Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Kim Cương

13/09/201115:10(Xem: 6057)
Kinh Kim Cương

KINH KIMCƯƠNG
ThíchNhất Hạnh

Kệtán:

Làmsao vượt sinh tử
Đạtđược thân Kim Cương
Tutập theo lối nào
Quétđược muôn huyễn tướng
XinBụt đem lòng thương
Mởbày kho bí tạng
Vìtất cả chúng con
Đempháp mầu diễn xướng!

Đâylà những điều tôi được nghe hồi Bụt còn ở tại tu việnKỳ Thọ Cấp Cô Độc gần thành Xá Vệ, với đại chúngkhất sĩ gồm một ngàn hai trăm năm mươi vị. Hôm ấy vàogiờ khất thực, Bụt mặc áo và ôm bát đi vào thành Xá Vệ.Trong thành, Người theo phép tuần tự ghé từng nhà để khấtthực. Khất thực xong, Người về lại tu viện thọ trai. Thọtrai xong, Người xếp y bát, rửa chân, trải tọa cụ mà ngồi.

Lúcấy, từ chỗ ngồi của mình trong đại chúng, thượng tọaTu Bồ Đề đứng dậy, trịch vai áo bên phải ra, quỳ chântrái xuống, chấp tay cung kính bạch với Bụt rằng: "ThếTôn, Người thật là bậc hiếm có! Thế Tôn thường đặcbiệt hộ niệm và giao phó sự nghiệp cho các vị Bồ Tát.Thế Tôn, những người con trai hiền và những người con gáihiền nào muốn phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giácthì nên nương tựa vào đâu và làm sao mà điều phục tâmmình?"

Bụtbảo: "Hay lắm, thầy Tu Bồ Đề! Thầy nói thật đúng, NhưLai thường đặc biệt hộ niệm và giao phó sự nghiệp chocác vị Bồ Tát. Này, thầy hãy lắng nghe cho kỹ, Như Lai sẽvì thầy mà trả lời. Những người con trai hiền hay nhữngngười con gái hiền nào muốn phát tâm vô thượng chánh đẳngchánh giác thì phải nương tựa và phải điều phục tâm củahọ như thế này."

ThầyTu Bồ Đề nói: "Bạch Thế Tôn, chúng con rất mong đượcnghe Người chỉ dạy."

Bụtbảo Tu Bồ Đề: "Các bậc Bồ Tát đại nhân nên hàng phụctâm mình như sau: Có cả thảy bao nhiêu loại chúng sanh, hoặcsinh từ trứng, hoặc sinh từ thai, hoặc sinh từ sự ẩm ướt,hoặc từ sự biến hóa, hoặc có hình sắc, hoặc không cóhình sắc, hoặc có tri giác, hoặc không có tri giác, hoặckhông phải có tri giác cũng không phải không có tri giác, tađều phải đưa tất cả các loài ấy vào Niết Bàn tuyệtđối để tất cả đều được giải thoát. Giải thoát chovô số, vô lượng, vô biên chúng sanh như thế, mà kỳ thựcta không thấy có chúng sanh nào được giải thoát. Vì sao?Này Tu Bồ Đề, nếu một vị Bồ Tát mà còn có khái niệmvề Ngã, về Nhân, về Chúng Sanh và về Thọ Giả thì vịấy chưa phải là một vị Bồ Tát đích thực.

Nàynữa, thầy Tu Bồ Đề, vị Bồ Tát thực hiện phép bố thínhưng không dựa vào bất cứ một thứ gì, nghĩa là khôngdựa vào sắc để bố thí, cũng không dựa vào thanh, hương,vị, xúc và pháp để bố thí. Tu Bồ Đề, Bồ Tát nên bốthí theo tinh thần ấy, không dựa vào tướng. Tại sao? NếuBồ Tát bố thí mà không dựa vào tướng thì phước đứcsẽ không thể nghĩ bàn. Tu Bồ Đề, thầy nghĩ sao? Không gianvề phía Đông có thể nghĩ và lường được không?"
-Bạchđức Thế Tôn, không.

-Nàythầy Tu Bồ Đề, không gian về phía Tây, phương Nam, phươngBắc, phương Trên và phương Dưới có thể nghĩ và lườngđược hay không?

-Bạchđức Thế Tôn, không.

-Nàythầy Tu Bồ Đề, nếu Bồ Tát không nương vào đâu cả đểthực hiện phép bố thí thì phước đức cũng nhiều như hưkhông vậy, không thể nghĩ được, không thể lường được.Này Tu Bồ Đề, các vị Bồ Tát nên trú tâm theo những lờichỉ dẫn vừa đưa ra.

-TuBồ Đề, thầy nghĩ sao? Có thể nhận diện Như Lai qua thântướng hay không?

-Bạchđức Thế Tôn, không. Cái mà Như Lai nói là thân tướng vốnkhông phải là thân tướng.
Bụtbảo thầy Tu Bồ Đề: "Nơi nào có tướng là nơi đó còncó sự lường gạt. Nếu thấy được tính cách không tướngcủa các tướng tức là thấy được Như Lai."

ThầyTu Bồ Đề thưa với Bụt rằng: "Bạch đức Thế Tôn, trongtương lai, khi nghe những câu nói như thế người ta có thểphát sinh được lòng tin chân thật hay không?"

Bụtbảo: "Thầy đừng nói vậy. Năm trăm năm sau khi Như Lai diệtđộ, vẫn sẽ có những người biết giữ giới và tu phước,và những người ấy khi nghe được những lời như trên cũngsẽ có thể phát sinh lòng tin và nhận ra đó là sự thật.Ta nên biết rằng những người ấy đã gieo trồng những hạtgiống tốt không phải ở nơi một vị Bụt, hai vị Bụt,ba, bốn, năm vị Bụt mà thật sự đã gieo trồng những hạtgiống lành ở nơi vô lượng ngàn muôn vị Bụt. Người nàochỉ trong một giây phút thôi, phát sinh được niềm tin thanhtịnh khi nghe những lời và những câu ấy, thì Như Lai tấtnhiên BIẾT được người ấy, THẤY được người ấy vàngười ấy sẽ đạt được vô lượng phước đức như thế.Vì sao? Vì những người như thế không còn kẹt vào nhữngkhái niệm về Ngã, về Nhân, về Chúng Sanh, về Thọ Giả,về Pháp, về Không Phải Pháp, về Tướng và về Không PhảiTướng. Vì sao? Nếu còn chấp vào ý niệm Pháp thì vẫn cònkẹt vào các tướng Ngã, Nhân, Chúng Sanh và Thọ Giả và nếucòn chấp vào ý niệm Không Phải Pháp, thì cũng vẫn còn kẹtvào tướng Ngã, Nhân, Chúng Sanh và Thọ Giả như thường.Thế cho nên, đã không nên chấp vào Pháp mà cũng không nênchấp vào Không Phải Pháp. Vì vậy mà Như Lai đã mật ý nói:Này các vị khất sĩ, nên biết rằng Pháp tôi nói đượcví như chiếc bè, Pháp còn nên bỏ, huống là Không Phải Pháp."

-ThầyTu Bồ Đề, thầy nghĩ sao, Như Lai có đắc pháp vô thượngchánh đẳng chánh giác không? Như Lai có pháp gì để tuyênthuyết hay không?

ThầyTu Bồ Đề thưa: "Theo con hiểu điều Bụt dạy thì chẳngcó một pháp gì riêng biệt được gọi là vô thượng chánhđẳng chánh giác, cũng không có một pháp nào riêng biệt đượcNhư Lai tuyên thuyết. Vì sao? Vì những pháp mà Như Lai đãchứng và đã nói thì không thể nắm bắt được, cũng khôngthể diễn tả được. Đó không phải là pháp cũng không phảilà không pháp. Vì sao? Vì tất cả các bậc hiền thánh đềudo pháp vô vi mà trở nên khác người."

-ThầyTu Bồ Đề, thầy nghĩ sao? Nếu có người đem bảy thứ châubáu nhiều cho đến nỗi chứa đầy cả thế giới tam thiênđại thiên này để bố thí, thì người ấy có phước đứcnhiều hay không?

TuBồ Đề thưa: "Bạch Thế Tôn, rất nhiều. Vì sao? Bạch đứcThế Tôn, vì phước đức ấy trong tự thân chẳng phải làphước đức nên Như Lai mới nói là phước đức nhiều."

-Nếucó người tiếp nhận và hành trì kinh này dù chỉ một bàikệ bốn câu trong kinh thôi rồi đem giảng nói cho người khácnghe thì phước đức của người này còn lớn hơn phướcđức của người kia. Tại sao? Này Tu Bồ Đề, tất cả cácđức Bụt và pháp Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác củacác đức Bụt, đều xuất phát từ kinh này. Này Tu Bồ Đề,cái gọi là pháp Bụt, cái đó chính là cái không phải phápBụt.

-TuBồ Đề, thầy nghĩ sao? Một vị Tu Đà Hoàn có nghĩ rằng:'Ta đã đắc quả Tu Đà Hoàn' không?

TuBồ Đề thưa: "Bạch Thế Tôn, không. Vì sao? Tu Đà Hoàn cónghĩa là đi vào dòng mà thật ra không có dòng nào để đivào cả. Không đi vào dòng sắc, cũng không đi vào dòng thanh,hương, vị, xúc và pháp. Vì vậy cho nên gọi là "đi vào dòng".

-TuBồ Đề, thầy nghĩ sao? Một vị Tư Đà Hàm có nghĩ rằng:'Ta đã đắc quả Tư Đà Hàm' không?

TuBồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn, không. Vì sao? Tư ĐàHàm có nghĩa là một đi một trở lại mà thật ra không cósự đi cũng không có sự trở lại. Vì vậy cho nên gọi làTư Đà Hàm."

-TuBồ Đề, thầy nghĩ sao? Một vị A Na Hàm có nghĩ rằng: 'Tađã đắc quả A Na Hàm' không?
TuBồ Đề thưa: "Bạch Thế Tôn, không. Vì sao? A Na Hàm có nghĩalà không trở lại. Mà thật ra làm gì có sự không trở lại?Vì vậy cho nên gọi là A Na Hàm."

-TuBồ Đề, thầy nghĩ sao? Một vị A La Hán có thể nghĩ rằng:'Ta đã đắc quả A La Hán' không?

TuBồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn, không. Vì sao? Thật rakhông có pháp nào riêng biệt được gọi là A La Hán. BạchThế Tôn, nếu một vị A La Hán nào khởi niệm rằng 'ta đãđắc quả A La Hán' thì vị đó còn chấp vào Ngã, Nhân, ChúngSanh và Thọ Giả. Bạch đức Thế Tôn, Thế Tôn thường nóicon đã đạt tới Vô Tránh Tam Muội và trong Tăng Thân, conlà vị A La Hán ly dục đệ nhất. Thế Tôn, nếu con nghĩ rằngcon đã đắc quả A La Hán thì chắc Thế Tôn đã không nóirằng Tu Bồ Đề là người ưa hạnh A Lan Na."

Bụthỏi thầy Tu Bồ Đề: "Thuở xưa lúc còn theo học với BụtNhiên Đăng, Như Lai có đắc pháp gì chăng?"

-Bạchđức Thế Tôn, không. Ngày xưa khi còn ở với Bụt Nhiên Đăng,Như Lai không có đắc pháp gì cả.

-TuBồ Đề, thầy nghĩ sao? Bồ Tát có trang nghiêm cõi Bụt chăng?

-BạchThế Tôn, không. Vì sao? Trang nghiêm cõi Bụt tức là khôngtrang nghiêm cõi Bụt, vì vậy nên mới gọi là trang nghiêmcõi Bụt.

-Nhưthế đó, thầy Tu Bồ Đề, các vị Bồ Tát và đại nhânnên phát tâm thanh tịnh theo tinh thần ấy. Không nên dựa vàosắc mà phát tâm, cũng không nên dựa vào thanh, hương, vị,xúc và pháp mà phát tâm. Chỉ nên phát tâm trong tinh thầnvô trụ.

Nàythầy Tu Bồ Đề, ví dụ có người có thân lớn như núi chúaTu Di, thầy nghĩ sao? Thân ấy có lớn không?

TuBồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn, lớn lắm. Vì sao? Cáimà Thế Tôn gọi là không phải thân lớn mới đích thậtlà thân lớn."

-ThầyTu Bồ Đề, ví dụ trong sông Hằng có bao nhiêu hạt cát làcó bấy nhiêu dòng sông Hằng. Vậy thì cát của tất cả cácsông Hằng ấy có nhiều không?

TuBồ Đề thưa: "Bạch Thế Tôn, rất nhiều. Số lượng cácsông Hằng đã là vĩ đại, huống là số lượng những hạtcát của các sông Hằng ấy."

-NàyTu Bồ Đề, bây giờ tôi muốn hỏi thật thầy rằng, nếucó người con trai hay người con gái nhà lành nào đem châubáu chất đầy cả thế giới tam thiên đại thiên nhiều nhưcát của tất cả các sông Hằng kia mà bố thí thì phướcđức có nhiều không?

TuBồ Đề thưa: "Bạch Thế Tôn, rất nhiều."

Bụtbảo thầy Tu Bồ Đề: "Nếu người con trai hay người con gáinhà lành nào mà thọ trì kinh này dù chỉ một bài kệ bốncâu thôi và đem ra chia sẻ với người khác thì phước đứccủa người này còn nhiều hơn phước đức của người trước.

Cònnữa, thầy Tu Bồ Đề, mảnh đất nào mà nơi đó có ngườithuyết kinh này, dù chỉ là thuyết một bài kệ bốn câu thôi,thì nên biết rằng mảnh đất ấy là nơi mà tất cả cácgiới Thiên, Nhân và A Tu La đều phải hướng về cúng dườngnhư là cúng dường tháp miếu của Bụt. Một mảnh đất màcòn như thế, huống gì là bản thân người đứng ra hànhtrì và đọc tụng. Tu Bồ Đề ơi, thầy nên biết rằng, mộtcon người như thế đã thành tựu được chuyện hiếm cótối thượng. Nơi nào mà có kinh này là nơi đó có mặt củabậc đạo sư, hoặc một vị đệ tử lớn của người."

Lúcấy thầy Tu Bồ Đề thưa với Bụt rằng: "Bạch Thế Tôn,nên đặt tên Kinh này là Kinh gì và chúng con nên phụng trìKinh này như thế nào?"

Bụtbảo thầy Tu Bồ Đề: "Nên gọi Kinh này là Kinh Kim CươngCó Năng Lực Chặt Đứt Phiền Não Và Đưa Sang Bờ Giải Thoát(Năng Đoạn Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Kinh). Hãy dùng danhtừ ấy mà phụng trì Kinh này. Vì sao? Cái mà Như Lai gọilà Bát Nhã Ba La Mật vốn không phải là Bát Nhã Ba La Mậtcho nên mới thật sự là Bát Nhã Ba La Mật."

Bụthỏi: "Tu Bồ Đề, thầy nghĩ sao? Như Lai có pháp để nóikhông?"

TuBồ Đề thưa: "Bạch Thế Tôn, Như Lai chẳng có gì để nóicả."

-TuBồ Đề, thầy nghĩ sao? Cát bụi do tam thiên đại thiên thếgiới nghiền ra có nhiều không?

-Nhiềulắm, bạch Thế Tôn.

-NàyTu Bồ Đề, những cát bụi ấy Như Lai gọi không phải làcát bụi cho nên mới thực sự là cát bụi. Cái mà Như Laigọi là thế giới tức không phải là thế giới cho nên đượcgọi là thế giới. Tu Bồ Đề, thầy nghĩ sao? Có thể nhậndiện Như Lai qua ba mươi hai tướng không?

-Bạchđức Thế Tôn, không. Vì sao? Vì cái mà Như Lai gọi là bamươi hai tướng đều không phải là tướng, vì vậy cho nênNhư Lai mới gọi là ba mươi hai tướng.

-TuBồ Đề, nếu có một người con trai hay một người con gáinhà lành nào đem thân mạng nhiều như số cát sông Hằng màthực hiện việc bố thí, và nếu có một người con trai haymột người con gái nhà lành khác biết thọ trì và đem kinhnày ra giảng cho kẻ khác, dù chỉ thọ trì và giảng dạybốn câu thôi, thì phước đức của người này cũng nhiềuhơn phước đức của người trước.

Nghekinh này tới đây, thấm được nghĩa lý thâm sâu, thầy TuBồ Đề cảm động khóc rơi nước mắt. Thầy thưa: "BạchThế Tôn, Thế Tôn thật là hiếm có, từ ngày theo Thế Tônđạt được tuệ nhãn cho đến giờ, con chưa bao giờ đượcnghe kinh điển thâm diệu như hôm nay. Thế Tôn, nếu có ngườinghe được kinh này mà có lòng tin thanh tịnh và đạt đượccái thấy chân thật thì nên biết người ấy đã thực hiệnđược công đức hiếm có vào bậc nhất. Thế Tôn, ngày naycon nghe được kinh điển mầu nhiệm như thế này, đượctin, hiểu, tiếp nhận và hành trì kinh này cũng chưa phảilà chuyện khó có lắm, nhưng trong tương lai, khoảng năm trămnăm về sau mà có người được nghe kinh này lại có thểtin, hiểu, tiếp nhận và hành trì thì chắc chắn sự có mặtcủa kẻ ấy là một sự hiếm có vào bậc nhất. Vì sao vậy?Vì những kẻ ấy sẽ không bị khống chế bởi khái niệmvề Ngã, Nhân, Chúng Sanh và Thọ Giả. Tại vì sao? Khái niệmvề Ngã tức không phải là khái niệm, khái niệm về Nhân,về Chúng Sanh và về Thọ Giả cũng không phải là những kháiniệm. Vì sao? Vì thoát khỏi sự khống chế của các kháiniệm cho nên có các vị Bụt."

Bụtbảo thầy Tu Bồ Đề: "Đúng thế, đúng thế. Nếu có ngườiđược nghe kinh này mà không hoảng, không sợ thì nên biếtrằng những người như vậy rất là hiếm có. Tại sao? Nàythầy Tu Bồ Đề ơi, cái mà Như Lai gọi là đệ nhất Ba LaMật vốn không phải là đệ nhất Ba La Mật cho nên mới đượcgọi là đệ nhất Ba La Mật.

TuBồ Đề, cái gọi là Nhẫn Nhục Ba La Mật, Như Lai nói khôngphải là Nhẫn Nhục Ba La Mật nên mới được gọi là NhẫnNhục Ba La Mật. Tại sao? Tu Bồ Đề này, trong một tiền kiếpxa xưa, khi bị vua Kalinga cắt đứt thân thể, ta đã khôngbị kẹt vào khái niệm về Ngã, không bị kẹt vào khái niệmvề Nhân, về Chúng Sanh và về Thọ Giả. Vì nếu khi đó tabị kẹt vào những khái niệm ấy thì ta đã sinh tâm oán hậnKalinga (Ca Lợi Vương) mất rồi.

Lạinhớ đến thuở xưa khi ta còn tu tiên theo hạnh nhẫn nhục,trong suốt năm trăm kiếp, ta đã tu tập để không bị kẹtvào các khái niệm Ngã, Nhân, Chúng Sanh và Thọ Giả. Vậynên thầy Tu Bồ Đề ơi, Bồ Tát khi phát tâm bồ đề vôthượng thì nên buông bỏ tất cả các khái niệm, không nêndựa vào sắc mà phát tâm, không nên dựa vào thanh, hương,vị, xúc và pháp mà phát tâm, chỉ nên phát tâm vô trụ.

NhưLai đã nói tất cả các khái niệm đều không phải là kháiniệm và tất cả các loài chúng sanh đều không phải là chúngsanh. Tu Bồ Đề, Như Lai là kẻ nói lời chính xác, là kẻnói lời đúng với sự thật, là kẻ nói lời phù hợp vớithực tại, là kẻ nói lời không dối trá, là kẻ chỉ nóimột lời. Tu Bồ Đề, nếu có pháp mà Như Lai đã đắc thìpháp ấy không phải thật cũng không phải hư.

TuBồ Đề, nếu Bồ Tát còn dựa vào pháp mà thực hiện bốthí thì cũng như đi vào trong bóng tối, chẳng thấy đượcgì. Trái lại, nếu Bồ Tát không dựa vào pháp mà bố thíthì cũng như người có mắt đi trong ánh mặt trời, có thểthấy được mọi hình và mọi sắc.

TuBồ Đề, trong tương lai nếu có một người con trai hay mộtngười con gái nhà lành nào mà có khả năng tiếp nhận, đọctụng và hành trì kinh này thì người ấy sẽ được Như Lainhìn thấy với con mắt trí tuệ của Người. Như Lai sẽ BIẾTngười ấy, sẽ THẤY người ấy và người ấy sẽ thựchiện được công đức vô lượng vô biên.

Nàythầy Tu Bồ Đề, nếu có một người con trai hay một ngườicon gái nhà lành nào buổi sáng đem thân mạng mình ra nhiềunhư số cát sông Hằng mà bố thí, buổi trưa và buổi chiềucũng vậy, trong thời gian trăm ngàn vạn ức vô lượng kiếp,và nếu có một kẻ khác tuy không làm như thế, nhưng khi ngheđến kinh này thì đem lòng tin tưởng, không phản kháng lạithì phước đức còn nhiều hơn phước đức của người kia.Nghe mà đem lòng tin còn có phước đức lớn như vậy, huốnghồ là biên chép, hành trì, đọc tụng và giải thích cho kẻkhác được nghe. Tu Bồ Đề, nói tóm lại thì kinh này cócông đức vô biên, không thể nghĩ cho cùng, không thể nóicho hết cũng không thể đo lường. Nếu có người nào cókhả năng thọ trì, đọc tụng và phổ biến cho người khácbiết thì kẻ ấy sẽ được Như Lai thấy tới, biết tớivà người ấy sẽ thực hiện được công đức không thểnghĩ cho cùng, không thể nói cho hết, không có biên giới,không có đo lường, không thể so sánh. Người như thế cóthể gánh vác sự nghiệp vô thượng chánh đẳng chánh giáccủa Như Lai. Tại sao? Tu Bồ Đề này, nếu chỉ ưa thích phápnhỏ, nếu còn vướng mắc vào Ngã, Nhân, Chúng Sanh và ThọGiả thì không có khả năng nghe, nhận, đọc tụng và giảithuyết cho kẻ khác. Tu Bồ Đề, bất cứ nơi nào có kinh nàythì tất cả các giới Thiên, Nhân, A Tu La đều phải đếncúng dường, những nơi ấy đều được gọi là bảo thápcần được cung kính, hành lễ, đi quanh và cúng dường bằnghoa và bằng hương.

Nàynữa thầy Tu Bồ Đề, nếu một người con trai hoặc mộtngười con gái nhà lành nào đọc tụng và hành trì kinh nàymà bị người khác chê bai hủy báng thì người ấy sẽ tiêutrừ được các tội chướng trong các kiếp trước kể cảnhững tội chướng có thể đưa người kia rơi xuống cácnẻo ác và sau đó sẽ thực hiện được quả vị chánh đẳngchánh giác. Tu Bồ Đề, ta nhớ vô lượng a tăng kỳ kiếpvề trước, trước khi được gặp Bụt Nhiên Đăng, ta đãtừng gặp tám trăm bốn vạn ức na do tha các vị Bụt. Vàvới vị nào ta cũng đều có cúng dường và hầu cận. Nếuvào thời Mạt thế mà có người có khả năng đọc tụngvà thọ trì kinh này thì phước đức đạt được còn lớnhơn hàng trăm ngàn vạn ức lần phước đức của ta ngàytrước. Dùng thí dụ về toán số cũng không thể hình dungđược phước đức ấy.

TuBồ Đề, vào thời Mạt thế, nếu một người con trai hoặcmột người con gái nhà lành nào thọ trì, đọc tụng kinhnày thì công đức đạt được lớn cho đến nỗi nếu tanói ra thì sẽ có người hồ nghi, không tin và tâm có thểtrở nên cuồng loạn. Tu Bồ Đề, nên biết: nghĩa lý củakinh này không thể nghĩ cho cùng, không thể nói cho hết vàhoa trái của sự thọ trì kinh này cũng không thể nghĩ chocùng, không thể nói cho hết."

Lúcấy, thầy Tu Bồ Đề thưa với Bụt: "Thế Tôn, con xin phépđược hỏi lại: người con trai hiền hoặc người con gáihiền nào muốn phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giácthì nên dựa vào đâu và nên hàng phục tâm mình như thếnào?"
Bụtbảo: "Thầy Tu Bồ Đề, người con trai hiền hoặc ngườicon gái hiền nào muốn phát tâm vô thượng chánh đẳng chánhgiác, thì nên phát tâm như thế này: ta phải đưa hết tấtcả chúng sanh qua bờ giác ngộ rồi thì ta chẳng thấy cóchúng sanh nào được giác ngộ cả. Vì sao thế? Này thầyTu Bồ Đề, nếu một vị Bồ Tát mà còn vướng mắc vàocác khái niệm về Ngã, Nhân, Chúng Sanh và Thọ Giả thì vịấy chưa phải là vị Bồ Tát chân thật. Tại sao như thế?

TuBồ Đề, thật ra chẳng có pháp gì riêng biệt gọi là tâmvô thượng chánh đẳng chánh giác để mà phát ra cả. Tu BồĐề, thầy nghĩ sao? Ngày xưa khi còn ở với Bụt Nhiên Đăng,Như Lai có đắc pháp gì gọi là vô thượng chánh đẳng chánhgiác hay không?"

-Bạchđức Thế Tôn, không. Theo cách con hiểu lời Bụt dạy thìkhông có pháp gì sở đắc gọi là vô thượng chánh đẳngchánh giác.

Bụtdạy: "Đúng như thế, đúng như thế! Này Tu Bồ Đề, thậtra không có pháp gì gọi là vô thượng chánh đẳng chánh giácmà Như Lai có đắc. Nếu có thì Bụt Nhiên Đăng đã khôngthọ ký cho ta như thế này: 'Sau này ngươi sẽ thành Bụt hiệulà Thích Ca Mâu Ni.' Chính vì không có pháp có thể sở đắcgọi là vô thượng chánh đẳng chánh giác cho nên Bụt NhiênĐăng mới nói với ta như thế. Vì sao? Như Lai có nghĩa làchân như của các pháp. Nếu có người nói Như Lai đắc phápvô thượng chánh đẳng chánh giác thì người đó lầm: chẳngcó pháp vô thượng chánh đẳng chánh giác có thể đắc. TuBồ Đề, pháp vô thượng chánh đẳng chánh giác mà Như Laiđắc ấy, thật ra không phải thật cũng không phải hư. Chonên Như Lai đã từng nói: tất cả các pháp đều là phápBụt. Cái mà ta gọi là tất cả các pháp thật ra không phảilà tất cả các pháp cho nên mới gọi là tất cả các pháp.Tu Bồ Đề, cũng ví dụ như thân người cao lớn."

TuBồ Đề thưa: "Cái mà Như Lai gọi là thân người cao lớn,chẳng phải là thân người cao lớn."

-TuBồ Đề, Bồ Tát cũng thế, nếu một vị Bồ Tát nghĩ rằngta phải độ tất cả chúng sanh thì vị ấy chưa phải làvị Bồ Tát. Vì sao? Tu Bồ Đề này, không có pháp gì riêngbiệt được gọi là Bồ Tát cả. Cho nên Bụt đã nói tấtcả các pháp đều không có Ngã, không có Nhân, không có ChúngSanh, không có Thọ Giả. Tu Bồ Đề, nếu một vị Bồ Tátnghĩ 'ta phải trang nghiêm đất Bụt' thì người đó chưa phảilà Bồ Tát. Vì sao? Cái mà Như Lai gọi là trang nghiêm đấtBụt vốn không phải là trang nghiêm cho nên mới gọi là trangnghiêm. Tu Bồ Đề, nếu một vị Bồ Tát nào thông đạt đượclý vô ngã vô pháp thì Như Lai gọi người đó là một vịBồ Tát đích thực.

-TuBồ Đề, thầy nghĩ sao, Như Lai có mắt thịt không?

ThầyTu Bồ Đề nói: "Bạch Thế Tôn có, Như Lai có mắt thịt."

Bụthỏi: "Tu Bồ Đề, thầy nghĩ sao, Như Lai có mắt trời haykhông?"

TuBồ Đề nói: "Bạch Thế Tôn có, Như Lai có mắt trời."

-TuBồ Đề, thầy nghĩ sao, Như Lai có mắt tuệ không?

TuBồ Đề thưa: "Bạch Thế Tôn có, Như Lai có mắt tuệ."

-TuBồ Đề, thầy nghĩ sao, Như Lai có mắt pháp không?

TuBồ Đề nói: "Bạch Thế Tôn có, Như Lai có mắt pháp."

Bụthỏi: "Như Lai có mắt Bụt không?"

-BạchThế Tôn, có. Như Lai có mắt Bụt.

-TuBồ Đề, thầy nghĩ sao? Cát trong sông Hằng, Bụt có thấylà cát không?

TuBồ Đề nói: "Bạch Thế Tôn, Như Lai cũng gọi cát là cátvậy."

-TuBồ Đề, thầy nghĩ sao, nếu mỗi hạt cát trong sông Hằnglà một sông Hằng, thì số lượng thế giới Bụt nhiều nhưsố cát trong tất cả những sông Hằng ấy có nhiều không?

-BạchThế Tôn, rất nhiều.

Bụtbảo thầy Tu Bồ Đề: "Trong tất cả các thế giới ấy cóđủ tất cả các loài chúng sinh mà tâm ý các chúng sinh ấycũng có đủ loại. Vậy mà loại tâm ý nào trong số ấy NhưLai cũng đều biết hết. Tại sao? Tu Bồ Đề, tại vì cáimà Như Lai gọi là các loại tâm ý đều không phải là cácloại tâm ý, cho nên mới gọi là các loại tâm ý. Vì sao vậy?Tu Bồ Đề, tâm quá khứ không nắm bắt được, tâm hiệntại không nắm bắt được, mà tâm vị lai cũng không nắmbắt được.

TuBồ Đề, thầy nghĩ sao? Nếu có người đem châu báu nhiềucho đến nỗi phải chất đầy cả thế giới tam thiên đạithiên mà bố thí thì người đó có được nhiều phước đứchay không?"

-BạchThế Tôn, được phước đức rất nhiều.

-Nàythầy Tu Bồ Đề, nếu phước đó là phước đức thật thìNhư Lai đã không nói là người ấy đạt được nhiều phướcđức. Chính vì phước đức ấy vốn không có thực thể chonên Như Lai mới nói người ấy đạt được phước đứcnhiều. Tu Bồ Đề, thầy nghĩ sao? Có thể nhận diện NhưLai qua sắc thân đầy đủ không?

-Bạchkhông, cái mà Như Lai gọi là sắc thân đầy đủ thì khôngphải là sắc thân đầy đủ cho nên mới gọi là sắc thânđầy đủ.

-TuBồ Đề, thầy nghĩ sao? Có thể nhận diện Như Lai qua tướngmạo đầy đủ không?

-ThưaThế Tôn, không. Không thể nhận diện Như Lai qua tướng mạođầy đủ. Vì sao? Cái mà Như Lai gọi là tướng mạo đầyđủ thì không phải là tướng mạo đầy đủ cho nên mớigọi là tướng mạo đầy đủ.

-TuBồ Đề, thầy đừng bảo rằng Như Lai có ý niệm: ta sẽthuyết pháp. Đừng nghĩ như thế. Vì sao? Nếu có người nghĩrằng Như Lai có pháp để nói tức là người đó phỉ bángBụt vì lẽ người đó không hiểu điều ta nói. Tu Bồ Đề,thuyết pháp có nghĩa là không có pháp nào được nói, nhưvậy gọi là thuyết pháp.

Lúcđó huệ mạng Tu Bồ Đề bạch với Bụt rằng: "Thế Tôn,đời sau khi được nghe pháp này chúng sanh có thể phát sanhlòng tin hay không?"

Bụtdạy: "Tu Bồ Đề, những chúng sanh đó không phải là chúngsanh mà cũng không phải là không chúng sanh. Vì sao thế? TuBồ Đề, cái mà Như Lai gọi là không phải chúng sanh mớithực sự được gọi là chúng sanh."

TuBồ Đề bạch Bụt: "Thế Tôn, pháp vô thượng chánh đẳngchánh giác mà Bụt đắc có phải là cái vô sở đắc?"

Bụtnói: "Đúng thế, Tu Bồ Đề, đối với vô thượng chánh đẳngchánh giác ta chẳng có một chút xíu nào pháp sở đắc, chonên mới gọi nó là vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Nàynữa, thầy Tu Bồ Đề! Pháp ấy bình đẳng, không có cao thấpnên gọi là vô thượng chánh đẳng chánh giác. Tu tập tấtcả các thiện pháp theo tinh thần vô ngã, vô nhân, vô chúngsanh, vô thọ giả thì đạt được quả vô thượng chánh đẳngchánh giác. Tu Bồ Đề, cái gọi là thiện pháp thì Như Laibảo không phải là thiện pháp, cho nên đó mới thật là thiệnpháp.

TuBồ Đề, giá dụ có người tom góp bảy thứ châu báu chứađầy từng đống cao như tất cả các núi Tu Di trong thế giớitam thiên đại thiên này để mà bố thí thì công đức củanhững người ấy đem so với công đức của những ngườiđọc, tụng và thọ trì Kinh Kim Cương Năng Đoạn này rồiđem ra giảng nói cho người khác nghe thì trăm phần không đượcmột, trăm ngàn vạn ức phần không được một. Phước đứccủa người hành trì kinh, dù chỉ là hành trì một bài kệbốn câu, cũng không thể nào dùng ví dụ hay toán học đểmà diễn tả nổi.

TuBồ Đề, các vị đừng có bảo rằng Như Lai có ý niệm 'tasẽ độ chúng sanh'. Tu Bồ Đề, đừng nghĩ như thế. Tạisao vậy? Sự thật thì không có chúng sanh nào để cho NhưLai độ. Nếu Như Lai nghĩ là có thì Như Lai đã vướng vàokhái niệm Ngã, khái niệm Nhân, khái niệm Chúng Sanh và kháiniệm Thọ Giả rồi. Tu Bồ Đề, cái mà Như Lai nói là cóngã vốn không phải là có ngã mà người phàm phu lại cholà có ngã. Này Tu Bồ Đề, kẻ phàm phu đó, Như Lai khôngcho đó là phàm phu cho nên mới gọi họ là phàm phu.

TuBồ Đề, thầy nghĩ sao? Có nên quán tưởng Như Lai qua ba mươihai tướng không?"

TuBồ Đề nói: "Thưa vâng, thưa vâng, phải dùng ba mươi haitướng mà quán Như Lai."

Bụtnói: "Nếu nói lấy ba mươi hai tướng mà quán Như Lai thìmột vị Chuyển Luân Thánh Vương cũng là Như Lai sao?"

TuBồ Đề nói: "Thế Tôn, con hiểu lời Bụt dạy rồi, khôngnên dùng ba mươi hai tướng mà quán Như Lai."

Lúcbấy giờ Thế Tôn nói lên bài kệ này:

Tìmta qua hình sắc
Cầuta qua âm thanh
Làkẻ hành tà đạo
Khôngthể thấy Như Lai.

-TuBồ Đề, thầy đừng nghĩ rằng Như Lai đạt tới vô thượngchánh đẳng chánh giác mà không cần tới các tướng mộtcách đầy đủ. Tu Bồ Đề, đừng nghĩ như thế. Tu Bồ Đề!Thầy đừng nghĩ là khi phát tâm vô thượng chánh đẳng chánhgiác ta phải coi các pháp là hư vô, đoạn diệt. Đừng nghĩnhư thế. Kẻ phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác khôngchủ trương rằng các pháp là hư vô hay đoạn diệt.

TuBồ Đề, nếu có một vị Bồ Tát đem bảy thứ châu báunhiều cho đến nỗi chất đầy cả các thế giới nhiều nhưcát sông Hằng mà bố thí thì công đức ấy cũng không lớnbằng công đức của một người đã hiểu được rằng tấtcả các pháp đều là vô ngã và chấp nhận được sự thậtđó một cách hoan hỷ. Vì sao? Tu Bồ Đề! Vì Bồ Tát khôngcần phải tom góp phước đức.

TuBồ Đề bạch Bụt: "Thế Tôn, Bồ Tát không cần tom góp phướcđức nghĩa là sao?"

-TuBồ Đề, Bồ Tát tạo phước đức mà không vướng mắc vàoý niệm tạo phước đức cho nên ta mới nói là Bồ Tát khôngcần tom góp phước đức.

TuBồ Đề, nếu có kẻ nói: 'Thế Tôn có tới, có đi, có ngồi,có nằm' kẻ ấy không hiểu được điều ta nói. Tại sao?Như Lai có nghĩa là không từ đâu tới cả và cũng không đivề đâu cả, cho nên gọi là Như Lai.

TuBồ Đề, nếu có một người con trai hay một người con gáinhà lành nào đem thế giới tam thiên đại thiên nghiền thànhbụi nhỏ thì thầy nghĩ sao? Bụi nhỏ như thế có nhiều không?

TuBồ Đề nói: "Bạch Thế Tôn, rất nhiều. Vì sao? Nếu bụinhỏ mà có thật thì Bụt đã không gọi chúng là bụi nhỏ.Vì sao? Cái mà Bụt gọi là bụi nhỏ vốn không phải là bụinhỏ cho nên mới là bụi nhỏ. Thế Tôn! Cái mà Như Lai gọilà thế giới tam thiên đại thiên, nó không phải là thếgiới cho nên mới gọi nó là thế giới. Vì sao? Nếu thếgiới mà có thật thì đó là một hợp tướng. Cái mà NhưLai gọi là một hợp tướng vốn không phải là một hợptướng cho nên gọi là một hợp tướng."

-TuBồ Đề! Cái gọi là một hợp tướng chỉ là một ướclệ ngôn ngữ không có thực chất. Chỉ có kẻ phàm phu mớibị vướng mắc vào đó mà thôi.

TuBồ Đề, nếu có kẻ bảo Bụt có nói về ngã kiến, nhânkiến, chúng sanh kiến và thọ giả kiến, kẻ ấy có hiểuđược ý ta không?

-Thưakhông, Thế Tôn. Kẻ ấy không hiểu được ý Như Lai. Vì sao?Cái mà Như Lai gọi là ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiếnvà thọ giả kiến vốn không phải là ngã kiến, nhân kiến,chúng sanh kiến và thọ giả kiến, cho nên mới là ngã kiến,nhân kiến, chúng sanh kiến và thọ giả kiến.

-TuBồ Đề! Kẻ phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác phảibiết như thế về tất cả các pháp, phải thấy như thếvề tất cả các pháp, phải tin hiểu như thế về tất cảcác pháp mà không nên có khái niệm về pháp. Tu Bồ Đề!Cái gọi là khái niệm về pháp Như Lai nói không phải làkhái niệm về pháp, cho nên mới gọi là khái niệm về pháp.

TuBồ Đề, nếu có người đem bảy thứ châu báu số lượnglớn đến nỗi chứa đầy các thế giới nhiều tới vô lượnga tăng kỳ để bố thí thì phước đức cũng không bằng phướcđức của một người con trai hay một người con gái nhà lànhkhi người này phát tâm bồ đề, đọc tụng thọ trì kinhnày và đem giải thuyết cho người khác nghe, dù chỉ là mộtbài kệ bốn câu trong ấy. Giải thuyết theo tinh thần nào? Giải thuyết mà không kẹtvào tướng, như như và không động chuyển. Vì sao thế?

Tấtcả pháp hữu vi
Nhưmộng huyễn bào ảnh
Nhưsương như chớp loè
Hãyquán chiếu như thế.

Saukhi nghe Bụt nói Kinh này, thượng tọa Tu Bồ Đề và các vịkhất sĩ, nữ khất sĩ, Ưu bà tắc, Ưu bà di và tất cả cácgiới Trời, Người và A tu la đều rất hoan hỷ, tin tưởngvà tiếp nhận để thực hành. (CCC)

(LangMai.org)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567