Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. Người dịch kinh Phật

07/02/201114:09(Xem: 10066)
14. Người dịch kinh Phật

LÝ THUYẾTVÀ THỰC TẾ
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tôn Giáo TL. 2008 - PL. 2551

-14-

Ngườidịch kinh Phật
Phỏngvấn Tỳ khưu Bodhi

*

Tỳkhưu Bodhi (Bhikkhu Bodhi) là một tu sĩ người Mỹ và là mộtdịch giả nổi tiếng về kinh điển Pāli nguyên thủy. Cácbản dịch Anh ngữ của ngài về Trung bộ (Majjhima Nikāya) vàTương ưng bộ (Samyutta Nikā-ya) đã trở thành những quyểnsách tham chiếu căn bản của giới Phật học ở phương Tây.Vào đầu năm 2006, chuyên san Phật giáo "Inquiring Mind" thựchiện một cuộc phỏng vấn được ghi lại dưới đây.

*

Hỏi:Do duyên cớ gì Sư chú tâm vào việc dịch kinh?

Tỳkhưu Bodhi:Khi mới xuất gia, tôi không có ý định trởthành một dịch giả. Vị thầy đầu tiên của tôi là mộttu sĩ người Việt, và tôi ở với thầy tại California trongthập niên 1960. Thầy đã chỉ cho tôi thấy tầm quan trọngtrong việc học các loại ngữ văn của kinh điển Phật giáo,bắt đầu là tiếng Pāli, như là một công cụ để thônghiểu Giáo Pháp. Khi tôi đến Sri Lanka và thọ giới tỳ khưutrong truyền thống Phật giáo Nguyên thủy (Theravāda) vào năm1972, tôi tích cực học tiếng Pāli để có thể trực tiếpđọc và hiểu được những bài kinh nguyên thủy của ĐứcPhật. Tôi quyết định theo học với Hòa thượng BalangodaAnanda Maitreya, vì lúc ấy ngài là một trong các vị học giảgiỏi nhất ở Sri Lanka. Ngài cũng rất thông thạo tiếng Anh,và là một người rất hiền hòa và từ bi.

Vàonăm 1974, tôi có dịp làm việc chung với vị sư người Đức,Hòa thượng Nyanaponika, chủ nhiệm và chủ bút của Hội Xuấtbản Phật giáo (Buddhist Publication Society), thành phố Kandy.Trong thời gian đó, tôi sử dụng cuốn sổ tay của Hòa thượng,do ngài ghi chép từ thập niên 1950, để tăng cường sự hiểubiết về tiếng Pāli chú giải. Cuối năm 1975, tôi đến Kandyvà sống với ngài Nyanaponika. Ngài xem qua vài bài dịch riêngcủa tôi và khuyên tôi nên dịch bài kinh Phạm Võng (BrahmajalaSutta, bài kinh đầu tiên trong Trường bộ), cùng với nhữngchú giải và phụ chú giải. Bản dịch đó được xuất bảntrong tập sách Chú giải kinh Phạm Võng (The Discourse on the All-EmbracingNet of View) vào năm 1978, đánh dấu khởi điểm cho "sự nghiệp"dịch thuật của tôi.

Hỏi:Sư có những nhận xét gì về vai trò của kinh điển đốivới các người phương Tây theo học Phật Pháp? Và lý do gìđã thúc đẩy Sư phổ biến những bản dịch Anh ngữ đếnvới họ?

Tỳkhưu Bodhi: Khoảng năm 1972, trước khi tôi rời Hoa Kỳđi sang châu Á để thọ giới tỳ khưu, quan tâm về đạoPhật của giới trẻ Hoa Kỳ có khuynh hướng phản trí thức(anti-intellectual) – nghĩa là ít chú ý đến việc nghiên cứukinh sách. Lúc đó, trong khi đa số những người Tây phươngđi tu học và hành thiền tại các tự viện Phật giáo Nguyênthủy trong vùng rừng núi ở Thái Lan hoặc tại các trung tâmthiền tập ở Miến Điện; duyên nghiệp lại đưa đẩy tôiđến Sri Lanka, đến với những vị thầy có hiểu biết thâmsâu về kinh điển và sẵn sàng hết lòng dạy tôi.

Khitôi bắt đầu tìm đọc các bài kinh bằng tiếng Pāli, tôirất hồ hởi bởi tính chất rõ ràng, lý luận sâu sắc, vẻđẹp tế nhị và tình cảm tinh tế, nằm ngay bên dưới bềmặt trầm lặng của chúng. Tôi bắt đầu phiên dịch nhữngbài kinh và các đoạn chú giải với mục đích duy nhất làđể giúp cho mình thông hiểu, chứ không có ý định xuấtbản. Nhưng sau một thời gian, tôi nhận thấy rằng ngườihọc Phật phương Tây có một khoảng trống rất lớn: đólà thiếu một sự hiểu biết rõ ràng về những lời dạycủa Đức Phật. Do đó, tôi nghĩ rằng, điều cực kỳ quantrọng là làm sao dịch những bài kinh này ra một thứ ngônngữ hiện đại, trong sáng, kèm theo với những chú thích đểtrình bày những nghĩa lý thâm sâu và giá trị thực tiễn.Đó là sự nghiệp của tôi cho đến ngày hôm nay.

Hỏi:Sự uyên bác và công việc nghiên cứu kinh điển đã giúpích được gì trong sự hành trì và phát triển tâm linh củaSư?

Tỳkhưu Bodhi:Nhiều Phật tử phương Tây thường cho rằnghành trì đồng một nghĩa với thiền tập, và rồi họ táchbiệt, phân chia giữa hai lãnh vực học hỏi và thực hành.Họ cho rằng, khi một vị tu sĩ chuyên tâm nghiên cứu Phậthọc, vị ấy không thể nào là một hành giả nghiêm túc;như thể công việc học Phật là đối chọi lại với côngphu hành trì chân thật. Tôi phải công nhận rằng sự hànhthiền của tôi cũng chưa hoàn toàn như ý mong muốn, nhưngđó là vì điều kiện sức khoẻ của tôi (đây là trở ngạido nghiệp quả mà tôi phải trực diện); chứ hoàn toàn khôngphải vì tôi chú tâm quá nhiều cho việc nghiên cứu và phiêndịch kinh điển.

Chúngta nên nhớ rằng, ở các quốc gia Phật giáo tại châu Á,từ nhiều thế kỷ và hầu như trong mọi tông phái, công tácchính yếu của Tăng đoàn là gìn giữ và quảng bá Phật pháp,bằng cách nghiên cứu, học hỏi và truyền bá giáo lý vàkinh điển. Công việc ấy đã dựng nên một nền móng vữngchắc, từ đó, những thành đạt cao hơn trong việc tu tậpđược xây đắp; như thể bộ xương nâng đở bắp thịtvà các cơ quan khác trong thân thể Phật pháp. Mặc dù trongmọi truyền thống đều có những tích truyện về những vịthiền giả tuy ít học mà vẫn đạt được những thực chứngthâm sâu, nhưng nổi bật nhất vẫn là những vị có thểphối hợp được cả hai pháp học và pháp hành. Ta cũng cóthể nghi ngờ những câu chuyện tiểu sử các bậc hiền triếtít học, như là những phóng đại do tôn sùng quá đáng.

Mốitương quan giữa sự học Phật uyên bác và sự thực hành,theo tôi, là một vấn đề rất phức tạp, mà ta không thểnào tìm được một câu trả lời duy nhất có thể thích hợpcho tất cả mọi người. Mỗi người có một khuynh hướngtự nhiên thiên về một phía nào đó. Có một điều ta cóthể nói dứt khoát rằng, kiến thức uyên bác mà không cóáp dụng thực tế sẽ trở thành cằn cỗi, và hành thiềntinh tấn nhưng thiếu sự hướng dẫn để hiểu rõ các nguyêntắc sẽ trở thành vô hiệu quả. Tôi e rằng nếu không cóhiểu biết sâu sắc về kinh điển, chỉ trong vòng vài thếhệ nữa, truyền thống tu tập của chúng ta sẽ bị pha loãng,lấn áp, và nuốt trọn bởi nền văn hóa vây quanh, nhất làkhi nền văn hóa ấy có tính duy thần hay có khuynh hướng chuộngvật chất.

Hỏi:Xin Sư cho biết ý kiến về giá trị của việc học kinh điểntrong sự tu tập của Phật tử Âu Mỹ ngày nay.

Tỳkhưu Bodhi: Trước khi giải thích về giá trị của việchọc kinh điển trong sự tu tập của mình, ta nên đặt câuhỏi: Thế nào là tu tập? Tu tập có nghĩa là gì? Nếu ta khôngnhấn mạnh về những câu hỏi này, ta có khuynh hướng mangnhững giả thuyết không được xem xét rõ ràng vào mục đíchcủa sự tu tập. Từ đó, sự tu tập của ta sẽ dễ dàngtrở nên tùy tiện cho những ý đồ riêng tư, hoặc là nhữngthiên kiến văn hóa, thay vì là một phương tiện đưa đếnmục tiêu giải thoát mà Đức Phật đã đề ra. Theo tôi thấy,đó là điều đang xảy ra cho Phật giáo phương Tây, và đócũng giải thích được lý do vì sao Phật giáo Âu Mỹ đãthay đổi truyền thống, và có người xem rằng đó như thểđã thỏa hiệp với ngành tâm lý học hiện đại hay vớichủ nghĩa nhân bản thế tục.

HọcPhật Pháp không phải là việc khuân vác một mớ văn hóatừ một xứ Ấn Độ cổ xưa đem về đổ xuống sau vườnnhà mình. Nó phải được xem xét, phân tích cẩn thận. Nếuthực hiện nghiêm túc, nghiên cứu Phật học là phương cáchđể ta học hỏi và hấp thu cơ cấu của Phật Pháp. Đâylà cách để ta có được một sự thông hiểu tường tậnvề các nguyên lý nền tảng của giáo pháp. Quan trọng hơnnữa, đây là cách để ta nuôi dưỡng những hạt giống tuệgiác trong tâm mình.

Côngviệc đầu tiên ta cần làm khi đi theo con đường của ĐứcPhật là phải có Chánh Kiến, chi đầu tiên của Bát ChánhĐạo, đó là kim chỉ nam cho suốt hành trình tâm linh củata. Chánh kiến được bắt đầu bằng "văn", gồm có đọckinh điển, nghe và học hỏi từ những vị thầy có khả năng.Kế đến là "tư", nghĩa là suy tư, quán chiếu về thực chấtcủa giáo lý, liên quan đến cuộc sống của chính mình. Khiquan kiến của ta được sáng tỏ và sâu sắc, niềm tin nơiĐức Phật trở nên kiên cố. Lúc đó, dựa trên chánh kiếnvà lòng tín thành này, công phu hành thiền của ta, "tu", sẽtiến đến đúng mục tiêu.

Trítuệ chân thật chỉ xuất hiện khi ta thẩm sát những gì thiệnvà những gì bất thiện, nghĩa là những gì đưa ta đến bìnhan hạnh phúc và đem an vui đến cho người khác, và nhữnggì gây tai hại và đau khổ cho ta và cho người khác. Điềunày phát nguồn từ việc học kinh điển nghiêm túc, và đóchỉ là một phần nhỏ những gì ta tìm được trong nguồnkinh điển. Ta cần phải thẩm tra những gì ta học được,suy tư và hấp thu vào nội tâm, và xuyên suốt qua tuệ quán.

Hỏi:Bằng cách nào chúng ta có thể kết hợp việc nghiên cứucác bài kinh với sự tu tập của mình?

Tỳkhưu Bodhi:Trước hết, ta cần phải biết bắt đầutừ đâu. Cho người mới bắt đầu học kinh, tôi đề nghịtìm đọc tập sách trích lục kinh điển của Hòa thượngNyanatiloka, "Phật ngôn" (The Word of the Buddha). Hoặc tìm đọctheo hệ thống các bài kinh căn bản trình bày tại trang web"Truy cập Tuệ quán" (Access to Insight, www.accesstoinsight.org);và tôi cũng đề nghị đọc bài "Làm bạn với kinh điển"("Befriending the Suttas") của ông John Bullitt, chủ biên trang web.Kế đến, bạn có thể đọc cuốn "Những Lời Dạy của ĐứcPhật" (In the Buddha’s Words), do tôi trích lục từ Kinh tạng.Sau đó, cho những ai muốn đọc đầy đủ hơn, tôi đề nghịtìm đọc Trung Bộ (Majjhi-ma Nikāya). Trang web của Tu viện Bodhi(Bodhi Monastery, www.bodhimonastery.net) có lưu trữ các bài giảngkinh Trung bộ của tôi, thu âm trong suốt ba năm thuyết giảng,có thể tải xuống để nghe. Như thế, sẽ giúp người nàomuốn tìm hiểu nghiêm túc chi tiết các kinh văn này.

Phươngpháp học tập: Tôi đề nghị là trong lần đầu, ta gắngđọc lướt qua toàn bài kinh để làm quen với mạch văn. Sauđó, đọc lại lần thứ nhì cẩn thận hơn và ghi chú cácchi tiết. Khi đã quen với nhiều bài kinh, liệt kê một sốcác đề tài có vẻ vượt trội và các chủ đề trùng lặp,và dùng chúng như là các đề mục cho việc học kinh trongtương lai. Khi ta tiếp tục đọc kinh, nên lấy ghi chú và sắpxếp chúng theo từng chủ đề, tạo thêm chủ đề mới nếucần thiết; nhưng luôn luôn ghi rõ xuất xứ các đoạn kinh.Dần dần – sau một năm hay vài năm – ta sẽ có được mộtcái nhìn tổng thể về Phật Pháp; cuối cùng, ta sẽ thấycác bài pháp ấy kết hợp với nhau thành một khối đồngnhất, như thể các mảnh hình nhỏ được kết nối lại trongtrò chơi ráp hình.

Tôicũng muốn nhấn mạnh ở đây là các bản kinh Pāli bắt nguồntừ thời kỳ cổ xưa nhất của lịch sử kinh văn Phật giáovà vì thế, là một di sản chung cho mọi truyền thống Phậtgiáo. Vì vậy, học tập các bản kinh này không phải là côngviệc dành riêng cho Phật tử Nam tông hay những hành giả thiềnMinh sát; đó là công việc, và cũng là nhiệm vụ, của mọiPhật tử thuộc tất cả các tông phái, nếu họ thật tâmmuốn thông hiểu cội rể của Đạo Phật.

Hỏi:Có những cạm bẫy hay nguy cơ nào trong việc sử dụng kinhđiển không?

Tỳkhưu Bodhi: Có một điều nguy hiểm trong việc sử dụngkinh điển đã được Đức Phật chỉ ra rất rõ ràng trongbài kinh Xà dụ (kinh "Người bắt rắn", Trung bộ, 22). ĐứcPhật nói về những người học kinh điển, thay vì đem rathực hành các lời giảng dạy, lại sử dụng những kiếnthức ấy để phê phán kẻ khác, hoặc để khoe tài năng củamình khi tranh luận với kẻ khác. Đức Phật ví dụ họ nhưngười bắt rắn nhưng nắm ở đằng đuôi, họ sẽ bị conrắn quay đầu lại cắn, gây đau đớn trầm trọng hoặc mấtmạng. Tôi thấy nhiều Phật tử Tây phương đã rơi vào cạmbẫy này, nhiều lúc có cả chính tôi. Mặc dù ta bắt đầuvới ý định tốt nhất, nhưng ta lại nắm bắt Phật Phápbằng thái độ giáo điều cố chấp, dùng học thức củamình để tranh cãi với kẻ khác, và rồi, dính mắc vào "trậnchiến diễn dịch" với những ai có sự giải thích kinh vănkhác với mình.

Mộtnguy hiểm khác là ta buông bỏ khả năng suy xét của mình vàhoàn toàn tin vào bất cứ những gì ghi lại trong kinh. Thậtra, cũng có những điều trong kinh không còn đúng và thíchhợp nữa, qua kiến thức khoa học hiện đại. Ta không thểphê bình những người tin theo thuyết sáng tạo của Ky-tôgiáo để rồi mình cũng bị chấp dính vào những thái độtương tự.

Hỏi:Có những đoạn kinh nào mà Sư ưa thích nhất?

Tỳkhưu Bodhi:Khi tôi mới bắt đầu đọc kinh điển Phậtgiáo, lúc còn học đại học, tôi cảm thấy rất hứng khởivới những lời dạy của Đức Phật về lý nhân duyên, ngũuẩn, vô ngã, v.v., vì chúng đưa ta thẳng vào trọng tâm củaPháp. Nhưng một trong những bài kinh gây ấn tượng nhất chotôi lại không phải là những bài kinh giảng thâm sâu vềhành thiền hoặc về thực chứng giải thoát. Khi đọc nhữngbài kinh giảng về lý duyên khởi và vô ngã, tôi nghĩ: ĐứcPhật quả là một bậc giác ngộ, nhưng có lẽ cũng chưa toànvẹn lắm. Nhưng khi tôi đọc đến bài kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt(Sigalovāda Sutta, Trường bộ, 31), những nghi ngờ của tôihoàn toàn tan biến. Khi tôi đọc bài kinh này, đặc biệt làđoạn kinh giảng về "cách lễ lạy sáu phương", tôi nhậnthấy rằng mặc dù đã thấu đạt những chân lý sâu xa nhấtvề sự hiện hữu, Đức Phật vẫn có thể giảng dạy rấtchi tiết cho bậc cha mẹ về cách dạy con cái, cho vợ chồngvề cách thương yêu tương kính, cho người chủ về cách chămsóc người làm của mình, v.v.; khi ấy, tôi chợt hiểu rằng,vị Thầy này quả là một bậc giác ngộ hoàn toàn. Trong tâmtôi, bài kinh này chứng minh rằng, Đức Phật không nhữngđã đạt được một "trí tuệ siêu thế" cao quý nhất, màNgài còn có cả " trí tuệ hiệp thế" với lòng từ bi baotrùm khắp thế gian, mang sự hiểu biết của mình hòa nhậpvới trình độ của thế tục, để dạy dỗ và hướng dẫnmọi người bằng những phương cách phù hợp với căn cơcủa họ.

Mộttrong những đặc điểm của kinh điển mà tôi có ấn tượngnhất, ngay từ khi bắt đầu học kinh và mãi cho đến bâygiờ, là các ví dụ so sánh. Dường như Đức Phật có thểđem bất cứ một hiện tượng thiên nhiên nào, hay là bấtcứ một việc gì trong đời sống hằng ngày, biến thành mộtví dụ sâu sắc để làm sáng tỏ một điểm quan trọng nàođó trong bài giảng. Mặt trời, trăng sao, hoa lá, cỏ cây,sông núi, biển hồ; bốn mùa thay đổi; sư tử, khỉ, voi,ngựa; vua, quan và chiến sĩ; nghệ nhân, y sĩ và đạo tặc– danh sách về những đề tài ví dụ của Đức Phật hầunhư nhiều vô tận. Đôi khi chúng ta đọc một loạt nhữngbài kinh có vẻ rất khô khan, rồi đột nhiên ta gặp mộtví dụ rất tươi mới và sáng rõ, và hình ảnh ấy khôngbao giờ phai nhạt trong tâm ta, ngay cả sau nhiều thập niên.

Hỏi:Khi dịch kinh điển, Sư gặp những khó khăn đặc biệt nào?

Tỳkhưu Bodhi:Tôi nghĩ rằng bất cứ ngôn ngữ nào cũngcó một cấu trúc nhận thức cơ bản của mỗi nền văn hóa,chứa đựng những ẩn dụ để tạo dựng từ ngữ, và baogồm các ý nghĩa phụ thuộc và sắc thái riêng của từ ngữ.Vi thế, khi chuyển dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác,lúc nào ta cũng gặp vấn đề không hòa hợp giữa hai cấutrúc nhận thức đó. Điều này dẫn đến các xung đột màthông thường chỉ giải quyết được bằng cách hy sinh nhữngliên hệ quan trọng về khái niệm trong ngữ văn gốc đểchuyển dịch sao cho suông sẻ và dễ hiểu. Vấn đề này trởnên trầm trọng hơn khi ta phải chuyển dịch từ một cổngữ, với những ẩn dụ cổ xưa, sang ngôn ngữ hiện đạivới một nền văn hóa rất khác biệt.

Tacó thể thấy vấn đề này ngay ở những từ Pāli đơn giản.Thí dụ như từ "samādhi" (định), tiếng Anh dịch là: concentration- tập trung; composure - an tĩnh; collectedness - tự chủ, mentalunification - hợp nhất tâm, v.v. nhưng các từ này không chuyểntải được ý nghĩa của samādhi để chỉ một trạng tháiluyện tâm đặc biệt, hay một hệ thống các trạng thái luyệntâm, trong hệ thống huân tập tâm ý của đạo Phật (và trongcác đạo giáo Ấn Độ).

Ngaycả từ "sati" (niệm), tiếng Anh thường dịch là "mindfulness",cũng không phải là không có vấn đề. Từ này phát nguồntừ động từ "sarati", nghĩa là "ghi nhớ", và đôi khi trongngữ văn Pāli, sati vẫn được hiểu như có liên quan đếný nghĩa về sự ghi nhớ. Nhưng khi từ ngữ đó được dùngtrong các pháp hành thiền, chúng ta không có chữ tiếng Anhnào để dịch cho chính xác. Một dịch giả nào đó đã tạora chữ "mindfulness", lúc đó chưa xuất hiện trong cuốn tựđiển của tôi. Chữ dịch này cũng khá hay, nhưng tự nó khôngbảo tồn được ý nghĩa về sự ghi nhớ, đôi khi rất cầnthiết để thông hiểu một đoạn kinh.

Từ"satipatthāna" thường được dịch là "founda-tion of mindfulness"(niệm xứ, nền tảng của niệm), nghe có vẻ thanh lịch; nhưngnếu ta hiểu Pāli, ta có thể nghi ngờ, hợp từ ấy khôngbắt nguồn từ sati + patthāna (từ đó, dịch là niệm xứ),mà là sati + upatthāna, nghĩa là "establishment of mindfulness" (sựthiết lập niệm). Rồi, nếu ta hiểu kinh văn gốc, ta sẽthấy có rất nhiều câu, trong đó, sati được dùng với nhữngtừ có liên hệ đến upatthāna, như upatthitas-sati (người cóniệm được thiết lập), mà không có câu nào kết hợp sativới các từ có liên hệ đến patthāna. Điều này xác minhcho việc chúng ta nên dịch sati-patthāna là "sự thiết lậpniệm - establishment of mindfulness", hơn là dịch "nền tảng củaniệm, niệm xứ". Cho dù từ "niệm xứ - foundation of mindfulness"nghe có vẻ thanh lịch, điểm quan trọng ở đây là tiến trìnhnội tâm để thiết lập chánh niệm, chứ không phải là vềđối tượng của quán niệm.

Hỏi:Khi Sư thấy truyền thống Phật giáo Nguyên thủy đang đượccác vị giáo thọ Tây phương biến đổi để thích nghi trongthời đại mới, những điều nào Sư nghĩ là có ích lợivà những điều nào không có ích lợi?

Tỳkhưu Bodhi:Tôi rất ngần ngại khi phê bình về việclàm của các vị thầy khác, nhưng tôi chỉ xin đề cập đếnmột vấn đề quan trọng đang xảy ra trong việc giảng dạythiền quán Vipassana, mà có thể ta không chú ý đến. Tôi cócảm tưởng rằng mục đích của thiền quán niệm, đang đượcdạy ở Tây phương, đã bị biến đổi rất nhiều, khác xachức năng truyền thống của nó. Có lẽ là vì đa số cácvị giáo thọ Âu Mỹ giảng dạy ra ngoài khuôn khổ của giáolý Phật giáo cổ điển. Ngày nay, dường như pháp thiền quánniệm được dạy như là một cách thức để làm tăng trưởngkinh nghiệm của ta trong giây phút hiện tại. Mục đích củapháp hành là để giúp ta chấp nhận tất cả những gì xảyđến cho mình mà không phân biệt. Qua sự nâng cao chánh niệmtrong giây phút hiện tại, ta học cách chấp nhận mọi việcnhư tự bản chất chúng là tốt đẹp, nhìn thấy mọi vấnđề như đáng để học hỏi, thể nghiệm mọi sự như đángân thưởng. Vì vậy mà ta chỉ cần an trú trong hiện tại,sẵn sàng tiếp nhận bất cứ việc gì xảy ra, hoàn toàn cởimở đón nhận dòng chảy của các sự kiện luôn tươi mớivà luôn bất định.

Ởmột cấp độ nào đó, đường lối giảng dạy ấy cho tanhiều bài học giá trị. Đương nhiên, chấp nhận bất cứnhững gì xảy đến cho ta bao giờ cũng tốt hơn là sống màcứ náo nức đeo đuổi lạc thú và sợ sệt trốn tránh khổđau. Càng khôn ngoan hơn nếu ta thấy được các bài học tíchcực trong những nỗi đau, mất mát và đổi thay, thay vì thanvan, trách móc cho số phận. Thế nhưng, theo quan kiến củatôi, nếu chỉ trình bày những điều này như là điểm chínhcủa lời Phật dạy, thì đó là một sự suy diễn sai lầmvề Pháp. Lời dạy của Đức Phật, ghi lại trong các bàikinh, có những luận cứ khác biệt. Mục đích tối hậu củagiáo pháp không phải là để chấp nhận cuộc đời, nhưnglà để giúp ta vượt qua giới hạn của kinh nghiệm hữu vi,để thăng hoa cuộc đời, đạt đến trạng thái không cógià, không có chết, nghĩa là chấm dứt mọi khổ đau. Nếuta chỉ đơn giản duy trì nhận thức trong hiện tại để cómột sự chấp nhận không ràng buộc về hiện tại, nó cóthể gián tiếp đưa ta đến sự thỏa hiệp với cõi Ta-bàluân hồi (samsara), nghĩa là sẽ lại dính mắc vào Ta-bà, chứkhông giải thoát khỏi nó.

Tronggiáo pháp truyền thống, qua chú tâm tỉnh giác trong hiện tại,ta tập trung quán sát tiến trình sinh và diệt của mọi hiệntượng để phát triển tuệ giác về đặc tính vô thườngcủa chúng. Nhưng nếu chúng ta dừng lại ở tính vô thườngcủa mọi vật, thì đó không phải là cách để ta chấm dứtkhổ đau. Tuệ giác về vô thường (anicca), phải là cửa ngõđưa đến tuệ giác về khổ (dukkha), đặc tính bất chu toàncủa mọi pháp hữu vi, và về tính vô ngã (anatta) của mọipháp. Với tuệ giác về ba đặc tính này, ta nhàm chán vềmọi pháp hữu vi. Do nhàm chán, xả ly phát sinh. Do xả ly, giảithoát phát sinh, đưa đến thực chứng Niết-bàn tại đâyvà ngay bây giờ.

Cốtlõi của Phật pháp không phải chỉ là luận thuyết cho rằngtháo gỡ được sự dính mắc sẽ giúp ta sống một cuộcđời không có lo sợ và đau buồn. Thật ra, luận thuyết đóchỉ là một phần về sự liên hệ của hai Diệu Đế đầu– Khổ Đế và Tập Đế, nhưng chưa đủ sâu sắc. Phân tíchthâm sâu hơn về Tứ Diệu Đế là phải thấy rõ rằng dínhmắc của năm uẩn là ý nghĩa chính của Khổ Đế; phải thấyrõ rằng hoạn khổ bắt nguồn từ sự thèm khát khoái lạccủa các giác quan và sự thèm khát vào một sự hiện hữutiếp nối; và phải thấy rõ rằng hoạn khổ – đau khổcủa dính mắc vào vòng sinh tử luân hồi – chỉ chấm dứtkhi nào sự thèm khát hoàn toàn tàn diệt. Nếu không thấyđược như thế, giảng dạy về Tứ Diệu Đến, trọng tâmcủa Phật Pháp, sẽ không đầy đủ.

Dĩnhiên, mỗi vị giáo thọ phải tự quyết định lúc nào làthích hợp để trình bày đầy đủ giáo thuyết ấy. ĐứcPhật ngày xưa, chỉ giảng dạy Tứ Diệu Đế khi nào Ngàibiết thính chúng có khả năng để lĩnh hội. Nhưng nếu tamuốn Phật Pháp được hưng thịnh, ít ra, ta phải chấp nhậný nghĩa chân chính của các lời dạy trên; cho dù chúng taquyết định rằng bây giờ cần phải chuẩn bị trước vớinhững phương cách khác, thích nghi hơn, của con đường đưađến giải thoát.

Hỏi:Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy trong kinh điển, Đức Phậtkhông bao giờ đề nghị người nào đi theo con đường Bồ-tátcủa Ngài để đắc quả vị Phật, nhưng Ngài chỉ dạy vềđạo quả A-la-hán như là mục đích chính. Theo Sư, tại saonhư thế?

Tỳkhưu Bodhi: Đây là câu hỏi mà tôi đã từng suy tưrất nhiều, nhưng vẫn chưa tìm được câu trả lời tốihậu. Có nhiều ý tưởng về quả vị Phật tìm thấy trongkinh điển nguyên thủy hướng đến giáo thuyết ban sơ vềcon đường Bồ-tát trong thời Đức Phật còn tại thế. Trongthời đó, có lẽ cũng có những người hứng khởi về tấmgương của Ngài như là một Bậc Giải thoát Từ bi, và họ,thay vì nhắm đến quả vị A-la-hán, ước nguyện đắc quảvị Chánh Đẳng Giác trong một tương lai nào đó. Cũng cóthể họ có đến gặp Đức Phật để xin Ngài hướng dẫnđể đạt mục tiêu ấy, và Ngài đã giảng dạy cho họ.

Tuynhiên, trong trường hợp đó, sẽ phát sinh câu hỏi sau đây:-"Tại sao trong các bài kinh, chúng ta không tìm thấy các lờigiảng rõ ràng về con đường tiến đến quả vị Phật? Tạisao các lời giảng ấy chỉ được ghi trong kinh văn hậu tácnhư là Chuyện Tiền thân (Jatakas), Sử tích (Apadānas), và cácbộ kinh Đại thừa phát triển về sau?"

Tôikhông có câu trả lời chính xác về câu hỏi khó khăn nhưngthích thú này, nhưng tôi có thể tạm thời đưa ra hai giảthuyết trái ngược, mặc dù tôi cũng chưa hài lòng với giảthuyết nào. Đó là: (i) Trong thời kỳ nguyên khai, Đức Phậtđược xem như là vị A-la-hán đầu tiên, vượt trội hơncác vị A-la-hán khác về tài năng giảng dạy và uy tín cánhân của Ngài. Phản biện: Nếu như thế, giả thuyết nàyngầm hiểu rằng hầu như tất cả những gì ghi lại trongcác bài kinh về các uy lực của Đức Phật, các tuệ giáccao quý và phẩm hạnh cao thượng của Ngài đều được ghithêm vào sau này, như thế là gián tiếp làm suy giảm giá trịkhả tín của các bài kinh. (ii) Các kỳ Kết tập Kinh điểnđầu tiên là do các vị tu sĩ có khuynh hướng đi theo con đườngA-la-hán tổ chức trùng tuyên; vì thế, các vị ấy đã gạtbỏ những đoạn kinh không liên quan đến con đường củamình, kể cả các bài kinh về con đường Bồ-tát. Phản biện:Giả thuyết nầy không có cơ sở, vì trong kinh tạng nguyênthủy lưu truyền đến ngày nay, có bao gồm nhiều bài giảngcủa Đức Phật cho hàng cư sĩ tại gia, các bà nội trợ cũngnhư các vua quan, để chu toàn nhiệm vụ thường ngày củahọ, mà không liên quan gì đến sự hành trì của hàng tu sĩ;và như thế, nếu có các bài giảng khác cho những ai ướcnguyện theo con đường Bồ-tát thì ắt hẳn chúng cũng đượctrùng tuyên.

Chonên, hai giả thuyết trên đều không đứng vững. Câu trảlời dễ nhất mà tôi nghĩ ra – mặc dù không phải là lờigiải đáp mà tôi hoàn toàn ưng ý – qua đức hạnh của Ngài,Đức Phật là một tấm gương cho những người muốn theođường Bồ-tát, nhưng bởi vì giáo pháp tối hậu của Ngàilà đưa đến giải thoát, Ngài không thể dạy những kháiniệm tranh đua nhau để tiến đến mục tiêu cuối cùng. Ởđây, lời giảng của Ngài là phải đề cao những vị đãthực chứng được mục tiêu tối hậu, đó là các vị A-la-hán,và mô tả con đường đưa đến quả vị đó. Dù trong bấtcứ trường hợp nào, con đường A-la-hán như đã mô tả trongkinh tạng nguyên thủy vẫn là nền tảng cho con đường Bồ-tátphát triển về sau trong thời kỳ Phật giáo Bộ phái và Phậtgiáo Đại thừa; cho nên, con đường sau không thể có đượcnếu không có con đường trước.

Hỏi:Vài người nhận định rằng các bản chú giải, nhất làcác chú giải của Luận sư Phật Âm (Buddha-ghosa), trình bàymột quan kiến khác với các bài kinh – như là một sự diễndịch hạn hẹp hơn về sự hành trì Pháp. Sư nghĩ thế nàovề sự thông hiểu căn bản về pháp nghĩa của các bài kinh,so với các giải thích trong chú giải? Chúng giống nhau haykhác nhau như thế nào?

Tỳkhưu Bodhi: Sự liên hệ giữa các bản kinh và các bảnchú giải cực kỳ phức tạp và đây là một điều nguy hiểmnếu ta có những phê phán tổng quát cho sự liên hệ đó.Các chú giải thật ra không phải là các tác phẩm nguyên gốccủa ngài Phật Âm, mà là các phiên bản biên tập của cácchú giải cổ xưa đã được gìn giữ ở Sri Lanka. Nguồn gốclịch sử của chúng không rõ ràng, nhưng chắc là bắt nguồntừ chính các bản kinh; nghĩa là có những bản kinh mang ýnghĩa chú giải cho các bản kinh khác (thí dụ: Trung bộ 141,Tương ưng 12:31; Tương ưng 22:3,4). Trong thời kỳ ban đầucủa sự truyền khẩu, các vị trưởng lão Phật giáo ắthẳn có triển khai một tập hợp chú giải đi kèm với bảnvăn gốc, và ắt hẳn các chú giải này đã tích tụ qua nhiềuthế hệ, như thể trái banh tuyết lăn tròn và lớn rộng ravới nhiều lớp tuyết dính vào.

Cáccổ bản chú giải Sri Lanka – không còn hiện hữu – mà ngàiPhật Âm dựa vào đó để biên soạn, có lẽ là một kho tàngcác tư liệu tích lũy qua nhiều thế kỷ, và có lẽ bắt nguồntừ các vị đại đệ tử của Đức Phật. Ngay cả trong cácbản chú giải mà chúng ta thừa hưởng hôm nay, có những tầnglớp dường như đã hiện hữu trước cả thời kỳ phân chiaTăng đoàn thành các bộ phái, vì chúng có những tư liệudùng chung cho các bản luận giải của nhiều tông phái khácnhau. Những tư liệu mới hơn thì bắt nguồn các vị thầytổ của tông phái Theravāda (Trưởng lão bộ) sau khi tông pháinầy thành hình, và vì thế, phản ánh những phương cách diễndịch riêng biệt. Ngoài ra, còn có một khuynh hướng trao đổitư liệu diễn giải giữa các tông phái; tuy nhiên, nhờ tínhbảo thủ, các vị tu sĩ Theravāda đã nghiêm ngặt tách rờicác tư liệu mới nầy ra khỏi phần kinh văn ghi lời ĐứcPhật giảng.

Đểhiểu tác động của các chú giải ở cấp độ giáo thuyết,chúng ta nên nhớ rằng các bài kinh thật ra không phải chỉlà kinh văn của tông phái Theravāda. Đây là sự truyền tảicủa các tu sĩ Theravāda về một hạng kinh điển chung cho cáctông phái Phật giáo trong thời kỳ nguyên khai, mỗi tông pháiắt hẳn có phương cách diễn dịch riêng. Những bản chúgiải mà chúng ta có được từ Luận sư Phật Âm (và nhiềuvị khác) tiếp tục nhiệm vụ diễn giải các kinh điển nàyqua quan kiến của tông phái Theravāda. Vì thế, quan kiến củacác vị ấy dĩ nhiên là phải hạn hẹp hơn là các kinh vănvì cần phải có tính đặc thù: họ nhìn thế giới tâm ýcủa các bản kinh qua lăng kính của các phương pháp bình luậnthánh thư do các vị thầy tổ Theravāda triển khai, dùng nhữngphương pháp nầy để giải thích chi tiết về các bài giảngcủa Đức Phật.

Nếuta so sánh ví dụ các bản kinh như là một vùng lãnh thổ đấtđai rộng lớn, quan sát từ trên cao để thấy các điểm chínhcủa địa hình nhưng chi tiết lại rất sơ sài; lúc đó, cácchú giải có thể ví như một báo cáo chi tiết về phươnghướng, vị trí của lãnh thổ đó. Câu hỏi ở đây là: Cácchú giải này chỉ đi đến để mô tả phong cảnh với nhiềuchi tiết, hay chúng mang theo các toán thợ xây dựng và cácdự án xây nhà, xây thương xá và xa lộ trên vùng đất hoangsơ? Câu trả lời, theo tôi, là kết hợp cả hai.

Tómlại, có hai thái độ cực đoan khi chúng ta đánh giá các chúgiải. Một cực đoan, thường được các nhà Theravāda chínhthống chấp nhận, là xem chúng có giá trị hầu như ngang hàngvới các bản kinh. Một cực đoan khác là hoàn toàn gạt bỏchúng, và cho rằng chúng đại diện cho sự diễn dịch khácvới Phật Pháp. Tôi nghĩ rằng thái độ cẩn thận trung dunglà chúng ta tham khảo các bản chú giải và sử dụng chúng,nhưng không chấp dính vào chúng. Các diễn giải thường giúplàm sáng tỏ kinh văn, nhưng ta cũng nên ghi nhận rằng chúngchỉ đại diện cho một sự hệ thống hóa đặc thù củacác bài kinh giảng nguyên sơ. Đôi khi, các bài kinh nầy khôngcần có thêm các chú giải, và có vài điểm, các chú giảicó vẻ không tương thích với bài kinh giảng.

Hỏi:Rất nhiều bài kinh khi kết thúc có ghi rằng những ngườikhi nghe các lời dạy của Đức Phật, thông hiểu, rất hoanhỷ, và đôi khi được giác ngộ chỉ nhờ nghe và hiểu. Điềunày quả thật rất kỳ lạ, rất khó suy ngẫm!

Tỳkhưu Bodhi: Chính các bản kinh cũng không giải thíchrõ, chỉ nói rằng trong khi Đức Phật giảng dạy, tâm củangười nghe trở nên "sẵn sàng, tiếp nhận, không còn nhữngchướng ngại, hoan hỷ và tự tin." Nhưng thông thường, kinhcũng ghi rằng, Đức Phật giảng bài kinh đặc biệt cho mộtngười hay một nhóm người nào đó trong thính chúng, cho nêncó thể Đức Phật đã biết trước người ấy hay nhóm ngườiấy có khả năng thấu đạt chân lý. Theo tôi, sự nhanh nhẹnthấu đạt Chân Pháp của họ là do ba yếu tố.

Thứnhất, họ đã tích lũy được đầy đủ các hạnh ba-la-mật(paramis), hay các phẩm hạnh cao quý, trong nhiều kiếp trước.Tôi tin hoàn toàn vào nguyên lý tái sinh, và tôi tin rằng sựgiác ngộ là kết quả của công phu tu tập qua nhiều kiếpsống, kiện toàn những phẩm hạnh như bố thí, trì giới,nhẫn nại, tinh tấn, thiền định, trí tuệ, từ bi, xả ly,cương quyết, v.v. Vì thế, mặc dù những vị này có thểchưa hành trì Chánh Pháp trong đời này trước khi họ gặpĐức Phật, nhưng họ đã chu toàn các hạnh ba-la-mật vớinhiều vị Phật trong quá khứ.

Thứhai là một sự khát khao sâu xa trong tiềm thức, mong đạtđược sự thanh tịnh và thấu đạt chân lý. Sự khát khaonày có thể không hiển lộ trên bề mặt của tâm – có thểhọ đang sống như các thương gia bận rộn, các bà nội trợkhiêm tốn, những người đầy tớ bình dị – nhưng vào nhữnggiây phút tĩnh lặng, một sự thúc đẩy nào đó hướng vềchân lý, về sự toàn thiện và hoàn mỹ tinh thần đã choángngợp tâm các vị ấy, tạo nên một cảm giác bất an sâuđậm trong lòng, một nỗi bức rức chỉ được dập tắtkhi họ gặp Đức Phật và nghe Ngài giảng dạy.

Thứba, trong vài trường hợp, có thể các vị ấy đã trực diệnvới một khổ đau khắc nghiệt, thô tháo hay vi tế, và khổđau ấy đã xé toang được tấm màn vô minh trước mắt vàthúc đẩy họ đi tìm một con đường giải thoát tối hậu.

Khihai hoặc ba yếu tố này được trọn vẹn, các vị ấy nhưnhững đóa hoa sen trên mặt hồ, chờ mặt trời mọc đểbừng nở. Sự xuất hiện của Đức Phật là mặt trời mọclên, và Giáo Pháp của Ngài là những tia nắng sáng chói khaimở các đóa hoa sen trong tâm thức để tiếp nhận chân lýtối hậu.

BìnhAnson dịch
TâyÚc, tháng 7-2006

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]