TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO
TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH
( Majjhima Nikàya )
Tập I
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli
Chuyển thể Thơ :
Giới Lạc MAI LẠC HỒNG tự TUỆ NGHIÊM
( Huynh Trưởng Cấp Tấn - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )
Email : [email protected]
28. Đại Kinh DỤ DẤU CHÂN VOI
(Mahàhatthipadopamasutta)
Như vậy, tôi nghe :
Một thời nọ, Thế Tôn an trụ
Kỳ Viên Tự – Chê-Tá-Va-Na
Do Cấp-Cô-Độc tín-gia
A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka cúng dường
( Sa-Vát-Thí – tên thường Xá Vệ )
Đấng Thiện Thệ(1) Chánh Pháp hoằng dương
Bấy giờ tại Hội Giảng Đường
“Tướng Quân Chánh Pháp”(2) tên thường chúng tri
Là Tôn-giả Sa-Ri-Pút-Tá (2)
Tức ngài Xá-Lợi-Phất (2) trí hùng
Gọi các Tỷ Kheo tập trung :
– “ Này các Hiền-giả ! Hãy cùng nghe đây ! ”.
– “ Thưa Tôn-giả ! Xin Ngài giảng Pháp ”.
Chư Tỷ Kheo vâng đáp lời ngài.
Ngài Xá-Lợi-Phất giảng ngay :
– “ Này chư Hiền-giả ! Ởđây ví rằng :
Như tất cả dấu chân động vật
( Gồm cả loài dưới đất, trên cây )
Đều bị thâu nhiếp vào ngay
_______________________________
(1) : Thiện Thệ – Sugato : Một trong 10 danh hiệu được người đời
xưng tụng Đức Phật .
(2) : Tôn-giả Sariputta – Xá-Lợi-Phất hay Xá-Lợi-Tử là vị Đại đệ
tử của Đức Phật, bậc Trí Tuệ đệ nhất , thường được xưng tụng
là “Tướng Quân Chánh Pháp”.
Trung Bộ (T. 1)Đại K. 28 : DỤ DẤUCHÂN VOI *MLH –422
Dấu chân voi, vì dấu này được xem
Là lớn nhất nếu đem so sánh
Về phương diện lớn mạnh ởđây.
Cũng vậy, chư Hiền-giả này !
Tất cả Thiện-pháp cũng rày tập trung
Trong bốn điều vô cùng siêu việt
Bốn Thánh Đế – được biết là gì ?
Khổ, Tập-thánh-đế tường tri
Diệt, Đạo-thánh-đế đồng thì hiểu sâu.
Sanh, bệnh, già, chết : khổ đầu tiên
Sầu, bi, ưu, não : khổ liền
Hoặc ‘cầu không được’, ‘oán phiền gần bên’
‘Thương yêu phải xa’ nên có khổ
‘Ngũấm xí thạnh khổ’… dẫy đầy.
Tóm lại, năm Thủ Uẩn này
Đều là khổ cả, đêm ngày căm căm.
Chính làSắc thủ uẩn rõ bày
Thọ, Tưởng, Hành, Thức-uẩn đây.
à
Bốn Đại và Sắc nào được thấy
Khởi lên từbốn đại như vầy ?
Thế nào bốn đạiởđây ?
Chính địa giới, thủy giới này gần xa
Hỏa giới và thứ tưphong giới.
*
Có nội-địa-giới kể vào
Và ngoại-địa-giới biết sao chăng là ?
Thế nào là thuộc nội-địa-giới ?
Trung Bộ (T. 1)Đại K. 28 : DỤ DẤUCHÂN VOI *MLH –423
Thuộc nội thân, nói tới cá nhân
Thô phù, kiên cứng mọi phần
Và bị chấp thủ khăng khăng đêm ngày.
Nội-địa-giới vẫn hay xung động
Tóc, lông, móng, răng, thịt, gân, da
Xương, thận, tủy, phổi, phân ra
Tim, gan, lá lách, ruột già, ruột non
Hoành cách mô và còn bao tử…
Nội địa giới các thứ như vầy.
Nội &ngoại-địa-giới ởđây
Đều thuộc Địa giới, cần ngay suy tầm,
Phải như thật chân tâm quán sát
Với chánh trí, an lạc thảnh thơi :
‘Cái này không phải của tôi,
Cái này không phải là tôi, đồng thời
Không phải là của tôi tự ngã ’.
Sau khi đã quán sát như chân
Vềđịa giới này mọi phần
Với chánh trí tuệ, làm nhân rõ rành
Vịấy sanh yểm ly địa giới
Tâm từ bỏđịa giới quán vào
Một thời đã xảy ra mau
Khi ngoại-thủy-giới bị dao động, thì
Ngoại nội giới biến đi mất biệt.
Của ngoại địa giới, tư lương
Có thể nêu rõ, cũng dường giống như
Tánh hủy hoại, đoạn trừ, biến dịch,
Cũng có thể nêu đích vấnđề
Như vậy, còn gì nói về
Trung Bộ (T. 1)Đại K. 28 : DỤ DẤUCHÂN VOI *MLH –424
Thân thể yểu thọ mọi bềởđây
Do khát ái đêm ngày chấp thủ ?
Đây không thể bảo thủ chẳng dời
Nói rằng ‘là tôi’, ‘của tôi’,
Hay là ‘tự ngã của tôi’, chấp hoài.
Hay có người mắng nhiếc liên miên
Chỉ trích, chọc tức, não phiền
Tỷ Kheo vịấy biết liền sâu xa :
‘Khổ thọ khởi nơi ta xúc phạm
Thọ này là xúc chạm thuộc tai
Thọ do nhân duyên rõ bày
Thọ không phải không do rày nhân duyên.
Do nhân duyên gìđây ? Do xúc !
Tỷ Kheo ấy thấy xúc vô thường
Thọ, tưởng, hành, thức vô thường
Nên tâm vịấy an tường, hân hoan.
Tùy thuộc giới của hàng đối tượng
Thích thú, hướng tịnh chỉ, quyết ngay.
Mặt khác, chư Hiền-giả này !
Nếu những người khác lòng đầy nổi xung
Xử sự cùng Tỷ Kheo không tốt
Không hoàn hảo, không một ý lành
Không có khảái sẵn dành
Dùng tay xúc chạm để hành cho đau
Dùng đá, gậy, gươm, dao xúc chạm.
Tỷ Kheo ấy đã cảm nhận ngay
Tuệ tri : “Sự thể thân này
Nó là như vậy, nên tay chân gì
Cũng có thể tức thì xúc chạm
Trung Bộ (T. 1)Đại K. 28 : DỤ DẤUCHÂN VOI *MLH –425
Đá. gậy, gươm…xúc chạm thân ta
Cũng đều có thể xảy ra .
Thế Tôn Ngài đã dạy qua, chẳng thừa .
Trong ‘Ví dụ cái cưa’, Ngài dạy :
‘
Có kẻ trộm cướp bạo tàn
Lấy cưa hai lưỡi cắt ngang từng phần
Tay và chân, vô cùng đau khổ,
Nếu ai đây phẫn nộ dấy tâm
Người ấy đã không suy tầm
Không đúng lời dạy cao thâm Phật truyền’.
Ta quyết phải cần chuyên, tinh tiến
Không giải đãi, để Niệm trú an
Không có loạn niệm hoàn toàn
Thân thể ta được khinh an, thâm trầm
Không dao động, nhất tâm định tĩnh
Mặc tay ai đánh chính thân này
Mặc đá, gậy xúc chạm ngay,
Mặc gươm xúc chạm thân này, không nao !’
Phải thực hành thanh cao lời Phật ”.
Niệm Phật, niệm Pháp như vầy
Niệm Tăng như vậy, nhưng nay lừng chừng
Xả tương ưng thiện này từ trước
Đã không được an trú, an bình
Do vậy, dao động tâm mình
Bị dao động mạnh, tự mình than ra :
‘Thật bất hạnh cho ta, đáng tủi !
Thật không may, thật rủi cho ta !
Thật không tốt đẹp cho ta !
Trung Bộ (T. 1)Đại K. 28 : DỤ DẤUCHÂN VOI *MLH –426
Dù ta có niệm Phật và Pháp, Tăng.
Niệm Tam Bảo vẫn hằng như vậy
Xả tương ưng thiện ấy không xong
Không được an trú, thuận lòng,
Ví như dâu trẻ sống trong nhà chồng
Thấy cha chồng, trong lòng dao động
Rất sợ sệt, tâm bỗng bất an.
Cũng giống Tỷ Kheo bất toàn
Xả tương ưng thiện không an trú này.
Nếu vịđây niệm thường Tam Bảo
Xả tương ưng thiện hảo trú an
Thì Tỷ Kheo ấy hân hoan
Đến mức độấy vẻ vang, không tàm,
Tỷ Kheo làm thật nhiều tất cả.
( Thủy giới )
Có nội-thủy-giới kể vào
Và ngoại-thủy-giới biết sao chăng là ?
Thế nào là thuộc nội thủy giới ?
Thuộc nội thân, nói tới cá nhân
Thuộc nước, chất lỏng thành phần
Bị chấp thủ, như : mủ, đàm, mồ hôi,
Mở, máu, rồi mở da, nước mắt,
Niêm dịch, mật, nước ở khớp xương,
Nước miếng, nước tiểu…thường thường
Cùng bất cứ vật tương đương với phần
Thuộc nội thân, cá nhân, chất lỏng
Bị chấp thủ, xung động hằng ngày
Gọi là nội thủy giới ngay.
Nội thủy & ngoại thủy giới này được nêu
Trung Bộ (T. 1)Đại K. 28 : DỤ DẤUCHÂN VOI *MLH –427
Cả hai đều thuộc về thủy giới.
Cần quán sát thủy giới ởđây
Như thật với trí tuệ ngay :
‘Đích thị không phải cái này của tôi,
Không phải chính là tôi, mô tả
Cũng không là tự ngã của tôi’.
Như thật quán thủy giới rồi
Với chánh trí tuệ sáng ngời tịnh thanh
Vịấy sanh yểm ly thủy giới
Tâm từ bỏ thủy giới quán vào.
Một thời đã xảy ra mau
Khi ngoại thủy giới bị dao động, thời
Nước cuốn trôi xóm làng, thi trấn
Cuốn thành phố, xứ lẫn quốc gia.
Lại một thời khác xảy ra
Đại dương nước biển, giang hà bao la
Hạ thấp một, hai, ba trăm dặm
Bốn, năm, sáu, bảy trăm do-tuần.
Một thời cũng xảy ra luôn
Dâng cao nước biển luông tuồng tính qua
Sáu, bảy cây ta-la cao tột
Năm, bốn, ba, hai, một…tính vào.
Hoặc nước biển đại dương sâu
Dâng lên đến bảy lần cao đầu người
Cao sáu, năm đầu người đột ngột
Cao bốn, ba, hai, một đầu người .
Dâng cao chỉ nửa thân người,
Thậm chí chưa đủ thấm mười ngón chân.
Tánh vô thường xưa tới nay vầy
Trung Bộ (T. 1)Đại K. 28 : DỤ DẤUCHÂN VOI *MLH –428
Tánh hủy hoại, tiêu diệt ngay
Có thể nêu rõ, tánh này biến thiên.
Đã như vậy, đâu phiền nói tới
Thân thể với chấp thủ mê tà
Yểu thọ do khát ái ra ?
‘Ởđây ‘không có gì là của tôi’
‘Không tự ngã của tôi’, ‘tôi đó !’
Nếu người nọ mắng nhiếc liên miên
Chỉ trích, chọc tức, não phiền
Tỷ Kheo vịấy biết liền sâu xa :
‘Khổ thọ khởi nơi ta xúc phạm
Thọ này là xúc chạm thuộc tai
Thọ do nhân duyên rõ bày
Thọ không phải không do rày nhân duyên.
Do nhân duyên gìđây ? Do xúc !
Tỷ Kheo ấy thấy xúc vô thường
Thọ, tưởng, hành, thức vô thường
Nên tâm vịấy an tường, hân hoan.
( Hỏa giới )
Thế nào là hỏa giới ởđây ?
Có nội & ngoại hỏa giới này.
Thuộc nội-hỏa-giới như vầy là sao ?
Hễ cái nào liên quan thuộc lửa
Thuộc cá nhân, thuộc giữa nội thân
Chất nóng, chấp thủ khăng khăng
Cái gì khiến hâm nóng dần tự do
Khiến hủy hoại, khiến cho thiêu cháy,
Cái gì khiến cả thảy thức ăn
Đã nếm, nhai, nuốt, uống, ăn
Trung Bộ (T. 1)Đại K. 28 : DỤ DẤUCHÂN VOI *MLH –429
Được khéo tiêu hóa trong thân thường thường
Hay những vật tương đương thuộc lửa
Thuộc cá nhân, thuộc giữa nội thân
Chất nóng, chấp thủ khăng khăng
Gọi nội-hỏa-giới , thành phần trên đây.
Nội-hỏa-giới này hay ngoại-hỏa
Đều thuộc về là hỏa giới thôi !
Cần phải như thật, tức thời
Quán sát hỏa giới từ nơi trí mình.
Chánh trí tuệ quang minh nhận biết :
‘Cái này thiệt ‘không phải của tôi’,
Cái này ‘không phải là tôi’,
‘Không phải tự ngã của tôi’ sẵn dành
Vịấy sanh yểm ly hỏa giới
Tâm từ bỏ hỏa giới quán vào
Một thời đã xảy ra mau
Khi ngoại-hỏa-giới bị dao động nhiều
Lửa đã thiêu cháy làng, thị trấn
Cháy thành phố, xứ lẫn quốc gia.
Lửa cháy đến tận nơi xa
Cuối hàng cây cối, cháy qua biên thùy
Đến chân núi, phạm vi đường lớn
Cháy đất đai đến chốn đại dương,
Rồi lửa bị tắt bất thường
Vì hết nhiên liệu, chất nương cháy này.
Khi loài người đi kiếm lửa ra
Phải dùng dây gân, lông gà
Tánh ngoại-hỏa-giới rõ ra vô thường,
Tánh hủy hoại và thường đoạn diệt
Trung Bộ (T. 1)Đại K. 28 : DỤ DẤUCHÂN VOI *MLH –430
Tánh biến dịch nêu thiệt rõ ra.
Như vậy còn nói gì qua
Thân thể yểu thọ do đa tham cầu
Do khát ái đậm sâu, chấp thủ
Không có gì đểđủ nói ra
‘Là tôi’, ‘của tôi’, ‘tôi là’…
Biết rõ như vậy, tránh xa chấp hoài
Hay có người mắng nhiếc liên miên
Chỉ trích, chọc tức, não phiền
Tỷ Kheo vịấy biết liền sâu xa :
‘Khổ thọ khởi nơi ta xúc phạm
Thọ này là xúc chạm thuộc tai
Thọ do nhân duyên rõ bày
Thọ không phải không do rày nhân duyên.
Do nhân duyên gìđây ? Do xúc !
Tỷ Kheo ấy thấy xúc vô thường
Thọ, tưởng, hành, thức vô thường
Nên tâm vịấy an tường, hân hoan.
( Phong giới )
Này Chư Hiền ! Nay sang nói tới
Thế nào là phong-giới ởđây ?
Có nội & ngoại-phong-giới này.
Thuộc nội-phong-giới điều này là sao ?
Hễ cái nào liên quan thuộc gió
Thuộc cá nhân và có chuyển di
Và bị chấp thủ, chấp trì
Như gió thổi xuống rồi thì thổi lên
Gió trong ruột, gió bên bụng dưới
Thổi ngang tới chi tiết (tay chân)
Trung Bộ (T. 1)Đại K. 28 : DỤ DẤUCHÂN VOI *MLH –431
Hơi thở vô, thở ra dần
Bất cứ vật khác thuộc phần nội thân,
Thuộc cá nhân, chuyển di, thuộc gió
Bị chấp thủ, gọi đó là phong,
Như vậy là giới nội-phong.
Những gì thuộc nội & ngoại-phong-giới này
Đều ởđây thuộc về phong-giới.
Cần như thật quán với chiều sâu
Với chánh trí tuệ như sau :
‘Cái này không phải thuộc vào của tôi’,
‘Không phải tôi’, ‘không tôi tự ngã’.
Sau khi đã như thật thấy rành
Thì vịấy yểm ly sanh
Tâm từ bỏ phong-giới dành sẵn qua.
Một thời đã xảy ra dao động
Khi ngoại-phong-giới bỗng kinh hoàng
Thổi bay thị trấn, xóm làng
Thành phố, tỉnh xứ đến toàn quốc gia.
Có một thời đã có xảy ra
Tháng cuối mùa hạ trải qua,
Loài người cầu gió, lá ta-la cần
Tìm gió mát nhờ phần cây quạt
Người ta không thểđạt mong cầu
Tìm cỏ tại rạch nước nào
Tánh của ngoại-phong-giới mau vô lường
Tánh hủy diệt, tánh thường đoạn diệt
Tánh biến dịch nêu thiệt rõ ra.
Như vậy còn nói gì qua
Thân thể yểu thọ do đa tham cầu
Trung Bộ (T. 1)Đại K. 28 : DỤ DẤUCHÂN VOI *MLH –432
Do khát ái đậm sâu, chấp thủ
Không có gì đểđủ nói ra
‘Là tôi’, ‘của tôi’, ‘tôi là’…
Biết rõ như vậy, tránh xa chấp hoài
Hay có người mắng nhiếc liên miên
Chỉ trích, chọc tức, não phiền
Tỷ Kheo vịấy biết liền sâu xa :
‘Khổ thọ khởi nơi ta xúc phạm
Thọ này là xúc chạm thuộc tai
Thọ do nhân duyên rõ bày
Thọ không phải không do rày nhân duyên.
Do nhân duyên gìđây ? Do xúc !
Tỷ Kheo ấy thấy xúc vô thường
Thọ, tưởng, hành, thức vô thường
Nên tâm vịấy an tường, hân hoan.
Tùy thuộc giới của hàng đối tượng
Thích thú, hướng tịnh chỉ, quyết ngay.
Mặt khác, chư Hiền-giả này !
Nếu những người khác lòng đầy nổi xung
Xử sự cùng Tỷ Kheo không tốt
Không hoàn hảo, không một ý lành
Không có khảái sẵn dành
Dùng tay xúc chạm để hành cho đau
Dùng đá, gậy, gươm, dao xúc chạm.
Tỷ Kheo ấy đã cảm nhận ngay
Tuệ tri : ‘Sự thể thân này
Nó là như vậy, nên tay chân gì
Cũng có thể tức thì xúc chạm
Đá. gậy, gươm…xúc chạm thân ta
Trung Bộ (T. 1)Đại K. 28 : DỤ DẤUCHÂN VOI *MLH –433
Cũng đều có thể xảy ra.
Thế Tôn Ngài đã dạy qua, chẳng thừa
Trong ‘Ví dụ cái cưa’, Ngài dạy :
‘
Có kẻ trộm cướp bạo tàn
Lấy cưa hai lưỡi cắt ngang từng phần
Tay và chân, vô cùng đau khổ,
Nếu ai đây phẫn nộ dấy tâm
Người ấy đã không suy tầm
Không đúng lời dạy cao thâm Phật truyền’.
Ta quyết phải cần chuyên, tinh tiến
Không giải đãi, để Niệm trú an
Không có loạn niệm hoàn toàn
Thân thể ta được khinh an, thâm trầm
Không dao động, nhất tâm định tĩnh
Mặc tay ai đánh chính thân này
Mặc đá, gậy xúc chạm ngay,
Mặc gươm xúc chạm thân này, không nao !
Phải thực hành thanh cao lời Phật ”.
Niệm Phật, niệm Pháp như vầy
Niệm Tăng như vậy, nhưng nay lừng chừng
Xả tương ưng thiện này từ trước
Đã không được an trú, an bình
Do vậy, dao động tâm mình
Bị dao động mạnh, tự mình than ra :
‘Thật bất hạnh cho ta, đáng tủi !
Thật không may, thật rủi cho ta !
Thật không tốt đẹp cho ta !
Dù ta có niệm Phật và Pháp, Tăng.
Trung Bộ (T. 1)Đại K. 28 : DỤ DẤUCHÂN VOI *MLH –434
Niệm Tam Bảo vẫn hằng như vậy
Xả tương ưng thiện ấy không xong
Không được an trú, thuận lòng,
Ví như dâu trẻ sống trong nhà chồng
Thấy cha chồng, trong lòng dao động
Rất sợ sệt, tâm bỗng bất an.
Cũng giống Tỷ Kheo bất toàn
Xả tương ưng thiện không an trú này.
Nếu vịđây niệm thường Tam Bảo
Xả tương ưng thiện hảo trú an .
Thì Tỷ Kheo ấy hân hoan
Đến mức độấy vẻ vang, không tàm,
Tỷ Kheo làm thật nhiều tất cả.
Được bao vây bởi một giàn
Nào những cây cột, giây ràng buộc cây
Nào rơm cỏ, bùn dày trét vách
Một nhàở dựng cách như vầy.
Cũng vậy, một khoảng trống đây
Được bao bọc bởi xương, dây gân này,
Bởi thịt, da – biết ngay Sắc-pháp.
Nếu nội mắt không bị hư hao
Nhưng ngoại sắc khắp nơi nào
Trong tầm mắt không lọt vào thứ chi,
Không quy tụ thích nghi xúc chạm
Thì Thức phần thích hạp thuộc về
Không có hiện khởi mọi bề.
Còn nếu con mắt không hề hư hao
Ngoại sắc vào trong tầm mắt đó
Nhưng không có sự quy tụ dần
Trung Bộ (T. 1)Đại K. 28 : DỤ DẤUCHÂN VOI *MLH –435
Sự xúc chạm thích hợp cần
Không có hiện khởi Thức phần thích nghi.
Nội mắt kia không có hư hao
Tầm mắt thu ngoại sắc vào
Quy tụ xúc chạm dạt dào thích nghi
Thì Thức phần thích nghi hiện khởi.
Bất cứ với sắc-pháp nào đây
Đã được hiện khởi như vầy
Cũng đều quy tụ vào ngay trong phần
‘Sắc thủ uẩn’. Hay phần cảm thọ
Quy tụ Thọ-thủ-uẩn tức thì.
Bất cứ các loại Tưởng gì
Hiện khởi như vậy, đều quy tụ vào
Tưởng-thủ-uẩn. Hành nào hiện khởi
Quy tụ với Hành-thủ-uẩn này,
Bất cứ với Thức nào đây
Hiện khởi như vậy, quy ngay tức thì
Thức-thủ-uẩn. Tuệ tri tất cả
Vịấy đã biết rõ như vầy :
‘Như người ta đã trình bày
Có sự quy tụởđây hiệp hòa
Tập hợp qua cả năm thủ uẩn’.
Thế Tôn đã giảng luận như sau :
“ Ai thấy lý duyên khởi sâu
Người ấy thấy Pháp nhiệm mầu huyền vi,
Ai thấy được Pháp, thì người ấy
Cũng sẽ thấy lý duyên khởi ngay ”.
Do duyên khởi, những pháp này
Là năm thủ uẩn, lời Ngài dạy ra.
Trung Bộ (T. 1)Đại K. 28 : DỤ DẤUCHÂN VOI *MLH –436
Sự tham dục cùng là chấp trước,
Sự tham đắm, xuôi ngược mê say
Trong cả năm thủ uẩn này
Tức là Khổ Tập, như vầy nguyên nhân.
Sự nhiếp phục, trừ dần tham dục,
Sự từ bỏ tham dục sâu dày
Đó chính là Khổ Diệt đây !
Và cho đến mức độ này, bấy nhiêu
Tỷ Kheo làm rất nhiều như vậy.
*
Nội tai không bị hư hao
Nhưng ngoại thanh đã không vào trong tai,
Không có sự hòa hài quy tụ
Xúc chạm thích hợp đủởđây
Thì Thức phần thích hợp này
Không có hiện khởi. Hiểu ngay thuận đồng;
Nội lỗ mũi nếu không hư hại
Nhưng mũi lại không nhập ngoại hương;
Lưỡi không hư hại, bình thường
Ngoại vị lại chẳng vào luôn lưỡi này;
Nội thân đây nếu không hư hại
Ngoại xúc lại không chạm vào thân;
Không bị hư hại, mọi phần không sao
Và ngoại pháp đã vào trong ý
Nhưng vốn dĩ không quy tụ vào
Xúc chạm thích hợp đến mau
Thức phần thích hợp không sao khởi liền.
Này Chư Hiền ! Khi nào chúý
Nội ý căn không bị hư hao
Trung Bộ (T. 1)Đại K. 28 : DỤ DẤUCHÂN VOI *MLH –437
Ý căn ngoại pháp nhập vào
Có sự quy tụ, chạm vào thích nghi
Thì Thức phần thích nghi hiện khởi
Bất cứ với sắc-pháp nào đây
Đã được hiện khởi như vầy
Cũng đều quy tụ vào ngay trong phần
‘Sắc thủ uẩn’. Hay phần cảm thọ
Quy tụ Thọ-thủ-uẩn tức thì.
Bất cứ các loại Tưởng gì
Hiện khởi như vậy, đều quy tụ vào
Tưởng-thủ-uẩn. Hành nào hiện khởi
Quy tụ với Hành-thủ-uẩn này,
Bất cứ với Thức nào đây
Hiện khởi như vậy, quy ngay tức thì
Thức-thủ-uẩn. Tuệ tri tất cả
Vịấy đã biết rõ như vầy :
‘Như người ta đã trình bày
Có sự quy tụởđây hiệp hòa
Tập hợp qua cả năm thủ uẩn’.
Thế Tôn đã giảng luận như sau :
“ Ai thấy lý duyên khởi sâu
Người ấy thấy Pháp nhiệm mầu huyền vi,
Ai thấy được Pháp, thì người ấy
Cũng sẽ thấy lý duyên khởi ngay ”.
Do duyên khởi, những pháp này
Là năm thủ uẩn, lời Ngài dạy ra .
Sự tham dục cùng là chấp trước,
Sự tham đắm, xuôi ngược mê say
Trong cả năm thủ uẩn này
Trung Bộ (T. 1)Đại K. 28 : DỤ DẤUCHÂN VOI *MLH –438
Tức là Khổ Tập, như vầy nguyên nhân.
Sự nhiếp phục, trừ dần tham dục,
Sự từ bỏ tham dục sâu dày
Đó chính là Khổ Diệt đây !
Và cho đến mức độ này, bấy nhiêu
Tỷ Kheo làm rất nhiều như vậy .
Chư Hiền phải hiểu, thấy sâu xa ”.
Nghe được bài pháp thuyết ra
Do ngài Sa-Rí-Pút-Ta trình bày
Chư Tỷ Kheo nơi đây hoan hỷ
Tín thọ kỹ lời dạy của ngài
‘Dụ dấu chân voi’ Kinh này
Thực hành nghiêm cẩn, lòng đầy kính tin .
*
* *
( Chấm dứt Kinh số 28 : Đại Kinh VÍ DỤ DẤU CHÂN VOI – MAHÀHATTHIPADOPAMA Sutta )