Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

21. Kinh Đế Thích Sở Vấn

17/05/202014:04(Xem: 2482)
21. Kinh Đế Thích Sở Vấn

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRƯỜNG BỘ KINH
(Dìgha Nikàya)
Tập II
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli
Chuyển thể Thơ: Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
NHÀ XUẤT BẢN PHƯƠNG ĐÔNG PL. 2555 - DL 2010


21.  Kinh

ĐẾ THÍCH SỞ VẤN

( Sakka Panha-sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

1.        Một thời, đức Thế Tôn du hóa

          Vương Xá thành – Rá-Chá-Ga-Ha  (1)

              Thuộc vương quốc Ma-Kiệt-Đà  (1)

       Hay tên chính Ma-Ga-Tha (1) cũng là

          Làng Bàn-môn Am-Ba-Sanh-Đá  (2)

          Trên núi Vê-Đi-Dá  (Tỳ-Đà ) (3)

              Trong hang Inh-Đá-Sa-La  (4)

       Thuộc về phía bắc, không xa ngôi làng.

 

          Lúc bấy giờ Thiên-hoàng Sắc-Ká  (5)

        (Tức Đế Thích) vua cả Chư Thiên

              Đao-Lợi – Tam thập tam thiên,

       Khởi tâm náo nức muốn liền cung chiêm

          Đức Thế Tôn tịnh nghiêm tôn quý

          Rồi Thiên Chúa suy nghĩ, băn khoăn :

            “ Nay đấng Thầy cả Thiên, Nhân

       Chánh Đẳng Chánh Giác hiện thân nơi nào ? ”.

      

          Với thiên nhãn thanh cao, ngài thấy

          Đức Thế Tôn ở tại phía đông

    _______________________________

(1) : Thành Vưong Xá – Ràjagaha  , nước Magadha (Ma-Kiệt-Đà).

(2) : Làng Bà-la-môn Ambasanda (Am-bà-la) .

(3) : Núi Vediya – Tỳ-Đà Sơn .(4) : Hang Indasàla (Nhơn-đà-sa-la)

(5) : Cõi trời Dục-giới  Tàvatimsà  –  Đao Lợi  hay cõi trời   Tam

       thập  tam thiên ( cõi trời Ba mươi ba )  do vị Thiên Chủ Sakka 

     Deva Indra ( Thích-Đề-Hoàn-Nhân  hay  Đế-Thích ) chủ quản .

Trường Bộ - (T. 2) Kinh 21 : ĐẾ THÍCH SỞ VẤN  * MLH  –  372

 

              Thành Vương Xá, làng Bàn-môn

       Núi Vê-Đi-Dá gần thôn làng này

          Trong hang đây : Inh-Đa-Sa-Lá.

 

          Thấy như vậy, Sắc-Ká Chúa Trời

              Nói với chư Thiên cõi trời                   

       Băm Ba – Đao-Lợi, với lời hân hoan :

 

     – “ Này quý vị ! Phật đang du hóa 

          Thành Vương Xá, xứ Ma-Ga-Tha

              Hang núi Inh-Đa-Sa-La

       Chỗ Ngài trú ngụ không xa ngôi làng.

          Vậy chúng ta hãy sang chiêm ngưỡng

          Đức Thế Tôn vô lượng Trí Bi ”.

 

          – “ Xin vâng ! Chúng tôi thuận tùy

       Mong an lành đến cho vì Thiên Vương ”.

 

2.        Rồi Thiên vương cho vời Ngũ Kế

          Tên thường kể : Banh-Chá-Sí-Kha  (1)

              Con của vị Ganh-Tháp-Ba  (2)

       Nói rằng : “ Nay đức Phật Đà trú an

          Tại trong hang Inh-Đa-Sa-Lá

          Thành Vương Xá xứ Ma-Ga-Tha

              Vậy khanh hãy cùng theo ta

       Đến nơi chiêm ngưỡng Phật Đà Trí Bi ”.

 

    – “ Con sẽ đi theo ngài đến lễ ”.

 

          Đoạn Ngũ Kế cầm lấy cây đàn

              Bằng gỗ Bê-lu-va vàng

       Đi theo Thiên Chúa cùng hàng chư Thiên.    

          Rồi an nhiên như người lực sĩ

    _______________________________

  (1) :  Pancasikha – Ngũ Kế .      (2) : Gandhabba - Càn-Thát-Bà :

 Là những nhạc công cõi trời , chuyên tấu nhạc phục vụ chư Thiên .

Trường Bộ - (T. 2) Kinh 21 : ĐẾ THÍCH SỞ VẤN  * MLH  –  373

 

          Duỗi cánh tay hay chỉ co tay

              Cung trời Đao Lợi biến ngay  

       Hiện ra trên núi tỏa đầy hào quang.

       

3.        Lúc bấy giờ , ngôi làng Phạm-chí

          Dân chúng đang yên nghỉ đêm qua

              Bỗng thấy rực sáng núi xa

       Khắp làng cũng thấy chói lòa sáng trưng.

          Hiện tượng ấy bỗng dưng thấy được,

          Dân lo sợ, dựng ngược tóc lông,

              Nói rằng : “ Cơ sự không xong !

       Tỳ-Đà Sơn đã cháy không thể ngờ

          Lửa đỏ rực làm mờ cả núi,

          Làng này cũng tàn lụi mất rồi !

              Lửa cháy sáng chói khắp nơi

       Nhà cửa, của cải đi đời rồi đây ! ”.

 

4.       Đứng trên núi, rồi ngài Thiên Đế

          Bảo Ngũ Kế, con Càn-Thát-Bà :

       

          – “ Này khanh Banh-Chá-Si-Kha !  

       Chư Thiên khó để người ta đến gần

          Khó lại gần Thế Tôn, Thánh chúng

          Vì các ngài hiện cũng nhập thiền

              Hoan hỷ, an lạc trong thiền

       Điều ấy cần đến tịnh yên đạo tràng.

       

          Vậy khanh hãy gảy đàn tuyệt diệu

          Khiến Phật hiểu hiện diện chúng ta

              Và Ngài hoan hỷ, an hòa

       Chúng ta mới đến để ra mắt Ngài,

          Bậc Thế Tôn đủ đầy bi trí

          Chánh Đẳng Giác tôn quý cõi đời ”.

 

Trường Bộ - (T. 2) Kinh 21 : ĐẾ THÍCH SỞ VẤN  * MLH  –  374

 

          – “ Xin vâng Thiên chủ Cung Trời

       Cầu mong an lạc, thảnh thơi đến ngài ”.

 

          Rồi Ngũ Kế đến ngay đường cuối

          Trước hang núi Inh-Đá-Sa-La

              Đứng lại một bên, nghĩ là :               

   “ Nơi đây là chỗ không xa, không gần 

          Để bậc Thầy Thiên Nhân nghe được

          Tiếng đàn hát phía trước của ta ”.

 

              Thế rồi Banh-Chá-Si-Kha

       Ngũ Kế – con Càn-Thát-Bà cõi Thiên

          Gảy đàn cầm và liền cất tiếng

          Giọng điêu luyện, hát với kệ ngôn

              Liên hệ đến đức Thế Tôn

       Đến Pháp, đến chúng Sa-môn Thánh hiền,

          Cũng liên hệ tương duyên Ái dục

          Vì cũng là một khúc tình ca :

 

5.   “ Su-Ri-Da Vát-Cha-Sa !

        Hỡi người yêu quý ngọc ngà ôn nhu

        Ta đảnh lễ Tim-Ba-Ru

        Cha nàng ; mong được thiên thu một nhà

        Ông là vua Càn-Thát-Bà

        Đã sinh thiện nữ tinh hoa là nàng.      

 

        Nàng là gió mát mơn man

        Là nguồn hạnh phúc vô vàn của ta

        Nước cho kẻ khát đường xa

        Nàng chính là bản tình ca tuyệt vời

        Như Pháp siêu việt sáng ngời

        Cho vị Ứng Cúng mọi thời dựa nương

        Như thuốc cho kẻ bệnh vương

Trường Bộ - (T. 2) Kinh 21 : ĐẾ THÍCH SỞ VẤN  * MLH  –  375

 

        Đồ ăn cho kẻ đói thường cầu mong.

 

        Thiên nữ với nước tịnh trong

        Hãy dập tắt lửa tình nồng quá yêu 

        Như voi bị nắng đốt thiêu

        Đầm mình hồ nước mát, nhiều đóa sen

        Có nhiều cánh sen, nhụy sen

        Cũng vậy, ta muốn nhiều phen đắm chìm

        Vào ngực nàng, cạnh trái tim

        Như voi bị xích, cố tìm thoát xa 

        Hất móc câu, gậy nhọn ra

        Ta điên vì ngực thơm hoa của nàng

        Hành động ta loạn, điên càn

        Tâm ta đã bị trói ngang tình trường

        Tiến tới thì thật vô phương

        Thối lui cũng chẳng có đường để sang

        Như cá mắc câu vội vàng  

        Nàng hãy choàng cánh tay nàng ôm ta !

        Ánh mắt diu hiền nhìn ta

        Hãy ghì chặt lấy thân ta trong nàng.

 

        Thiện nữ ! Ta van xin nàng !

        Suối tóc nàng mượt như làn suối tiên

        Ái dục ta tăng bội liền

        Nhiều như đồ chúng hiện tiền Thánh Tăng

        Bao nhiêu công đức thực hành

        Dâng lên La-Hán tịnh thanh phước điền. 

 

        Ôi nàng kiều nữ như tiên !

        Nàng là quả của phước duyên ta làm

        Như vị Thích tử thiện lành

        Thiền tu giác tĩnh thực hành nhất tâm

        Đạo bất tử quyết cầu tầm

Trường Bộ - (T. 2) Kinh 21 : ĐẾ THÍCH SỞ VẤN  * MLH  –  376

 

        Giống vậy, ta cũng thành tâm cầu nàng.

        Như người tu đạo hân hoan

        Bồ đề tối thượng vô vàn, chứng ngôi

        Ta cũng sung sướng vô hồi

        Được hòa nhập một, không rời ra xa.

 

        Nếu ngài Thiên Chúa Sắc-Ka

        Cho ta ước nguyện, thì ta ước nàng

        Vì ta đã quá yêu nàng

        Sa-la sinh quả, sau mang ra trồng

        Vì sinh được khách má hồng

        Ta xin đảnh lễ ân công cha nàng ”.

 

6.       Đức Thế Tôn nghe vang vọng tới

          Liền nói với Banh-Chá-Si-Kha

              Con của vị Ganh-Tháp-Ba :

 

  – “ Ngũ Kế ! Giọng khéo hòa ca với đàn

          Huyền âm đàn, giọng ca hòa điệu

          Ai thâm hiểu, nhận xét ngay là :

              Tiếng đàn không át giọng ca

       Giọng ca không át ngân nga tiếng đàn.

          Này Ngũ Kế ! Để đàn và hát

          Ngươi học đâu về các kệ này

              Liên hệ Phật, Pháp, Tăng đây

       Liên hệ ái dục, trình bày vừa qua ? ”.

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Số là lúc trước

          Lúc Thế Tôn đang vượt gian truân

              U-Ru-Vê-Lá (1) khu rừng

       Nê-Ranh-Cha-Rá (2) sông từng lưu danh

    _______________________________

  () : Khổ Hạnh Lâm  Uruvela  ( Ưu-lâu-tần-loa ).

  (2) : Sông Neranjara  ( Ni-Liên-thuyền ).

Trường Bộ - (T. 2) Kinh 21 : ĐẾ THÍCH SỞ VẤN  * MLH  –  377

 

          Dưới cây lành A-Cha-Pa-Lá  (1)

         (Cội bồ đề) và đã đạt thành

              Chánh Đẳng Chánh Giác tịnh thanh

       Bậc Vô Thượng Sĩ trọn lành, Thế Tôn.

 

          Lúc ấy con đang yêu điên dại

          Người con gái của Tím-Bá-Ru  (2)

              Vua Càn-Thát-Bà toàn chu

       Phách-Đa (3), tên gọi ôn nhu của nàng

          Với biệt hiệu dịu dàng như nhạc

          Là Su-Ri-Dá Vát-Cha-Sa  (3)

              Nhưng nàng lại yêu người ta

       Chàng Si-Khách-Thí (4), con đà có nghe

          Ma-Ta-Li (4) đánh xe thiên giới

          Được biết tới là thân phụ chàng. 

 

              Không có phương tiện gặp nàng

       Cũng không còn cách cùng nàng kết duyên

          Nên con liền cầm đàn sẵn có

          Bê-lu-va (5) loại gỗ màu vàng

              Gảy đàn tại trước nhà nàng

       Hát lên bài kệ nhẹ nhàng như kinh

          Ý liên hệ  cao minh Phật, Pháp

          Đến Thánh Tăng ; lại hạp ái tình.

 

7.            Bạch đức Thế Tôn ! Tự mình

       Con đã đàn hát tự tình kệ ngôn

          Y như lời Thế Tôn vừa mới

          Nghe con tới đàn hát trước hang

              Làm ồn tịnh địa đạo tràng

    _______________________________

  (1) : Cây Ajapàla – nigrodha .   (2) : Timbaru .

  (3) : Nàng Bhaddhà Suriya Vaccasà .

  (4) : Sikhaddhi  con của Màtali .  (5) : Gỗ vàng Beluva .

Trường Bộ - (T. 2) Kinh 21 : ĐẾ THÍCH SỞ VẤN  * MLH  –  378

 

       Xin Ngài thứ lỗi mọi đàng cho con.         

 

          Con xin tiếp : Khi nàng nghe thế

          Nàng nhỏ nhẹ nói để con nghe :

           “ Này Hiền-giả ! Tôi chưa hề

       Thấy được sắc tướng quý về Thế Tôn 

          Nhưng có nghe Thế Tôn danh tiếng

          Khi đến múa tại Thiện Pháp Đường.

              Vì Hiền giả đã tán dương

       Thế Tôn cùng Pháp vô lường siêu minh

          Vậy chúng mình hôm nay gặp mặt ”.

 

          Bạch Thế Tôn ! Quả thật sau này

              Con có gặp được nàng đây

       Không phải hôm ấy, vài ngày về sau ”.

 

          Vị đứng đầu Thiên tầng cõi giới

          Trời Đao Lợi – Tam thập tam thiên

              Thiên Chúa Sắc-Ká uy quyền

       Suy nghĩ về sự đang liền xảy ra :

 

        ‘ Nay Banh-Chá-Si-Kha – Ngũ Kế

          Đang kể lể với Phật hân hoan

              Thế Tôn cũng đối với chàng

       Hoan hỷ nói chuyện hoàn toàn tự nhiên ’.

 

          Rồi Thiên Chúa cõi Thiên Sắc-Ká

          Nói với chàng Banh-Chá-Si-Kha :

 

          – “ Này  khanh ! Hãy thay mặt ta  

       Chí thành đảnh lễ Phật Đà Thế Tôn

          Và nói : ‘Bạch Thế Tôn cao cả !

          Vua Đế Thích với cả đình thần

              Cùng các thuộc hạ thiên tầng

       Cúi đầu sát đất dưới chân Phật Đà’.

Trường Bộ - (T. 2) Kinh 21 : ĐẾ THÍCH SỞ VẤN  * MLH  –  379

 

          Ngũ Kế đã vâng qua lời dạy,

          Bạch với Phật điều đấy rõ ràng

              Thế Tôn an nhiên nói rằng :

 

 – “ Mong cho Thiên Chủ càng tăng phúc lành.

          Các đình thần cùng hàng thuộc hạ

          Mong tất cả đều được an hòa

              Chư Thiên, loài người, Na-Ga,

       A-Tu-La, Càn-Thát-Bà - đều mong

          Đều ao ước vừa lòng, hạnh phúc

          Khắp chúng sinh tiếp tục cầu tìm

              Những điều hạnh phúc cổ kim

       Cầu mong tất cả đạt niềm ước mong ”.

 

          Chư Như Lai cũng đồng một cách

          Để chào đón thượng khách chư Thiên

              Biết ý, Sắc-Ká Đế Thiên

       Bước vào hang núi trước tiên, sáng lòa

          Hang Inh-Đá-Sa-La hẹp chật

          Đảnh lễ Phật và đứng một bên

 

              Chư Thiên Tam thập tam Thiên

       Cùng với Ngũ Kế cũng liền vào trong

          Đảnh lễ Phật vừa xong, đứng kế.  

          Lúc ấy nhờ uy thế vô biên

              Thần lực Thiên Chúa & chư Thiên

       Hang được mở rộng, nền liền phẳng phiu

          Ánh hào quang muôn chiều sáng rực.

          Thế Tôn nói với bậc Chúa Trời :

 

          – “ Thật là hy hữu, tuyệt vời !

       Thật là kỳ diệu đồng thời xảy ra.

          Đại Đức Kô-Si-Da (1), Thiên chủ !  

 

    _____________________   (1) :  Xem chú thích trang kế .  

Trường Bộ - (T. 2) Kinh 21 : ĐẾ THÍCH SỞ VẤN  * MLH  –  380

 

          Tuy có nhiều nhiệm vụ phải lo

              Có nhiều trọng trách nhỏ to

       Mà vẫn đến được, khiến cho huy hoàng,

        ( Làm sáng chói trong hang tăm tối

          Với đại chúng câu hội thật đông ) ”.

 

          – “ Bạch Thế Tôn ! Con ước mong

       Được đến yết kiến Thế Tôn bao lần

          Nhưng từ lâu bị ngăn trở mãi

          Vì công việc ở tại Thiên cung.

 

              Kính bạch Thế Tôn Đại Hùng !

       Một thời Ngài đã trú cùng Chư Tăng

          Sa-Vách-Thí (2) tức thành Xá Vệ

          Sa-La-La (2) thất, kế thành này.

 

10.           Con đã đi đến nơi đây

       Nhưng thật đáng tiếc, gặp ngay trái thời

          Ngài nhập định tại nơi tịnh thất

          Đang hầu Phật, có vị nương nương

              Phun-Cha-Ti (3), vợ Thiên Vương

       Vết-Sa-Vá-Ná (3) tức Tỳ-Sa-Môn.

            Con ôn tồn nói cùng người nữ :

 

      – “ Này Hiền tỷ ! Xin thứ lỗi ta,

              Thay ta đảnh lễ Phật Đà

       Đình thần, quyến thuộc của ta cũng đồng ”.

 

    – “ Thưa Thiên chủ ! Thật không phải lúc   

          Để yết kiến thoát tục Phật Đà

    _______________________________

(1) : Kosiya  ( có lẽ là tên tiền kiếp của vị Đế Thích , là một vị Tỷ

    Kheo tu hành công đức , được tái sinh làm Vua Trời Đao Lợi ).           

(2) : Tịnh thất ( cốc ) tên Salala  tại thành Sàvatthi ( Xá-Vệ ) .

(3) : Bhunjàti - vợ của Tỳ-Sa-Môn Thiên Vương (Vessavana ).

Trường Bộ - (T. 2) Kinh 21 : ĐẾ THÍCH SỞ VẤN  * MLH  –  381

 

              Ngài đang nhập định thiền-na

       Cần sự vắng lặng, tránh xa ồn ào ”.

 

     – ‘ Đức Thế Tôn khi nào xuất định,  

          Xin Hiền-tỷ thay chính chúng ta

              Chí thành đảnh lễ Phật Đà

       Cúi đầu sát đất, thiết tha chí thành ”.

   

          Sau khi nhắn, con đành rời khỏi

          Không biết bà có nói hay không ?

              Có thay con lễ hết lòng ? ”.

 

 – “ Sắc-Ka Thiên chủ ! Chính trong giao thời

          Ngài vừa rời thì Ta xuất định

          Vì nghe chính tiếng bánh xe ngài

              Phun-Cha-Ti đã trình bày

       Những lời ngài nhắn, nói ngay tức thời ”.

 

11. – “ Bạch Thế Tôn ! Cung trời Đao Lợi 

          Trước khi con sinh tới nơi này

              Có nhiều Chư Thiên ở đây

       Họ đã sinh trước, đủ đầy phước duyên

          Chính con nghe chư Thiên ấy nói :

 

         ‘Phật xuất hiện tại cõi nhân gian

              Chánh Đẳng Chánh Giác hoàn toàn

       Đại A-La-Hán – đạo vàng truyền ra

          Thì Thiên giới trải qua hưng thịnh

          A-Tu-La nhất định suy vong’.

 

              Bạch Thế Tôn ! Khi nghe xong

       Con đã suy nghĩ đục trong tinh tường

          Thì thấy rõ một đường, xác chứng

          Nhận xét trên rất đúng, sâu xa

 

              Như trường hợp Gô-Pí-Ka  (1)

Trường Bộ - (T. 2) Kinh 21 : ĐẾ THÍCH SỞ VẤN  * MLH  –  382

 

       Ca-Tỳ-La-Vệ sinh ra nơi này

          Tin Tam Bảo sâu dày, cung kính

          Giữ giới luật thanh tịnh, nghiêm minh

              Nàng Thích nữ này bình sinh

       Loại bỏ tâm niệm linh tinh đàn bà

          Niệm đàn ông trải qua tu tập,

          Khi thân hoại, sinh gấp cõi trời

              Tam thập tam thiên thảnh thơi

       Làm con Đế Thích, vua trời Băm Ba

          Thiên tử Gô-Pá-Ka (1) tên gọi

          Sống an lành một cõi đủ đầy.

 

              Bạch Thế Tôn ! Cõi trời này

       Ba Tỷ Kheo nọ trước đây tu hành

          Với phạm hạnh không thanh tịnh mấy

          Khi mạng chung đưa đẩy sinh qua

              Hạ đẳng giới Càn-Thát-Bà

       Họ sống ngụp lặn xa hoa cõi này

          Năm món dục mê say thụ hưởng

          Thường sung sướng được hầu chúng con

              Phục vụ đàn hát nỉ non.

 

       Gô-Pá-Ká lúc đang còn trong cung

          Trách la họ vô cùng nghiêm khắc :

         ‘Các ngươi thật không biết hổ ngươi

              Khi còn sống ở trên đời

       Tu hành theo đấng tuyệt vời Thế Tôn

          Lại giải đải, không dồn nỗ lực

          Để tu hành thành thực, tinh cần

              Phải làm Càn-Thát-Bà thân

       Thuộc hàng hạ đẳng ; muôn phần đáng chê

    _______________________________

  (1) : Tín nữ Gopikà  tái sinh làm Thiên tử Gopakà .      

Trường Bộ - (T. 2) Kinh 21 : ĐẾ THÍCH SỞ VẤN  * MLH  –  383

 

          Mà các ngươi không hề ân hận

          Thật là điều chắc hẳn xấu xa !

              Chính ta xưa là đàn bà

       Một niềm tin kính Phật và Pháp, Tăng

          Phần giới luật ta hằng nghiêm giữ

          Ta lại tự tu tập trải qua

              Loại bỏ tâm niệm đàn bà

       Luôn luôn tâm niệm phải là đàn ông

          Mệnh tận xong, sinh ngay Thiên giới

          Làm con của Đao Lợi Chúa Trời’.

 

              Sau khi nghe rõ những lời

       Có tính khích lệ đồng thời trách la

          Hai vị Càn-Thát-Bà xấu hổ

          Chứng chánh niệm tại chỗ, sinh lên

              Làm vị phụ tá Phạm Thiên

       Một vị còn lại phan duyên lục trần

          Vẫn tiếp tục bản thân thụ hưởng

          Mọi dục lạc, chẳng ngượng thẹn chi ”.

 

12.  “ Đệ tử đấng Chánh Biến Tri

        Là bậc pháp nhãn uy nghi Phật-Đà

        Ta tên là Gô-Pá-Ka

        Tin tưởng, sùng kính Phật và Pháp, Tăng

        Tâm niệm hoan hỷ vô ngần

        Nhờ vào thiện pháp thánh chân Phật Đà

        Sinh làm con của Sắc-Ka

        Là Thiên Chúa Ba Mươi Ba cõi trời

        Hào quang thiên giới sáng ngời

        Gô-Pá-Ka chính tên trời của ta.

 

        Ta thấy Tỷ Kheo có ba

        Sinh hạ đẳng Càn-Thát-Bà, bê tha

Trường Bộ - (T. 2) Kinh 21 : ĐẾ THÍCH SỞ VẤN  * MLH  –  384

 

        Trước cũng đệ tử Phật Đà

        Vô Thượng Sĩ Gô-Ta-Ma cõi người

        Hành phạm hạnh nhưng dể duôi

        Phải sinh hạ phẩm, biếng lười vui chơi.          

 

     “ Trước kia sinh làm thân người

        Ta là phụ nữ, không dời quyết tâm

        Cúng dường vật dụng, thức ăn

        Cho Tỷ Kheo chúng ; có phần các ngươi

        Chỉ  vì giải đải biếng lười

        Các ngươi nay phải hầu nơi thiên đình

        Mắt các ngươi bị thông manh

        Không thấy được pháp tịnh thanh nhiệm mầu

        Chánh pháp phải tự hiểu sâu

        Nương bậc pháp nhãn trước sau dạy rành

        Nhờ vào chánh pháp thực hành

        Siêng tu theo Pháp trọn lành tịnh an

        Nay làm Thiên tử rỡ ràng

        Con đức Đế Thích, hào quang lực thần.

        Ta thật khó chịu muôn phần

        Thấy đồng môn lại chịu phần hạ sanh

        Không được hạ phẩm thượng sanh

        Càn-Thát-Bà phải quẩn quanh hầu Trời.

        Ta Cư-sĩ nữ cõi đời

        Các ngươi Phích-Khú (1), cũng thời đồng môn

        Cùng theo lời dạy Thế Tôn

        Ta nay nam tử, ngươi còn cầm ca ”.

 

        Bị Thiên tử Gô-Pá-Ka

        Khiển trách, chỉ trích thật là xấu xa

        Hai trong ba Càn-Thát-Bà

    _______________________________

  (1) : Bhikkhu , âm là Tỳ-Khưu hay Tỷ-Kheo , nghĩa là Khất sĩ .      

Trường Bộ - (T. 2) Kinh 21 : ĐẾ THÍCH SỞ VẤN  * MLH  –  385

 

        Cảm thấy hổ thẹn, trải qua ưu phiền

        Rồi đồng tự nguyện tinh chuyên

        Thăng tiến nỗ lực vượt lên an bài

        Không làm nô lệ cho ai

        Thực hành lời dạy của Ngài Thích Ca

        Nhờ pháp thanh tịnh, sáng lòa

        Tẩy sạch tâm uế, tránh xa dục tình

        Thấy nguy hiểm dục vọng sinh

        Dẫn đến đọa lạc, vô minh phủ quàng

        Như voi thoát giây buộc ràng

        Tam Thiên các vị hoàn toàn vượt qua

        Vứt bỏ dục-kiết-sử tà

        Triền phược khó vượt cũng đà vượt đi.

        Sắc-Ká, Ba-Cha-Bá-Ti  (1)

        Cùng với hội chúng uy nghi đang ngồi

        Tại Thiện Pháp Đường thảnh thơi

        Anh hùng ly dục cấu, rồi vượt lên

        Không còn lo ngại mình hèn

 

        Va-Sa-Va (1) giữa chúng bèn thấy ra

        Chúng sinh hạ phẩm Thát-Bà

        Nay Tam thiên đã vượt qua khỏi liền

        Nhờ suy tư lời ưu phiền

        Gô-Pá-Ka đã tùy duyên khích liền

        Nói với Va-Sa-Va Thiên :

      ‘ Đế Thích nhân giới hiện tiền trải qua   

        Là Đức Phật hiệu Thích Ca

        Chinh phục dục vọng mê tà lầm sai

        Ba Tỷ Kheo đệ tử Ngài

        Để cho thất niệm sinh lai Thát-Bà

    _______________________________

(1) : Sakka , Pajàpati  &  Vàsava , tên khác của Đế Thích .       

Trường Bộ - (T. 2) Kinh 21 : ĐẾ THÍCH SỞ VẤN  * MLH  –  386

 

        Hạ đẳng, thụ hưởng dục tà.

        Hai vị chánh niệm nhờ ta trách rầy,

        Một vị trong ba vị này

        Tiếp tục sa đọa, không rày đổi thay.

        Hai vị tỉnh ngộ hành ngay

        Hướng đến Chánh Giác vốn đầy tinh hoa

        Bỏ Thiên giới, nhập thiền-na

      ( Sinh làm phụ tá dưới tòa Phạm Thiên )

        Không thể nghi ngờ thắng duyên

        Hai vị chứng pháp, Phạm Thiên sinh liền.

 

        Chúng ta đảnh lễ Phật tiền

        Thích Ca Đại Giác an nhiên thường hằng

        Vượt khỏi bộc lưu trở ngăn

        Là giòng nước lũ dữ dằn cuốn trôi

        Diệt trừ nghi ngờ chơi vơi

        Bậc đã chiến thắng mọi nơi muôn loài

        Chứng pháp chân chính tại đây

        Tiến bước, thù thắng đạt ngay quả này

        Thắng vị hai vị đạt đây

        Sinh làm phụ tá cho ngài Phạm Thiên.

 

        Kính bạch Thế Tôn hiện tiền

        Con và thiện hữu đến liền rất đông

        Mong được chứng pháp viên thông

        Nếu Ngài cho phép thuận đồng chúng con

        Chúng con xin hỏi Thế Tôn

        Về những nghi vấn vẫn tồn lâu nay ”.

 

13.       Đức Thế Tôn điều này suy nghĩ :

        “ Từ lâu, vị Thiên Chúa Sắc-Ka 

              Sống đời trong sạch từ hòa

       Câu nào Đế Thích hỏi ta bây giờ

Trường Bộ - (T. 2) Kinh 21 : ĐẾ THÍCH SỞ VẤN  * MLH  –  387

 

          Cũng đem lại vô bờ lợi ích

          Không phải là vô ích, viễn vông                 

              Câu trả lời vốn chờ mong

       Sắc-Ka sẽ hiểu nằm lòng thật nhanh ”.

 

          Rồi Thế Tôn an lành nói kệ

          Với Đế Thích, chủ tể cõi trời :

 

     “ Va-Sa-Va, Chúa cõi Trời !

        Hãy hỏi, Ta sẽ trả lời suốt thông

        Điều ngươi thắc mắc trong lòng

        Ngươi sẽ thỏa mãn, không còn hoài nghi ! ”.

 

- II  -

 

 1.       Được Đức Phật từ bi cho phép               

          Thích-Đề-Hoàn-Nhơn đẹp lòng liền

              Nêu lên câu hỏi đầu tiên :

 

 – “ Bạch đức Điều Ngự ! Do nên cái gì 

          Do từ kiến-sử chi đã khiến

          Mà các loài quý, tiện, gần, xa

              Trời, Người lẫn A-Su-Ra

       Càn-Thát-Bà đến Na-Ga – loài rồng

          Tất cả loài ở trong Tam giới

          Đều ao ước sống với yêu thương

              Không thù hận, không đả thương

       Cũng không ác ý hại thường đến nhau.

 

          Nhưng sự thật không sao có được

          Họ đã sống trái ngược điều mong ? ”

 

          – “ Này Thiên Chúa ! Hãy hiểu thông :

       Xan tham, tật đố trong lòng thậm đa

          Khiến Trời, Người, Na-Ga, loài khác

Trường Bộ - (T. 2) Kinh 21 : ĐẾ THÍCH SỞ VẤN  * MLH  –  388

 

          A-Tu-La, Càn-Thát-Bà  thường

              Ác ý, thù hận, đả thương

       Sống với nhau chỉ kiếm đường hại nhau ”.

 

          Nghe Thế Tôn trước sau giải thích

          Vị Đế Thích sung sướng hân hoan

              Hoan hỷ tín thọ lời vàng :

 – “ Kính bạch Thiện Thệ ! Hoàn toàn chánh chơn

          Khiến nghi ngờ của con diệt tất

          Mọi do dự, thắc mắc không còn.

 

 2.          Nhưng xin hỏi tiếp Thế Tôn :

       Xan tham, tật đố bắt nguồn từ đâu ?

          Nhân duyên gì, đìều nào tập khởi ?

          Đã khiến chúng sanh-khởi, có ra ?

              Cái gì không có mặt ra

       Xan tham, tật đố cùng là mất đi ? ”

 

    – “ Này Thiên Chúa ! Do tùy Ưa, Ghét

          Mà xan tham, tật đố khởi liền

              Do ưa, ghét làm nhân duyên

       Ưa, ghét tập khởi, chúng liền khởi sanh.

          Do ưa, ghét chúng nhanh hiện hữu

         (Là hiện hữu tật đố, xan tham).

              Không còn tật đố, xan tham

       Khi nào ưa, ghét hoàn toàn không sinh ”.

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Nhân tình ưa, ghét

          Nhân duyên gì ưa, ghét khởi sinh ?

              Do tập khởi gì chúng thành hình ?

       Ưa, ghét có mặt do sinh từ gì ? ”.

 

    – “ Này Thiên Chúa ! Khởi đi từ Dục

          Làm tập khởi, do dục nhân duyên

Trường Bộ - (T. 2) Kinh 21 : ĐẾ THÍCH SỞ VẤN  * MLH  –  389

 

              Khiến ưa, ghét khởi sinh liền      

       Dục không có mặt, mất liền ghét, ưa ”.

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Xin đưa câu hỏi :

          Dục đã nói, do tập khởi gì ?

              Hay là do nhân duyên chi ?

       Cái gì có mặt, Dục thì có ra ? ”.

 

    – “ Này Sắc-Ka ! Do Tâm  tập khởi

          Làm nhân duyên cũng bởi do tâm

              Tâm khiến Dục sinh khởi ngầm

       Hễ tâm có mặt thì tầm dục ngay ”.

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Tâm này do bởi

          Lấy gì làm tập khởi, nhân duyên ?

              Cái gì khiến tâm khởi liền ?

       Cái gì không có, tâm liền mất đi ? ”

 

     – “ Này Thiên Chúa ! Chỉ vì Vọng Tưởng

         (Các hý luận vọng tưởng) làm nên

              Làm tập khởi, làm nhân duyên

       Khiến tâm sinh khởi, mối giềng là đây

          Do vọng tưởng với đầy hý luận

          Tâm có mặt, trạng huống tức thì

              Vọng tưởng hý luận mất đi

       Tâm không có mặt, chẳng chi phải phiền ”.

 

 3. – “ Bạch Thế Tôn ! Cần chuyên Phích-Khú

          Phải chứng đạt đầy đủ thế nào,

              Phải thành tựu con đường nào,

       Để cho thích hợp hướng vào diệt đi

          Các vọng tưởng mê si hý luận ? ”.

     – “ Này Thiên Chúa ! Tường tận kể ra :

           +  Hỷ có một loại tránh xa

Trường Bộ - (T. 2) Kinh 21 : ĐẾ THÍCH SỞ VẤN  * MLH  –  390

 

       Một loại thân cận, đó là có hai.

      +  Ưu cũng hai loại, thường đối đải  

          Một thân cận, một phải tránh xa.

           +  Xả cũng hai loại kể ra

       Một loại phải tránh, một là cận thân.

 

     –   Này Sắc-Ká ! Ta cần phân loại

      *  Hỷ đã có hai loại tạo nên  

              Tại sao tuyên bố như trên ?

       Loại hỷ nào có thể liền biết ngay :

         ‘Với hỷ này, khi tôi thân cận

          Bất thiện pháp thừa thắng tăng dần

              Thiện pháp suy giảm nhiều phần

       Hỷ ấy dứt khoát phải cần tránh xa’.

          Loại hỷ nào mà ta biết đấy :

         ‘Khi thân cận hỷ ấy hằng ngày 

              Bất thiện pháp suy giảm ngay

       Thiện pháp tăng trưởng, điều này lành thay !

          Loại hỷ này phải nên thân cận’.

 

          Có hỷ vẫn câu hữu với Tầm

              Câu hữu với Tứ âm thầm

       Hoặc không câu hữu với tầm, tứ đâu,

          Loại hỷ nào vốn không câu hữu

          Với tầm, tứ – thù thắng hơn nhiều.

 

              Này Thiên Chúa ! Đó là điều

       Ta đã tuyên bố Hỷ đều có hai

          Loại tránh ngay, loại nên thân cận.

 

      *  Ưu cũng vậy, thân cận, tránh xa   

              Tuyên bố vậy, nhân duyên là

       Loại ưu có thể biết qua thế này :

         ‘Với ưu đây khi tôi thân cận

Trường Bộ - (T. 2) Kinh 21 : ĐẾ THÍCH SỞ VẤN  * MLH  –  391

 

          Bất thiện pháp thừa thắng tăng dần          

              Thiện pháp suy giảm nhiều phần

       Ưu ấy dứt khoát phải cần tránh xa’.

         ‘Loại ưu nào mà ta biết đấy

          Khi thân cận ưu ấy hằng ngày

              Bất thiện pháp suy giảm ngay

       Thiện pháp tăng trưởng, điều này lành thay !

          Loại ưu đây phải nên thân cận’.

 

          Có ưu vẫn câu hữu với tầm

              Câu hữu với tứ âm thầm

       Hoặc không câu hữu với tầm, tứ đâu.

          Loại ưu nào vốn không câu hữu

          Với tầm, tứ – thù thắng hơn nhiều.

 

              Này Thiên Chúa ! Đó là điều

       Ta đã tuyên bố Ưu đều có hai

          Loại tránh ngay, loại nên thân cận.

 

      *  Xả cũng vậy, thân cận, tránh xa   

              Tuyên bố vậy, nhân duyên là

       Loại xả có thể biết qua thế này :

         ‘Với xả đây khi tôi thân cận

          Bất thiện pháp thừa thắng tăng dần

              Thiện pháp suy giảm nhiều phần

       Xả ấy dứt khoát phải cần tránh xa’.

 

         ‘Loại xả nào mà ta biết đấy

          Khi thân cận xả ấy hằng ngày

              Bất thiện pháp suy giảm ngay

       Thiện pháp tăng trưởng, điều này lành thay !

          Loại xả đây phải nên thân cận’.

 

          Có Xả vẫn câu hữu với tầm

Trường Bộ - (T. 2) Kinh 21 : ĐẾ THÍCH SỞ VẤN  * MLH  –  392

 

              Câu hữu với tứ âm thầm

       Hoặc không câu hữu với tầm, tứ đâu.

          Loại xả nào vốn không câu hữu

          Với tầm, tứ – thù thắng hơn nhiều.

 

              Này Thiên Chúa ! Đó là điều

       Ta đã tuyên bố Xả đều có hai

          Loại tránh ngay, loại nên thân cận.

 

          Này Đế Thích ! Chắc chắn điều này :

              Tỷ Kheo phải chứng đạt ngay

       Cần phải thành tựu đường này vẻ vang

          Mới thích hợp, hoàn toàn hướng dẫn

          Các vọng tưởng hý luận diệt trừ ”.

 

              Nghe trả lời của Đạo Sư

       Thiên Chúa Đế Thích thấy thư thái lòng

          Rất sung sướng hiểu thông, tín thọ

          Vào lời dạy sáng tỏ thẳng ngay :

 

          – “ Như vậy là phải, bạch Ngài !

       Thế Tôn giải thích đủ đầy, chánh chơn

          Khiến nghi ngờ của con diệt tắt

          Mọi do dự, thắc mắc không còn.

 

 4.           Nhưng xin hỏi tiếp Thế Tôn

       Tỷ Kheo trong Chúng tâm hồn thanh cao

          Phải thành tựu thế nào ưu việt ?

          Phải thành tựu chi tiết ra sao

              Biệt giải thoát luật nghi này ? ”. 

 

  – “ Thiên Chúa ! Ta nói việc đây như vầy :

      +  Thân hành vốn có hai loại thấy                 

          Loại thân cận, loại phải tránh xa.

           +  Khẩu hành hai loại kể ra :

Trường Bộ - (T. 2) Kinh 21 : ĐẾ THÍCH SỞ VẤN  * MLH  –  393

 

       Một loại thân cận, hai là tránh xa.

      +  Và Tầm Cầu có qua hai loại

          Một thân cận, một loại tránh xa.

 

          –   Này Thiên Chúa ! Tại sao Ta

       Tuyên bố như vậy, đâu là nhân duyên ?

      *  Thân hành nào ta liền hiểu tận :

         ‘Một khi tôi thân cận thân hành 

              Bất thiện pháp tăng trưởng dần

       Thiện pháp suy giảm – phải cần tránh xa’.

          Thân hành nào mà ta hiểu tận :

         ‘Khi thân cận, thiện pháp tăng dần

              Bất thiện pháp suy giảm dần

       Cần nên thân cận với thân hành này’.

          Này Thiên Chúa ! Như vầy tuyên bố

          Do nhân duyên đã có như vầy.

 

          *  Tiếp đến, Khẩu hành có hai

       Một loại thân cận, loại rày tránh xa.

          Khẩu hành nào mà ta hiểu tận :

         ‘Một khi tôi thân cận khẩu hành 

              Bất thiện pháp tăng trưởng dần

       Thiện pháp suy giảm – phải cần tránh xa’.

          Khẩu hành nào mà ta hiểu tận :

         ‘Khi thân cận, thiện pháp tăng dần

              Bất thiện pháp suy giảm dần

       Cần nên thân cận khẩu hành này đây’.

          Này Thiên Chúa ! Như vầy tuyên bố

          Do nhân duyên đã có như vầy.

 

          *  Thứ ba, Tâm Cầu có hai

       Một loại thân cận, loại rày tránh xa.

          Tâm cầu nào mà ta hiểu tận :

Trường Bộ - (T. 2) Kinh 21 : ĐẾ THÍCH SỞ VẤN  * MLH  –  394

 

         ‘Một khi tôi thân cận tâm cầu 

              Bất thiện pháp tăng trưởng cao

       Thiện pháp suy giảm – phải mau tránh liền’.

          Tâm cầu nào căn nguyên hiểu tận :

         ‘Khi thân cận, thiện pháp tăng cao

              Bất thiện pháp suy giảm mau

       Cần nên thân cận tâm cầu này đây’.

          Này Thiên Chúa ! Như vầy tuyên bố

          Do nhân duyên đã có như vầy.

              Tỷ Kheo phải đạt tức thì

       Đạt biệt giải thoát luật nghi như vầy ”.

 

          Nghe Thế Tôn điều này giảng giải

          Vị Thiên Chúa thư thái vô vàn

              Hoan hỷ tín thọ lời vàng

       Nói rằng :“ Bạch Phật ! Minh quang hiển bày

          Những lời dạy đủ đầy, sâu sắc

          Đã diệt tận thắc mắc của con

              Nghi ngờ, do dự tiêu tan

       Nay con xin được hỏi sang vấn đề :

 

 5.       Bạch Thế Tôn ! Nói về điểm khác

          Vị Tỷ Kheo phải đạt thế nào

              Hộ trì các căn ra sao

       Để được thành tựu nhằm vào điều trên ? ”.

 

     – “ Này Thiên Chúa ! Hãy nên nhận biết :

          Sắc do mắt phân biệt, có hai.

              Tiếng phân biệt được do tai

       Do mũi phân biệt hương này hương kia

          Vị do lưỡi chẻ chia phân biệt

          Xúc do thân phân biệt có nên

              Pháp do Ý phân biệt lên

Trường Bộ - (T. 2) Kinh 21 : ĐẾ THÍCH SỞ VẤN  * MLH  –  395

 

       Sáu căn & trần ấy vốn liền có hai :

          Một loại đây ta nên thân cận

          Một loại nên cẩn thận tránh xa ”.

 

          – “ Bạch đấng Thế Tôn Phật Đà !

       Ngài vừa tóm tắt giảng qua căn & trần

          Nhưng đến đây tự thân con hiểu

          Nghĩa vi diệu một cách rộng sâu :

              Loại Sắc, mắt phân biệt đầu

       Khi con thân cận thì mau thấy rằng

          Bất thiện pháp vẫn hằng tăng trưởng

          Thiện pháp có hiện tượng giảm suy

              Loại sắc ấy tránh tức thì.

       Trái lại, thân cận với vì sắc đây

          Thì thiện pháp thấy ngay tăng trưởng

          Bất thiện pháp, hiện tượng giảm ngay

              Loại sắc mắt phân biệt này

       Phải nên thân cận loại đây thường thường.

 

          Cũng vậy, Pháp, Thinh, Hương, Vị, Xúc

          Đều hai loại, liên tục kể ra

              Hoặc thân cận, hoặc tránh xa

       Khi nào thân cận nó, mà hiểu ra

          Bất thiện pháp dần dà tăng trưởng

          Thiện pháp có hiện tượng giảm ngay,

              Thinh, hương, vị, xúc, pháp này

       Do tai, mũi, lưỡi, thân hay ý phần

          Phân biệt do các căn như thế

          Cần tránh xa, không thể tiếp gần.

 

              Còn khi thân cận các trần

       Mà bất thiện pháp nhiều phần giảm suy

          Còn thiện pháp tức thì tăng tấn

Trường Bộ - (T. 2) Kinh 21 : ĐẾ THÍCH SỞ VẤN  * MLH  –  396

 

          Nên thân cận các loại trần này.

              Con đã hiểu rõ điều đây

       Nghi ngờ, do dự diệt ngay không còn.

 

 6.       Bạch Thế Tôn ! Nay con nhân dịp

          Xin hỏi tiếp  là các Sa-môn

              Hay tất cả Bà-la-môn

       Đều đồng tư tưởng hay đồng cầu mong ?

          Đồng giới hạnh và đồng chí hướng ? ”.

 

    – “ Này Thiên Chúa ! Tư tưởng bất đồng    

              Mong cầu, gìới hạnh không đồng

       Kể cả chí hướng chẳng hòng giống nhau ! ”.

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Vì sao lại khác ?

          Bà-la-môn và các Sa-môn

              Tư tưởng, giới hạnh không đồng

       Mong cầu, chí hướng cũng không một chiều ? ”

 

     – “ Này Thiên Chúa ! Vì nhiều loại Giới

          Sai biệt nhau, dẫn tới điều chi ?

              Các loại hữu tình tức thì

       Thiên chấp một loại giới, vì ý riêng.

          Họ kiên trì chấp liền định kiến :

         ‘Đây vĩnh viễn sự thật, không sai.

              Loại giới khác của những ai

       Đều là lầm lạc, toàn loài si mê !’.

 

          Do vậy, về Sa-môn, Phạm-chí  (1)

          Tất cả không cùng chí, cùng lòng

              Không đồng tư tưởng, cầu mong

       Không đồng chí hướng, Giới thường khác xa

          Cũng không qua thuận đồng cứu cánh

          Không đồng một phạm hạnh, bình an

Trường Bộ - (T. 2) Kinh 21 : ĐẾ THÍCH SỞ VẤN  * MLH  –  397

 

              Không đồng mục đích minh quang

       Chỉ vì thiên chấp trái ngang hữu tình ”.

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Bình sinh con nghĩ

          Các Sa-môn, các vị Bàn-môn  (1)

              Tại sao không thể thuận đồng

       Cứu cánh, phạm hạnh cũng không có cùng ?

          Không có chung bình an, mục đích ? ”.

 

    – “ Này Thiên Chúa ! Toàn bích đáng tôn

              Là Sa-môn, Bà-la-môn

       Khi đã giải thoát không còn ái tham

          Những vị ấy không làm sai khác

          Thì mới đạt cứu cánh thuận đồng

              Đồng một phạm hạnh vô song

       Cùng một mục đích, cõi lòng bình an.

 

          Còn những vị hoàn toàn chưa đạt

          Sự giải thoát, tham ái, vô minh

              Thì những vị ấy tự mình

       Không thể đồng thuận, đồng tình với ai ”.

 

          Nghe Như Lai trả lời câu hỏi

          Giải thích kỹ cốt lỏi điều đây

              Đế Thích sung sướng tỏ bày

       Hoan hỷ tín thọ lời này, vội thưa :

 

     – “ Bạch Thế Tôn ! Ngài vừa giảng giải

          Thật minh bạch, phải trái rõ ràng

              Nghi ngờ con được tiêu tan

       Không còn do dự, lời vàng tin vâng ”.

 

 7.       Sau khi đã tự thân tín thọ

          Lời Thế Tôn sáng tỏ vấn đề

    _______________________________

  (1) : Bàn-Môn  hay Phạm-Chí tức  là Bà-La-Môn .

Trường Bộ - (T. 2) Kinh 21 : ĐẾ THÍCH SỞ VẤN  * MLH  –  398

 

              Vị Thiên Chúa lại hỏi về

       Một nghi vấn khác mọi bề chưa thông :

 

   –  “ Bạch Thế Tôn ! Chỉ vì tham ái

          Dẫn con người mãi mãi tử sanh

              Nó là bệnh tật chẳng lành

       Nó là mụt nhọt đã thành trầm kha

          Tham ái là mũi tên trong ngực

          Khiến người ta đau nhức triền miên

              Dẫn dắt chúng sinh đọa triền

       Tái sinh cao thấp tùy duyên nghiệp mình.

          Đức Thế Tôn anh minh siêu việt

          Đã giải thích, phân biệt suốt thông,

 

              Trong khi Sa-môn, Bàn-môn

       Các vị không phải là môn-đồ Ngài

          Không thể đáp thẳng ngay câu hỏi

          Lại hỏi ngược về mọi điều mà

              Chính họ cũng chưa biết qua

       Trong khi Ngài đã giải ra rõ ràng

          Những nghi vấn con hằng thắc mắc

          Như nhổ phắt ra được bây giờ

              Mũi tên do dự, nghi ngờ

       Khiến con sáng suốt , mê mờ tiêu tan ”.

 

   – “ Này Thiên Chúa ! Hoàn toàn cởi mở

          Ngươi có nhớ câu hỏi đặt ra

              Cho các vị đó những là …

       Và các Phạm-chí hay là Sa-môn

          Đã trả lời hay còn ngang trái

          Nếu không gì trở ngại cho ngươi

              Xin hãy nói lại những lời ”.

 

 – “ Bạch đấng Thầy cả Trời Người ! Không sao !

Trường Bộ - (T. 2) Kinh 21 : ĐẾ THÍCH SỞ VẤN  * MLH  –  399

 

          Ngài là bậc thanh cao oai đức

          Con thành thực kể lại đuôi đầu :

              Con nhớ trước đây không lâu

       Vì nghĩ những vị rừng sâu tu trì

          Các Sa-môn, các vì Phạm-chí

          Sẽ trả lời những ý hoài nghi.

              Con đến rừng ấy một kỳ

       Đặt những câu hỏi như khi hỏi Ngài,

    

          Các vị này đã không đáp trả

          Lại hỏi ngược : “ Tôn giả tên gì ? ”.

              Con trả lời lại tức thì :

     “ Ta là Sắc-Ká, trị vì Thiên cung

          Là Thiên Chúa, vua chung Đao Lợi ”.

 

          Các vị ấy hỏi tới câu này :

            “ Do việc gì ngài đến đây ? ”.       

       Con liền nhân đó giảng ngay Pháp mầu

          Chánh pháp nào con từng nghe được

          Đã học hỏi và được hiểu thông.      

              Chỉ có từng ấy, nghe xong

       Các vị hoan hỷ và đồng tán dương :

        “ Nay Sắc-Ká Thiên Vương được thấy,

          Được trả lời như vậy, quý thay !

              Chúng tôi xin đảnh lễ ngài

       Mong làm đệ tử của ngài từ nay ”.

 

          Bạch Thế Tôn ! Điều này quá tệ

          Vì đáng lẽ đệ tử là con,

              Nhưng họ trí mỏng, tài mòn

       Nên họ quy ngưỡng, tôn con làm thầy.

 

          Nhưng hiện nay con là đệ tử

          Của Thế Tôn Điều Ngự nghiêm oai

Trường Bộ - (T. 2) Kinh 21 : ĐẾ THÍCH SỞ VẤN  * MLH  –  400

 

              Đã chứng Dự-lưu, Thất Lai

       Không rơi đọa xứ, mai ngày Vô Sanh ”.

 

    – “ Này Thiên Chúa ! Chân thành cho biết

          Phải trước kia ngươi thiệt bất an

              Không được thoải mái hoàn toàn

       Không được hỷ lạc như đang có này ? ”.

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Trước đây con thấy

          Không bao giờ thoải mái, lạc an ”.

 

          – “ Này Thiên Chúa cõi Thiên đàng !

       Tại sao ngươi biết rõ ràng trước đây

          Không an lạc, không rày thoải mái ? ”.

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Nhớ lại thuở xưa

              Một trận chiến thật chẳng vừa

       Do A-Su-Rá không chừa tánh sân

          Kéo quân đánh Thiên thần Đao Lợi

          Bại trận bởi uy lực Chư Thiên

              Dù A-Tu-La vẫn liên miên

       Tấn công Thiên giới, nhưng chuyên thua hoài.

 

          Sau thắng trận, con ngồi suy nghĩ :

       “ Nay cam lộ không chỉ cõi Thiên

              Mà con còn được nếm liền

       Đối phương cam lộ trận tiền trải qua.

          Nhưng mà A-Tu-La cam lộ

          Do gậy trượng khủng bố, kiếm đao

              Cam lộ ấy không đem vào

       Những sự ly dục thanh cao, an lành.

          Không đem đến tịnh thanh đáng quý

          Đến thắng trí, giác ngộ, Niết bàn.

              Nhưng nghe Chánh Pháp lời vàng

Trường Bộ - (T. 2) Kinh 21 : ĐẾ THÍCH SỞ VẤN  * MLH  –  401

 

       Không do gậy trượng hay bằng kiếm đao

          Sẽ đưa vào yểm ly, ly dục

          Sự tịch diệt, nhiếp phục, tịnh an

              Thắng trí, giác ngộ, Niết bàn

       Thoải mái, hỷ lạc hoàn toàn khởi sinh ”.

 

 8. – “ Này Thiên Chúa ! Tự mình cảm thọ 

          Sự thoải mái và có lạc an

              Ngươi thấy lợi ích rõ ràng

       Hay là ngươi thấy cảm quan thế nào ? ”.

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Khi vào cảm thọ

          Sự thoải mái và có lạc an

              Con cảm thấy rất rõ ràng

       Có Sáu lợi ích hoàn toàn đến ngay :

 

     “ Nay con đứng tại nơi này

        Với thân Thiên Chủ đủ đầy phước danh

        Con thấy sẽ được tái sanh

        Bạch Ngài ! Con biết đành rành điều đây ”.

 

          Bạch Thế Tôn ! Rõ bày lợi ích

          Điều thứ nhất thỏa thích, lạc an

              Mà con cảm thấy rõ ràng

       Khi con cảm thọ lạc an, hài lòng.

 

     “ Sau khi đã mệnh tận xong

        Bỏ thân Thiên giới trong vòng phi nhân

        Không hề mê muội, phân vân

        Tái sinh, con chọn nhập thần vào thai ”.

 

          Đó là điều thứ hai lợi ích

          Khi cảm thọ thỏa thích, lạc an.

 

      “ Câu hỏi được đáp rõ ràng

Trường Bộ - (T. 2) Kinh 21 : ĐẾ THÍCH SỞ VẤN  * MLH  –  402

 

        Hoan hỷ Chánh giáo được mang trình bày

        Con sống với Chánh trí này

        Giác tỉnh, chánh niệm, thấy ngay chánh tà ”.

 

          Đó là điều thứ ba lợi ích

          Khi cảm thọ thỏa thích, lạc an.

 

      “ Sống với Chánh trí nghiêm trang

        Bồ đề quả đạt, minh quang đủ đầy

        Một vị Chánh Đẳng Giác này

        Không còn sinh lại, đời đây cuối cùng ”.   

 

          Điều thứ tư vô cùng lợi ích

          Khi cảm thọ thỏa thích, lạc an.

 

      “ Từ thân con người thanh nhàn

        Đến khi mệnh tận, sinh sang tức thời

        Thành chư Thiên ở cõi trời

        Thiên giới vô thượng tuyệt vời cao thâm ”.

 

          Đó là điều thứ năm lợi ích

          Khi cảm thọ thỏa thích, lạc an.  

 

      “ Thù thắng hơn Thiên các hàng

        A-Ká-Nít-Thá (1)  vinh quang tên này

        Sống đời cuối cùng ở đây

        Là nơi an trú thanh trai như vầy ”.

 

          Điều thứ sáu đủ đầy lợi ích

          Khi cảm thọ thỏa thích, lạc an.

 

              Bạch Ngài ! Con thấy rõ ràng

       Sáu sự lợi ích hoàn toàn như trên

          Khi cảm thọ lạc yên, thoải mái

          Đó những điều cảm thấy của con ”.

    _______________________________

  (1) :  Akanittha ; danh xưng của vị Đế Thích .

Trường Bộ - (T. 2) Kinh 21 : ĐẾ THÍCH SỞ VẤN  * MLH  –  403

 

9.  “ Tâm không thỏa mãn, vẫn còn

        Nghi ngờ, do dự làm mòn đức tin

        Mong cầu Như Lai giúp mình

        Thời gian như vậy thực tình quá lâu.

        Con đã suy nghĩ thoáng mau :

     “ Hoặc vị Phạm-chí hay dầu Sa-môn  

        Một mình họ sống cô đơn

        Chắc đã chứng đắc chánh chơn Phật Đà

        Bậc Chánh Đẳng Giác từ hòa ”.

        Nghĩ vậy, con đến tìm qua các vì

        Nêu lên câu hỏi tức thì :

    “ Thế nào thất bại ? Cái gì thành công ? ”.

 

        Các vị này nghe hỏi xong

        Ngẩn ngơ, không biết phải không là gì

        Không thể chỉ ra hướng đi ,

        Họ liền hỏi lại : “ Ngài thì là ai ? ”.

        Biết con thường trú vân đài

        Sắc-Ká Thiên Chúa nghiêm oai cõi trời

        Họ liền hỏi con một hơi :

     “ Ngài do duyên sự nào thời đến đây ? ”.

        Con đem Chánh Pháp giảng bày

        Những điều con được nghe, hay hiểu tường.

 

        Nghe xong, hoan hỷ vô lường

     ( Họ bèn quy ngưỡng Thiên đường Sắc-Ka )

        Nói rằng : “ Đức Va-Sa-Va

        Làm cho ta thấy đâu là thiệt hơn

        Thiên Chúa sáng suốt đại ơn

        Đã giải nghi vấn, chánh chơn trả lời ”.

 

      ( Thật là một chuyện ngược đời

        Muốn làm đệ tử Vua Trời là con

Trường Bộ - (T. 2) Kinh 21 : ĐẾ THÍCH SỞ VẤN  * MLH  –  404

 

        Lẽ ra diễn tiến đúng hơn

        Nếu họ cao thượng, chính con nương về )

 

        Bạch Ngài ! Hướng đến lìa mê

        Con được thấy Phật, mọi bề trang nghiêm

        Giảng rõ điều con muốn tìm

        Nghi ngờ, thắc mắc đều chìm, tiêu tan.

        Con nay vô úy, vững vàng

        Được hầu hạ đấng Phật Toàn Giác đây.

        Mũi tên độc tham ái này

        Được đấng Chánh Giác nhổ ngay lên rồi.

 

        Đảnh lễ Đại Hùng sáng ngời

        Bậc thân tộc của mặt trời vô biên

        Vị Tôn giả như Phạm Thiên

        Được sự đảnh lễ chư Thiên vân đài

        Nay con xin đảnh lễ Ngài

        Là bậc Đại Giác, muôn loài kính chung

        Đạo Sư cao thượng vô cùng

        Kể cả Thiên chúng Phạm cung khó bì ”.

 

10.      Rồi Thiên Chúa tức thì nói với

          Chàng trẻ tuổi Banh-Chá-Si-Kha

              Con của vị Càn-Thát-Bà :

 

  – “ Này khanh ! Khanh đã giúp ta rất nhiều

          Trước là điều nhờ khanh đàn hát

          Làm Thế Tôn Đại Giác khen tài

              Nhờ đó ta được gặp Ngài

       Bậc Chánh Đẳng Giác, Như Lai trọn lành.

          Với công cán của khanh, ân tứ

          Ta nhận khanh dưỡng tử của ta

              Phong khanh : Vua Càn-Thát-Bà.

Trường Bộ - (T. 2) Kinh 21 : ĐẾ THÍCH SỞ VẤN  * MLH  –  405

 

       Su-Ri-Dá Vách-Cha-Sa (1) hiền lành

          Tức Phách-Đa (1) mà khanh mong ước

          Ta tác hợp để được sánh đôi ”.

 

              Thiên Chúa Đế Thích nói rồi

       Lấy tay sờ đất, bồi hồi ngâm lên

          Bài kệ với nỗi niềm cảm hứng

          Đọc ba lần cảm ứng tâm hồn :

 

     “ Đảnh lễ đấng Chánh Giác Tôn

        Đại A-La-Hán, Thế Tôn, Phật Đà.

        Đảnh lễ đấng Chánh Giác Tôn

        Đại A-La-Hán, Thế Tôn, Phật Đà.

        Đảnh lễ đấng Chánh Giác Tôn

        Đại A-La-Hán, Thế Tôn, Phật Đà ”.

 

          Khi thốt ra những lời tuyên thuyết

          Tâm Thiên Chúa đặc biệt khởi nhanh :

            “ Phàm pháp gì đã tập sanh

       Pháp ấy sẽ hoại diệt nhanh, rõ rành ”.

          Là pháp nhãn tịnh thanh vô cấu

          Vị Đế Thích an hảo chứng tri.

 

              Tám vạn Chư Thiên cùng đi

       Cũng chứng tương tợ những gì như trên.

 

          Vì khởi lên từ duyên đối thoại

          Đế Thích hỏi, đức Phật trả lời

              Giải thích nghĩa lý tuyệt vời

     “ Đế Thích Sở Vấn ” tức thời là tên ./-

        Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

    _______________________________

  (1) : Bhaddà  Suriya Vaccasà .

 

 (  Chấm dứt Kinh ĐẾ THÍCH SỞ VẤN  – Sakka Panha-sutta  )

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]