Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Ngự Trong Ta (lễ Phật Đản ở Hải Dương, Bắc Việt)

23/05/202307:08(Xem: 1624)
Phật Ngự Trong Ta (lễ Phật Đản ở Hải Dương, Bắc Việt)

phat dan (15)

PHẬT NGỰ TRONG TA


365 Ngày thoáng như giấc mộng, ngày Đản sanh của đức Từ phụ cũng chạy đua với thời gian, nhất là những tín đồ thuần thục, ngày nào các U còn bỡ ngỡ thiết kế lễ đài lần đầu nơi vùng quê chưa có Tăng ni hướng dẫn, giờ đây tràn đầy kinh nghiệm.

Hải Dương, một tỉnh cách Hà Nội trên dưới 100km,tại thôn nghèo Kinh Dương,huyện Bình Giang, phật tử Hà Nội như:Tuệ Hiền, Diệu Hoa, Phúc Tâm, Diệu Hiền,Tinh Phủ,Minh Vỹ,Tịnh Hương,Diệu Liên…đệ tử của Thiền viện Trúc Lâm Sùng Phúc Phúc kết hợp một số Phật tử các nơi kéo về vùng quê để đem ánh sáng Phật pháp, lần đầu tiên, bà con nơi đây mới biết thế nào là Phật đản.

Các U trên 60 trèo cao để treo cờ, căng bạt.Từ Nam gửi ra cúng tượng sơ sanh; lần đầu tiên ấy, đã gieo hạt giống tín ngưỡng vào lòng người chân lấm tay bùn chưa bao giờ nghe đến hai chữ Đản sanh!

Phật Đản 2567 lại về trên quê hương, trong khi các nơi chỉ chuẩn bị thiết trí lễ đài, xã Thái Dương, nhà chị Đỗ thị Thiêm, Pd Chơn Phúc Tâm, các U đã hoàn thành trang nghiêm nơi “mộc dục”. Năm nay được sư cô Huệ Tín trụ trì chùa Phúc Chủ cùng địa phương về làm lễ hôm 3/4 âm lịch, thêm một niềm vui cho bà con trong xã.

Các tỉnh phía Bắc do Phật tử chủ động thiết trí đón mừng Từ phụ ra đời như Hải Dương thật hy hữu. Tỉnh thành nào cũng được như Hải Dương, Phật giáo chả mấy khi trăm hoa đua nở.

Phật giáo không chú trọng hình tướng, nhưng quần chúng cũng phải cần hình tướng để xác định niềm tin Tam bảo. Đối với những bậc chọn con đường xuất thế thì hình tướng đôi khi chướng ngại đường tu, nhưng tín đồ là thành phần nhập thế để đem đạo vào đời, hình tướng trở thành phương tiện ắt cần phải có.

Những chị em phật tử thiền viện Sùng Đức đã đem ánh sáng Phật pháp cho bà con xa đô thị, hạnh nguyện này có lẽ sẽ được tiếp nối đến những vùng xa xôi khác mà nhóm chị em là hạt giống gieo mầm, cũng sẽ là tấm gương “Đại chúng hóa Phật đản” trên toàn quốc.

Chư Tăng cần khuyến khích Phật tử giúp một tay để triển khai không những mùa Phật Đản mà còn những đại lễ trong năm cho nguồn sống Phật pháp được khởi sắc. Phật giáo du nhập vào đất nước ta khá lâu, qua 4 thế kỷ Đinh, Lê, Lý, Trần thấm sâu vào dân tộc, thời gian còn lại như hạt mầm chìm sâu vào quê hương. Ngày nay, tuy chùa chiền phát triển về cơ sở vật chất, nhưng tinh túy nuôi dưỡng linh hồn dân tộc đã mờ nhạt. Giáo hội đã hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức về hành chánh, nặng về hình thức mà bỏ quên nội chất.

Phật đản 2567 trở về trên quê hương, cần có một kích thích tố khởi sắc cho mọi miền như sự khởi sắc tại Hải Dương. Các chị, các U năng động tự bảo nhau, sau khi hoàn thành tâm nguyện, đứng nhìn thành quả rồi tự nhìn nhau mỉm cười mãn nguyện.Năm nay được thêm hai thanh niên tham gia đứng nhìn các bà các chị hớn hở, mồ hôi thấm đẫm.Lần đầu tiên họ cầm gáo tắm bảo tượng như còn ngượng ngập. Những chị còn lại sau khi tắm Phật, lo chế biến thức ăn, , vui hưởng cùng nhau một mùa Đản sanh tràn đầy hoan hỷ. Họ ngồi lại cùng bàn chuyện 365 ngày sau đáo hạn.

Thế mới biết Phật ngự trong ta, vì mọi chúng sanh đều có Phật tánh!

MINH MẪN
Phật lịch 2567 - 05/4 Quý Mão – 22/5/2023



phat dan (1)phat dan (2)phat dan (3)phat dan (4)phat dan (5)phat dan (6)phat dan (7)phat dan (8)phat dan (9)phat dan (10)phat dan (11)phat dan (12)phat dan (13)phat dan (14)phat dan (15)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 9544)
Trong các buổi lễ tụng kinh cầu an, chư Tăng cũng như những người cận sự nam - nữ không thể thiếu bài kệ "Jayamangalagàthà - Bài kệ Hạnh phúc thù thắng". Bởi vì bài kệ này tán dương, ca tụng oai lực của Ðức Phật đã cảm thắng tám trường hợp xảy ra vô cùng khó khăn. Mỗi trường hợp Ðức Phật vận dụng mỗi pháp, không những để đối trị mà còn làm cho đối phương cảm phục phát sanh đức tin xin quy y nơi Tam bảo.
08/04/2013(Xem: 8210)
Nói đến hạnh nhẫn nhục thì có lẽ không ai trên cõi đời này - nhất là giới giàu sang phú quý, thanh thế uy quyền- nhẫn nhục bằng đức Phật khi còn tại thế. Ngài nhẫn nhục chỉ vì mục đích tối thượng là tìm ra chánh đạo, giải thoát sanh tử cho mình và cho mọi người, mang lại thanh bình, an lạc cho chúng sanh. Nhẫn nhục ở đây không mang ý nghĩa ráng sức chịu đựng hay cố đấm ăn xôi nhằm đạt đến mục tiêu danh vọng của riêng mình.
08/04/2013(Xem: 13804)
Hằng năm cứ mỗi độ cuối đông, toàn thể Phật giáo đồ trên khắp năm châu bốn bể, đều long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo (vào ngày mùng tám tháng mười hai âm lịch).
08/04/2013(Xem: 5499)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh. Bởi vì người đời thường nghĩ về cuộc sống theo cách của thế gian.
27/01/2013(Xem: 6439)
Hôm nay, nhân mùa Phật Đản, quý phật tử đạo tràng Trúc Lâm Sen Trắng Đà Nẵng trở về Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã tu tập hai ngày một đêm. Đêm rồi quý vị đã được tụng kinh, ngồi thiền. Khuya nay quý vị cũng đã ngồi thiền rồi và mới tụng kinh Lễ Phật Đản xong. Bây giờ đến thời sinh hoạt đạo lý. Ngày lễ Phật Đản, chúng ta cúng dường Đức Phật theo mấy cách? Kỷ niệm mừng ngày Đức Phật giáng sanh, chúng ta có rất nhiều cách để cúng dường lên Ngài. Cụ thể, trong Kinh dạy chúng ta có ba cách cúng dường.
26/12/2012(Xem: 6267)
Thái độ khiêm nhường của Phật Thích Ca còn thể hiện trong câu nói nổi tiếng “tất cả chúng sinh đều có Phật tính, ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”. Nếu chúng ta siêng năng, tinh tấn tu hành đúng như lời Ngài dạy thì sẽ thành chánh quả như Ngài, cũng nói được như Ngài. Một ý thức bình đẳng trên cả tuyệt vời, thử hỏi có vị giáo chủ nào dám tự đặt mình ngang bằng với chúng sinh như thế không?.
14/12/2012(Xem: 7684)
Bản-thể-của-Phật còn gọi là Như Lai Tạng, Phật Tính, Pháp Giới, Chân Như... (tiếng Phạn là Tathagatagarbha), là một khái niệm quan trọng của Đại Thừa Phật Giáo.
06/11/2012(Xem: 5484)
Do định sinh trí huệ, dùng trí huệ này quán sát các pháp sẽ thấy biết như thật, quán sát vũ trụ vạn vật đúng như nó là, không sai sót mảy may.
19/06/2012(Xem: 7617)
Những khi mà tâm hồn tôi bị hoang mang và dao động trước những thống khổ của con người do chính con người gây ra, những lúc đó tự nhiên những câu thơ của Bùi Giáng, những câu thơ mà một thời tôi đã từng say sưa đọc lại có dịp sống dậy trong tâm hồn buồn bã của tôi:
10/05/2012(Xem: 5234)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã đản sinh như một hoàng tử của bộ tộc Thích Ca ở Ấn độ. Ngài đã giác ngộ và thành đạo ở tuổi 36 và nhập niết bàn ở tuổi 81. Có 3 sự kiện trọng đại xảy ra cùng một ngày hơn 2.500 về trước, mà hôm nay chúng ta kỷ niệm đại lễ Tam hiệp của mùa Vesak.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]