Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12. Đại Kinh Sư Tử Hống

18/05/202019:53(Xem: 10588)
12. Đại Kinh Sư Tử Hống

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majjhima  Nikàya )


Tập I
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]



12. Đại Kinh SƯ TỬ HỐNG

( Mahàsìhanàda sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, Đức Thế Tôn  Điều Ngự(1)

Đang an trụ thành Vê-Sa-Li  (2)

           ( Cũng có tên Tỳ-Xá-Ly )

       Khu rừng Tây thuộc phạm vi ngoại thành.

          Lúc bấy giờ phát sanh sự kiện

Đó là chuyện Su-Nách-Khách-Ta  (3)

              Là người trước đây xuất gia

 (Thuộc về bộ tộc Lích-Cha-Vi này)

          Thiếu đức tin lại đầy tà kiến

          Sa-di này nói chuyện bất bình :

           “ Sa-môn Kiều-Đàm thật tình

       Thượng-nhân-pháp chẳng tự mình chứng tri

          Không có gì tri kiến thù thắng

          Không xứng đáng bậc Thánh đáng tôn

    _______________________________\

(1 ) : Hai trong Thập Hiệu của Đức Phật do người đời xưng tụng

         Purisadammasarathi   Điều Ngự Trượng Phu ); và Bhagava 

         ( Thế Tôn ) .

(2): Vesali ( Tỳ-Xá-Ly ) là thủ phủ của vương quốc Licchavi ,một

        trung tâm chính trị, thương mại và văn hóa quan trọng thời

        Phật.  Nơi đây còn là  cái nôi  của nền  văn hóa triết thuyết

       Phật-giáo.Tại đây, đức Phật đã tuyên bố 3 tháng nữa Ngài

       nhập Niết-Bàn ;  và cũng tại đây, Đại Hội Kết Tập Tam Tạng 

      lần thứ 2 được tổ chức sau khi Phật nhập diệt hơn 100 năm .

(3) : Sunakkhatta  ( Thiện Tịnh ) người thuộc bộ-tộc Licchavi . Xin

      xem lại câu chuyện về người này trong Kinh Patika ( kinh Ba-

      Lê ) – kinh thứ 24 –  ở Tập 3 “Thi Hóa Trường Bộ Kinh” .

Trung Bộ  (Tập 1) Đại Kinh 12 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH  –166

 

              Khi Gô-Ta-Ma Sa-môn

       Thuyết pháp, là các pháp luôn tự mình

Đã phát minh, hay do suy luận

          Hoặc tùy thuận trắc nghiệm công phu

              Thuyết vì mục đích đặc thù

       Khả năng hướng thượng, đường tu sẵn dành

          Có thể dẫn người hành pháp đó

          Sẽ diệt tận đau khổ trải qua ”.

              Thế rồi Su-Nách-Khách-Ta

       Từ bỏ Pháp, Luật hắn ta thọ trì.

          Vị Tôn-giả Sa-Ri-Pút-Tá

          Tức ngài Xá-Lợi-Phất danh tri

              Buổi sáng mang bát, đắp y

       Vào thành khất thực, hành trì hạnh Tăng.

          Được nghe rằng Su-Nách-Khách-Tá

          Trong hội-chúng Tỳ-Xá-Ly đây 

Đã nói lời sân si đầy

       Chê trách Đức Phật, bậc Thầy Nhân, Thiên 

          Mà y đã được duyên thọ giáo

          Được xuất gia hành đạo với Ngài

              Nhưng tâm tà kiến dẫy đầy

 (Kinh Pa-Ti-Ká trình bày chuyện đây)  

          Rồi người này bỏ tu, hoàn tục

          Rêu rao lời phản phúc xấu xa.

 

              Tôn-giả Sa-Ri-Pút-Ta  (1)

       Sau khi khất thực, trải qua ngọ thời

          Trở về nơi Phật Đà an trú

          Đến tịnh thất Điều Ngự trước tiên

    _______________________________\

( 1) : Tôn-giả Sariputta ( Xá-Lợi-Phất ) là vịĐại Đệ Tử tay mặt

         của Đức Phật - bậc Đệ Nhất Trí Tuệ .

Trung Bộ  (Tập 1) Đại Kinh 12 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH  –167

 

Đảnh lễ Ngài rồi ngồi yên

       Hướng vềĐại Giác bạch liền sự duyên :

 

    – “ Bạch Thế Tôn phước điền cao cả !

          Hiện Su-Nách-Khách-Tá Sa-di  (1)

              Thuộc bộ tộc Lích-Cha-Vi

       Vừa bỏ Pháp, Luật, lại đi nói là :

       “ Sa-môn Gô-Ta-Ma thực chất

          Không có pháp của bậc thượng nhân   

              Tri kiến thù thắng không phần

       Không xứng bậc Thánh ta cần dựa nương

          Thuyết pháp là pháp thường tự tạo

          Do suy luận, nhiên hậu tác thành

              Tùy thuận trắc nghiệm loanh quanh

       Thuyết vì mục đích an lành phát sanh

          Có khả năng thực hành hướng thượng

          Dẫn dắt hướng diệt tận khổđau.

              Su-Nách-Khách-Ta nhắm vào

       Hội-chúng đông đảo rêu rao như vầy ”.

 

    – “ Xá-Lợi-Phất ! Điều này dễ hiểu

          Do phẫn nộ, trí thiểu, ngu tà

              Cho nên Su-Nách-Khách-Ta

       Thốt lên lời lẽ thật là vô minh

          Do tự mình nghĩ là bêu xấu

    _______________________________

(1) : Sa-di - Samanero  : là những vị tập sự xuất gia giữ 10 giới ,

gồm 3 loại : - Khu ô Sa-di : sa-di đuổi quạ : từ 7 tuổi tới 13 tuổi .

- Ứng  pháp Sa-di : từ 14 tuổi đến 19 tuổi . Đến 20 tuổi, có đủ

những điều kiện theo Luật Tạng mới được thọ Tỳ-Kheo .

      - Hình đồng Sa-di : các vị lớn tuổi vào tu , phải thọ giới Sa-di

        một thời gian trước khi được thọ Cụ-túc-giới (Tỳ Kheo ) ; và

        cũng phải hội đủđiều kiện theo Luật Tạng quy định . 

Trung Bộ  (Tập 1) Đại Kinh 12 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH  –168

 

          Nhưng y không hiểu thấu đó là

              Lời lẽ để tán thán Ta

       Vì lời y đã nói ra rõ ràng :

‘Pháp ấy được giảng bàn chi tiết

          Cho mục đích đặc biệt thanh cao

              Hướng thượng, diệt tận khổđau

       Lợi lạc cho những người nào hành theo’.                                                    

  Xá-Lợi-Phất ! Ta nêu rành mạch :

          Với kẻ ngu Su-Nách-Khách-Ta

              Không có tùy-pháp về Ta :

 ‘Đây Chánh Đẳng Giác, đây là Như Lai

          Minh Hạnh Túc, vàđây Thiện Thệ

          Thế Gian Giải, Điều Ngự Trượng Phu

Đại A-La-Hán thuần từ

       Vô Thượng Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật Đà

          Bậc Thế Tôn từ hòa quảng đại

          Chứng đắc được các loại thần thông :

          *  Một thân hiện ra nhiều thân

Nhiều thân thu lại một thân dễ dàng

Hiện, biến hình, đi ngang qua vách

 

Xuyên qua núi như cách hư không

Độn thổ, trồi lên đất giồng

Đi được trên nước cũng không chìm nào

Ngồi kiết già trên cao vòi vọi

Bay trên không như loại chim bằng

Với tay, chạm mặt trời, trăng

       Có đại oai lực, oai thần uy linh

Hoặc có thể tự mình bay tới

          Cõi Phạm Thiên , vời vợi chốn này.

              Với Su-Nách-Khách –Ta đây

 

Trung Bộ  (Tập 1) Đại Kinh 12 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH  –169

 

       Không có tùy-pháp như vầy về Ta :

      *  Với thiên nhĩ, Phật Đà vốn có

          Thiên-nhĩ-thông, nghe rõ muôn phần      

Với Tai thanh tịnh siêu nhân

Vị ấy có thể nghe gần nghe xa

          Hai loại tiếng : Người ta và loại

Tiếng chư Thiên các cõi nghe rành

Dù cho muôn dặm âm thanh

Vị ấy nghe thấy như gần bên tai.

 

      *  Đấng Như Lai tha-tâm-thông ấy

          Biết tâm của muôn loại, tâm mình

     Biết tâm người khác đinh ninh

       Tham, không tham chỉ phát sinh biết liền

Tâm nổi Sân, biết liền sân hận

Tâm không sân không hận cũng tường

Tâm Si hay không Si  thường

Chuyên chú, tán loạn biết dường tự tâm

Đại hành tâm, biết là như vậy

Hoặc không phải là đại hành tâm

Tâm vô thượng, biết rõ ràng

Tâm chưa vô thượng lại càng biết thông

Tâm thiền định hay không thiền định

Tâm giải thoát hay dính buộc ràng

     Như Lai đều biết rõ ràng

Tâm của người khác ; cả hàng trí, ngu.

 

      –  Xá-Lợi-Phất ! Huân tu chân thực

          Như Lai có Thập Lực đủ đầy

              Nhờ thành tựu mười lực này

       Như Lai tự nhận thẳng ngay về mình 

          Là Ngưu Vương bình sinh cất giọng

Trung Bộ  (Tập 1) Đại Kinh 12 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH  –170

 

          Rống tiếng rống sư-tử vang lừng

              Trong Hội-chúng, chuyển Phạm luân

       Thế nào Mười Lực ? Cội nguồn biết ngay :

     –  Xá-Lợi-Phất ! Ởđây tuần tự

   *  “Tri thị xứ phi xứ lực” ni (1)

              Như Lai như thật tuệ tri            

       Xứ là xứ, phi xứ phi xứ tày

          Như vậy là Như Lai thần lực

          Như tiếng rống trung thực mãnh-sư .

         –  Sa-Ri-Pút-Tá ! Còn như

 

*  “Tri tam thế nghiệp báo” (2) từ lực đây

          Vì Như Lai tuệ tri như thật

          Quả báo tất tùy thuộc dữ, lành

              Tùy nhân ác nghiệp, ác hành

       Quá khứ, hiện tại, hoặc dành vị lai.                       

          Lại Như-Lai-lực đây kế tiếp

 

    *  “Tri nhất thiết đạo trí lực” ni  (3)

              Như Lai như thật tuệ tri

       Đường đến cảnh giới khắp vì không gian.

*    “Tri thế gian chửng chủng tánh lực”  (4)

          Xá-Lợi-Phất ! Một lực nghiêm uy

    ____________________________

     THẬP LỰC : Mười năng lực hiểu biết siêu nhiên, mười trí

đặc biệt của một vị Phật : 

(1) : Tri thị xứ phi xứ trí lực : biết rõ tính khả thi và tính bất khả

        thi trong mọi trường hợp .

(2) : Tri tam thế nghiệp báo trí lực : biết rõ luật nhân quả , quả

        báo , tức là Nghiệp nào tạo quả nấy .

(3) : Tri nhất thiết sởđạo trí lực : biết rõ nguyên nhân nào dẫn

        đến con đường tái sinh nào .

(4 ) : Tri thế gian chủng chủng tánh (giới) trí lực : biết rõ các thế

        giới với những yếu tố thành lập của chúng .          

Trung Bộ  (Tập 1) Đại Kinh 12 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH  –171

 

              Như Lai như thật tuệ tri

       Với mọi cảnh giới khắp vì thế gian

          Nhiều chủng loại, nhiều màn sai biệt.

 

          Nhờ nhất thiết các lực phi thường

              Như Lai tự nhận Ngưu Vương

        Rống tiếng sư tử sánh dường sấm vang

          Chuyển Phạm-luân, trong hàng Hội-chúng.

      –  Xá-Lợi-Phất ! Lại cũng đồng thì

              Như Lai như thật tuệ tri

       Chí hướng sai biệt thuận tùy chúng sanh

    *  “Tri chúng sanh chủng chủng dục lực” (5)

 

          Rồi Như Lai như thật tuệ tri

              Những căn thượng hạ là chi

       Hữu tình các loại, hành vi dữ lành

    *  “Tri chúng sanh chư căn thượng hạ”  (6)

          Một lực của Giác Giả Phật Đà .

              Lại nữa , Sa-Ri-Pút-Ta !

       Như Lai như thật để mà tuệ tri

          Sự tạp nhiễm, sự gì thanh tịnh

          Sự xuất khởi chân chính các Thiền

              Vềđịnh, giải thoát, chứng thiền

 * “Tri Tam-muội-lực chư Thiền” (7) tịnh thanh. 

 

       – Xá-Lợi-Phất ! Nhớ rành quá khứ

    ____________________________

     THẬP LỰC  (tiếp theo) :

(5) : Tri chúng sinh chủng chủng dục trí lực : biết rõ cá tính của

        chúng sinh .

(6) : Tri chúng sinh chư căn thượng hạ ( tâm tính trí lực ) : biết rõ

       căn cơ học đạo cao thấp của mọi chúng sinh .

(7) : Tri chư Thiền giải thoát tam-muội trí lực : biết rõ tất cả các

        cách Thiền định .

Trung Bộ  (Tập 1) Đại Kinh 12 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH  –172

 

          Túc-mạng-thông, nhớđủ nhiều đời

Quá khứ  với một , hai đời

Năm chục, ba bốn trăm đời đã qua

Một ngàn đời hay là hơn nữa

          Một trăm ngàn đời thuở lâu xa

Hoại kiếp, thành kiếp trải qua

Vị ấy nhớ lại như là mới đây.

Tại nơi ấy, tên này ta có

Thuộc giai cấp, giòng họ thế này

Uống, ăn, thọ khổ, lạc  rày

Tuổi thọ như thế, chết ngày ra sao

Ta tái sinh, nhằm vào làng đó

Có tên tuổi, giòng họ thế nào

Cứ thế, nhớ lại biết bao

       Tiền kiếp, tái kiếp không sao tính rày.

           Xá-Lợi-Phất ! Ởđây phải thấu

         “Tri túc mệnh vô lậu lực” (8) này

Đó là trí lực hiển bày

       Của đấng Giác Ngộ chứng ngay như vầy.

 

          Rồi Như Lai tuệ tri như thật

          Thiên-nhãn-thông nghiêm mật tuệ minh

              Xét về sinh tử chúng sinh

Thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, thấy liền

Vị ấy biết mối giềng Nghiệp quả

Người hạ liệt, kẻ cả giàu sang

Người đẹp đẽ, kẻ thô hèn

       Đều do hạnh nghiệp trắng đen họ làm

Gieo ác hạnh về thân, khẩu, ý

    ____________________________

     THẬP LỰC  (tiếp theo) :

(8) : Tri túc mệnh vô lậu trí lực : biết rõ các tiền kiếp của mình .

Trung Bộ  (Tập 1) Đại Kinh 12 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH  –173

 

Hoặc phỉ báng các vị Thánh Hiền

Người này thân hoại, tận duyên     

Do nghiệp tà kiến, đọa liền súc sinh

Các cõi dữ, như sinh địa ngục

Hoặc đọa xứ, thằng thúc nạn tai.

          * Còn bậc hiền giả, những ai

Làm những thiện hạnh ý và lời, thân

Không phỉ báng Hiền nhân, Thánh hiển

Tạo nghiệp lành, chánh kiến vô cùng

Sau khi thân hoại mạng chung 

       Được sinh thiện thú, nhân trung, cõi trời

 

Do thiên nhãn, biết đời sống chết

Người hạ liệt  hay kẻ giàu sang

Người đẹp đẽ, kẻ thô hèn

Người này bất hạnh, kẻ bèn gặp may

Do hạnh nghiệp kẻ này hành động

Có kết quả chẳng giống nhau này.

Luân hồi tùy nghiệp chuyển xoay

Không ai tránh khỏi trả vay nghiệp này.

          Xá-Lợi-Phất ! Như Lai viên mãn

    *  “Tri thiên nhãn vô ngại lực” (9)đây.

 

              Lại nữa, Xá-Lợi-Phất này !

       Nhờ diệt lậu-hoặc sâu dày vô minh

          Như Lai đã tự mình chứng ngộ

Đã thành tựu kiên cố Pháp mầu

              An trú trong hiện tại mau

       Vô lậu tâm-giải-thoát sâu an lành,

    ____________________________

     THẬP LỰC  (tiếp theo) :

(9) : Tri thiên nhãn vô ngại trí lực : biết rõ sự tiêu hủy và tái xuất

      của chúng sinh .

Trung Bộ  (Tập 1) Đại Kinh 12 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH  –174

 

          Tuệ-giải-thoát tịnh thanh vô lậu

          Nhờđoạn trừ các lậu-hoặc tà

              Như-Lai-lực được kể ra

*  “Tri vĩnh đoạn tập khí” (10) là lực đây.

          Nhờ lực này, Như Lai tự nhận

          Là Ngưu Vương oai chấn vô biên

              Rống tiếng sư tử vang rền

       Trong các Hội-chúng, chuyển liền Phạm luân.

 

      –  Xá-Lợi-Phất ! Với tuần tựđó

          Như Lai có Thập Lực đủ đầy

              Nhờ thành tựu mười lực này

       Tiếng sư tử hống như vầy rền xa

          Nếu ai thấy, biết Ta như vậy

          Mà vẫn còn nói bậy , chẳng ngay :

            ‘Sa-môn Gô-Ta-Ma này

       Không thượng-nhân-pháp, chẳng tày một ai

          Không tri kiến đủ đầy thù thắng

          Không xứng đáng bậc Thánh cao xa

              Khi Sa-môn thuyết pháp ra

       Pháp ấy do tự tạo ra đành rành

          Do suy luận tác thành, ý muốn

          Do tùy thuận trắc nghiệm mọi bề

              Mục tiêu đặc biệt hướng về

       Khả năng hướng thượng, chuyên đề tịnh thanh

          Hướng dẫn người thực hành như thế

          Thì có thể diệt tận khổđau’. 

              Xá-Lợi-Phất ! Những người nào

    ____________________________

     THẬP LỰC  (tiếp theo) :

(10 ) :Tri vĩnh đoạn tập khí trí lực : biết rõ các lậu-hoặc sẽ chấm 

         dứt  như thế nào .

Trung Bộ  (Tập 1) Đại Kinh 12 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH  –175

 

       Nói những lời ác, tội sâu nặng này

          Không bỏ ngay những lời nói ấy

          Không bỏ tâm tà vạy như vầy

              Không đoạn trừ tà kiến đây

       Sẽ rơi địa ngục đọa đày triền miên

          Như gánh nặng trút liền xuống hố

        (Y rớt nhanh vào chỗ A-Tỳ)

              Hay như Tỷ Kheo một vì

       Thành tựu giới hạnh, thực thi hành Thiền

          Thành tựu Thiền, tựu thành trí tuệ

          Thì có thể chứng Chánh Trí liền

              Ngay trong hiện tại, mối giềng

       Sa-Ri-Pút-Tá ! Từ duyên chẳng lành

          Ta nói vậy, tựu thành như vậy

          Người nói bậy, hưởng quả xấu xa.

 

Ởđây, Sa-Ri-Pút-Ta !

       Pháp Vô-Sở-Úy có qua bốn phần

          Nhờ thành tựu chánh chân bốn pháp

          Ta tự nhận thích hạp Ngưu Vương

              Tiếng sư tử rền muôn phương

      Trong các Hội-chúng, chuyển thường Phạm luân

          Nghĩa đơn thuần, thế nào là bốn ?

          Xá-Lợi-Phất ! Khắp chốn thị phi

              Ta thấy không lý do gì

       Sa-môn, Phạm-chí, các vì Chư Thiên

          Hoặc Phạm Thiên, Ma Vương được kể

          Hay một ai có thể đường hoàng

              Chỉ trích Ta đúng pháp rằng :

     ‘Pháp chưa chứng ngộ hoàn toàn viên thông

          Mà Sa-môn tự xưng đã chứng’.

Trung Bộ  (Tập 1) Đại Kinh 12 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH  –176

 

          Xá-Lợi-Phất ! Bền vững chẳng lay

              Ta thấy không lý do này

     (Vì Ta chứng ngộ, hiển bày lý chân)

          Nên Ta sống tinh cần thanh thái

          Luôn vôúy, sợ hãi không chồn.

 

              Hoặc các chỉ trích bôn chôn :

*   ‘Lậu hoặc các loại, Sa-môn chưa trừ

          Mà tự xưng đoạn trừ tất cả’.

          Hay hoặc giả họ chỉ trích càn :

       *    ‘Sa-môn tuyên bố khoe khoang

       Rằng chướng-ngại-pháp nếu càng thực thi

          Thì không gì là chướng-ngại-pháp’.

          Hoặc chỉ trích : *‘Các pháp giảng ra

              Do Sa-môn Gô-Ta-Ma

       Không có mục đích tỏ ra đặc thù

          Không khả năng phạm trù hướng thượng

          Không có hướng diệt tận khổđau’.   

 

              Nhưng họ nào có biết đâu

       Ta đã chứng ngộ Pháp nào dễ so

          Không lý do gì theo Ta nghĩ

          Một Sa-môn, Phạm-chí, Chư Thiên,

              Ma Vương hay vị Phạm Thiên

       Chỉ trích đúng pháp hiện tiền về Ta

          Về những điều trên đà nêu rõ

          Đều ngược ý của họ chê bai.

              Xá-Lợi-Phất ! Do như vầy

       Ta không sợ hãi, sống đầy lạc an

          Luôn vôúy, hoàn toàn hoan hỷ

          Ta tự nhận địa vị Ngưu Vương

              Tiếng sư tử rền muôn phương

Trung Bộ  (Tập 1) Đại Kinh 12 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH  –177

 

      Trong các Hội chúng, chuyển thường Phạm luân

          Nếu ai thấy Ta luôn như vậy

          Mà vẫn còn nói bậy, chẳng ngay

              Xá-Lợi-Phất ! Những người này

       Nói những lời ác, tội dày sâu thay !

          Không bỏ ngay những lời nói ấy

          Không bỏ tâm tà vạy như vầy

              Không đoạn trừ tà kiến đây

       Sẽ rơi địa ngục đọa đày triền miên

          Như gánh nặng trút liền xuống hố

        (Y rớt nhanh vào chỗ A-Tỳ).

 

         –  Có tám Hội Chúng là chi ? 

       Tuần tự kể đến : Các vì Sa-môn,

          Sát-Đế-Lỵ , Bàn-môn, Gia Chủ,

          Chúng Phạm Thiên cùng Tứ Thiên Vương,

              Tam Thập Tam Thiên, Ma Vương,

       Này Xá-Lợi-Phất ! Tinh tường, tịnh thanh

          Vì tựu thành bốn vô-sở-úy

          Nên Như Lai hoan hỷ thân lâm

              Đến các Hội Chứng để thăm

       Sát-Đế-Lỵ chúng, hàng trăm lần rồi.

          Trước khi ngồi xuống nơi thỏa đáng

          Trước khi Ta chuyện vãn, luận đàm

              Không lý do gì nghĩ rằng :

     ‘Chắc chắn sợ hãi sẽ làm Ta run’.

          Bốn vô-úy Ta luôn sẵn có

          Không điều gì làm khó được Ta

              Ta sống an ổn, từ hòa

       Không hề sợ hãi cảnh và Thiên, nhân.

 

          Hàng trăm lần đến thăm hoan hỷ

Trung Bộ  (Tập 1) Đại Kinh 12 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH  –178

 

          Những Hội-chúng các vị Sa Môn,

              Các Hội chúng Bà La Môn,

       Hội chúng Gia Chủ sinh tồn các nơi

          Tứ Thiên Vương cõi trời Hội chúng,

          Các Hội chúng Tam Thập Tam Thiên,

              Chúng Ma Vương, chúng Phạm Thiên,

       Các Hội Chúng ấy Ta liền thăm qua

          Tuy vậy, trước khi Ta ngồi xuống

          Trước khi Ta đàm luận, chuyện trò

              Ta thấy không một lý do

       Để nghĩ : ‘Ta sẽ co ro hãi hùng

          Khủng khiếp cùng sợ run ám ảnh’

          Vì tâm ta chân chánh thẳng ngay

              Không thể có lý do này

       Nên Ta an ổn sống đầy tịnh thanh

          Không sợ hãi, sẵn dành vôúy

          Nếu những ai nói, nghĩ về Ta

              Chỉ trích ấy thật xấu xa

       Với những lời ác nói ra như vầy

          Không bỏ ngay những lời nói ấy

          Không bỏ tâm tà vạy chẳng ngay

              Không đoạn trừ tà kiến đây

       Sẽ rơi địa ngục đọa đày triền miên

          Như gánh nặng trút liền xuống hố

         (Y rớt nhanh vào chỗ A-Tỳ).

 

          –  Có bốn loài Sinh là chi ?

       Sa-Ri-Pút-Tá ! Tường tri như vầy :

          Bốn loại sinh : Noãn, thai, thấp, hóa

      *  Thế nào đã gọi là noãn sinh ?

Đó là những loại chúng sinh

Trung Bộ  (Tập 1) Đại Kinh 12 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH  –179

 

       Tự phá vỏ trứng mà sinh tự mình.

      *  Thế nào là thai sinh, được tả ?

          Là chúng sinh nào phá màn da

              Che chỗ kín mà chui ra.

  *  Thấp sinh là loại sinh ra thế nào ?

          Chúng sinh nào sinh từ cá thúi,

          Xác chết thúi, cơm cháo thúi dơ

              Trong hồ, ao nước nhớp dơ.

  *  Còn hóa-sinh loại, căn cơ thế nào ?

          Chúng sinh nào sinh liền Thiên xứ

          Hay địa ngục, đọa xứ những nơi

              Một số thuộc về loài Người.

       Noãn, thai, thấp, hóa – mọi thời chuyển sinh.

 

          Trong cả bốn loài sinh như vậy

          Chúng sinh nào nghĩ quấy, nói càn

              Cho rằng ‘Như Lai hoàn toàn

      Không thượng-nhân-pháp, dở dang chẳng tày

          Không tri kiến đủ đầy thù thắng

          Không xứng đáng bậc Thánh cao xa

              Khi Ta thuyết giảng pháp ra

       Pháp ấy do tự tạo ra đành rành

          Do suy luận tác thành, ý muốn

          Do tùy thuận trắc nghiệm mọi bề

              Mục tiêu đặc biệt hướng về

       Không thể hướng thượng, không hề tịnh thanh

          Hướng dẫn người thực hành như thế

          Thì không thể diệt tận khổđau’. 

 

             Hoặc là chỉ trích cay sâu :

  - ‘Pháp chưa chứng ngộ, nói câu chứng rồi’.

      - ‘Các lậu-hoặc mọi thời chưa diệt

Trung Bộ  (Tập 1) Đại Kinh 12 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH  –180

 

          Mà nói đãđoạn diệt, trừ qua’.  

             (Hoặc Sa-môn tự phụ là) :

  - ‘Những chướng-ngại-pháp khi Ta thực hành

          Thìđành rành không gì chướng ngại’.

       - ‘Pháp do Sa-môn ấy thuyết nhiều

              Không hướng đặc biệt mục tiêu

      Không thể hướng thượng, không điều tịnh thanh

          Không thể dẫn người hành pháp ấy

          Đến diệt tận mãi mãi khổđau’.        

              Xá-Lợi-Phất ! Những người nào

       Nói những lời ác, tội sâu nặng này

          Không bỏ ngay những lời nói ấy

          Không bỏ tâm tà vạy chẳng ngay

              Không đoạn trừ tà kiến đây

       Sẽ rơi địa ngục đọa đày triền miên

          Như gánh nặng trút liền xuống hố

         (Y rớt nhanh vào chỗ A-Tỳ).

 

          *  Năm loại sanh-thú là chi ?

Địa ngục, ngạ quỷ đồng thì bàng sanh,

          Cùng loài Người, hóa sanh Thiên Chúng.

          Xá-Lợi-Phất ! Ta cũng tuệ tri

          -  Địa ngục  con đường dẫn đi

       Hành lộđịa ngục khổ nguy thế nào

          Tùy tạo tác ra sao hạnh nghiệp

          Sau khi chết (thân hoại mạng chung)

             Sinh vào cõi dữ vô cùng              

Đọa xứ, ác thú, muôn trùng ngục ty

          Như Vô Gián, A Tỳđịa ngục.

          Ta tuệ tri tiếp tục bàng-sanh

            (Là loài xương sống nằm ngang &

Trung Bộ  (Tập 1) Đại Kinh 12 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH  –181

 

       Loài bay, thú chạy : các hàng súc sanh)

          Đường đưa đến bàng-sanh do nghiệp

          Khi thân hoại, sinh tiếp cõi này.

 

          -  Xá-Lợi-Phất ! Rồi Như Lai  

       Tuệ tri ngạ quỷ, thấy ngay con đường

          Và hành lộđưa thường ngạ quỷ

          Do hạnh nghiệp thô bỉác tà

              Mạng chung, ngạ quỷ phải sa.

   -  Loài người cũng vậy, trải qua nghiệp hành   

          Ta tuệ tri đành rành Nhân giới       

          Đường đưa đến thế giới loài Người

              Hành lộđưa đến cõi Người

       Tùy theo hạnh nghiệp con người tạo ra

          Sau khi chết, sanh qua Nhân giới

          Hưởng sướng, khổ do bởi nghiệp duyên.

          -  Ta cũng tuệ tri Chư Thiên

       Con đường đưa đến cõi Thiên thế nào 

          Và hành lộđưa vào Thiên giới

          Sanh Chư Thiên do bởi nghiệp lành.

 

              Ta cũng tuệ tri ngọn ngành

       Con đường đưa đến tịnh thanh Niết Bàn

          Hành lộ nào Niết Bàn đưa tới

          Tùy theo bởi nghiệp lành vô vàn

              Do diệt lậu-hoặc hoàn toàn

       Sau khi thắng trí, minh quang tự mình

Đã chứng ngộ, tuệ minh chứng đạt

          Luôn an lạc, hiện tại trú an,

              Vô-lậu tâm-giải-thoát toàn

       Cùng tuệ-giải-thoát, nghiêm trang an tường.

          Xá-Lợi-Phất ! Suy lường như thế

Trung Bộ  (Tập 1) Đại Kinh 12 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH  –182

 

          Với tâm Ta, Ta tuệ tri tâm

              Của một số người mê lầm

       Do hạnh nghiệp ác âm thầm & công khai

          Vì hành động người này như vậy

          Phải đạo lộ như vậy bước liều

              Sau khi thân hoại mạng tiêu

       Sanh vào cõi dữ, thọ nhiều khổđau

          Vào ác thú hay vào đọa xứ

          Vào địa ngục, đường dữ chẳng lành.

              Sau đó, thiên nhãn tịnh thanh

       Ta thấy người ấy thọ sanh rõ ràng

          Sau khi chết, sinh sang cõi dữ

          Nhưác thú, đọa xứ, A Tỳ,

              Phải cảm thọ rất ai bi

       Cảm giác thống khổ, cực kỳ khổđau

          Rất khốc liệt, không sao kể xiết !

 

          Xá-Lợi-Phất ! Sự việc giống như

              Có một hố than đỏ lừ

       Sâu hơn người đứng, từ từ hừng than

          Không lửa ngọn, hố than không khói

          Nhưng sức nóng vượt khỏi ngọn cây.

              Có một người nọ đến đây

       Xăm xăm đi tới, hướng ngay than hồng

          Mồ hôi đổ ròng ròng, quá nực

          Bị nóng bức áp đảo, hành thân   

              Khô cổ, khát nước muôn phần

       Đắng họng, mệt mỏi vô ngần khổđau

          Nhưng y vẫn thẳng vào hố lửa

          Không chọn lựa, chỉ một con đường.

              Một người có mắt bình thường

Trung Bộ  (Tập 1) Đại Kinh 12 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH  –183

 

       Thấy vậy, có thể khẩn trương nói vầy :

  ‘Hạnh nghiệp của người này như vậy

          Hành động vậy, tất phải bước vào

Đạo lộ như vậy không lâu

       Rớt hố than lửa khổđau như vầy’.

          Một lát sau, người này thấy rõ

          Người kia rơi hốđỏ than hừng

              Cảm thọ thống khổ vô cùng

       Cảm giác khốc liệt, tột cùng khổđau.

 

          Xá-Lợi-Phất ! Nói vào điều khác

          Với tâm Ta, Ta đạt tuệ tri

              Tâm một số người ngu si

       Hành động của họ trải đi hằng ngày.

          Hành động họ như vầy, do đó

Đạo lộ họ như vậy bước liều

              Sau khi thân hoại mạng tiêu

       Bàng-sanh sinh đến chịu nhiều khổđau.

          Thời gian sau, tịnh thanh thiên nhãn

          Ta thấy họ khi mãn thân rồi

              Sinh vào bàng-sanh tức thời

       Cảm thọ thống khổở nơi cảnh này.

          Xá-Lợi-Phất ! Ởđây hoặc giả

          Như hố phân sâu quá thân người

              Đầy những phẩn uế tanh hôi,

       Có một người nọ đến nơi hố này

          Bị nóng bức, ngửi đầy hôi thối

          Quá mệt mỏi, họng đắng, cổ khô

               Quá khát, nhưng cứ thẳng vô

       Con đường duy nhất, lộ đồ hố phân

          Người có mắt, bỗng nhân thấy vậy

Trung Bộ  (Tập 1) Đại Kinh 12 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH  –184

 

          Nói : ‘Hành nghiệp người ấy như vầy

              Hành vi tạo tác như vầy

       Bước vào đạo lộ như vầy, tội thay !

          Sẽ rớt ngay hầm phân xú uế’.

          Rồi sự thể diễn tiến như là.

 

              Cũng như vậy, với tâm Ta

       Tuệ tri tâm của thuộc đa số người :

        “Hành nghiệp họ mọi thời như vậy

          Hành vi họ như vậy, tạo ra

Đạo lộ họ sẽ trải qua

       Sau khi thân hoại , thật là khổđau

          Sinh ngạ-quỷ dãi dầu đói khát

          Cảm thọ những cảm giác khổ sầu.

              Cũng như có một cây cao

       Mọc trên mảnh đất suy hao gập ghềnh

          Lá thưa thớt, phía trên trời nóng

          Như đổ lửa, cháy bỏng mọi loài

               Một người nọ từ bên ngoài

Đi đến trong lúc nóng oi cực kỳ

          Bịáp đảo bởi vì nóng bức

          Bị nóng bức hành hạ tưng bừng

              Tuy vậy, người ấy không ngừng                    

       Cứ thẳng đường tiến, rồi dừng dưới cây

Đoạn người này nằm hay ngồi đó

          Chịu thống khổ khốc liệt như vầy.

 

              Này Xá-Lợi Phất ! Ởđây

       Tâm Ta hiểu rõ tâm ngay nhiều người

          Hành nghiệp họ tạo thời như vậy

          Hành vi vậy, đạo lộ phải là …

              Sau khi thân hoại trải qua

Trung Bộ  (Tập 1) Đại Kinh 12 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH  –185

 

       Sinh vào Nhân-giới tức là Người ta.

          Qua thiên nhãn, quả là như vậy

          Giống như lấy ví dụ dưới đây :

              Miếng đất tốt có một cây

       Sum suê cành lá, bóng cây phủ tràn

          Một người đang đi về cây đó

          Trong lúc có nóng bức hành thân

              Khát nước, mệt mỏi muôn phần

       Người ấy thẳng tiến đến gần gốc cây.

          Do hạnh nghiệp người này tạo phước

          Nên đến được, ngồi hay nằm đây

              Cảm thọ mát mẻ bóng cây

       Cảm giác lạc thọ, đạt rày vui an.             

 

          Xá-Lợi-Phất ! Các hàng Thiên chúng

          Tâm Ta cũng vi tế tuệ tri

              Do từ hạnh nghiệp, hành vi

       Một số người đã thực thi việc lành

           Do tích lũy tịnh thanh thiện nghiệp

           Sau thân hoại, sinh tiếp Chư Thiên

              Hay các thiện thú, cõi Tiên

       Ta với thiên nhãn, thấy liền họ sanh   

          Vào cảnh giới thiện lành Thiên-giới

          Hay Nhân-giới sung sướng vô cùng.

              Xá-Lợi-Phất ! Hãy hình dung       

       Như ngôi nhàđẹp ở trung tâm vườn

          Có gác nhọn, có tường bao bọc

          Được tôđiểm, chọn lọc trang hoàng

              Che gió bởi những lớp màn

       Nhiều cửa chạm trổđẹp sang mỹ miều

          Trong ngôi nhà có nhiều sàng tọa

Trung Bộ  (Tập 1) Đại Kinh 12 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH  –186

 

          Trải nệm trắng có cả lông mềm

              Nệm da sơn dương mát, êm

        Ka-đa-li, ấy là tên nệm này

          Khuôn màu bày phía trên giường ấy

          Hai đầu thấy có gối đỏ, dài.

              Một người đang đi đến đây

       Trong khi nóng bức đang đày ải thân

          Bị nóng bức muôn phần hành tội

          Quá mệt mỏi, quá khát, cổ khô

              Nhắm thẳng ngôi nhàđiểm tô

       Tới nơi, người ấy bước vô trong nhà

          Rồi người ta thấy y nằm xuống

          Thỏa ước muốn, y lại ngồi lên

              Trên sàng tọa nệm da mềm

       Cảm thọ khoan khoái, êm đềm phát sinh.

 

          Xá-Lợi-Phất ! Tuệ minh sáng tỏ

          Tâm của ta biết rõ tâm người

              Tuệ tri tâm một số người

       Những hành nghiệp họ mọi thời biết ngay

          Hành vi này, con đường được biết

          Sẽđoạn diệt các lậu-hoặc ngay

              Tự mình với thắng trí này

       Chứng ngộ, chứng đạt đạo đây hoàn toàn

          Trong hiện tại trú an , hỷ lạc

          Tâm và tuệ-giải-thoát vô biên.

              Sau một thời gian kế liền

       Ta thấy vịấy quả nhiên như vầy

          Tâm vô-lậu vị này giải thoát

          Tuệ-giải-thoát vô-lậu uy nghi

              An trú hiện tại tức thì

Trung Bộ  (Tập 1) Đại Kinh 12 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH  –187

 

       Cảm thọ cảm giác cực kỳ lạc an.

          Giống khu rừng bạt ngàn rậm rạp

          Rất thơ mộng, thích hạp nghỉ ngơi

              Một hồ sen đẹp tuyệt vời

Ở giữa rừng ấy, sáng ngời nước trong

          Nước ngọt mát và không bùn đất

          Bờ hồ khéo sắp đặt, đẹp xinh.

               Một người đi đến một mình

Đang bị nóng bức mặc tình hành thân

          Quá mệt mỏi, bần thần lê bước

          Quá khát nước, đắng họng, cổ khô

              Người này đi thẳng đến hồ.

       Một người có mắt nhìn vô cảnh này

          Liền nói ngay : ‘Như vầy hành nghiệp

          Bước vào tiếp đạo lộ như vầy

              Sẽđi đến hồ sen ngay’.

       Sau đó quả thấy người này thẳng vô

          Rồi tẩm mình vào hồ sen ấy

          Sau khi tắm, thoải mái an như

              Uống nước mát, dịu ưu tư

       Mệt mỏi, phiền não từ từ lánh xa

          Ra khỏi hồ, liền qua bãi cỏ

          Trong khu rừng có gió mơn man

              Nằm, ngồi trên cỏ thênh thang

       Cảm thọ cảm giác lạc an vô cùng.

 

          Xá-Lợi-Phất ! Tựu trung chi tiết

          Tâm Ta biết tâm của nhiều người :

  ‘Hành nghiệp người này mọi thời

       Cử chỉ như vậy, bước nơi đường vầy

          Sẽđoạn trừ, diệt ngay lậu-hoặc

Trung Bộ  (Tập 1) Đại Kinh 12 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH  –188

 

          Rồi tự mình với thắng trí cao

              Chứng ngộ, chứng đạt thâm sâu

       An trú hiện tại, đạt mau âm thầm

          Vô-lậu tuệ và tâm giải thoát

          Cảm thọ những cảm giác lạc an.

              Sa-Ri-Pút-Tá ! Rõ ràng

       Chính năm sanh-thú Ta hằng nói ra

          Nếu có ai biết Ta như vậy

          Mà vẫn còn nói bậy, chẳng ngay :

             ‘Sa-môn Gô-Ta-Ma này

       Không thượng-nhân-pháp, chẳng tày một ai

          Không tri kiến đủ đầy thù thắng

          Không xứng đáng bậc Thánh cao xa

              Khi Sa-môn thuyết pháp ra

       Pháp ấy do tự tạo ra đành rành

          Do suy luận tác thành, ý muốn

          Do tùy thuận trắc nghiệm mọi bề

              Mục tiêu không có hướng về

       Khả năng hướng thượng, không hề tịnh thanh

          Hướng dẫn người thực hành như thế

          Thì không thể diệt tận khổđau’. 

 

              Xá-Lợi-Phất ! Những người nào

       Nói những lời ác, tội sâu nặng này

          Không bỏ ngay những lời nói ấy

          Không bỏ tâm tà vạy chẳng ngay

              Không đoạn trừ tà kiến đây

       Sẽ rơi địa ngục đọa đày triền miên

          Như gánh nặng trút liền xuống hố

         (Y rớt nhanh vào chỗ A-Tỳ)

              Hay như Tỷ Kheo một vì

Trung Bộ  (Tập 1) Đại Kinh 12 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH  –189

 

       Thành tựu giới hạnh, thực thi hành Thiền

          Thành tựu Thiền, tựu thành trí tuệ

          Thì có thể chứng Chánh Trí liền

              Ngay trong hiện tại, mối giềng

       Sa-Ri-Pút-Tá ! Từ duyên chẳng lành

          Ta nói vậy, tựu thành như vậy

          Người nói bậy, hưởng quả xấu xa.

 

Ởđây, Sa-Ri-Pút-Ta

       Thắng tri phạm hạnh và Ta đủ đầy

          Cả bốn hạnh ởđây là chánh :

       -  Khổ hạnh là khổ hạnh tối đa.

          -  Bẩn uế đệ nhất trải qua.

   -  Yểm-ly đệ nhất chính Ta thực hành.

      -  Về độc-cư cũng dành đệ nhất.

 

      *  Xá-Lợi-Phất ! Khổ hạnh những chi      

              Mà Ta từng đã thực thi

       Những phương khổ hạnh cực kỳ như sau :       

* Sống lõa thể với bao phóng túng

Các lễ nghi họ cũng bỏ trôi

* Hoặc cách đứng ăn không ngồi

* Đứng đại tiểu tiện, ăn rồi liếm tay

* Đi khất thực, đứng ngay chẳng bước

* Không nhận thức ăn trước khi đi

* Không nhận thức ăn riêng chi

* Mời ăn không nhận, sợ vì dành riêng

* Hai người đang hiện tiền ăn uống

Một người cho không muốn nhận quà

* Không nhận từ những đàn bà

Đang cho con bú hoặc là có thai

Sợ đứa trẻ thiệt thòi dinh dưỡng

Trung Bộ  (Tập 1) Đại Kinh 12 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH  –190

 

Không nhận phần từ hướng đi quyên

Khi có nạn đói trong miền

Sợ rằng xén bớt phần tuyền nạn nhân     

* Không nhận, sợ mất phần gia súc

Khi chó , mèo… đang chực thức ăn

Không ăn cá, thịt  lộn chen

Không uống rượu nấu, rượu men sa đà

Chỉ nhận ăn mỗi nhà một miếng

Hoặc hai nhà hai miếng, dùng qua

Hoặc nhận ăn tại bảy nhà

Chỉ ăn bảy miếng cho qua đói lòng

Hoặc nuôi sống chỉ mong một bát

Hoặc hai bát… bảy bát thí phần

Chỉ ăn mỗi ngày một lần

Hai ngày một bữa, một tuần mới ăn

  Hoặc là Ta tinh cần tiết chế

  Nửa tháng lệ một bữa qua loa.

      Trong sáu năm trường trải qua

    Ta từng khổ hạnh thực là tối đa

 

Thức ăn đó chỉ là cỏ lúa

Ăn hạt cải, lúa tắc, bột vừng

Ăn gạo xấu, ăn trấu dừng

Ăn nước bột gạo, măng rừng, rễ cây

Ăn phân bò, trái cây rụng xuống

Ăn da vụn, ăn cỏ qua ngày

      Hoặc Ta mặc áo thô gai

       Vảiđã liệm xác ở ngoài tha ma

Ti-ta-ca  vỏ cây làm áo

Da sơn dương, phấn tảo mặc thường

Bện bằng nhiều mảnh sơn dương

 

Trung Bộ  (Tập 1) Đại Kinh 12 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH  –191

 

Hoặc áo bằng cỏ cát tường kết chung

Áo vỏ cây, áo từng miếng gỗ

Áo tóc bện gia cố thành mền

Đuôi ngựa bện thành áo bền

Không cạo râu tóc, nhổ liền tóc râu

Hạnh không ngồi, bao lâu vẫn đứng

Ngồi chò hỏ, giữ vững kiểu này

Thường nằm ngủ trên đống gai

Bạ đâu nằm đó, người đầy bụi dơ

Ngủ ngoài trời, vật vờ nằm đất

Ăn uế vật, nước tiểu trâu bò

Ăn phân bò, ăn đất tro

Nước lạnh không uống, tắm cho ba lần.

 

          Xá-Lợi-Phất ! Còn phần bẩn uế

          Ta thực hành triệt để như vầy :

              Thân Ta bụi bặm bám đầy

       Qua sáu năm trải, đóng dày tối đa

Đóng thành tấm trên da bao phủ

          Như gốc cây tin-đú-ka  này

              Nhiều năm bụi bặm phủ đầy

       Thân cây bụi đất đóng dày, cả rêu

          Xá-Lợi-Phất ! Cóđiều Ta nghĩ :

         ‘Với tay ta, ta chỉ cần làm

              Phủi sạch bụi bặm uế tàm

       Khỏi sự bực bội khó kham nhẫn này’.

          Tuy nghĩ vầy, thế nhưng trái lại

          Ta để vậy sự bẩn uế này

              Như vậy bẩn uế Ta đây

       Là hạnh đệ nhất không ai sánh bằng.

 

          Xá-Lợi-Phất ! Còn phần tiếp nữa

Trung Bộ  (Tập 1) Đại Kinh 12 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH  –192

 

          Hạnh yểm-ly tích chứa, lòng vui

              Tỉnh giác, Ta đi tới, lui

       Lòng Từ an trú, ban vui mọi loài

          Từng sát-na không ngoài chú nguyện :

         ‘Mong rằng Ta vĩnh viễn lòng lành

              Không hề làm hại chúng sanh

       Dù là nhỏ nhít, dù hành-nghiệp chi’.

           Như vậy là yểm-ly đệ nhất.         

           Ta thực hành nghiêm mật như vầy.

 

              Xá-Lợi-Phất ! Như thế này

       Là độc-cư hạnh Ta đây thực hành :

          Ta đi vào rừng xanh thanh vắng

          An trú chỗ tĩnh lặng như tờ

              Khi Ta thấy người chăn bò

       Người chăn mục súc lò dò tới nơi

          Người thợ rừng hay người đốn củi

          Ta liền chạy lầm lũi tránh xa

              Rừng này đến rừng khác qua

       Lùm cây, thung lũng hay là đồi nương

          Ta thường thường tránh xa người đó.

          Vì sao vậy ! Bởi có nguyên nhân

              Ta nghĩ : ‘Mong họ đừng gần

       Đừng để họ thấy được thân Ta này,

           Mong Ta đây cũng không thấy họ

           Vì Ta có hạnh nguyện độc cư’.

               Sa-Ri-Pút-Tá ! Giống như

       Một con thú nọ do từ trước đây

         (Bị săn đuổi nên nay sợ hãi)

          Khi thấy người, trốn chạy nhanh thay !

              Bất kể lùm cây, bụi gai

Trung Bộ  (Tập 1) Đại Kinh 12 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH  –193

 

       Cũng vậy, Ta giữ hạnh này độc-cư.

 

          Xá-Lợi-Phất ! Còn như phương tiện

          Ta thực hiện trong sáu năm trường :

              Ta bò bốn chân đến chuồng

       Những chuồng nuôi dưỡng bò thường rất đông

          Khi nào không có người chăn đó

          Những bò cái không có trong chuồng

              Ta liền bò vào trong chuồng

       Rồi không ngần ngại, ăn luôn phân bò

          Thuộc bò con hay bò còn trẻ

          Bê còn bú – hầu để sống qua,

              Khi nước tiểu và phân Ta

       Hãy còn tồn tại thì Ta tự dùng.

          Tự nuôi sống nói chung uế thực

          Hạnh đại-bất-tịnh-thực như vầy.

 

             Xá-Lợi-Phất ! Rồi Ta đây

Đi vào rừng rậm sâu dày âm u

          Rất kinh hoàng mặc dù buổi sáng

          Ta nào quản, an trú nơi này.

              Khi còn tham ái những ai

       Vào khu rừng đó, lòng đầy cuồng phong

          Nổi gai ốc, tóc lông dựng ngược

          Nhưng Ta thì giữđược an nhiên

              Những đêm đông lạnh triền miên

       Tuyết rơi trắng xóa giữa miền giá băng

          Ta cởi trần giữa trời chịu lạnh

          Còn ban ngày ẩn lánh trong rừng

              Những tháng hè nóng, Ta từng

       Ngồi giữa trưa nắng nóng hừng hực lên

          Còn ban đêm giữa rừng buốt giá

Trung Bộ  (Tập 1) Đại Kinh 12 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH  –194

 

          Trong rừng rậm Ta đã trúđây,

              Bỗng nhiên Ta lại nghĩ ngay

       Bài kệ kỳ diệu như vầy khởi ra :

 

       “ Nay bị buốt lạnh thấu da

          Rồi bị thiêu đốt trải qua mọi đàng

          Cô độc trong rừng kinh hoàng

          Trần truồng, giá buốt đêm tràng tái tê

          Không lửa ấm, khổ mọi bề

          Lý tưởng ẩn sĩ, trở về tự tâm”. 

 

          Xá-Lợi-Phất ! Ta nằm ngủđấy

          Tựa bộ xương ở bãi tha ma

              Những mục đồng đến gần Ta

       Khạc nhổ, tiểu tiện, đạp chà lên Ta

          Rắc bụi lên người Ta mọi chỗ

          Lấy que đâm vào lỗ tai Ta.

              Nhưng này Sa-Ri-Pút-Ta !

       Ta không hề khởi lòng tà, ác tâm

          Đối với chúng, Ta thầm thương xót

          Hạnh trú xả dịu ngọt làđây.

 

              Một số Sa-môn thường ngày

       Hay những Phạm-chí như vầy chủ trương   

          Với chủ thuyết họ thường kiến giải :

 ‘Thanh tịnh phải nhờăn đạt thành’.

              Họ nói : ‘Chúng ta an lành

       Sống nhờ trái táo’, vốn dành cho ta.

          Và thế là họăn trái táo

Ăn bột táo, uống nước táo này

              Dưới nhiều hình thức đổi thay.

       Ta cũng tuyên bố thẳng ngay như vầy :

Trung Bộ  (Tập 1) Đại Kinh 12 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH  –195

 

         ‘Ta ăn táo mỗi ngày một trái’.

          Các ngươi phải hiểu rõ nông sâu

              Trái táo trước cũng như sau

     (Nó cũng nhỏ bé bằng đầu ngón tay)

          Do mỗi ngày chỉăn một trái

          Thân thể Ta gầy mãi, mỏi mòn

              Tiều tụy, ốm yếu, héo hon

       Vìăn quáít, chẳng còn sức dư

Tay chân Ta giống như cọng cỏ

          Đốt cây nhỏ khô héo dần dà

              Còn về bàn tọa của Ta

       Như móng chân của lạc-đà, thảm thay !

          Các xương sống  phô bày thấy rõ

          Các xương sườn gầy ló, giống như

              Rui, cột nhà sàn nát hư

       Vìăn quáít, từ từ mắt Ta

          Như giếng nước thật là thăm thẳm

          Con ngươi Ta lấp lánh nằm sâu.

              Khi tay Ta sờ da đầu

       Nó rất nhăn nhúm như bầu khô tưa

          Như mướp đắng cắt chưa chin tới

          Nhăn nheo bởi gió nóng khô cằn

Đôi khi, nếu Ta nghĩ rằng :

  ‘Hãy sờ da bụng’, chỉ bằng tay ta   

          Thì chính là Ta sờ xương sống

          Còn xương sống Ta muốn sờ qua

              Thìđụng da bụng của Ta

       Xương sống bám chặt vào da bụng này.

          Xá-Lợi-Phất ! Ăn vầy tối thiểu

          Nếu Ta muốn đại, tiểu tiện đây

              Thì Ta bị ngã quỵ ngay

Trung Bộ  (Tập 1) Đại Kinh 12 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH  –196

 

Úp mặt xuống đất, hít đầy bụi dơ.

          Nếu bấy giờ lấy tay xoa khắp

          Trên đầu Ta và khắp chân tay

              Lông tóc hư mục rụng ngay

      (Có gì nuôi tóc, lông này sống đâu !)

 

          Xá-Lợi-Phất ! Cũng vào một ý

          Các Sa-môn, Phạm-chí chủ trương

              Với những kiến giải từ chương :

     ‘Thanh tịnh đạt được nhờ thường món ăn’.

          Rồi họăn hạt mè, hạt đậu

          Hay hạt gạo, bột gạo mà thôi

              Uống nước gạo đã vo rồi

       Dưới nhiều hình thức nổi trôi sẵn dành.

          Và chính Ta thực hành rốt ráo

          Chỉăn một hạt gạo mỗi ngày.

              Vìăn quáít như vầy

       Thân Ta tiều tụy, da rày bọc xương

          Da bụng Ta bám xương sống tủy

          Muốn đứng lên, ngã quỵ xuống ngay

Úp mặt xuống, hít bụi đầy

       Nếu muốn xoa dịu đầu hay thân mình

          Thì tóc, lông mặc tình rụng cả

          Này Sa-Ri-Pút-Tá ! Ởđây

              Khổ hạnh cực đoan đêm ngày

       Hành động, cử chỉ khổ thay như vầy

          Theo hành lộ như vầy khổ phược

          Ta cũng không chứng được tự thân                                

               Không đạt các pháp thượng nhân

       Không xứng đáng Thánh-nhân gọi đây

          Không tri kiến đủ đầy, thù thắng

Trung Bộ  (Tập 1) Đại Kinh 12 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH  –197

 

          Vì sao vậy ? Nói thẳng một điều

              Các phương tiện ấy dù nhiều

       Không Thánh-trí-tuệ cao siêu rất cần

          Thánh-trí-tuệ chứng phần kiến tánh

          Thuộc bậc Thánh, hướng thượng tịnh thanh

              Có thể dẫn người thực hành

       Diệt tận đau khổ, an lành chánh chân.   

          Xá-Lợi-Phất ! Lại nhân theo ý

          Các Sa-môn, Phạm-chí chủ trương

              Với những kiến giải thông thường

     ‘Thanh tịnh đạt đạt nhờ phương luân hồi’.

          Không dễ gì tìm tòi cho được   

          Sự luân hồi từ trước của Ta

              Trải qua thời gian dài xa

       Trừ phi Sút-Thá-Va-Sa cõi Trời

         (Tịnh Cư Thiên-chúng nơi thiên giới)

          Nếu như Ta sinh tới cõi đây           

              Thì không trở lại đời này.

 

       Lại có Phạm-chí hoặc rày Sa-môn    

          Họ cố gắng bảo tồn chủ thuyết

          Nên kiến giải các việc như sau :

             ‘Sự thanh tịnh chứng đạt mau

       Nhờ vào sanh khởi hay vào trú an’.

          Không dễ dàng tìm ra sanh khởi

          Hay an trú do bởi Ta đây

              Trải qua thời gian rất dài

       Trừ phi các vị Thiên-đài Tịnh Cư

          Nếu Ta sinh Tịnh Cư Thiên ấy

          Thìđã không trở lại đời này.

 

              Có một số các vịđây

Trung Bộ  (Tập 1) Đại Kinh 12 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH  –198

 

       Sa-môn, Phạm-chí như vầy chủ trương

          Những chủ thuyết, nhiều phương kiến giải :

         ‘Thanh tịnh ấy chứng đạt thanh cao

              Nhờ sự tế tự dồi dào’.

       Hay ‘nhờ thờ lửa’ dẫn vào tịnh thanh.

          Xá-Lợi-Phất ! Ngọn ngành sau trước

          Không dễ gì tìm được về Ta

              Tế tự, thờ lửa xưa xa

       Ta đã thực hiện trải qua hằng hà

          Khi Ta là Vua Sát-Đế-Lỵ

Đã quán đảnh, hay vị Bàn-môn

              Giàu có, danh giáđáng tôn.

 

       Sa-Ri-Pút-Tá ! Sa-môn số người,   

          Một số người Bàn-môn, được biết

Đưa chủ thuyết, kiến giải như sau :

              ‘Khi một thiếu niên trẻ nào

       Tóc đen, huyết khí dồi dào, mãn sung

          Trong độ tuổi thanh xuân ưu thế

          Dễ thành tựu trí tuệđủ đầy

              Thành tựu tối thượng biện tài,

       Nhưng khi già cả, tuổi ngày càng cao

Đãđi vào cuộc đời đoạn cuối

          Tám, chin mươi hay tuổi một trăm

              Khi ấy trí tuệđoạn trầm

       Biện tài tối thượng âm thầm mất đi’.

 

          Xá-Lợi-Phất ! Chớ bi quan thế

          Quan niệm đó quá tệ , sa đà

              Niên cao lạp lớn như Ta

       Đến tuổi trưởng thượng, đã già mòn hơi

Đãđi đến cuộc đời đoạn cuối

Trung Bộ  (Tập 1) Đại Kinh 12 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH  –199

 

          Nay Ta đã đến tuổi tám mươi.

              Ta có đệ tử bốn người         

       Tuổi thọ của họ nay thời một trăm

          Sống một trăm tuổi đời khá hiếm

          Vẫn chánh-niệm đệ-nhất tựu-thành

              Chuyên-tâm đệ-nhất tựu-thành

       Tinh-cần đệ-nhất tựu-thành, lành thay !

Đủ trí tuệ, biện tài tối thượng.

          Xá-Lợi-Phất ! Vô lượng viên dung !

              Ví như một người bắn cung

       Thiện xảo, tôi luyện vô cùng khéo tay

          Với mũi tên, người này thuần thục

          Dễ dàng bắn trúng mục tiêu ngay

              Một lá cây Sa-la đây.

       Cũng vậy, với những vị này tịnh thanh

          Với chánh niệm thực hành triệt để

Đạt trí tuệ, tối thượng biện tài

              Nếu các vị hỏi Như Lai

       Về Bốn Niệm Xứ, hỏi ngay nhiều lần

          Ta ân cần giải cho họ hiểu

          Và họ hiểu qua giải thích này

              Nếu họ không hỏi dằng dai

       Vấn đề phụ thuộc trong ngoài nhiêu khê

          Cùng với các vấn đề khác nữa

          Trừ các bữa ăn, uống, nếm, nhai,

              Trừđại, tiểu tiện – đi ngoài

       Trừ khi ngủ để dưỡng ngay sức mình.

          Dầu như vậy, thực tình Ta biết         

          Ta thuyết pháp chưa thiệt hoàn thành

              Giải thích cú pháp chưa thành

Đáp câu hỏi chưa hoàn thành trải qua.

Trung Bộ  (Tập 1) Đại Kinh 12 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH  –200

 

          Khi đệ tử của Ta bốn vị

          Thọ trăm tuổi, hoan hỷ an phần

              Sau trăm tuổi, đã từ trần.

       Này Xá-Lợi-Phất ! Nếu cần xảy ra

Ông gánh Ta trên giường tre bện

          Từ chỗ kia cho đến chỗ này

              Trí tuệ Ta chẳng đổi thay

       Biện tài Ta cũng chẳng thay đổi gì.

          Nếu những ai uy nghi, đức hạnh

          Sẽ nói lời chân chánh như sau :

              ‘Bất cứ vị hữu tình nào

       Không bị chi phối do vào ám si,

          Sinh ra đời chỉ vì lợi ích

          Vì mục đích hạnh phúc cho đời

              Thương tưởng chúng sinh nơi nơi

       Cũng vì hạnh phúc loài Người, chư Thiên

           Vì lợi ích, vô biên an lạc

           Cho Trời, Người khắp các gần xa’.

 

               Vịấy sẽ nói về Ta 

       Một cách chân chánh như là dưới đây :

        “ Đấng Như Lai sinh ra cõi thế

           Vì hạnh phúc toàn thể chúng sinh

               Vì lòng thương đời vô minh

       Cũng vì hạnh phúc, an bình Nhân, Thiên ”.

 

          Lúc bấy giờ, hiện tiền Tôn-giả

          Là vị Na-Ga-Sá-Ma-La

              Đứng quạt sau lưng Phật Đà

       Hoan hỷ bạch Phật, nói ra như vầy :

    _______________________________\

 

(1 ) : Vị Tôn-giả tên Nagasamala .

Trung Bộ  (Tập 1) Đại Kinh 12 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH  –201

 

    – “ Vi diệu thay ! Thật đầy uy lực !

Hy hữu thay ! Bạch đức Thế Tôn !

             Sau khi nghe được Pháp-môn

       Con sởn gai ốc, tóc lông dựng liền,

          Bạch Thế Tôn - Phước điền ba cõi !

          Con xin hỏi pháp-môn tên gì ? ”

 

         – “ Ông hãy như vậy thọ trì

      ‘Tóc lông dựng ngược’, đó thì là tên ”.

 

           Nghe Thế Tôn nói lên ý cả

           Tôn-giả Na-Ga-Sá-Ma-La

               Hoan hỷ tín thọ sâu xa

       Những lời dạy của Phật Đà Thế Tôn ./-

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

 

*

*  *

 

 

(  Chấm dứt  Kinh số 12  :   Đại Kinh SƯ TỬ HỐNG  – MAHÀSÌHANÀDA Sutta  )

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2010(Xem: 11995)
Vâng lời Thầy con đi quét lá Lá vàng rơi lả tả khắp nơi Lá khô rơi như một kiếp con người Giờ phút cuối là về cùng cát bụi
01/10/2010(Xem: 13696)
Có, không chỉ một mà thôi, Tử, sinh đợt sóng chuyển nhồi tạo ra. Trăng nay, trăng cũng đêm qua, Hoa cười năm mới cũng hoa năm rồi. Ba sinh, đuốc trước gió mồi, Tuần hoàn chín cõi, kiến ngồi cối xay. Tới nơi cứu cánh sao đây ? Siêu nhiên tuệ giác, vẹn đầy “Sa ha” (Thích Tâm Châu dịch )
25/09/2010(Xem: 8892)
Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên Cây me ríu rít cặp chim chuyền Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá Thu đến nơi nơi động tiếng huyền
20/09/2010(Xem: 8588)
Tôi về Phước Tích đêm nay Hôn trăng gỗ quí nghe đầy tiếng chim
19/09/2010(Xem: 9913)
Gót tu sĩ bốn phương trời rảo bước Cõi Ta bà, đâu chẳng phải nhà ta Một mình đi với bình bát ca sa, Đói xin ăn, dưới gốc cây nằm ngủ Mùi phú quý mặc tình ai hưởng thú, Bả vinh hoa ta nào có xá gì; Chỉ một lòng cho trọn đạo từ bi Diệt phiền não cõi lòng thường thanh tịnh...
19/09/2010(Xem: 8902)
Sàng tiền minh nguyệt quang Nghi thị địa thượng sương Cử đầu vọng minh nguyệt Đê đầu tư cố hương
19/09/2010(Xem: 9078)
Đứng lên đi em, tiếp tục hành trình... đừng quỵ ngã, Dẫu gai đời đâm rướm máu đôi chân. Những con đường em qua, dẫu mịt mù, mịt mù... gió bụi
19/09/2010(Xem: 16257)
Tự thuở nằm nôi Cha đâu xa vắng Ở quanh con như giọt nắng hiên nhà Ngó trước trông sau vườn rau mướp đắng Giàn cà non vừa trổ nụ hương hoa
19/09/2010(Xem: 17844)
Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt, Toát hơi may lạnh buốt xương khô, Não người thay buổi chiều thu, Ngàn lau nhuốm bạc, lá ngô rụng vàng.
19/09/2010(Xem: 11862)
Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng người Tiếng ai như tiếng lá thu rơi Mười năm mẹ nhỉ, mười năm lẻ Chỉ biết âm thầm thương nhớ thôi
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]