả tông Thiên Thai ngày đêm 6 thời tu tập để sám hối cầu diệt tội sinh phúc. Pháp tu nầy do ngài Trí Khải y cứ vào Kinh Di Lặc Vấn, Kinh Chiêm Sát, Kinh Phổ Hiền Quán...mà lập ra. Đó là:

a-SÁM HỐI

Phát lộ và hối cải các tội lỗi mà 3 nghiệp: Thân, Miệng, Ý đã tạo ra từ vô thủy đến nay.

b-KHUYẾN THỈNH

Khuyến thỉnh chư Phật trong 10 phương trụ lâu ở thế gian và thường chuyển bánh xe Pháp để cứu độ chúng sinh.

c-TÙY HỶ

Trừ bỏ các ý niệm ganh ghét, khen ngợi tất cả các thiện căn của mình mà người đã tu tập được.

d-HỒI HƯỚNG

Đem tất cả thiện căn của mình hồi hướng về Bồ Đề.

e-PHÁT NGUYỆN

Phát 4 thệ nguyện lớn để thể hiện 4 hạnh nói trên thành sự thật.

Năm Pháp trên đây đều là các Pháp hối tội diệt ác. Cho nên đều gọi là Hối Pháp. Tông Thiên Thai dùng 5 Pháp Sám Hối nói trên trợ duyên cho việc tu hành Pháp Hoa.

Theo Ma Ha Chỉ Quán quyển 7, phần cuối thì ngày đêm 6 thời phải tu 5 Pháp nầy. Sám Hối có năng lực phá được tội nghiệp đại ác. Khuyến Thỉnh phá được tội phỉ bán Pháp. Tùy Hỷ phá được tội ghen ghét. Hồi Hướng phá được tội chấp Sở Hửu, công đức có được không thể hạn lượng.

Tham khảo: Kinh Kim Quang Minh Hợp Bộ, Q. 2. Tu Sám Yếu Chỉ. Chỉ Quán Phụ Hành Truyền Hoằng Quyết, Q.7. Pháp Hoa Tam Muội Sám Nghi. Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo Kinh Hành Pháp. V.v...

XIX-NĂM THỜI THUYẾT GIÁO

Trí Giả đại sư dùng vị trí mặt trời chiếu soi muôn vật để chia Giáo Pháp trong một đời giáo hóa của Đức Phật thành 5 thời, gọi là Thiên Thai Năm Thời. Đó là:

1-THỜI HOA NGHIÊM

Lấy Kinh Hoa Nghiêm làm đề mục đặt cho thời kỳ nầy. Đầu tiên đức Như Lai nói Hoa Nghiêm cho nghững người mà căn cơ Đại Thừa đã thuần thục nghe, giống như mặt trời mới mọc trên núi cao ánh sáng tỏa ra khắp mọi nơi. Thời nầy nói về pháp giới vô tận, tính hải viên dung, không hữu đều hiển, sắc tâm đều nhập, lặng lẽ sâu thẳm trùm hải ấn, ví dụ Phật Trí, hiện cõi nước trên đầu lông. Dùng thời kinh nầy hóa độ hàng Bồ Tát Đại Thừa.

2-THỜI VƯỜN NAI

Thời kỳ nầy lấy tên Vườn Nai đặc tên cho thời giảng kinh tiếp theo của Đức Phật. Nghĩa là sau thời Hoa Nghiêm, Như Lai giảng nói Kinh A Hàm, như lúc mặt trời chiếu vào hang tối. Thời nầy, Như Lai vì hàng Tiểu Thừa đối với Đại Pháp Hoa Nghiêm như điếc, như mù, không nghe, không thấy cho nên ẩn đi đại hóa mà thi hành tiểu hóa. Nói pháp Tứ Đế, giảng nói Kinh A Hàm trong Vườn Nai.

3-THỜI PHƯƠNG ĐẲNG

 Thời kỳ Phật giảng Kinh Phương Đẳng. Phương là rộng lớn bao trùm khắp tất cả căn cơ. Đẳng là nói chung cả 4 Giáo: Tạng, Thông, Biệt Viên.

Sau thời Lộc Uyển, Như Lai giảng nói các Kinh Phương Đẳng như lúc mặt trời chiếu sáng trên đồng bằng. Tại Vườn Nai, Như Lai nói pháp Tiểu Thừa. Hàng Nhị Thừa mới hiểu chút ít đã cho là đủ. Như Lai bèn giả ra cư sĩ Duy Ma Cật để quở trách, khiến cho họ hổ thẹn Tiểu Thừa mà mến mộ Đại Pháp, cho nên giảng nói Kinh Duy Ma, Kinh Lăng Già ...

4-THỜI BÁT NHÃ

Y cứ vào tên Kinh mà định danh. Sau thời Phương Đẳng, Như Lai nói Kinh Bát Nhã. Như lúc mặt trời chiếu lúc 9-11 giờ. Tiểu Thừa đã bị chê trách, hồi tâm hướng Đại. Nhưng tính chấp vẫn chưa dứt liền. Như Lai bèn nói pháp Bát Nhã không tuệ để rửa sạch tính chấp ấy.

5-THỜI PHÁP HOA NIẾT BÀN

Y cứ vào tên Kinh để định danh. Sau thời Bát Nhã, Như Lai chính thức giảng nói Kinh Pháp Hoa và Niết Bàn, như mặt trời chiếu đúng ngọ. Ở 4 thời giáo trước, Như Lai đã điều phục các căn cơ thuần thục. Cho nên trong hội Linh Sơn Đức Như Lai giảng thuyết xứng tính khiến từ Quyền, tạm thời, vào Thực, chân thật. Rõ vọng tức chân, nói về tuổi thọ lâu dài, hiển bày sự xa thẳm của Chí Đạo. Thượng, Trung, Hạ Căn đều được thọ ký. Đây chính là lý do Đức Như Lai tuyên thuyết Kinh Pháp Hoa.

Tuy nhiên vẫn còn các căn cơ khác nên Đức Phật lại nói Kinh Niết Bàn để thu nhặc hết không bỏ sót.

Tham Khảo: Ngũ Thời Bát Giáo. V.v...

XX-TỪ LINH THỨU ĐẾN THIÊN THAI

1-NÚI LINH THỨU

Đức Phật đã giảng nói Kinh Pháp Hoa tại núi nầy. Núi Linh Thứu tiếng Sanscrit là Grdhrakũta. Tiếng Pãli là Gijjha-Kũta. Phiên Âm là Kỳ Xà Quật. Còn gọi là Linh Sơn, Thứu Phong, Linh Nhạc. Núi ở phía đông bắc thành Vương Xá, nước Ma Kiệt Đà, miền trung Ấn Độ.

Vì hình dáng núi nầy giống như đầu con chim Thứu và trong núi cũng có nhiều chim Thứu nên đặt tên là Linh Thứu.

Đức Như Lai từng giảng nói các kinh Đại Thừa như Kinh Pháp Hoa, v.v... tại núi nầy cho nên núi nầy đã trở thành Thánh Địa của Phật Giáo.

Theo nhà khảo cổ học người Anh là ông A. Cunningham căn cứ vào những ghi chép trong Đại Đường Tây Vực Ký và Cao Tăng Pháp Hiển Truyện mà đoán định vị trí núi nầy nằm ở Saila-giri phía đông nam Rajgir thuộc tiểu bang Behar.

Theo sự khảo sát gần đây cho biết thì ở giữa khoảng thành Vương Xá mới và thành Vương Xá cũ có một dãy núi chạy dài theo hướng đông. Phía Bắc dãy núi nầy có một ngọn núi cao vút hơn nghìn thước. Ở lưng chừng mặt nam ngọn núi nầy có một khoảng đất rộng độ 224 mét vuông. Trên có một cái nền nham thạch gọi là Chata-giri, đây chính là núi Linh Thứu, nơi mà Đức Phật xưa kia đã nhiều lần  giảng nói Diệu Pháp.

Vua Bimbisãra, nước Ma Kiệt Đà, sống đồng thời với Đức Phật, vì muốn nghe Đức Phật giảng nói Kinh Pháp nên ông đã thực hiện một công trình to lớn, làm con đường từ sườn núi lên đỉnh núi, lấp các hang cốc, xếp đá làm thành từng bậc, rộng hơn 10 bước, dài khoảng 3 cây số, đi lại rất dễ dàng. Trên đỉnh núi có một cái đài mà thuở xưa Đức Phật ngồi để thuyết pháp. Nhưng đến nay chỉ còn nền móng tường gạch màu hồng.

Ngoài ra còn có nhiều di tích như chỗ Đề Bà Đạt Đa lăn đá hại Phật. Thạch thất, nơi đức Phật và ngài Xá Lợi Phất cùng các vị Thanh Văn nhập định. Nơi ngài A Nan bị ma vương sách nhiễu. Nơi Đức Phật giảng thuyết Kinh Pháp Hoa, Kinh Đại Phẩm Bát Nhã, Kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương, Kinh Vô Lượng Thọ...

Tham khảo: Luận Đại Trí Độ, Q. 3. Đại Đường Tây Vực Ký, Q.9. Pháp Hoa Kinh Văn Cú, Q. 1. Huyền Ứng Âm Nghĩa, Q. 6, v.v... 

2-LINH SƠN HỘI THƯỢNG

Pháp hội trên núi Linh Thứu khi đức Phật thuyết pháp độ chúng đệ tử. Có hai thuyết:

a-PHÁP HỘI KINH PHÁP HOA

Trong Pháp Hoa Kinh Khoa Chú, in trong Vạn tục số 48, 355 hạ, viết: “Thuở xưa, đức Thế Tôn đã tuyên thuyết Kinh Diệu Pháp Liên Hoa trên hội Linh Sơn”.

b-HỘI LINH SƠN TRUYỀN PHÁP

Theo kinh Đại Phạm Thiên Vương Vấn Phật Quyết Nghi: Trên hội Linh Sơn đức Thích Ca cầm một hoa sen đưa lên trước đại chúng, Tôn Giả Ca Diếp nhìn và mỉm cười, đức Thế Tôn liền đem Chánh Pháp Nhãn Tạng Niết Bàn Diệu Tâm phó chúc cho Ngài. 

3-LINH SƠN TỊNH ĐỘ

Linh Thứu sơn là nơi đức Thích Ca giảng nói Kinh Pháp Hoa. Tức núi Linh Thứu là Tịnh Độ của Báo Thân đức Thích Tôn thường trụ.

Theo phẩm Như Lai Thọ Lượng trong Kinh Pháp Hoa, quyển 5, vì hóa độ chúng sinh nên đức Thích Ca phương tiện thị hiện Niết Bàn. Chứ thực ra Ngài không diệt độ mà thường ở trên núi Linh Thứu nói Pháp. Khi hỏa tai ở kiếp mạt nỗi lên, cả thế giới đều bị thiêu rụi. Chỉ có Tịnh Độ Linh Sơn là không hề hấn gì, vẫn thường trụ an ổn, người trời đông đảo.

Tham khản: Phẩm Như Lai Thọ Lượng trong kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương, Q. 1. Kinh Quán Phổ Hiền Bồ Tát Hành Pháp. Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Ưu Bà Đề Xá, Q. hạ. Pháp Hoa Huyền Luận, Q. 9. Pháp Hoa Văn Cú, Q. 10. V.v...

XXI-NÚI THIÊN THAI

Khi nghiên cứu về Kinh Pháp Hoa không thể không nói đến Tông Thiên Thai. Nói đến Tông Thiên Thai không thể không nhắc đến núi Thiên Thai.

Núi Thiên Thai còn có tên là Thai Nhạc, Thiên Thê sơn. Núi ở phía đông bắc dãy Phật Hà Lãnh Sơn, phủ Thai Châu nay là huyện Thiên Thai tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.

Hình thể núi như hoa sen 8 cánh úp xuống. Có 8 nhánh, 8 khe, thượng thai, trung thai, hạ thai. Giống như chòm sao Thai có 3 sao, vì thế gọi là Thiên Thai. Núi nầy do 8 ngọn hợp thành. Tức là các ngọn: Đồng Bách, Xích Thành, Bộc Bố, Phật Lũng, Hương Lô, La Hán, Đông Thương và Hoa Đính. Trong đó ngọn Hoa Đính cao 1136 mét, là ngọn cao nhất.

Theo truyền thuyết núi nầy tên cũ là Nam Nhạc. Con vua Linh Vương, vua nhà Chu là thái tử Tấn đến đây ở, sau khi chết hồn ông trở thành thần núi, báo mộng cho các quan tả hửu bảo đổi tên núi thành Thiên Thai Sơn.

Núi rất quanh co nhiều lớp, có các núi Chiêu Hiền, Kim Đôn..., các ngọn Trích Tinh, Ngọc Nữ..., các hang Bách Trượng, Sư Tử..., các động Lưu Nguyễn, Đơn Hà..., các khe Náo, Tú..., các đầm Huệ Trạch, Linh Trạch, Bách Trượng, các hồ Tuyền, Mặc... Còn có suối nước ngọt, suối Trí Giả, suối Tích Trượng, ao mực, ao phóng sinh, đá 500 La Hán... từ xưa đã rất nỗi tiếng.

Đây cũng là nơi ở ẩn của các đạo sĩ, ẩn sĩ như Ba Di, Thúc Tề, Bành Tông, Nguyễn Triệu, Hứa Mại, Cát Huyền, Cố Hoan, Diệp Pháp Thiện, Tư Mã Thừa Trinh, Lã Đồng Tân, Trương Tử Dương...

Tương truyền Phật Giáo được truyền đến núi nầy khoảng năm Xích Ô, 238 – 251, đời Ngô thời Tam Quốc, đầu tiên xây chùa Thanh Hóa, am Thúy Bình. Không bao lâu có các ngài Chi Độn, Vu Pháp Lan, Đàm Quang, Trúc Đàm Du...lần lược thành lập các chùa như chùa Thê Quang, chùa Ẩn Nhạc, chùa Trung Nham... Về sau ngài Pháp Thuận sáng lập chùa Bộc Bố, Tuệ Minh sáng lập chùa Ngọa Phật.

Tăng Hộ ở Thạch Thành phát nguyện tạo lập tượng Phật Di Lặc bằng đá. Các ngài Tăng Thục, Tăng Hựu nối tiếp sự nghiệp nầy và đến năm Thiên Giám 15, tức là năm 516 đời Lương thì tượng được hoàn thành.

Ngoài ra Trí Đạt sáng lập chùa Thê Thiền. Tôn giả Thiên Hoa xây chùa Khai Nghiêm. Tăng Hựu cất chùa Bạch Nham. Đến năm Thái Kiến thứ bảy, năm 575, đời Trần Tuyên Đế thuộc Nam Triều, Trí Khải dựng chùa Tu Thiền sau gọi là chùa Thiền Lâm ở ngọn Phật Lũng. Từ đó chùa Thiền Lâm trở thành Đạo tràng căn bản của Tông Thiên Thai.

Lúc về già Trí Khải được Tấn Vương, vua Dạng Đế nhà Tùy sau nầy, xây dựng Thiên Thai Sơn Tự để ngài an trụ và vào niên hiệu Đại Nghiệp năm đầu , năm 605, vua ban biển hiệu Quốc Thanh Tự. Lịch Đại tổ sư tông Thiên Thai đều trụ ở chùa nầy. Sau lại xây thêm chùa Bình Điền.

Năm Trinh Quán thứ 6, năm 632, đời Đường, ngài Quán đính nhập tịch ở chùa Quốc Thanh. Về sau có các ngài Trí Việt, Phổ Minh, Trí Uy...nối tiếp nhau trụ trì chùa nầy. Tương truyền rằng khi ngài Phong Cang trụ trì tại chùa Quốc Thanh thì ngài Thập Đắc làm Điển Tọa, lúc đó thi sĩ Hàn Sơn trụ trì ở hang Hàng Nham thường đến chùa nầy xin ăn, giao du rất thân mật với ngài Thập Đắc, làm hơn 300 bài thơ kệ. Sau các ngài Huyền Lãng, Trạm Nhiên kế tiếp nhau đến trụ ở chùa nầy.

Năm Kiến Trung thứ 3, năm 782, Trạm Nhiên thị tịch ở Đạo Tràng Phật Lũng, các đệ tử xây tháp thờ toàn thân xá lợi của ngài ở góc phía nam khu tháp của ngài Trí Khải. Năm Trinh Nguyên 20, năm 804, đời Đường, các vị tăng người Nhật Bản là Tối Trừng, Nghĩa Chân...đến thiền viện Trí Giả, chùa Chân Giác, theo học giáo pháp tông Thiên Thai với các ngài Đạo Thúy, Hành Mãn...sau khi về nước sáng lập tông Thiên Thai Nhật Bản.

Trong Pháp nạn Hội Xương, 841 – 846, Vũ Tông nhà Đường phá hoại Phật Giáo, phần lớn chùa tháp ở núi Thiên Thai bị phá hủy.

Thiền viện do sư Tối Trừng của Nhật Bản sáng lập trong chùa Thiền Lâm nơi sư đã học thiền với ngài Tiêu Nhiên từ năm 804 cũng đã bị hoang phế. Sau các ngài Viên Trân, Viên Giác đến Trung Quốc lưu học xây dựng lại thiền viện nầy và đặt tên là: “Thiên Thai Sơn Quốc Thanh Tự Nhật Bản Quốc Đại Đức Tăng Viện”. Các vị tăng Nhật Bản đến Trung Quốc du học phần nhiều thường lên chiêm bái núi Thiên Thai. Trong các năm Long Đức đời hậu Lương, các ngài Đức Thiều, Sư Uẩn trụ ở Vân Cư nhận sự qui y của Ngô Việt Vương và phục hưng lại các di tích cũ của ngài Trí Khải.

Từ cuối đời Đường về sau Thiền tông hưng thịnh. Cho nên các thiền tự ở núi Thiên Thai đặc biệt được xây cất rất nhiều. Vào thời Ngũ Đại các ngài Đức Thiều, Nghĩa Tịch phục hưng. Đến đời Tống các ngài Trí Lễ, Tuân Thức dời Trung Tâm của giáo học Thiên Thai đến núi Tứ Minh, Tây Hồ. Về sau, núi Thiên Thai dần suy vi.

Đời Nguyên có ngài Vô Kiến Tiên Đổ trụ ở núi Thiên Thai. Đời Minh thì có các ngài Đàm Ngạc, Tượng Tiên Chân Thỉnh, Dịch Am Như Thông, Nguyệt Đình Minh Đắc... trụ tại núi nầy. Nhưng đến khoảng các năm Hoằng Trị, Chính Đức đời Minh  thì giáo tích của tông Thiên Thai ở núi nầy hầu như đã suy diệt.

Trong núi Thiên Thai vốn có 72 ngôi chùa Phật. Đến khoảng năm Vạn Lịch đời Minh thì đã bị phá phân nữa, còn phân nữa. Hiện nay còn các chùa: Quốc Thanh, Cao Minh, Đại Phật, Hoa Đính, Thượng Phương Quảng, Hạ Phương Quảng, Vạn Niên, Bảo Tướng... Trong đó chùa Quốc Thanh là đạo tràng căn bản, các điện đường còn nguyên vẹn, nổi tiếng nhất.

Chùa Chân Giác là nơi an táng ngài Trí Khải. Trước tháp có 2 tòa tháp bằng đá hiệu là: “Định Tuệ Chân Thân Tháp Viện”. Chùa Cao Minh còn lưu giữ di tích ngài Trí Khải giảng Kinh Tịnh Danh, hiệu là Trí Giả U Khê Đạo Tràng.

Chùa Bảo Tướng cũng gọi là chùa Xích Thành, chùa Đại Phật là nơi ngài Trí Khải thị tịch. Thời Ngô Việt Vương, ngài Đức Thiều xây dựng điện đường hiệu là Bảo Quốc Hoa Nghiêm Viện, đến đời Tống mới đổi tên như hiện nay.

Trên đỉnh núi có ngôi tháp gạch gồm 7 tầng, cao 20 trượng do vương phi Nhạc Dương xây cất vào đời Lương, hiện nay chỉ còn 4 tầng. Ngoài ra còn 5 động là Phi Hà, Ngọc Kinh, Xan Hà, Hoa Dương và Tử Dương.

Tham khảo: Thiên Thai Tứ Giáo Nghi Tập Giải, Q. thượng. Lương Cao Tăng Truyện, Q. 11, 13, 14. Quốc Thanh Bách Lục, Q. 2, 3, 4. Tùy Thiên Thai Trí Giả Đại Sư Biệt Truyện. Thiên Thai Sơn Phương Ngoại Chí. Pháp Hoa Trì Nghiệm Ký, Q. thượng. Cổ Kim Đồ Thư Tập Thành Sơn Xuyên điển 121 – 126. Chức Phương Điển 995 – 1000, 1002. Thiên Thai Hà Tiêu, Q. 5, phần 4. China Phật Giáo sử Tích Binh Giải, Q. 4. V.v...

XXII-TÔNG THIÊN THAI

Tông nầy còn có những tên gọi khác như Pháp Hoa Tông, Thiên Thai Pháp Hoa Tông, Thai Tông, Viên Tông, Thai Gia.

Đây là một tông phái lớn của Phật Giáo Trung Quốc, lấy giáo chỉ Kinh Pháp Hoa làm nền tảng, do Đại sư Trí Khải trụ ở núi Thiên Thai sáng lập, là 1 trong 13 tông phái Phật Giáo tại Trung Quốc, 1 trong 8 tông của Phật Giáo Nhật Bản.

Ngài Trí Khải thờ thiền sư Tuệ Tư, 511 - 577, tại núi Nam Nhạc làm thầy, tu tập 3 loại pháp chỉ quán. Thiền sư Tuệ Tư kế thừa yếu chỉ “Nhất Tâm Tam Trí” nơi thiền sư Tuệ Văn đời Bắc Tề.

Theo Ma Ha Chỉ Quán quyển 1, phần đầu, thì thiền sư Tuệ Văn nương vào luận Đại Trí Độ mà tu được pháp Quán Tâm, lại nêu bài kệ Trung Luận làm nền tảng cho “Nhất Tâm Tam Quán” . Sau khi ngài Tuệ Tư học được pháp quán tâm ấy liền khai phát Tam Muội Pháp Hoa, soạn ra Pháp Hoa Kinh An Lạc Hành Nghi, Tùy Ý Tam Muội, Chư Pháp Vô Tránh Tam Pháp Môn...

Thời niên hiệu Thiên Gia năm đầu nhà Trần, năm 560, Trí Khải yết kiến thiền sư Tuệ Tư thọ học Tam Muội Pháp Hoa, 4 hạnh an lạc, đọc Kinh Pháp Hoa đến câu “Thị chân tinh tiến, thị danh chân pháp cúng dường” tức là tinh tiến chân thực, đó gọi là pháp cúng dường chân thực, liền bừng tỉnh tỏ ngộ. Sau sư đến chùa Ngõa Quan ở Kim Lăng dùng khai đề của Kinh Pháp Hoa để diễn giảng luận Đại Trí Độ, giải thích Thứ Đệ Thiền Môn.

Năm Thái Kiến thứ bảy, năm 575, Trí Khải đến núi Thiên Thai ở ẩn trong 10 năm. Sư soạn Pháp Hoa Huyền Nghĩa, Ma Ha Chỉ Quán và Pháp Hoa Văn Cú được gọi là “Thiên Thai Tam Đại Bộ”. Đầu đời Đường, sư đến chùa Ngọc Tuyền ở Kinh Châu giảng Pháp Hoa Huyền Nghĩa, thuyết Ma Ha Chỉ Quán. Cho nên tông Thiên Thai tuy tôn Bồ Tát Long Thọ là sơ Tổ, ngài Trí Khải là tổ thứ tư. Nhưng y cứ vào việc tập đại thành tư tưởng truyền thừa thì đúng ra ngài Trí Khải mới là tổ khai sáng của tông Thiên Thai.

Học trò của sư rất đông, đệ tử nối pháp thì có 32 vị. Trong đó ngài Quán Đính, 561 – 632, thờ đại sư Trí Khải hơn 20 năm, có khả năng nhận lãnh và truyền trì di giáo của Đại Sư. Quán Đính soạn Bát Đại Niết Bàn Kinh Huyền Nghĩa Cập Sớ, Quán Tâm Luận Sớ...vài mươi quyển, là tổ thứ hai. Truyền đến tổ thứ 3 Trí Uy, Tổ thứ 4 Tuệ Uy, Tổ thứ 5 Huyền Lãng. Tổ thứ 6 Trạm Nhiên, 711-782, vốn tu tập Thai Học hơn 20 năm. Sư mở rộng giáo pháp Thiên Thai, từng được sắc triệu của 3 vị vua như Huyền Tông...nhưng sư đều tạ từ. Sư chuyên việc soạn thuật và diễn giảng, được tôn xưng là Tổ trung hưng của tông Thiên Thai. Soạn phẩm của sư gồm hơn 20 bộ sách như Pháp Hoa Huyền Nghĩa Thích Tiêm, Pháp Hoa Văn Cú Ký, Chỉ Quán Phụ Hành Truyền Hoằng Quyết, Chỉ Quán Nghĩa Lệ, Kim Cương Ty...Sư đề xướng các nghĩa “Phi Tình Phật Tính”, “Vô Tình Hửu Tính”, chủ trương cây cỏ, gạch đá cũng có tính Phật.

Ngoài ra, sư còn dung hợp tư tưởng của tông nầy với thuyết của luận Đại Thừa Khởi Tín để xác lập nền tảng cho giáo học Thiên Thai đời tống. Đệ tử của sư có các vị Đạo Thúy, Hành Mãn, Nguyên Hạo, Đạo Xiêm, Minh Khoáng... Ngài Đạo Thúy lại truyền cho các vị Tông Dĩnh, Lương Tư.

Không bao lâu xảy ra pháp nạn Hội Xương và các cuộc chiến loạn ở cuối đời Đường, đầu thời Ngũ Đại kéo dài đã làm cho phần lớn sách vở chương sớ của tông Thiên Thai bị thất lạc. Do đó tông nầy dần dần rơi vào tình trạng suy vi.

Về sau có vị tăng nước Cao Li là ngài Đế Quán, đáp lời thỉnh cầu của Trung Ý vương nước Ngô Việt, mang một lượng lớn kinh sách Thiên Thai đến Trung Quốc, tông Thiên Thai nhờ đó dần dần được phục hưng.

Ngài Nghĩa Thông từ nước Cao Li đến thờ Tổ Nghĩa Tịch thứ 12 của tông Thiên Thai làm thầy, hoằng dương giáo quán, đó là Tổ thứ 13. Học trò của sư Nghĩa Thông có các vị Tứ Minh Tri Lễ, 960-1028, Từ Vân Tuân Thức... Tri Lễ soạn Chỉ Yếu Sao, Diệu Tông Sao, cùng với hệ thống Tuân Thức đều cùng phái Thiên Thai Sơn gia. Một vị đệ tử khác của Nghĩa Tịch là Từ Quang Chí Nhân truyền xuống cho Ngô Ân, Nguyên Thanh, Hồng Mẫn, Cô Sơn Trí Viên, 976-1022, Phạm Thiên Khánh Chiêu, 963-1017...Hệ thống nầy gọi là phái Sơn Ngoại.

Cuộc tranh luận giữa hai phái Sơn Gia và Sơn Ngoại bắt nguồn từ vấn đề chơn, ngụy liên qua đến quảng bản “Kim Quang Minh Huyền Nghĩa” của đại sư Trí Khải. Từ đó dần diễn biến thành cuộc tranh luận đối lập giữa Duy Tâm Luận và Thực Tướng Luận. Trí Lễ thuộc phái Sơn Gia từng đối lại với thuyết “Chân Tâm Quán” của Ngô Ân thuộc phái Sơn Ngoại mà soạn “Phù Tông Thích Nạn” đề xướng thuyết “Vọng Tâm Quán” đã làm cho cuộc luận chiến giữa hai phái kéo dài đến 40 năm.

Về phái Sơn Ngoại, học trò Khánh Chiêu có các vị Hàm Nhuận, Kế Tề... tiếp nối. Học thuyết của phái Sơn Ngoại thường bị chê trách là không thuần túy cho nên chẳng bao lâu bị suy vi. Pháp hệ của Tứ Minh Tri Lễ thuộc phái Sơn Gia thì rất phồn thịnh. Có 3 vị đệ tử là Quảng Trí Thượng Hiền, Thần Chiếu Bản Như và Nam Bình Phạm Trăn được gọi là “Tứ Minh Tam Gia”.

Đến đời Nguyên thì thế lực tông Thiên Thai quá suy yếu khó vực dậy được. Sang đời Minh có U Khê, Truyền Đăng, Chân Giác... mở rộng Sơn Gia Chính Tông. Đến Ngẫu Ích Trí Húc, 1599-1655, thì viện dẫn Duy Thức, yếu chỉ Thiền Tông để hổ trợ cho việc phát huy Giáo Quán Thiên Thai. Nhưng cũng vì đề xướng thuyết Tính Tướng Dung Hợp, Thiền Tịnh Nhất Trí mà tự rước lấy vận suy.

Tông Thiên Thai Nhật Bản thì tôn Truyền Giáo Đại Sư Tối Trừng làm sơ Tổ. Sư từng đến Trung Quốc vào đời Đường thụ pháp nơi các vị đệ tử của Trạm Nhiên như Đạo Thúy, Hành Mãn...Sau khi trở về Nhật Bản sư khai sáng yếu chỉ nhất trí giữa 4 tông: Viên Giáo, Thiền, Viên Giới và Mật Giáo ở núi Tỷ Duệ, khác với tông Thiên Thai của Trung Quốc. Đệ tử của Tối Trừng là sư Viên Nhân và đệ tử của Nghĩa Chân là sư Viên Trân cũng lần lược đến Trung Quốc vào đời Đường thờ các ngài Tông Dĩnh, Lương Tư làm thầy, học giáo pháp Thiên Thai, lại còn thụ học các pháp bí yếu của ba bộ Kim, Thai, Đại Pháp Tô Tất Địa và các kinh quĩ tân dịch làm cho giáo học Mật Giáo Thiên Thai được phát triển phổ biến.

Đến thời An Nhiên thì tông Thiên Thai của Nhật Bản đã được Mật Giáo Hóa một cách cực đoan. Từ Nghĩa Chân về sau, vị tọa chủ Thiên Thai thống trị một tông. Nhưng đến Viên Nhân, Viên Trân trở đi thì pháp hệ tách ra làm hai. Đồ  chúng của Viên Trân đi ra khỏi núi Tỷ Duệ, trụ ở chùa Viên Thành, chùa Tam Tỉnh, gọi là Tự Môn, núi Tỷ Duệ gọi là Sơn Môn. Sơn Môn đến thời Lương Nguyên, Giáo Học lấy Viên Giáo sẵn có làm Tông Chĩ, các đệ tử ưu tú xuất sắc rất đông và thế lực tông nầy nổi lên khá mạnh. Đệ tử ngài Lương Nguyên là Nguyên Tín thì cổ xúy tư tưởng Tịnh Độ, lập ra dòng Huệ Tâm. Một vị đệ tử khác là Giác Vận thì lập dòng Đàn Na, gọi chung là “Huệ Đàn Nhị Lưu”, hai dòng Huệ – Đàn.

Cọng chung hệ thống Thai Mật, Mật Giáo thuộc Tông Thiên Thai, đến đời sau, có tất cả 13 dòng phái thuộc tông Thiên Thai. Đến cuối thời kỳ Bình An về sau thì các dòng phái thuộc tông Thiên Thai nói trên dần dần xem trọng khẩu truyền. Do đó sinh ra chủ trương “Khẩu Truyền Pháp Môn”. Trái lại, phương diện giáo học thì dần dần suy vy.

Ngoài ra sự vùng dậy của tăng binh, sự tranh cướp của chính quyền, cọng với việc đốt phá của Chức Điền Tín Trường...đều đã gốp phần đưa núi Tỷ Duệ đến thời sụp đổ.

Cho mãi đến thời đại Giang Hộ, núi Đông Duệ, Núi Nhật Quang lần lược được khai sáng mới phục hồi được sự hưng thịnh như xưa. Lại nhờ Mạc Phủ đương thời khuyến khích việc học vấn nên giáo học cũng dần phục hưng. Hiện nay có các tông phái như: Tông Thiên Thai, chùa Diên Lịch núi Tỷ Duệ; tông Thiên Thai Tự Môn, chùa Viên Thành; tông Thiên Thai Chân Thịnh, chùa Tây Giáo...

Giáo nghĩa của tông Thiên Thai có thể lược chia ra các khoa: Tam Đế Viên Dung, Nhất Niệm Tam Thiên, Nhất Tâm Tam Quán, Lục Tức...Tông nầy lại dùng 5 Thời 8 Giáo để phán thích Thánh Giáo một đời của Đức Phật.

Kể từ đời Dân Quốc, 1912, về sau, Thiên Thai Học được phục hưng nhờ sự nổ lực của Đại Sư Đế Nhàn, 1858 – 1932, ngài sáng lập Quán Tông Nghiên Cứu Xã, chuyên môn giáo dục người học Thiên Thai. Nhân tài xuất hiện rất nhiều như các vị tôn túc: Nhân Sơn, Thường Tỉnh, Bảo Tĩnh, Tĩnh Tu, Đàm Hư, Thiên Định, Khả Đoan...

Tham khảo: Phật Tổ Thống Ký, Q. 5 – 22. Thiên Thai Cửu Tổ Truyện. Thiên Thai Sơn Phương Ngoại Chí. Bát Tông Cương Yếu, Q. hạ. Ngũ Giáo Chương Thông Lộ Ký, Q. 12. Sơn Gia Sơn Ngoại. Ngũ Thời Bát Giáo. Thai Mật. Tam Đế. Nhất Niệm Tam Thiên. Nhất Tâm Tam Quán. Lục Tức. V.v...     

 

Lâm Như-Tạng

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]