Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Sự Giáng Trần Phúc Lợi

04/02/201108:40(Xem: 1148)
1. Sự Giáng Trần Phúc Lợi

CUỘC ĐỜICỦA ĐỨC PHẬT
THESTORY OF BUDDHA
NguyênTác: JOHNATHAN LANDAW - Người Dịch: HT. THÍCH TRÍ CHƠN

1SỰ GIÁNG TRẦN PHÚC LỢI

Nhiều,rất nhiều năm trước tại nước nhỏ ở miền bắc Ấn Ðộ,một biến cố xảy ra đã làm thay đổi toàn thế giới. Hoànghậu Ma-Da (Maya) (1), vợ vua Tịnh Phạn (Suddhodana) (2) nhân đứctrong lúc ngủ đã thấy một điềm chiêm bao. Trong giấcmộng hoàng hậu thấy một luồng ánh sáng rực rỡ từ trêntrời chiếu xuống nơi bà, và trong luồng ánh sáng đó cóhình ảnh một con voi to lớn. Voi màu trắng bạch và cósáu ngà. Con voi ánh sáng này bay mỗi lúc mỗi tiến lại gầnhoàng hậu và cuối cùng hòa nhập vào trong thân thể củabà.

Hoànghậu Ma-Da thức giấc, lòng tràn ngập niềm vui vô biên, màtừ trước nay hoàng hậu chưa bao giờ có được.

Hoànghậu liền báo cho vua Tịnh Phạn biết, và cả hai đã hỏiyêu cầu các quần thần thông bác trong triều đình giải thíchvề ý nghĩa của điềm chiêm bao. Quý vị trả lời: “Tâubệ hạ, đó là một giấc mộng lành. Có nghĩa là hoàng hậusắp sinh con, và vị hoàng tử này tương lai sẽ trở thànhmột siêu nhân. Không riêng bệ hạ và hoàng hậu, mà toànthế giới nhân loại đều hưởng sự phúc lành khi hoàng hậuhạ sinh một thái tử, đặc biệt như thế.”

Nghetin lành như vậy, đức vua và hoàng hậu hết sức vui mừng.Hoàng thượng rất sung sướng vì Ngài mong ước có một hoàngnam để tương lai nối ngôi thay ông trị vì đất nước. Vàgiờ đây điều ước muốn đó của đức vua có thể trởthành sự thực.

Theophong tục thuở xưa, người phụ nữ trở về quê cha mẹ đểsinh đứa con đầu lòng. Cho nên vào lúc sắp sinh thái tử,hoàng hậu Ma-Da cùng với các bạn bè và những người hầucận đã rời cung điện vua Tịnh Phạn để bắt đầu lênđường trở về quê ngoại của bà.

Ðoàntùy tùng đi một khoảng chưa xa bao nhiêu, hoàng hậu đã bảongừng lại nghỉ ngơi. Bà cảm thấy đứa bé sắp sửa rachào đời. Khi đoàn người đến hoa viên Lâm Tỳ Ni (Lumbini)(3) xinh đẹp, hoàng hậu đi vào trong vườn này để tìm mộtnơi thuận tiện cho việc sinh hoàng tử. Các tích chuyện đãghi chép rằng, ngay cả loài vật và cây cỏ cũng muốn giúpđỡ vì chúng biết đứa trẻ hoàng hậu sắp sinh là mộtsiêu nhân. Một nhánh từ một thân cây lớn cuốn cong xuống,và hoàng hậu đã nắm chặt nó với bàn tay phải của bà.Tự chống đỡ trong tư thế này, hoàng hậu đã sinh thái tử.Những người hầu cận đưa tay bồng em bé và trầm trồ ngợikhen mặt mày thái tử trông hảo tướng và trang nghiêm làmsao.

Vàolúc ấy, khắp nơi trong nước, dân chúng cảm thấy an bìnhvà hạnh phúc. Mọi người quên hết nỗi ưu phiền, khôngcòn cải vã tranh chấp và tất cả đều bày tỏ tình thươngyêu bao la thân hữu với nhau. Có người thấy mống ngũ sắcxuất hiện trên bầu trời, cùng những điềm lành và cácsự việc bất thường khác.

Cáchiền nhân ở toàn vương quốc đều nhận thấy những dấuhiệu an lành và phúc lợi này, cho nên họ vui mừng nói vớinhau: “Thật là điều đại phước đã xảy ra. Hãy lưu ýđến những điềm cát tường này! Hôm nay là ngày Rằm thángtư. Hẳn chắc đó là một ngày trọng đại!”

Hoànghậu Ma Da không ngờ niềm vui của bà hạ sinh hoàng nam vàolúc ấy lại được toàn dân trong nước đều hân hoan chiaxẻ, và hoàng hậu ẵm trong thay thái tử vừa mới sinh trởvề kinh đô của nhà vua.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/05/2013(Xem: 5944)
Năm nay, 2013 là đúng 50 năm pháp nạn 1963 của Phật Giáo Việt Nam. Chi tiết mà nói có 3 sự kiện đáng ghi nhớ: chiều tối ngày 8 tháng 5 năm 1963 trong cuộc biểu tình của đồng bào Phật tử trước đài phát thanh Huế đòi đài này phát thanh lại các bài thuyết pháp nhân ngày Lễ Phật Đản Phật Lịch 2507 đã có 8 em Phật tử bị xe tăng và súng đạn của chế độ TT Ngô Đình Diệm giết chết;
21/05/2013(Xem: 2783)
Thiên thượng thiên hạ, Duy ngã độc tôn. Nhất thiết thế gian, Sinh lão bệnh tử... HT Thích Thanh Từ
21/05/2013(Xem: 4160)
Mỗi năm gần đến ngày Phật đản, Phật tử chúng ta lại có dịp suy ngẫm về bối cảnh lịch sử - xã hội, trong đó Đức Phật thị hiện và đạo Phật ra đời...
01/05/2013(Xem: 2846)
Ý nghĩa ra đời của Thái tử là một hàm ý trọng đại xác định Phật tính trong mỗi chúng sanh khi đã hoàn giác thì cái “duy ngã” đó là một tối thượng...
23/04/2013(Xem: 9737)
More than two thousand five hundred years ago, an Indian prince, at the age of twenty-nine, gave up his palace, authority, power, as well as a luxurious life to retreat into forest solitude to discover the remedy for human life’s afflictions and sufferings. He sought guidance from famous masters of the day; however, none could show him the way to real enlightenment and deliverance.
08/04/2013(Xem: 6681)
Nhằm hướng dẫn đệ tử tu tập đạt được hiệu quả tốt nhất, Ðức Phật đã linh động vận dụng trí tuệ trình bày bằng những ví dụ vừa thực tế, vừa sống động, mang tính hấp dẫn và đầy tính khả thi. Sau đây, soạn giả xin giới thiệu một số ví dụ để độc giả nào tha thiết tìm hiểu giáo lý thâm diệu ...
08/04/2013(Xem: 5947)
Thời điểm đức Phật vào Niết Bàn tại Câu Thi Na (Kushinaga) rừng Sa La Song Thọ, một số đệ tử Ngài vô cùng thương tiếc muốn tịch diệt theo, thậm chí có một vài đệ tử không nở chứng kiến tình cảnh đó, đành thất lễ mà ra đi trước. Ngược lại cũng có một ít đệ tử vì không uống được giáo pháp giải thoát nên cảm thấy vui hơn là buồn, bởi rồi sẽ không còn ai khiển trách mình nữa!
08/04/2013(Xem: 3127)
Bắt nguồn một tôn giáo nào, vị giáo chủ bao giờ cũng là một tấm gương sáng cho tín đồ soi chung để tiến bước. Nhưng trong các vị giáo chủ của các tôn giáo hiện có trên thế giới này, không có một vị* nào đầy đủ ý nghĩa cao đẹp, một đời sống sâu xa bằng đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
08/04/2013(Xem: 13392)
Được sự chỉ đạo của Hòa thượng Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN, Ban Biên tập Chương trình Phật học hàm thụ (PHHT) đã tiến hành biên soạn bộ sách "Phật học cơ bản" nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học viên đang theo học chương trình PHHT, cũng như của đông đảo Tăng Ni và Phật tử. Bộ sách "Phật học cơ bản" này gồm 4 tập, được biên soạn bởi nhiều tác giả và trình bày theo thứ tự từ các vấn đề Phật học căn bản cho đến các chủ đề giáo lý chuyên sâu, nhằm giúp người học có một số kiến thức cơ bản về Phật giáo. Trong tập sách đầu tiên này, chúng tôi in lại các bài giảng của chương trình PHHT năm thứ nhất (1998-1999) đã được đăng trên nguyệt san Giác Ngộ, thành một tuyển tập. Hy vọng tuyển tập này sẽ giúp quý độc giả trong việc tìm hiểu và nghiên cứu về những giáo lý Phật học. Ban Biên Soạn Chương trình Phật học Hàm thụ
08/04/2013(Xem: 16163)
Đại đức Rahula, người Tích lan được đào tạo trong truyền thống Thượng tọa bộ tại Phật học viện Pirivena, sau vào Đại học Tích Lan đậu bằng B.A (London) rồi viết luận án Tiến sĩ về lịch sử đạo Phật ở Tích Lan và được cấp bằng Tiến sĩ Triết học (Ph. D). Sau Đại đức qua Calcutta, cộng tác với các giáo sư Đại thừa và bắt đầu học chữ Hán và chữ Tây Tạng. Cuối cùng Đại đức qua Đại học đường Sorbonne để nghiên cứu về Ngài Asanga (Vô Trước) và lâu nay vẫn ở tại Paris vừa giảng dạy đạo Phật, vừa trước tác sách vở. Như vậy Đại đức có thể được xem là tinh thông cả hai giáo lý, Đại thừa và Tiểu thừa. Kỳ qua Paris năm 1965, tôi có viếng thăm Đại đức và trong câu chuyện ngót hai tiếng đồng hồ, chúng tôi bàn luận rất nhiều về liên lạc giữa Nam tông và Bắc tông, và chúng tôi đồng ý rằng cả hai tông đều chấp nhận và thọ trì một số giáo lý căn bản.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567