Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Cuộc Thi Chọn Phò Mã

04/02/201108:40(Xem: 1161)
4. Cuộc Thi Chọn Phò Mã

CUỘC ĐỜICỦA ĐỨC PHẬT
THESTORY OF BUDDHA
NguyênTác: JOHNATHAN LANDAW - Người Dịch: HT. THÍCH TRÍ CHƠN

4.CUỘC THI CHỌN PHÒ MÃ

Tháitử ngày càng lớn với tánh tình hiền hậu khiến mọi ngườiquen biết ai cũng mến yêu. Nhưng phụ hoàng lại rất lo âu.Nhà vua nghĩ: “Tất Ðạt Ða rất hiền lành, và hay ưu tư.Ta muốn thái tử lớn lên sẽ trở thành một đại vương,và vị quốc vương nào cũng cần phải dũng lược và hùngmạnh. Nhưng thái tử lại chỉ thích ngồi trầm tư một mìnhtrong vườn hơn là học tập để trở thành một nhà lãnhđạo quốc gia. Ta sợ rằng con ta sẽ muốn sớm rời cung điệnsống đời xuất gia của những bậc ẩn tu như đạo sĩ ATư Ðà. Nếu hành động như thế, thái tử sẽ không bao giờtrở thành một đại vương”.

Nhữngý tưởng này đã khiến đức vua rất phiền muộn. Ngài chomời các quan đại thần thân tín nhất đến để vấn kếhọ phải làm sao bây giờ. Cuối cùng, một trong các vị nàyđề nghị: “Tâu bệ hạ, thái tử chỉ ngồi và mơ tưởngđến những thế giới khác, bởi vì chưa có điều gì ởthế giới này khiến cho lòng ủa thái tử phải đắm say.Hãy đi kén vợ, để thái tử lập gia đình và có con; rồingười hết mơ mộng cũng như sẽ ham thích học hỏi các việcđiều khiển quốc gia”.

Ðứcvua nghĩ rằng đó là một ý kiến rất hay. Ngài ra lệnh tổchức một dạ tiệc lớn tại hoàng cung. Nhiều thiếu nữtrẻ đẹp thuộc các gia đình quý phái được mời tham dự.Vào cuối bữa tiệc, ban tổ chức yêu cầu thái tử tặngquà cho từng thiếu nữ, và các quần thần chú ý xem thửcô nào thái tử tỏ vẻ ưa thích nhất.

Cácthiếu nữ kiều diễm xinh đẹp tất cả đều tỏ ra bốirối khi ra mắt thái tử. Thái tử trông rất đẹp trai, nhưngcó vẻ lãnh đạm đứng cạnh chiếc bàn với đầy nhữngquà tặng đắt tiền. Các thiếu nữ từng cô rụt rè tiếnlên, và e lệ nhìn xuống khi đến gần thái tử. Tất cảim lặng nhận món đồ nữ trang, chiếc vòng tay hay một tặngphẩm khác và vội vàng quay về chỗ ngồi của mình.

Saucùng, chỉ còn lại một thiếu nữ. Ðó là công chúa Da Dờà La (Yasodhara), (7) con gái của vị vua nước láng giềng.Không như các tiểu thư khác, cô tỏ ra rất dạn dĩ khi đếngần cạnh thái tử. Tại dạ vũ này lần đầu tiên vị hoàngtử trẻ đã nhìn thẳng vào thiếu nữ đứng trước mặt.Cô ta rất tuyệt vời diễm lệ, khiến thái tử tức thì sayđắm nàng ngay.

Cảhai đứng yên lặng trong giây lát và đưa mắt nhìn nhau. RồiDa Du Ðà La nói: “Tâu điện hạ, quà dành cho em đâu?” Tháitử giật mình, như người tỉnh thức sau giấc chiêm bao. Tháitử nhìn xuống và thấy trên bàn không còn gì cả. Mọi quàthưởng đã tặng hết cho các giai nhân. “Ðây, em hãy nhậnlấy vật này”. Thái tử vừa nói vừa cởi lấy chiếc nhẫnnơi ngón tay của mình ra. “Ðây là quà anh cho em”. Da Du ÐàLa vui mừng cầm lấy chiếc nhẫn và chậm rãi đi trở vềchỗ của nàng.

Cácquan đại thần chứng kiến mọi việc xảy ra vội vàng đếnyết kiến đức vua. Họ sung sướng thưa: “Tâu hoàng thượnghạ thần chúng tôi đã chọn được một người vợ tuyệthảo cho thái tử. Nàng là công chúa Da Du Ðà La, con gái vuaThiện Giác (Suprabuddha) (8) nước kế cận. Chúng tôi sẽ quathăm đức ua này ngay để lo việc xin cưới công chúa cho tháitử”.

VuaTịnh Phạn đồng ý và không lâu sau đó đã sang viếng thămthân phụ của Da Du Ðà La. Ông được vua Thiện Giác ân cầntiếp đón và nói: “Tôi chắc hoàng tử của đại vươnglà một thanh niên trẻ toàn hão, nhưng tôi không thể cho khôngcon gái tôi cho bất cứ ai. Nhiều hoàng tử khác muốn kếthôn với nàng và tất cả họ đều là những thanh niên trẻxuất chúng. Họ giỏi cỡi ngựa bắn cung và các môn thểthao khác. Cho nên, nếu con của Ngài muốn kết hôn với congái tôi, thái tử sẽ phải dự cuộc thi tranh tài với nhữngngười cầu hôn khác, vì đó là tập tục của nước chúngtôi”.

Rồimột cuộc đại thi tài được tổ chức với giải thưởnglà công chúa Da Du Ðà La xinh đẹp. Vua Tịnh Phạn lo lắng.Ngài suy nghĩ: “Con ta chưa bao giờ bày tỏ cho thấy có mộtchút gì thích thú trong các môn thể thao của người chiếnsĩ. Vậy làm sao thái tử có thể thắng được trong cuộctranh tài này?” Nhưng thái tử biết được nỗi lo lắng củaphụ hoàng nên đã thưa: “Xin phụ vương đừng lo. Con đãchuẩn bị làm bất cứ gì cần thiết để chiếm giải DaDu Ðà La về phần con”.

Cuộcthi đầu tiên là bắn cung. Các thanh niên dự thi những tấmbia để bắn cách một khoảng xa, nhưng mỗi người đều đãbắn trúng đích tâm điểm trên tấm bia. Khi đến phiên ÐềBà Ðạt Ða–vì người em bà con với Tất Ðạt Ða cũng làmột trong những người cầu hôn – ông ta không chỉ bắntrúng đích mà mũi tên của Ðề Bà còn xuyên thủng qua tấmbia để rơi cắm phía bên kia. Ðám đông dự xem reo hò, nhưngDa Du Ðà La kinh hoàng nhắm mắt. Nàng nghĩ: “Làm sao TấtÐạt Ða yêu quý của ta có thể bắn được một phát nhưvậy, và thật là ghê sợ nếu ta phải lấy Ðề Bà ÐạtÐa!”

NhưngTất Ðạt Ða rất vững tin. Tới lượt mình, thái tử đểtấm bia rất xa đến nỗi phần đông người đứng xem khôngthể nhìn thấy nó. Rồi thái tử lấy một mũi tên từ nơiống tên lắp vào cái cung và kéo ra sau. Tuy nhiên thái tửkéo quá mạnh đến nỗi cây cung gãy làm đôi, và người đãném nó ra phía sau rất xa!

Thái tử yêu cầu: “Xin mang lại cho tôi cây cung khác, nhưnglần này hãy chọn cây nào rắn chắc hơn để nó khỏi bịgãy như cây cung trước”. Một vị đại thần nói lớn: “Tâuđiện hạ, có một cây cung rất cổ để trong cung điện.Nó thuộc quyền của một trong các chiến sĩ anh hùng nhấtthời xưa. Nhưng từ khi ông ta qua đời nhiều năm trứơc,không ai có đủ sức mạnh để sử dụng và ít người bắnvới cây cung ấy.”

Tháitử nói: “Ta sẽ dùng nó”, và mọi người đều kinh ngạc.Khi thái tử cầm cây cung, người cẩn thận uốn cong và kéogiây cung dễ dàng. Thái tử đặt mũi tên vào trên giây kéonó ra phía sau xa đến nỗi hai đầu cây cung gần chạm sátvào nhau, rồi nhắm và bắn mũi tên đi. Toăng! Tiếng kêu phátra từ cây cung lớn đến nỗi dân chúng ở các làng xa đềunghe tiếng. Mũi tên bắn đi quá nhanh. Khiến sau khi trúng đích–ngaygiữa tâm điểm tấm bia–nó đã không rơi xuống đất màcòn tiếp tục bay xa cho tới khi mất hút không còn trông thấy.

Ðámđông đứng xem vui mừng reo hò! “Thái tử đã thắng! Tháitử đã thắng!”. Nhưng bắn cung chỉ là cuộc thi đầu tiêntrong ngày, cuộc tranh tài kế tiếp là thuật múa kiếm.

Mỗithanh niên trẻ chọn một thân cây và biểu diễn sức mạnhbằng cách dùng thanh kiếm của mình chém vào thân cây ấy.

Ngườicầu hôn đầu tiên chặt một thân cây dày sáu in-sờ (inches)rồi chín in-sờ và lần thứ ba chỉ dùng một nhát gươm chặtvào cây dày một phút (foot).

Ðếnphiên thái tử. Người chọn một cây có hai thân mọc sátcanh nhau. Thái tử vung lưỡi kiếm quá nhanh đến nỗi khi nócắt vào thân cây không ai kịp thấy. Lưỡi gươm của tháitử quá bén và bằng phẳng khiến thân cây đã chặt đứtnhưng không ngã xuống. Mà vẫn hoàn toàn giữ được thăngbằng đứng yên. Khi thấy cây còn đứng thẳng, đám đôngdự xem, nhất là Da Du Ðà La Ðều la lên: “Thái tử đã thua.Lưỡi gươm của thái tử không chặt được ngay cả thâncây đầu tiên”.

Nhưngmột làn gió nhẹ lướt qua và thổi các thân cây này ngãxuống. Ðám đông dân chúng trở nên vui mừng và lại reo hò:“Thái tử đã thắng cuộc”.

Cuộctranh tài cuối cùng là thi cỡi ngựa. Một con ngựa dữ chưaai cỡi từ trước bao giờ, được kiềm giữ bởi những ngườilực lưỡng, trong khi một thanh niên dự thi cố gắng leo lêncưỡi nó. Nhưng con ngựa nhảy lên và đá một cách hăng máukhiến không ai có thể ngồi lâu trên lưng nó hơn vài giây.Cuối cùng một thanh niên trẻ cố gắng giữ chặt và nhữngngười khác kiềm chế dắt con ngựa đi. Nhưng nó nhảy lênvà chồm ra phía trước với sự điên cuồng, và giận dữkhiến người cỡi nó rơi xuống đất. Và con ngựa sẽ lồnglộn giẫm đạp nếu không có nhiều người nhảy xô vào kiềmgiữ bắt nó đứng yên.

Đámđông bắt đầu la lớn: “Hãy ngừng cuộc thi! Ðừng đểthái tử đến gần con ngựa đó! Thực quá nguy hiểm, nó sẽgiết thái tử!”. Nhưng Tất Ðạt Ða không sợ. Tháitử suy nghĩ :

“Sựnhu hoà có thể chinh phục thú tánh hung bạo”, và chậm rãitiến gần nắm chùm lông bờm trên đầu ngựa. Bằng giọngnhỏ nhẹ, dịu dàng vừa âu yếm xoa đầu và hai bên má củacon ngựa hung hăng, thái tử làm dịu cơn giận dữ, cuồngđiên và sợ hãi của nó.

Conngựa tức thì trở nên hiền lành và bắt đầu liếm bàntay của Tất Ðạt Ða. Rồi tiếp tục thỏ thẻ nói ngọtngào với ngựa, thái tử trèo lên lưng nó. Giữa lúc dân chúngvui mừng reo hò thái tử biểu diễn con chiến mã trước cácvị quốc vương và đại thần cũng như cúi chào giải thưởngdịu dàng của mình, nàng Da Du Ðà La yêu quý. Cuộc thi tàiđã kết thúc, thanh niên Tất
ÐạtÐa đã thắng! Và thái tử chứng tỏ là con người không chỉtoàn năng về sức mạnh vĩ đại, mà còn bởi đức tính hiềnhòa và lòng thương bao la.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/05/2013(Xem: 5934)
Năm nay, 2013 là đúng 50 năm pháp nạn 1963 của Phật Giáo Việt Nam. Chi tiết mà nói có 3 sự kiện đáng ghi nhớ: chiều tối ngày 8 tháng 5 năm 1963 trong cuộc biểu tình của đồng bào Phật tử trước đài phát thanh Huế đòi đài này phát thanh lại các bài thuyết pháp nhân ngày Lễ Phật Đản Phật Lịch 2507 đã có 8 em Phật tử bị xe tăng và súng đạn của chế độ TT Ngô Đình Diệm giết chết;
21/05/2013(Xem: 2779)
Thiên thượng thiên hạ, Duy ngã độc tôn. Nhất thiết thế gian, Sinh lão bệnh tử... HT Thích Thanh Từ
21/05/2013(Xem: 4154)
Mỗi năm gần đến ngày Phật đản, Phật tử chúng ta lại có dịp suy ngẫm về bối cảnh lịch sử - xã hội, trong đó Đức Phật thị hiện và đạo Phật ra đời...
01/05/2013(Xem: 2842)
Ý nghĩa ra đời của Thái tử là một hàm ý trọng đại xác định Phật tính trong mỗi chúng sanh khi đã hoàn giác thì cái “duy ngã” đó là một tối thượng...
23/04/2013(Xem: 9712)
More than two thousand five hundred years ago, an Indian prince, at the age of twenty-nine, gave up his palace, authority, power, as well as a luxurious life to retreat into forest solitude to discover the remedy for human life’s afflictions and sufferings. He sought guidance from famous masters of the day; however, none could show him the way to real enlightenment and deliverance.
08/04/2013(Xem: 6668)
Nhằm hướng dẫn đệ tử tu tập đạt được hiệu quả tốt nhất, Ðức Phật đã linh động vận dụng trí tuệ trình bày bằng những ví dụ vừa thực tế, vừa sống động, mang tính hấp dẫn và đầy tính khả thi. Sau đây, soạn giả xin giới thiệu một số ví dụ để độc giả nào tha thiết tìm hiểu giáo lý thâm diệu ...
08/04/2013(Xem: 5934)
Thời điểm đức Phật vào Niết Bàn tại Câu Thi Na (Kushinaga) rừng Sa La Song Thọ, một số đệ tử Ngài vô cùng thương tiếc muốn tịch diệt theo, thậm chí có một vài đệ tử không nở chứng kiến tình cảnh đó, đành thất lễ mà ra đi trước. Ngược lại cũng có một ít đệ tử vì không uống được giáo pháp giải thoát nên cảm thấy vui hơn là buồn, bởi rồi sẽ không còn ai khiển trách mình nữa!
08/04/2013(Xem: 3123)
Bắt nguồn một tôn giáo nào, vị giáo chủ bao giờ cũng là một tấm gương sáng cho tín đồ soi chung để tiến bước. Nhưng trong các vị giáo chủ của các tôn giáo hiện có trên thế giới này, không có một vị* nào đầy đủ ý nghĩa cao đẹp, một đời sống sâu xa bằng đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
08/04/2013(Xem: 13360)
Được sự chỉ đạo của Hòa thượng Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN, Ban Biên tập Chương trình Phật học hàm thụ (PHHT) đã tiến hành biên soạn bộ sách "Phật học cơ bản" nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học viên đang theo học chương trình PHHT, cũng như của đông đảo Tăng Ni và Phật tử. Bộ sách "Phật học cơ bản" này gồm 4 tập, được biên soạn bởi nhiều tác giả và trình bày theo thứ tự từ các vấn đề Phật học căn bản cho đến các chủ đề giáo lý chuyên sâu, nhằm giúp người học có một số kiến thức cơ bản về Phật giáo. Trong tập sách đầu tiên này, chúng tôi in lại các bài giảng của chương trình PHHT năm thứ nhất (1998-1999) đã được đăng trên nguyệt san Giác Ngộ, thành một tuyển tập. Hy vọng tuyển tập này sẽ giúp quý độc giả trong việc tìm hiểu và nghiên cứu về những giáo lý Phật học. Ban Biên Soạn Chương trình Phật học Hàm thụ
08/04/2013(Xem: 16141)
Đại đức Rahula, người Tích lan được đào tạo trong truyền thống Thượng tọa bộ tại Phật học viện Pirivena, sau vào Đại học Tích Lan đậu bằng B.A (London) rồi viết luận án Tiến sĩ về lịch sử đạo Phật ở Tích Lan và được cấp bằng Tiến sĩ Triết học (Ph. D). Sau Đại đức qua Calcutta, cộng tác với các giáo sư Đại thừa và bắt đầu học chữ Hán và chữ Tây Tạng. Cuối cùng Đại đức qua Đại học đường Sorbonne để nghiên cứu về Ngài Asanga (Vô Trước) và lâu nay vẫn ở tại Paris vừa giảng dạy đạo Phật, vừa trước tác sách vở. Như vậy Đại đức có thể được xem là tinh thông cả hai giáo lý, Đại thừa và Tiểu thừa. Kỳ qua Paris năm 1965, tôi có viếng thăm Đại đức và trong câu chuyện ngót hai tiếng đồng hồ, chúng tôi bàn luận rất nhiều về liên lạc giữa Nam tông và Bắc tông, và chúng tôi đồng ý rằng cả hai tông đều chấp nhận và thọ trì một số giáo lý căn bản.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567