TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO
TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH
( Majhima Nikàya )
Tập IV
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli
Chuyển thể Thơ :
Giới Lạc MAI LẠC HỒNG tự TUỆ NGHIÊM
( Huynh Trưởng Cấp Tấn - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )
Email : [email protected]
146. Kinh GIÁO GIỚI NANDAKA
( Nandakovàda sutta )
Như vậy, tôi nghe :
Một thời, Đức Thế Tôn Thiện Thệ (1)
An trú tại Xá-Vệ (2) thành này
Sa-Vát-Thí (2) cũng là đây
Kỳ Viên Tinh Xá (3) hôm mai tịnh, hòa
Còn có tên Chê-Ta-Va-Ná (3)
Khu vườn do Trưởng giả tên là
A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka
Tức Cấp-Cô-Độc, thuần hòa tín gia
Mua lại từ Kỳ Đà Thái-tử
Để cúng dường Điều Ngự Phật Đà
Cùng với Tỷ-Kheo Tăng-Già
_______________________________
(1) : Hai trong 10 danh hiệu ( Thập Hiệu ) do người đời tôn xưng
Đức Phật : Thế Tôn ( Bhagavà ) và Thiện Thệ ( Sugato ).
(2) : Thành Xá Vệ tức Savatthi (Thất-La-Phiệt) một trung tâm văn
hóa, thương mại và chính trị quan trọng tại Ấn Độ đương thời .
(3) : Jetavanavihàra : Kỳ Viên hay Kỳ Hoàn Tinh Xá ,do Trưởng
giả Cấp-Cô-Độc ( Anathapindika – tên thật là Sudatta – Tu-Đạt ) mua lại từ khu vườn của Thái Tử Kỳ Đà (Jeta ) gần Thành Xá Vệ (Savatthi ) dâng cho Đức Phật . Tại đây đức Phật đã nhập hạ nhiều lần và nhiều Kinh quan trọng đã được Phật thuyết ra .
Vì Trưởng giả Cấp-Cô-Độc đã dùng vàng lót trên mặt đất để mua cho được khu vườn theo lời thách của Thái Tử Kỳ Đà , nên chùa này còn được gọi là Bố Kim Tự (chùa trải vàng ). Cảm phục tấm lòng nhiệt tâm vì đạo của Trưởng Giả, Thái Tử hoan hỷ cúng toàn bộ cây trái trong vườn đến Phật và Tăng chúng , nên ngôi chùa thường được gọi với danh xưng : Jetavana Anàthapindikàràma
– Kỳ Thọ Cấp-Cô-Độc Viên ( vườn Cấp-Cô-Độc, cây Kỳ Đà ).
Ngày ngày Giáo Pháp tịnh hòa xiển dương.
Như lệ thường, đến thời giáo giới
Của Chư Tăng đối với Chúng Ni.
Ma-Ha Pa-Chá-Pa-Ti (1)
Tức Ni Trưởng Gô-Ta-Mi – ngày rằm
Cùng với khoảng năm trăm Ni-giới
Đồng đi tới trú xứ Thế Tôn
Tất cả đảnh lễ Thế Tôn
Một bên đứng cạnh Thế Tôn, thưa là :
– “ Bạch Phật Đà ! Ngài hãy giáo giới
Cho Tỷ Kheo Ni-giới hiện nay.
Thỉnh Ngài thuyết pháp, giảng bày
Cho Ni-giới chúng con đây phụng hành ”.
Lúc bấy giờ, đã thành thông lệ
Các Trưởng Lão cao đệ, hay là
Các Thượng Tọa – thay phiên mà
Giáo giới Ni Chúng giới hòa đồng tu.
Vị Phích-Khu tên Nan-Đa-Ká (2)
Ý Tôn-giả này không muốn đi
Giáo giới Chúng Tỷ Kheo Ni.
Thế Tôn cho gọi tức thì A-Nan
Hỏi rằng : “ Này A-Nan ! Đã tới
Phiên của ai giáo giới hôm nay
Cho Chúng Tỷ-Kheo-Ni này ”.
– “ Bạch Thế Tôn ! Đúng ra ngày hôm nay
Đến phiên ngài Nan-Đa-Ká ấy
Nhưng vị đấy lại không muốn đi
____________________________
(1) : Đức Bà Mahà Pajapati Gotami, sau khi xuất gia lãnh đạo
Chúng Tỷ Kheo Ni. (2) : Tôn-giả Nandaka.
Giáo giới Chúng Tỷ-Kheo-Ni ”.
Thế Tôn liền bảo thông tri tức thời
Để chuyển lời Ngài gọi Tôn-giả
Nan-Đa-Ká. Vị ấy đến ngay.
Thế Tôn bảo Tôn-giả này :
– “ Này Nan-Đa-Ká ! Đến ngay đạo tràng
Để giáo giới đến hàng Ni Chúng
Hãy giảng dạy Ni Chúng, thuyết ra
Pháp cho Ni-giới thuận hòa ”.
– “ Thưa vâng, bạch đức Phật Đà ! Con đi ”.
Nan-Đa-Ká tức thì vâng lệnh.
Bình minh đến, mang bát đắp y
Đi vào thành Sa-Vát-Thi
Tuần tự khất thực. Sau khi trì bình
Ngài thọ thực. Một mình sau đó
Trở về mà không có ai là
Cùng đi, trực chỉ để qua
Vương Tự – Ra-Chá-Ka-Ra-Ma này. (1)
Ni Chúng tại nơi đây vừa thấy
Tôn-giả ấy đi đến từ xa
Liền sửa soạn chỗ ngồi, và
Chuẩn bị nước rửa chân mà sắp ra.
Tôn-giả Nan-Đa-Ka an tọa
Chỗ ngồi đã soạn sẵn, rửa chân.
Chúng Tỷ-Kheo-Ni nghiêm cần
Đảnh lễ Tôn-giả, ngồi gần một bên.
Vị Tôn-giả liền lên tiếng bảo :
– “ Chư Hiền-tỷ ! Buổi giáo giới này
___________________________
(1) : Vương Tự - Rajakàràma.
Sẽ có luận thuyết thẳng ngay
Bằng những câu hỏi. Những ai biết, thì
Hãy trả lời tức thì : ‘Tôi biết’,
Còn những ai không biết, đáp ngay :
‘Tôi không biết’. Nếu có ai
Ngờ vực, nghi hoặc ở đây, phải cần
Nên hỏi rằng : ‘Thưa ngài, như vậy
Sự việc ấy là như thế nào ?
Ý nghĩa việc ấy ra sao ? ”.
– “ Thưa Tôn-giả ! Cho đến vào hiện nay
Chúng con đây rất là hoan hỷ
Và thỏa mãn với vị giảng-sư
Là Nan-Đa-Ká nghiêm từ
Cho chúng con được hỏi Sư những điều
Mà phần nhiều chúng con chưa rõ ”.
– “ Chư Hiền-tỷ ! Đã có hiểu tường
Mắt là thường hay vô thường ? ”.
– “ Thưa Tôn-giả ! Là vô thường mắt ni ”.
– “ Phàm cái gì vô thường là lạc
Hay nói khác là khổ ở đây ? ”.
– “ Thưa Tôn-giả ! Là khổ đầy ”.
– “ Cái vô thường, khổ, đổi thay tức thời,
Bị biến hoại. Vậy thời khả dĩ
Có hợp lý khi nghĩ ngư vầy :
‘Của tôi’, ‘là tôi’ cái này,
‘Cái này là tự ngã rày của tôi’ ? ”.
– “ Điều này thời không phải như vậy ”.
– “ Các Hiền-tỷ ! Nghĩ lại các phần
Về tai, mũi, lưỡi, ý. thân,
Là vô thường hay mọi phần thường đây ? ”.
– “ Những điều này là vô thường tất ”.
– “ Vô thường thật là khổ hay vui ? ”.
– “ Thưa ngài ! Là khổ, không vui ”.
– “ Cái vô thường, khổ, chẳng vui, biến hoài,
Có hợp lý nếu ai suy nghĩ :
‘Cái này là đích thị của tôi’,
Hay là ‘cái này là tôi’,
‘Nó là tự ngã của tôi’ – nghĩ vầy ? ”.
– “ Không phải vậy, thưa ngài Tôn-giả !
Sao vậy ? Thưa Tôn-giả ! Trước đây
Chúng con đã khéo thấy ngay,
Thấy như chơn với trí đầy chánh chân :
Là vô thường sáu phần nội xứ ”.
– “ Các vị Nữ Hiền-giả ! Lành thay !
Đó chính phải là như vầy.
Như-chơn thấy với trí đầy chánh chân
Của bản thân vị Thánh đệ tử.
Các Hiền-tỷ ! Đã tự hiểu ngay
Sắc thường hay vô thường vầy ?
Thinh, hương, vị, xúc thường hay vô thường ?
Pháp là thường hay vô thường vậy ? ”.
– “ Tôn-giả ! Các điều ấy vô thường ”.
– “ Cái gì gọi là vô thường
Là khổ hay lạc, hiểu tường ra sao ? ”.
– “ Thưa Tôn-giả ! Đáp mau là khổ ”.
– “ Cái gì vô thường, khổ, đổi thay
Chịu sự biến hoại như vầy
Có hợp lý khi quán ngay, nghĩ là :
‘Cái này là của tôi, ‘Tôi đó’,
‘Cái này có tự ngã của tôi’ ? ”.
– “ Thưa Tôn-giả ! Là không rồi !
Vì sao ? Trước, chúng con thời đinh ninh
Với cái nhìn như-chơn, chánh trí :
‘Sáu ngoại xứ này chỉ vô thường ”.
– “ Lành thay ! Các vị hiểu tường,
Chính là như vậy, nhìn thường như-chân
Với chánh trí Thánh nhân đệ tử.
Các Hiền-tỷ ! Hãy thử nghĩ sao
Nhãn thức là thường hay sao ?
Hay vô thường vậy ? Hiểu mau cho tường ”.
– “ Tôn-giả ! Là vô thường nhãn thức ”.
– “ Nếu vô thường, khổ thực hay vui ? ”.
– “ Tôn-giả ! Là khổ, chẳng vui ”.
– “ Nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức vui hay sầu ?
Cùng ý thức vui mau hay khổ ? ”.
– “ Thưa Tôn-giả ! Đều khổ, vô thường ”.
– “ Cái gì mà khổ, vô thường
Chịu sự biến hoại, tang thương phong trần,
Hợp lý chăng khi quán tất tật :
‘Cái này thật của tôi’, ‘Chính tôi’,
‘Nó là tự ngã của tôi’ ? ”.
– “ Thưa không. Vì quá khứ thời, chúng con
Đã khéo thấy như-chơn, chánh trí :
‘Sáu thức thân này chỉ vô thường ”.
– “ Lành thay ! Các vị hiểu tường
Chính là như vậy, nhìn thường như-chân
Với chánh trí Thánh nhân đệ tử.
Này các Nữ Hiền-giả ! Ví như
Ngọn đèn dầu đốt cháy từ
Dầu, bấc, ngọn lửa. Thực hư thế nào
Nếu nói là mặc dầu như vậy
Ánh sáng ấy thường trú, thưòng còn
Trong khi hiểu biết như-chơn
Dầu, bấc, ngọn lửa thuộc cơn vô thường,
Chịu biến hoại. Hiểu thường như vậy
Lời nói ấy có chân chánh không ? ”.
– “ Tôn-giả ! Điều đó là không !
Vì sao ? Nguyên, vật liệu trong đèn dầu
Từ ngọn lửa, bấc, dầu… mọi thứ
Đều vô thường, chịu sự đổi thay,
Còn nói gì ánh sáng này,
Cũng chịu biến hoại, đổi thay, vô thường ”.
– “ Các Hiền-tỷ ! Hiểu tường, đúng vậy
Nếu ai đấy phát biểu như vầy :
‘Vô thường sáu ngoại giới này,
Do duyên sáu ngoại giới này, nên tôi
Có cảm thọ, lạc, rồi khổ thọ,
Bất khổ bất lạc thọ như vầy
Các cảm thọ ấy còn hoài,
Thường hằng, thường trú, không rày đổi thay !’
Các Hiền-tỷ ! Người này nói vậy
Lời nói ấy có chân chánh không ? ”.
– “ Tôn-giả ! Điều đó là không !
Vì sao vậy ? Do duyên trong cái này
Cảm thọ như thế này, cùng với
Như thế này mà khởi lên ngay.
Do diệt các duyên thế này,
Các cảm thọ như thế này, cho nên
Như thế này cũng liền biến diệt ”.
– “ Các Hiền-tỷ ! Quả thiệt lành thay !
Chính phải là đúng như vầy !
Với chánh trí tuệ nhìn rày như-chân
Của các vị Thánh nhân đệ tử.
Này các Nữ Hiền-giả ! Ví vầy :
Có cây to lớn, thẳng ngay
Cành lá, thân, rễ, lõi cây… đều là
Chịu sự vô thường và biến hoại,
Cả bóng cây cũng lại vô thường.
Nếu một người nọ nói cương :
‘Thân, rễ, cành, lõi… vô thường cả đây,
Nhưng bóng mát của cây còn mãi,
Thường còn, thường trú lại thường hằng,
Không chịu biến hoại mọi phần
Lời ấy có phải chánh chân không nào ? ”.
– “ Thưa ngài, không. Vì sao nói vậy ?
Thân cây ấy cao lớn, thẳng ngay
Thân, rễ, cành lá, lõi cây…
Đều vô thường cả, chịu rày biến thiên,
Còn nói gì đến riêng bóng mát
Cũng vô thường, chịu các đổi thay ”.
– “ Các Hiền-tỷ ! Đúng như vầy !
Nếu có ai đó nói ngay một đường :
‘Là vô thường cả sáu nội xứ,
Do duyên sáu ngoại xứ ở đây
Tôi cảm thọ lạc & khổ, hay
Bất khổ bất lạc thọ ngay như vầy.
Cảm thọ này thường còn, thường trú,
Thường hằng, không chịu sự đổi thay’.
Nếu người ấy nói như vầy
Lời ấy là chân chánh hay thế nào ? ”.
– “ Thưa Tôn-giả ! Tào lao, không đúng !
Vì sao vậy ? Vì chúng ở đây
Do duyên cái này, cái này,
Và cảm thọ như thế này, như đây
Khởi lên ngay. Do diệt duyên đó
Các cảm thọ thế này, thế này
Cũng sẽ bị biến diệt ngay ”.
– “ Này các Hiền-tỷ ! Lành thay ! Đúng vầy !
Chính phải là như vầy, đại để
Cái nhìn chánh trí tuệ, như chân
Của Thánh đệ tử nghiêm cần.
Ví như một đồ tể nhân giết bò
Thật thiện xảo, hay do đệ tử
Sau khi tự giết chết con bò
Với con dao sắc bén, to
Người ấy mổ cắt thịt bò thật thông,
Không hư hại phần trong thịt ấy,
Không hư hại phần da bên ngoài.
Rồi cũng với con dao này
Cắt đứt, cắt đoạn mọi dây thịt cần
Và dây gân, dây khớp xương cả.
Sau khi đã cắt tiệt, đứt ra
Người đồ tể đó lột da,
Lại bao trùm cả với da bò này.
Rồi người ấy nói vầy : ‘Bò đó
Nay đã có dính liền với da
Như trước khi đã xảy ra’.
Này các Hiền-tỷ ! Nói ra như vầy
Lời nói này có phải chân chánh ? ”.
– “ Tôn-giả ! Phải nói mạnh là không ”.
Vì sao vậy ? Phải hiểu thông
Con bò bị giết, mổ lòng chia ra
Mà lấy da bao trùm thịt ấy
Rồi nói đấy là con bò nguyên,
Lời ấy quả thật sai liền ”.
– “ Các Hiền-tỷ ! Có căn duyên dụ này
Là để nêu rõ bày ý nghĩa
Ở đây, có ý nghĩa như vầy :
Phần thịt trong đồng nghĩa ngay
Với sáu nội xứ. Da này giống như
Sáu ngoại xứ. Này chư Hiền-tỷ !
Dây thịt, gân, dây chỉ khớp xương
Đồng nghĩa dục hỷ, tham lường.
Con dao sắc bén dùng thường ở đây
Đồng nghĩa ngay với Thánh trí tuệ
Thánh trí tuệ cắt tiệt, đứt ra
Phiền não, nội kiết sử, và
Các nội triền phược trải qua mọi thì.
Các vị ! Bảy giác chi thu thập
Do tu tập, làm sung mãn ngay
Về cả bảy giác chi này.
Tỷ Kheo với sự đoạn ngay tức thì
Các lậu hoặc, chứng tri tự tại
Tự mình, trong hiện tại với hàng
Thượng trí, chứng đạt trú an
Vô lậu tâm giải thoát, đang hướng vào
Tuệ giải thoát. Thế nào là bảy ?
Các vị ! Tỷ Kheo ấy hành trì
Tu tập về ‘niệm giác chi’,
Ly tham y chỉ, viễn ly nương vào
Nương đoạn diệt, hướng vào từ bỏ,
Tu tập có ‘trạch pháp giác chi’,
Tu tập ‘tinh tấn giác chi’,
Tu tập về ‘hỷ giác chi’, sẵn sàng
Tu ‘khinh an giác chi’, ‘định’, ‘xả’,
Nương tựa cả ly tham, viễn ly,
Y chỉ đoạn diệt tức thì,
Hướng đến từ bỏ. Giác chi bảy điều
Tu tập nhiều, làm cho sung mãn
Tỷ Kheo với sự đoạn tận ni
Tất cả lậu hoặc, sau khi
Ngay trong hiện tại, chứng tri tự mình
Với thượng trí, hành trình chứng đạt
Vô lậu tâm giải thoát trú an
Cùng tuệ giải thoát minh quang ”.
Sau khi giáo giới đến hàng Chúng Ni
Nan-Đa-Ka là vì Tôn-giả
Liền bảo cả Tỷ Kheo Chúng Ni :
– “ Các Hiền-tỷ ! Hãy về đi !
Thuận hòa giải tán sau khi nghe rồi ”.
Các Tỷ Kheo Ni nơi giáo giới
Hoan hỷ với buổi giảng tại đây,
Tín thọ lời Tôn-giả này
Đứng dậy đảnh lễ, tâm rày niệm ân,
Hữu nhiễu, thân hướng về Tôn-giả,
Rồi tất cả đi đến Thế Tôn
Sau khi đảnh lễ hết lòng
Đứng qua bên cạnh. Thế Tôn bảo là :
– “ Này Ni Chúng ! Hãy ra đi cả,
Giờ đã đến, Tinh Xá hãy về ”.
Các Tỷ Kheo Ni liền về
Sau khi đảnh lễ trước bề Thế Tôn.
Đức Thế Tôn sau đó liền gọi
Chư Tỷ Kheo rồi nói như vầy :
– “ Hãy nghe, các Tỷ Kheo này !
Ví như ngày Bố-tát đầy trăng trong
Mười bốn, quần chúng không nghi hoặc
Không nghi ngờ rằng mặt trăng đây
Không tròn hay là tròn đầy,
Vì khi ấy mặt trăng đây chưa tròn.
Cũng vậy, Ni Chúng còn chưa thỏa
Với lời Nan-Đa-Ká thuyết minh
Dẫu vẫn hoan hỷ và tin ”.
Rồi Thế Tôn bảo một mình Tỷ Kheo :
– “ Nan-Đa-Ká ! Duyên theo việc ấy
Vào ngày mai, ông hãy nên đi
Giáo giới các Tỷ Kheo Ni
Với bài giáo giới đoạn nghi, tinh cần ”.
– “ Bạch Thế Tôn ! Xin vâng lời dạy ”.
Tôn-giả ấy vào sáng hôm sau
Đắp y mang bát, đi vào
Thành Sa-Vát-Thí, trước sau trì bình.
Ngọ thực xong, một mình đi tới
Để giáo giới Ni Chúng nơi là
Vương Tự – Rá-Chá-Ra-Ma
Chúng Ni các vị liền ra đón chào
Thỉnh ngài vào ngồi chỗ đã soạn,
Chúng Ni đảnh lễ, đoạn ngồi vào
Hai bên Tôn-giả trước sau
Yên lặng thính pháp. Mở đầu nghiêm trang
Tôn-giả Nan-Đa-Ka liền bảo :
– “ Các Hiền-tỷ ! Buổi giáo giới này
Sẽ có luận thuyết thẳng ngay
Bằng những câu hỏi. Những ai biết, thì
Hãy trả lời tức thì : ‘Tôi biết’,
Còn những ai không biết, đáp ngay :
‘Tôi không biết’. Nếu có ai
Ngờ vực, nghi hoặc ở đây, phải cần
Nên hỏi rằng : ‘Thưa ngài, như vậy
Sự việc ấy là như thế nào ?
Ý nghĩa việc ấy ra sao ? ”.
– “ Thưa Tôn-giả ! Cho đến vào hiện nay
Chúng con đây rất là hoan hỷ
Và thỏa mãn với vị giảng-sư
Là Nan-Đa-Ká nghiêm từ
Cho chúng con được hỏi Sư những điều
Mà phần nhiều chúng con chưa rõ ”.
Tiếp sau đó, Tôn-giả ân cần
Nêu những câu hỏi từng phần
Như sự giáo giới ở lần trước đây.
Các Tỷ Kheo Ni này lần lượt
Trả lời ngài sau trước rõ ràng.
Cuối cùng Tôn-giả nói sang
‘Bảy giác chi’ giúp các hàng xuất gia
Do tu tập thật là viên mãn
Với sự đoạn tận lậu-hoặc này,
Tự mình đã chứng tri ngay
Trong hiện tại, thượng trí đầy minh quang
Với thượng trí, trú an chứng đạt
Cùng với tuệ giải thoát tròn đầy.
Chính trong buổi giáo giới này
Như thể trùng tụng đủ đầy pháp chân
Và Ni Chúng tinh cần suy gẫm,
Nên nhuần thấm nghĩa lý siêu minh,
Hoan hỷ tín thọ phụng hành
Sau buổi giáo giới vốn dành Chúng Ni.
Rồi sau đó thời vì Tôn-giả
Liền bảo cả Chúng Tỷ Kheo Ni :
– “ Các Hiền-tỷ ! Hãy về đi !
Thuận hòa giải tán sau khi nghe rồi ”.
Ni Chúng này từ nơi giáo giới
Cùng đi tới trú xứ Phật Đà,
Sau khi đảnh lễ, đứng qua
Một bên Điều Ngự. Phật Đà nói ra :
– “ Này Ni Chúng ! Hãy ra đi cả !
Giờ đã đến, Tinh Xá hãy về ”.
Các Tỷ Kheo Ni liền về
Sau khi đảnh lễ trước bề Thế Tôn.
Đức Thế Tôn sau đó liền gọi
Chư Tỷ Kheo rồi nói như vầy :
– “ Hãy nghe, các Tỷ Kheo này !
Ví như ngày Bố-tát đầy trăng trong
Ngày rằm, quần chúng không nghi hoặc
Không nghi ngờ rằng mặt trăng đây
Không tròn hay là tròn đầy,
Vì ngày rằm mặt trăng đây thật tròn.
Nay Ni Chúng hoàn toàn thỏa mãn
Với lời giảng của Nan-Đa-Ka
Trong năm trăm người kể ra
Tỷ-Kheo-Ni ấy trải qua một chiều
Tất cả đều đạo quả đạt chứng,
Người thấp nhất cũng chứng Thất Lai (1)
Không còn đọa lạc lâu dài
Vô Dư sẽ đạt kiếp nay, hoặc vào
Một hay bảy kiếp sau giải thoát
Đạt Chánh Đẳng Chánh Giác minh quang ”.
Thế Tôn giảng giải rõ ràng
Chúng Tăng tín thọ lời vàng, hân hoan ./-
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ( 3 L )
*
* *
( Chấm dứt Kinh số 146 : GIÁO GIỚI NANDAKA – NANDAKOVÀDA Sutta )
____________________________
(1) : Đạo quả Thinh Văn Tu-Đà-Hoàn ( Sotàpatti ) còn gọi là
Dự-Lưu quả hay Thất Lai quả, vì chỉ còn luân hồi sinh tử
7 lần nữa sẽ đạt được Vô Dư Y Niết Bàn.