TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO
TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH
( Majhima Nikàya )
Tập II
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli
Chuyển thể Thơ :
Giới Lạc MAI LẠC HỒNG tự TUỆ NGHIÊM
( Huynh Trưởng Cấp Tấn - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )
Email : [email protected]
59. Kinh NHIỀU CẢM THỌ
( Bahuvedanìya sutta )
Như vậy, tôi nghe :
Một thời, đức Thế Tôn trú tại
Kỳ-Viên-Tự , Chê-Tá-Va-Na (1)
Tại Sa-Vát-Thí (2) an hòa
A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka (3) tâm lành
Cấp-Cô-Độc (3) đại danh thí chủ
Thành Xá-Vệ (2) thường trú tại đây
Đã dâng Phật Tinh Xá này
Tên “ Bố-Kim-Tự ”(1) cũng hay dùng thường
Là trung tâm hoằng dương Chánh Pháp
Chư Tỷ Kheo an lạc sáu thì
Hòa hợp, thanh tịnh, uy nghi
Giải thoát giới bổn nghiêm trì trải qua.
Người thợ mộc Panh-Cha-Kanh-Gá
_________________________
(1) , (2), (3) : Jetavanavihàra :Kỳ Viên hay Kỳ Hoàn Tinh Xá ,do
Trưởng Giả Cấp-Cô-Độc (Anathapindika – tên thật là SUDATTA
-Tu-Đạt-Đa ) mua lại từ khu vườn của Thái Tử Kỳ Đà ( Jeta ) gần
Thành Xá Vệ (Savatthi ) dâng choĐức Phật .Tại đây đức Phật đã
nhập hạ nhiều lần và nhiều Kinh quan trọng đã được Phật thuyết
ra tại đây . Vì Trưởng Giả Cấp-Cô-Độc đã dùng vàng lót trên
mặt đất để mua cho được khu vườn theo lời thách của Thái Tử Kỳ
Đà , nên chùa này còn được gọi là Bố Kim Tự ( chùa trải vàng ).
Cảm phục tấm lòng nhiệt tâm vì đạo của Trưởng Giả , Thái Tử
Jeta hoan hỷ cúng toàn bộ cây trái trong vườn đến Phật và Tăng
Chúng, nên ngôi chùa thường được gọi với danh xưng : Jetavana
Anathapindikàràma - Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên ( vườn Cấp-Cô-Độc , cây Kỳ-Đà ).
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 59 : NHIỀU CẢM THỌ *MLH – 308
Tức Ngũ Phần này đã một thì
Đến Tôn-giả Ưu-Đà-Di (1)
Đảnh lễ Tôn-giả sau khi đến rồi,
Ông ta ngồi một bên Tôn-giả
Đoạn Panh-Chá-Kanh-Gá (2) thưa ngay
Với ngài U-Đa-Di này :
– “ Kính thưa Tôn-giả ! Xin ngài giải cho
Thế Tôn thuyết có bao nhiêu thọ ? ”.
– “ Gia chủ ! Có ba thọ trải qua
Lạc thọ, khổ thọ kể ra,
Bất khổ bất lạc thọ là thứ ba ”.
– “ Thưa Tôn-giả ! Phật Đà không thuyết
Có ba thọ. Chỉ thuyết hai thôi :
Lạc thọ, khổ thọ trên đời.
Bất khổ & lạc thọ Ngài thời thuyết ra
Đó chính là tối thắng an lạc
Đối với các vị chứng tịnh an ”.
Vị Tôn-giả lại nói rằng
Đức Thế Tôn đã rõ ràng thuyết ra
Là có ba thọ, và khẳng định :
– “ Này Gia chủ ! Do chính Phật Đà
Không chỉ thuyết hai thọ ra
Mà thuyết ba thọ trải qua mọi thời :
Lạc thọ, khổ thọ, rồi tiếp đó
Bất khổ bất lạc thọ thứ ba ”.
Ba lần, thợ mộc thưa là :
– “ Tôn-giả ! Phật không thuyết ba thọ vầy
_________________________
(1) : Vị Tôn-giả tên Udayì .
(2) : Người thợ mộc tên Pancakanga – Ngũ Phần .
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 59 : NHIỀU CẢM THỌ *MLH – 309
Phật chỉ thuyết có hai thọ đó
Là lạc thọ, khổ thọ mà thôi !
Bất khổ & lạc thọ này thời
Thế Tôn thuyết đối với người hành sâu
Tối thắng lạc, chứng vào tịch tịnh ”.
Hai người đều đeo dính ý mình.
Tôn-giả giải thích, thuyết minh
Không thể thuyết phục, dù mình ông ta.
Thợ mộc thì cho là như thế
Cũng không thể thuyết phục ngài này.
Tôn-giả A-Nan gần đây
Nghe cuộc đàm thoại như vầy xảy ra
Giữa thợ mộc Panh-Cha-Kanh-Gá
Với Tôn-giả là Ưu-Đà-Di.
Tôn giả A-Nan liền đi
Đến hương thất Phật ; sau khi đến rồi
Đảnh lễ Phật xong, ngồi cạnh đó
Rồi Tôn-giả thuật rõ tức thì
Chuyện Tôn-giả Ưu-Đà-Di
Cùng người thợ mộc, sau khi thoại đàm
Về các thọ hoàn toàn nghịch ý
Ai cũng chấp về lý của ta.
Nghe thuật lại, đấng Phật Đà
Bảo Tôn-giả A-Nan-Đà như sau :
– “ A-Nan ! Dầu cho U-Đa-Dí
Nêu pháp môn đúng lý chăng là,
Nhưng mà Panh-Chá-Kanh-Ga
Cũng không chấp nhận. Hay là pháp môn
Của thợ mộc bảo tồn là đúng
U-Đa-Dí lại cũng khăng khăng
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 59 : NHIỀU CẢM THỌ *MLH – 310
Không chấp nhận hai thọ phần
A-Nan ! Tứ chúng cũng cần hiểu ra :
Về hai thọ được Ta nói tới
Tùy theo với pháp môn thế nào.
Ba thọ, Ta nói thuộc vào
Tùy trường hợp khác, phải đâu sai lời.
Năm & sáu thọ hay mười tám thọ,
Hay ba mươi sáu thọ đồng thì,
Một trăm lẻ tám thọ chi,
Như Lai thuyết giảng theo tùy pháp môn.
A-Nan-Đa ! Pháp môn tùy đó
Ta thuyết giảng các thọ khác nhau !
Nên đối với những người nào
Không chấp nhận thì không sao tán đồng,
Không tùy hỷ vì lòng chấp trước
Những điều được khéo nói, trình bày,
Sẽ xảy ra sự kiện này :
Họ sẽ tranh đấu hoặc bày khẩu tranh,
Họ luận tranh, đả-thương nhau kỹ
Với binh khí miệng lưỡi cuồng ngông.
Còn với những ai tán đồng
Chấp nhận, tùy hỷ thuộc trong những điều
Được khéo nói, thuận chiều khéo thuyết
Khéo trình bày chi tiết, hiểu mau,
Xảy ra sự kiện như sau :
Họ sống ý hợp tâm đầu, tương liên,
Hoan hỷ liền, như nước với sữa
Mắt chan chứa tương ái nhìn nhau.
Này A-Nan-Đa ! Thế nào
Năm dục tăng trưởng kể vào ở đây ?
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 59 : NHIỀU CẢM THỌ *MLH – 311
* Các sắc do mắt này nhận thức,
Là đáng vui và thực đáng yêu
Đẹp ý với sắc mỹ miều,
Tương ứng với dục, những điều tốt hay.
* Các tiếng do tai này nhận thức,
* Mũi nhận thức đủ các thứ hương,
* Vị do lưỡi nhận thức thường,
* Xúc do thân cảm xúc, dường êm êm.
Cả năm căn đều đem tức khắc
Sự khả lạc, khả ý, đáng yêu,
Tương ứng với dục mọi điều,
Năm dục trưởng dưỡng được nêu như vầy.
Năm dục này khởi lên hỷ, lạc
Nên gọi là dục-lạc trải qua.
Này A-Nan ! Ai nói ra :
‘Lạc & hỷ là tối thượng mà chúng sanh
Có thể nhanh cảm thọ’, như thế
Ta không thể chấp nhận điều đây.
Sao vậy ? Vì lạc khác này
Vi diệu, thù thắng, sâu dày hơn xa.
A-Nan-Đa ! Tỷ Kheo vị nọ
Dục từ bỏ, bất thiện pháp ly,
Đệ nhất Thiền chứng, trú y,
Trạng thái hỷ lạc, mọi thì tịnh thanh,
Ly dục sanh, có tầm có tứ,
Lạc này tự khác lạc kia xa,
Vi diệu, thù thắng, sâu xa.
* Lại lạc thọ khác vượt xa hơn nhiều
Vi diệu hơn và nhiều thù thắng :
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 59 : NHIỀU CẢM THỌ *MLH – 312
Vị Tỷ Kheo diệt hẳn tứ, tầm,
Chứng, trú Nhị Thiền âm thầm
Trạng thái hỷ lạc do mầm định sanh,
Không tầm, tứ, nhất tâm định tĩnh,
Lạc này chính vi diệu hơn ngay.
A-Nan ! Ai nói như vầy :
‘Lạc & hỷ này tối thượng, đầy tịnh thanh
Mà chúng sanh có thể cảm thọ’
Ta không có chấp nhận điều đây !
Vì sao ? Vì lạc khác này
Vi diệu, thù thắng, sâu dày hơn xa.
* A-Nan-Đa ! Lại điều tiếp nữa
Vị Tỷ Kheo nương tựa thiền tâm
Ly hỷ trú xả, nhất tâm
Chánh niệm tỉnh giác thì thân cảm liền
Sự lạc thọ, Thánh hiền gọi đủ
Là ‘xả niệm lạc trú’, an nhiên
Chứng và an trú Tam Thiền
Lạc này vi diệu, thâm uyên hơn nhiều.
* Này A-Nan ! Lại điều tiếp nữa
Vị Tỷ Kheo nương tựa định thiền
Xả lạc, xả khổ - tâm yên
Diệt hỷ, ưu, cảm thọ liền trước đây
Chứng, trú ngay vào Thiền đệ Tứ
Không khổ, lạc, không giữ niệm nào.
* Lại có lạc thọ thanh cao
Vị Tỷ Kheo ấy nhập vào thiền-na
Đã vượt qua toàn diện sắc-tưởng,
Sai-biệt-tưởng không tư-niệm qua
Diệt trừ hữu-đối-tưởng ra
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 59 : NHIỀU CẢM THỌ *MLH – 313
Vị ấy nghĩ : ‘Hư không là vô biên’,
Không Vô Biên Xứ liền chứng, trú.
Lạc vi diệu này tự hơn xa
Đối với dục lạc mị tà.
* Vị Tỷ Kheo ấy thiền-na lộ đồ
Vượt toàn diện Không-vô-biên-xứ
Liền tư lự : ‘Thức là vô biên’
Chứng, trú Xứ Thức Vô Biên.
* Rồi Tỷ Kheo ấy theo duyên bấy giờ
Vượt toàn diện Thức-vô-biên-xứ
Lại tư lự : ‘Không có vật gì’
Vô Sở Hữu Xứ trú, y.
Lạc này thù thắng, diệu vi hơn nhiều.
* Vị Tỷ Kheo vượt qua toàn diện
Vô-sở-hữu-xứ biến khỏi đi
Chứng và an trú tức thì
Vào Xứ Phi-Tưởng Phi-Phi-Tưởng này,
A-Nan-Đa ! Lạc đây chắc chắn
Vi diệu và thù thắng hơn xa.
* Lại nữa, có ai nói là :
‘Lạc & hỷ này tối thượng, mà chúng sanh
Có thể nhanh cảm thọ’, như thế
Ta không thể chấp nhận điều đây !
Sao vậy ? Vì lạc khác này
Vi diệu, thú thắng, sâu dày hơn xa.
Vị Tỷ Kheo vượt qua khỏi hướng
Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ này
Chứng Diệt Thọ Tưởng Định ngay
Và an trú ở định này, lành thay !
A-Nan-Đa ! Lạc này chắc chắn
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 59 : NHIỀU CẢM THỌ *MLH – 314
Vi diệu và thù thắng hơn xa
Với lạc & hỷ đã nói qua.
A-Nan ! Có thể xảy ra điều này :
Có những tay du sĩ ngoại đạo
Có thể nói điên đảo như vầy :
“ Sa-môn Gô-Ta-Ma này
Nói Diệt-thọ-tưởng-định đây tỏ tường
Thuộc lạc thọ, chủ trương như vậy,
Là gì vậy ? Như vậy là sao ? ”.
A-Nan ! Cần đáp như sau :
“ Này Chư Hiền ! Căn cứ vào đại cương
Thế Tôn không chủ trương chỉ có
Những tùy thuộc lạc thọ điều gì
Là thuộc về lạc tức thì.
Chủ trương Phật là phạm vi chỗ nào
Và chỗ nào có được lạc thọ
Thì chỗ đó thuộc về lạc ngay ! ”.
Thế Tôn thuyết giảng như vầy
A-Nan hoan hỷ, càng dày niềm tin ./-
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ( 3 L )
*
* *
( Chấm dứt Kinh số 59 : Kinh NHIỀU CẢM THỌ
– BAHUVEDANÌYA Sutta )
Gửi ý kiến của bạn