TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO
TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH
( Majhima Nikàya )
Tập II
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli
Chuyển thể Thơ :
Giới Lạc MAI LẠC HỒNG tự TUỆ NGHIÊM
( Huynh Trưởng Cấp Tấn - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )
Email : [email protected]
54. Kinh POTALIYA
( Potaliya sutta )
Như vậy, tôi nghe :
Một thời, đức Thế Tôn Giác Giả
An trú Ăng-Gút-Tá-Ra-Pa
Tại thị trấn A-Pa-Na.
Vào mỗi buổi sáng, Phật Đà Toàn Tri
Theo thường lệ, đắp y mang bát
Đi khất thực tại các cư gia
Tại thị trấn A-Pa-Na.
Sau khi khất thực, an hòa thọ trai.
Trên đường về thì Ngài trực chỉ
Đến khu rừng để nghỉ trưa ngay,
Đến nơi, ngồi dưới gốc cây.
Lúc ấy, Gia-chủ thấy rày từ xa
Là Pô-Ta-Li-Da Gia-chủ
Mặc đầy đủ, đi dép, mang dù
Khắp nơi tản bộ ngao du
Đang đến chỗ Đấng Đại Từ nghỉ trưa.
Thấy Thế Tôn, liền thưa thăm hỏi
Những lời nói thân hữu thốt ra,
Rồi một bên, ông đứng qua.
Thế Tôn nói với Pô-Ta-Li-Dà :
– “ Này Gia Chủ ! Đến mà ngồi xuống,
Nhiều chỗ ngồi, nếu muốn hãy ngồi ”.
Nghe vậy, ông ta tức thời
_________________________________
(1) : Địa phương tên Anguttarapa . (2) : Thị trấn tên Apana .
(3) : Vị Gia-chủ tên Potaliya .
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 54 : POTALIYA * MLH – 230
Nổi cơn phẫn nộ, im lời, đứng yên
Vì nghĩ liền : “ Tại sao Tôn-giả
Gô-Ta-Ma ngài đã gọi ngay
Danh tử ‘Gia Chủ’ như vầy ? ”.
Phẫn nộ, bất mãn đứng ngây nhìn Ngài.
Lần thứ hai, lần ba cũng thế
Đấng Thiện Thệ nói với ông này :
– “ Này Gia Chủ ! Hãy ngồi đây,
Có nhiều chỗ, để ông đây ngồi mà ! ”.
Nghe Phật Đà gọi bằng ‘Gia-chủ’
Ông phẫn nộ, cay cú nói ra :
– “ Thưa Tôn-giả Gô-Ta-Ma !
Thật không thích đáng gọi qua như vầy
Không hợp lẽ khi Ngài chuyên chú
Dùng danh xưng ‘Gia-chủ’ ở đây ! ”.
– “ Ông Pô-Ta-Li-Da này !
Căn cứ tướng mạo rõ bày, hình dung…
Thì nói chung giống người Gia-chủ,
Nên Ta đã sử dụng tên này ”.
– “ Nhưng thưa Tôn-giả ! Ở đây
Tất cả nghiệp vụ tôi nay chối từ
Cùng đoạn trừ tất cả tục sự ”.
– “ Này Gia-chủ ! Phải hiểu ra sao ?
Tất cả nghiệp vụ thế nào
Được ông từ bỏ, vất vào khoảng không ?
Các tục-sự nào ông đoạn tận ? ”.
– “ Thưa Tôn-giả ! Tài sản, bạc vàng
Gia nhân, ngũ cốc… cơ man
Tôi đã giao phó hoàn toàn cho con
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 54 : POTALIYA * MLH – 231
Để các con gia tài thừa hưởng,
Tôi không còn vọng tưởng của riêng,
Không can gián, không răn khuyên,
Tôi sống tối thiểu, không phiền nhiễu ai
Đồ ăn mặc hằng ngày rất ít,
Các nghiệp vụ tiện ích chối từ,
Các tục-sự , tôi đoạn trừ ”.
– “ Này Gia-chủ ! Sự đoạn trừ cho xong
Về tục-sự của ông dị biệt
Sự đoạn diệt tục-sự tinh cần
Trong giới luật bậc Thánh nhân ”.
– “ Bạch Thế Tôn ! Bậc Thánh nhân thế nào
Mà đoạn tận với bao tục sự,
Khác đoạn tận tục-sự của con ?
Thật lành thay ! Bạch Thế Tôn !
Nếu Ngài thuyết giảng diệu ngôn mỹ từ
Về đoạn trừ các điều tục-sự
Trong căn cứ giới luật Thánh hiền ? ”.
– “ Này Gia-chủ ! Hãy tịnh yên
Hãy khéo tác ý, nghe chuyên chú vào ”.
– “ Bạch Phật Đà ! Xin mau giảng dạy ”.
Đức Thế Tôn sau đấy giảng ngay :
– “ Này Gia-chủ ! Tám pháp này
Đưa đến sự đoạn tận ngay mọi bề
Các tục-sự thuộc về bậc Thánh.
Thế nào tám chân chánh pháp lành ?
* Nương tựa sự không sát sanh
Cần phải từ bỏ sát sanh mọi trò.
* Y cứ : của không cho không lấy
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 54 : POTALIYA * MLH – 232
Từ bỏ lấy những của không cho.
* Nương lời chân thật, đắn đo
Nói láo cần bỏ ngay, do ác hành.
* Nương điều lành không nói hai lưỡi
Nói hai lưỡi cần phải bỏ ngay.
* Nương không tham dục mê say,
Tham dục cần phải từ rày dứt phăng.
* Y cứ không hận sân hủy báng,
Cần từ bỏ hủy báng hận sân.
* Nương không phẫn não thói trần,
Mọi sự phẫn não phải cần dứt mau.
* Y cứ vào sự không quá mạn,
Phải từ bỏ quá mạn, chẳng hay.
Này Gia-chủ ! Tám pháp này
Chỉ nói vắn tắt, chưa đầy đủ đâu !
Chưa giải thích rộng sâu, chi tiết,
Đưa đến việc đoạn tận dễ dàng
Tất cả tục-sự mọi đàng
Thuộc trong giới luật của hàng Thánh nhân ”.
– “ Bạch Thế Tôn ! Tám phần pháp đó
Xin Thế Tôn giảng rõ rộng dài,
Vì Ngài chỉ nói sơ sài
Không được giải thích, trình bày rõ hơn.
Bạch Thế Tôn ! Vì lòng thương tưởng
Xin giảng thêm vô lượng pháp này ”.
– “ Này Gia-chủ ! Hãy nghe đây !
Hãy khéo tác ý ! Ta nay trình bày ”.
– “ Bạch Thế Tôn ! Xin Ngài hãy giảng ”.
Đức Thế Tôn thuyết giảng như sau :
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 54 : POTALIYA * MLH – 233
– “ Này Gia-chủ ! Hãy hiểu mau :
Khi nói : ‘Không giết nương vào điều đây,
Cần bỏ ngay sát sinh, giết hại’.
Duyên gì lời như vậy nói lên ?
Ở đây, Thánh đệ tử trên
Suy nghĩ : ‘Kiết sử (1) do nên nhân gì
Ta vì si sát sinh thì diệt,
Thành tựu việc bỏ kiết sử này.
Nếu ta sát sinh như vầy
Không những ta tự xéo dày trách ta,
Vì duyên ta sát sinh đủ kiểu,
Bậc có trí tìm hiểu sự tình
Cũng khiển trách ta sát sinh,
Sau khi thân hoại, đọa sinh sẵn dành,
Thật là sự chẳng lành kiết sử,
Thật là sự triền-cái (2) chẳng lành
Chính do từ sự sát sanh
Lậu-hoặc nhiệt não sẵn dành phiền lao.
Với vị nào từ bỏ giết hại,
_________________________________
(1) : Kiết là trói buộc , Sử là sai khiến , vì chúng có mãnh lực trói buộc chúng sinh không cho ra khỏi 3 cõi (Tam giới ) và sai khiến chúng sinh phải quay lộn trong vòng sinh tử luân hồi .
* 10 Kiết Sử : a) Thân kiến ( Sakkàya-ditthi ), b) Hoài nghi
( Vicikicchà ). c) Giới cấm thủ ( Sìlabata-pàràmàsa ) ,
d) Tham đắm vào cõi Dục (Tham Dục – Kàma-ràga ) .
e) Sân hận ( Vyàpàda ) . f) Tham đắm vào cõi Sắc (Rùpa-ràga ).
g) Tham đắm vào cõi Vô Sắc ( Arùpa-ràga ) . h) Mạn ( Màna ).
k) Trạo cử vi tế ( Uddhacca ) . 10) Si vi tế ( Avijjà ) .
(2) : Năm Triền Cái ( Nivarana ) : a/ Tham dục ( Kàmacchanda ).
b/ Oán hận ( Vyàpàda ). c/ Hôn trầm, dã dượi (Thina – middha )
d/ Phóng dật, lo âu ( Uddhacca – Kukkucca ) e/ Hoài nghi
( Vicikicchà ).
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 54 : POTALIYA * MLH – 234
Những lậu-hoặc, nhiệt não, phiền lao
Sẽ không còn một chút nào.
Không sát sanh y cứ vào như trên,
Sự sát sinh phải nên từ bỏ
Do duyên đó nói lên lời này.
Khi được nghe nói ở đây :
“ Y cứ không lấy của rày không cho’,
Hay : ‘Y cứ lời cho chân thật’,
‘Y cứ hai lưỡi tất không dùng’,
‘Nương không tham dục nói chung’,
‘Y cứ không hủy báng cùng hận sân’,
‘Y cứ phần không phẫn, hờn oán’
‘Y cứ không quá mạn dẫy đầy’
Cần từ bỏ những điều này ”.
Do duyên chi lời như vầy nói lên ?
Này Gia-chủ ! Dựa trên lý trí
Thánh đệ tử suy nghĩ như sau :
‘Do duyên những kiết sử nào
Mà ta hành động tào lao như vầy ?
Phải diệt ngay những điều sai đó
Thành tựu bỏ các kiết sử này.
Nếu ta hành động quấy sai
Trộm cắp, nói láo, nói hai lưỡi lằn,
Nhiều tham dục, hận sân hủy báng,
Phẫn não cùng quá mạn… trải qua,
Không những ta tự trách ta,
Các bậc có trí hiểu ra vấn đề
Cũng khiển trách ta về những việc
Ta đã làm, quả thiệt chẳng cùng,
Sau khi thân hoại mạng chung
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 54 : POTALIYA * MLH – 235
Cõi ác chờ đợi, hãi hùng lắm thay !
Thật điều này là một kiết-sử
Là một thứ triền-cái (1) khổ đau
Lậu-hoặc, nhiệt não, phiền lao,
Có thể phát khởi do vào điều trên.
Đối với vị vững bền từ bỏ
Những điều đó, thành tựu vuông tròn,
Phiền lao nhiệt não tiêu mòn
Các lậu-hoặc cũng không còn, dứt thôi !
Do duyên vậy, nên lời như vậy,
Được nói lên như vậy, ở đây.
Này Gia-chủ ! Tám pháp này
Nói vắn tắt, nay giải bày rộng sâu
Đưa đến sự mau mau đoạn tận
Tục-sự trong luật Thánh tinh hoa,
Nhưng thật sự chưa phải là
Đoạn tận toàn diện, tối đa, toàn phần
Các tục-sự trong phần giới luật
Tinh nghiêm, thuộc bậc Thánh thanh cao ”.
– “ Bạch Thế Tôn ! Như thế nào
Là sự đoạn tận nhằm vào thiết thân
Diệt toàn diện, toàn phần, xuyên suốt
Tục-sự trong giới luật Thánh này ?
Bạch Thế Tôn ! Thật lành thay !
Nếu Ngài thuyết giảng điều này rộng ra ”.
– “ Này Chủ-gia ! Khéo nghe, tác ý
Như Lai sẽ giảng kỹ điều này ”.
– “ Bạch Thế Tôn ! Xin vâng Ngài ”.
Pô-Ta-Li-Dá đáp ngay như vầy.
Đức Thế Tôn khoan thai giảng kỹ :
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 54 : POTALIYA * MLH – 236
– “ Này Gia-chủ ! Được ví ở đây :
* Con chó đói lả, thật gầy
Suy nhược, cố lết đến ngay một lò
Chuyên giết bò – để mong đỡ đói
Người đồ tể nghề giỏi, hay là
Người đệ tử của ông ta
Thấy con chó đói, quăng ra tức thì
Khúc xương không còn gì gặm mút
Đã khéo lóc, dính chút máu dây.
Gia-chủ ! Ông nghĩ sao đây ?
Gặm khúc xương đó, chó gầy ngất ngư
Có đoạn trừ được cơn đói lả
Khi thân đã suy nhược hay không ? ”.
– “ Không thể được, bạch Thế Tôn !
Khúc xương khéo lóc, chẳng còn thịt da
Có chăng là còn chút máu vấy
Con chó ấy khổ nhọc mà thôi ! ”.
– “ Gia-chủ ! Cũng vậy ở nơi
Vị Thánh đệ tử tức thời nghĩ suy :
‘Thế Tôn dạy : Dục ni được ví
Như khúc xương mà chỉ trơ xương
Nhiều khổ não, lắm tai ương
Không thể kể xiết bất tường họa thâm’.
Sau khi thấy như chân như thế
Chính với chánh-trí-tuệ đủ đầy
Vị ấy đã từ bỏ ngay
Loại xả thuộc đa chủng này dứt mau.
Y cứ vào đa chủng này cả,
Với loại xả nhất chủng thuộc về
Y cứ nhất chủng mọi bề
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 54 : POTALIYA * MLH – 237
Ở đây, mọi chấp thủ về thế gian
Với thế vật hoàn toàn diệt gấp,
Không dư tàn, tu tập xả vầy.
* Gia-chủ ! Ví dụ khác này :
Như chim ưng nọ hay loài diều hâu
Hoặc kên kên, giành nhau miếng thịt,
Bay bổng tít lên mãi trên cao.
Cả bầy : ưng, kên, diều hâu
Rượt theo giựt miếng thịt, hầu cướp đi.
Ông nghĩ sao ? Hiểm nguy chờ chực
Nếu chim kia không vứt thịt ngay
Vì có thể, nhân duyên này
Khiến nó bị chết hoặc đầy vết thương ? ”.
– “ Bạch Thế Tôn ! Có trường hợp ấy ”.
– “ Này Gia-chủ ! Cũng vậy, ở đây
Vị Thánh đệ tử nghĩ vầy :
‘Thế Tôn đã nói Dục này ví như
Miếng thịt ấy, rất ư khổ, não
Tai họa xấu xảy đến càng nhiều’.
Sau khi như chân thấy điều
Khổ não tai họa như thiêu đốt vầy
Thì vị này với chánh-trí-tuệ
Năng dùng để thấy, biết như chân.
* Hoặc có ví dụ khác rằng :
Có người cầm bó đuốc bằng cỏ tranh
Đang cháy rực, chạy nhanh ngược gió,
Ông nghĩ sao ? Với bó đuốc này
Nếu y không vứt bỏ ngay
Có thể bị đốt cháy tay đang cầm
Hoặc cháy mặt & một phần thân thể,
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 54 : POTALIYA * MLH – 238
Nguyên nhân để đưa đến tử vong
Hay khổ gần chết, phải không ? ”.
– “ Kính bạch Thiện Thệ ! Có trong điều này ”.
– “ Thánh đệ tử ở đây cũng thế,
Suy nghĩ : ‘Đấng Thiện Thệ dạy rằng :
Dục như bó đuốc cháy phừng
Khổ não, tai họa chẳng ngừng khổ đau’.
* Này Gia-chủ ! Ví vào điều khác :
Như người chỉ muốn lạc an thôi,
Muốn sống, tránh khổ khôn nguôi.
Nhưng có lực sĩ hai người ác đây
Nắm chặt hai cánh tay người ấy
Lôi đến đẩy y vào hố sâu
Lửa than hừng hực bốc cao,
Gia-chủ ! Ông nghĩ thế nào điều đây ?
Phải người này toàn thân co rúm
Vật vả khi bị túm hai tay ? ”.
– “ Bạch Thế Tôn ! Quả như vầy !
Vì người ấy biết : Hố đây than hừng
Nếu rơi vào, chắc rằng phải chết
Hay khổ gần như chết, thảm thương ”.
– “ Gia-chủ ! Thánh đệ tử thường
Suy nghĩ : ‘Phật dạy cũng dường như đây
Dục ví hố than đầy rực lửa
Khổ nhiều nữa, tai họa càng nhiều’.
* Này Gia-chủ ! Ví như điều :
Có người nằm mộng, thấy nhiều cảnh hay
Nào vườn tược, đất đai, rừng núi,
Nào ao hồ, sông suối đẹp xinh.
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 54 : POTALIYA * MLH – 239
Đến khi người ấy giật mình
Tỉnh dậy, cảnh đẹp thình lình biến ngay.
Thánh đệ tử vị này suy nghĩ :
‘Phật đã ví Dục ấy như là
Cơn mộng mà mình trải qua
Rất nhiều khổ não, thật là họa thâm.
Sau khi thấy như chân như thế
Chính với chánh-trí-tuệ đủ đầy
Vị ấy đã từ bỏ ngay
Loại xả thuộc đa chủng này dứt mau.
Y cứ vào đa chủng này cả,
Với loại xả nhất chủng thuộc về
Y cứ nhất chủng mọi bề
Ở đây, mọi chấp thủ về thế gian
Với thế vật hoàn toàn diệt gấp,
Không dư tàn, tu tập xả vầy.
* Gia-chủ ! Ví dụ khác vầy :
Có người đi mượn đi vay bạn bè
Các tài vật như xe, trang sức
Để khoe mình rất mực giàu sang.
Các đồ châu báu nữ trang
Kim cương lấp lánh, bạc vàng đẹp thay !
Với những vật đã vay mượn ấy
Đến đám đông, ai thấy cũng nhìn
Trầm trồ khen ngợi nhiệt tình,
Vây quanh người ấy, phẩm bình râm ran :
‘Người này thật giàu sang, phú quí,
Hưởng tài vật giá trị như vầy’.
Nhưng những người cho mượn, vay
Đổi ý, bảo với người này trả ra
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 54 : POTALIYA * MLH – 240
Những thứ gì mình là sở hữu,
Đòi tất cả những bửu-vật ngay.
Gia chủ ! Hiểu sao điều này ?
Có phải giàu có mượn vay trá hình
Của người ấy thình lình biến mất,
Phô bày ra sự thật, phải không ? ”.
– “ Thưa vâng , bạch Đức Thế Tôn !
Vì chủ thực sự họ đồng lấy lui
Vật sở hữu khi vui cho mượn
Hoặc cho vay, nay muốn thu hồi ”.
– “ Gia-chủ ! Cũng như vậy thôi !
Vị Thánh đệ tử không ngơi nghĩ vầy :
‘Thế Tôn dạy : Dục này được ví
Như tài vật, của chỉ mượn, vay
Khổ não, tai họa đến ngay
Không thể kể xiết dẫy đầy họa thâm’.
Sau khi thấy như chân như thế
Chính với chánh-trí-tuệ đủ đầy
Vị ấy đã từ bỏ ngay
Loại xả thuộc đa chủng này dứt mau.
Y cứ vào đa chủng này cả,
Với loại xả nhất chủng thuộc về
Y cứ nhất chủng mọi bề
Ở đây, mọi chấp thủ về thế gian
Với thế vật hoàn toàn diệt gấp,
Không dư tàn, tu tập xả vầy.
* Gia-chủ ! Ví dụ khác này :
Gần thị tứ hay gần ngay xóm làng
Có khu rừng bình an yên tỉnh
Có cây đầy trái chín trên cao
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 54 : POTALIYA * MLH – 241
Nhưng không có một trái nào
Rơi rụng xuống đất, làm sao bây giờ ?
Lúc bấy giờ có người hăng hái
Khắp đó đây tìm trái cây này,
Đi sâu vào khu rừng đây
Thấy cây đầy trái chin cây thơm lừng.
Người ấy dừng dưới cây có trái
Suy nghĩ nhanh : ‘Nhiều trái biết bao !
Sao chẳng rơi xuống trái nào,
Nhưng ta cũng biết leo cao thăm dò.
Hãy leo lên, ăn cho thỏa thích
Rồi hái thêm một bịch đem về’.
Leo lên, người ấy mãi mê
Mặc sức ăn trái, chẳng hề lo chi.
Một người khác đang đi tới đó
Vốn cũng có ý tìm trái cây
Thuộc loại thơm ngọt như vầy
Y mang búa sắc bén ngay bên mình.
Bỗng thình lình thấy cây trái đó
Trái chin đỏ đầy cả cây này
Người ấy có thể nghĩ vầy :
‘Trái chín ngon quá, nhưng nay khó lòng !
Tuyệt nhiên không trái nào rơi xuống,
Ta rất muốn nhưng không thể nào
Vì ta không biết leo cao,
Vậy thì ta hãy chặt mau cây này,
Cây ngã xuống, trái cây đầy dẫy
Ăn thỏa thích, bọc lấy đem về’.
Rồi chặt tận gốc chẳng nề.
Gia-chủ ! Ông nghĩ vấn đề này sao ?
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 54 : POTALIYA * MLH – 242
Người trước đó phải mau leo xuống
Nếu không muốn rơi gãy tay, chân
Hoặc bị thương tích toàn thân,
Có phải đó chính là phần nguyên nhân
Đưa đến chết hoặc gần như chết ? ”.
– “ Bạch Thế Tôn ! Đúng hệt như vầy ”.
– “ Cũng vậy, Thánh đệ tử đây
Suy nghĩ : ‘Phật dạy Dục này ví như
Cây trái quí và từ điều đó
Khổ não nhiều, vô số họa tai
Bất tường, thảm khốc đến ngay
Không thể kể xiết dẫy đầy họa thâm’.
Sau khi thấy như chân như thế
Chính với chánh-trí-tuệ đủ đầy
Vị ấy đã từ bỏ ngay
Loại xả thuộc đa chủng này dứt mau.
Y cứ vào đa chủng này cả,
Với loại xả nhất chủng thuộc về
Y cứ nhất chủng mọi bề
Ở đây, mọi chấp thủ về thế gian
Với thế vật hoàn toàn diệt gấp,
Không dư tàn, tu tập xả vầy.
Gia-chủ ! Thánh đệ tử này
Xả niệm thanh tịnh ở đây tựu thành
Thật vô thượng – nhớ rành tiền kiếp
Túc mạng minh, rõ biết nhiều đời
Quá khứ với một, hai đời
Năm chục, ba bốn trăm đời đã qua
Một ngàn đời hay là hơn nữa
Một trăm ngàn đời thuở lâu xa
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 54 : POTALIYA * MLH – 243
Hoại kiếp, thành kiếp trải qua
Vị ấy nhớ lại như là mới đây.
Tại nơi ấy, tên này ta có
Thuộc giai cấp, giòng họ thế này
Uống, ăn, thọ khổ, lạc rày
Tuổi thọ như thế, chết ngày ra sao
Ta tái sinh, nhằm vào làng đó
Có tên tuổi, giòng họ thế nào…
Cứ thế, nhớ lại biết bao
Tiền kiếp, tái kiếp không sao đếm tường.
Đời quá khứ đại cương, chi tiết,
Thánh đệ tử đều biết đủ đầy.
Này Gia-chủ ! Rồi vị này
Xả niệm thanh tịnh ở đây tựu thành
Thật vô thượng, an lành hướng tới
Với thiên nhãn dẫn tới tuệ minh
Xét về sinh tử chúng sinh
Thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, thấy liền
Vị ấy biết mối giềng Nghiệp quả
Người hạ liệt, kẻ cả giàu sang
Người đẹp đẽ, kẻ thô hèn
Đều do hạnh nghiệp trắng đen họ làm.
Gieo ác hạnh về thân, khẩu, ý
Hoặc phỉ báng các vị Thánh Hiền
Người này thân hoại, tận duyên
Do nghiệp tà kiến, đọa liền súc sinh,
Các cõi dữ, như sinh địa ngục
Hoặc đọa xứ, thằng thúc nạn tai.
* Còn bậc hiền giả, những ai
Làm những thiện hạnh ý và lời, thân
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 54 : POTALIYA * MLH – 244
Không phỉ báng Hiền nhân, Thánh hiển
Tạo nghiệp lành, chánh kiến vô cùng
Sau khi thân hoại mạng chung
Được sinh thiện thú, nhân trung, cõi trời
Do thiên nhãn, biết đời sống chết
Người hạ liệt hay kẻ giàu sang
Người đẹp đẽ, kẻ thô hèn
Người này bất hạnh, kẻ bèn gặp may
Do hạnh nghiệp kẻ này hành động
Có kết quả chẳng giống nhau này.
Luân hồi tùy nghiệp chuyển xoay
Không ai tránh khỏi trả vay nghiệp dày.
Gia-chủ này ! Vị Thánh đệ tử
Sau khi tự thành tựu an lành
Xả niệm vô thượng tịnh thanh
Lậu-hoặc đoạn diệt ngọn ngành, tâm minh
Với thượng trí tự mình chứng ngộ
Chứng đạt và an trú hiện thời
Vô-lậu-tâm giải-thoát rồi
Cùng tuệ-giải-thoát tuyệt vời tâm trung.
Này Gia-chủ ! Cuối cùng diễn tiến
Chính là sự toàn diện đoạn trừ
Toàn bộ, mọi mặt đều như
Tất cả tục-sự do từ phát sanh
Trong giới luật tịnh thanh bậc Thánh
Ông suy nghĩ chân chánh thế nào ?
Có thấy nơi ông hướng mau
Vào sự đoạn tận nhằm vào giống như
Sự đoạn trừ toàn phần, toàn diện
Trong phương diện giới luật Thánh này ? ”.
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 54 : POTALIYA * MLH – 245
– “ Bạch Thế Tôn ! Con là ai
Mà con có thể đạt ngay đoạn trừ
Thật toàn diện giống như tục-sự
Trong giới luật gìn giữ Thánh nhân ?
Bạch Thế Tôn ! Xét tự thân
Con còn xa lắm với phần nói trên.
Lúc trước đây, dựa trên suy nghĩ
Với các vị Du-sĩ gần xa
Không phải thù thắng chăng là,
Con xem họ thù thắng và tán dương,
Rồi cúng dường món ăn thù thắng
Dù họ chẳng thù thắng gì đâu !
Mời họ trú ngụ dài lâu
Trú xứ thù thắng biết bao huy hoàng !
Còn với hàng Tỷ Kheo thù thắng
Con xem không thù thắng chút nào
Dù họ thù thắng, thanh cao
Món không thù thắng, cơm rau cúng dường
Trú xứ thường và không thù thắng
Mời Tỷ Kheo trú nắng trú mưa.
Nhưng nay, con có thể thưa :
Đối với Du-sĩ nào chưa hết lòng
Không thù thắng, xem không thù thắng,
Món ăn không thù thắng cúng dường,
Mời họ ở trú xứ thường.
Còn các Phích-Khú an tường, uy nghi
Con tức thì biết ngay thù thắng
Các món ăn thù thắng cúng dàng
Nơi thù thắng mời trú an.
Bạch Thế Tôn ! Ngài chỉ đàng cho con
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 54 : POTALIYA * MLH – 246
Thật sự gợi nơi con ái kính
Với các vị chân chính Sa-môn,
Lòng tịnh tín các Sa-môn,
Cùng lòng tôn kính Sa-môn các ngài.
Hy hữu thay ! Thật là vi diệu !
Khiến cho con được hiểu đủ đầy.
Bạch Thế Tôn ! Vi diệu thay !
Như người dựng vật lăn quay ngã nằm
Chỉ hướng kẻ sai lầm lạc lối
Đem đèn sáng vào tối như bưng
Để ai có mắt mở bừng
Có thể thấy được sáng trưng sắc màu
Cũng như thế, nhiệm mầu Chánh Pháp
Được Thế Tôn giải đáp, trình bày
Con xin quy ngưỡng từ nay
Quy y Đại Giác, nương ngay Pháp mầu,
Quy y Tăng, thanh cao đức cả
Nối tiếp nhau hoằng hóa Pháp môn
Mong Thế Tôn nhận cho con
Được làm đệ tử, vun tròn thiện duyên
Xin phát nguyện vẹn tuyền ngưỡng phục
Kể từ nay đến lúc mạng chung
Tín thành nương đấng Đại Hùng
Thực hành Giáo Pháp muôn trùng cao thâm./-
* * *
( Chấm dứt Kinh số 54 : POTALIYA – POTALIYA Sutta )
Gửi ý kiến của bạn