Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hai bài thơ của Tuệ Trung Thượng Sĩ

01/10/201015:05(Xem: 13695)
Hai bài thơ của Tuệ Trung Thượng Sĩ
HT Tam Chau-2

HAI BÀI THƠ CỦA TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ 
Thích Tâm Châu dịch và chú thích


ĐỐN TỈNH (Chợt tỉnh) 
Tuệ Trung Thượng Sĩ

頓省 

, 
。 
, 
。 
, 
。 
, 


Đoán tri không, hữu bất tương sa (sai) 
Sinh tử nguyên tòng nhất phái ba. 
Tạc dạ nguyệt minh, kim dạ nguyệt, 
Tân niên hoa phát, cố niên hoa . 
Tam sinh thúc hốt chân phong chúc, 
Cửu giới tuần hoàn thị nghĩ ma. 
Hoặc vấn như hà vi cứu cánh, 
Ma-ha bát-nhã tát-bà-ha

***
Có, không chỉ một mà thôi, 
Tử, sinh đợt sóng chuyển nhồi tạo ra.
Trăng nay, trăng cũng đêm qua,
Hoa cười năm mới cũng hoa năm rồi. 
Ba sinh, đuốc trước gió mồi,
Tuần hoàn chín cõi, kiến ngồi cối xay.
Tới nơi cứu cánh sao đây ?
Siêu nhiên tuệ giác, vẹn đầy “Sa ha”

(Thích Tâm Châu dịch )

Đại ý: Bài thơ này Thượng Sĩ khuyên chúng ta cần phải tỉnh thức mau chóng về sự đối đãi ở đời để đi đến chỗ nhất như. Trong chân thể, có không chỉ là một.Sinh tử do làn sóng vọng động của vọng tâm sinh khởi, hết sóng thì nước yên.Trăng tối qua, trăng tối nay, ánh sáng của nó cũng chỉ là một. Hoa năm cũ , hoa năm mới đều là một thể chất của hoa. Thời gian của quá khứ, hiện tại, vị lai như cầm ngọn đuốc trước gió lùa. Chín cõi của chúng sinh còn bị luân hồi sinh tử, như kiến trên miệng cối xay. Muốn đạt tới giác-ngộ cứu-cánh, cần phải thành-tựu trí-tuệ siêu-việt.

KIẾN GIẢI (Thấy biết) 
Tuệ Trung Thượng Sĩ


見解 

, 
。 
, 


Kiến giải 

Kiến giải trình kiến giải, 
Tự niết mục tác quái. 
Niết mục tác quái liễu, 
Minh minh thường tự tại.



Nơi mình, kiến-giải trình ra,
Đưa tay chà mắt đốm hoa hiện bày.
Lạ lùng, chà mắt, buông tay, 
Tính chân tự-tại rạng ngời thường như.

(Thích Tâm Châu dịch )


----


(Tuệ Trung Thượng Sĩ. Thích Tâm Châu dịch -- in trong Cánh Hoa Tâm . Canada 2001)

Đại ý : Kiến-giải (Darsana) : Ấn Độ gọi là triết học Có nghĩa là sự thấy biết, sự nghiên cứu sâu xa đến căn bản chân lý của sự sự, vật vật. Tức là sự hiểu biết phân biệt chân, giả, đúng, sai, hay, dở đối với sự vật . Đây là một thi kệ, trình bày sự thấy biết của Tuệ Trung Thượng Sĩ. 

 

Tuệ Trung Thượng Sĩ tên thực là Trần Tung, con trai Trần Liễu, anh ruột Trần Quốc Tuấn, và là anh vợ vua Trần Thái Tông là Hoàng Hậu Nguyên-Thánh Thiên-Cảm. Vua Trần Thái Tông phong cho ông tước Ninh Hưng Vương. Khi còn nhỏ, ông đã hâm mộ cửa Phật. Tính tình thanh cao, thuần hậu. Ông tham học nơi thiền sư Tiêu Dao ở Phúc Đường. Ông trực tiếp cầm quân chống quân Nguyên Mông. 

 

Ông làm Tiết Độ sứ ở Thái Bình. Ít lâu sau ông lui về ở ấp Tịnh -bang, lập Dưỡng- Chân -Trang và tiếp tục tham cứu đạo Phật. Vua Trần Thánh Tông thường tham cứu thiền học nơi ông. Nhà vua rất khâm phục, ban cho ông hiệu “Tuệ Trung Thượng Sĩ”.

Bài thi kệ “Kiến-giải”của ông nảy sinh trong trường hợp trai tăng trong Hoàng Cung. Nhân, vua Trần Thánh Tông làm lễ trai tăng, thỉnh các bậc danh tăng và Thượng Sĩ vào cung cúng dường, cầu siêu cho Hoàng Hậu đã mất. Trai tăng xong, nhà vua xin mỗi vị một bài thi-kệ ngắn về kiến giải của mình. Đến lượt Thượng Sĩ, Thượng Sĩ liền viết ngay bài thi kệ này.

Thi kệ này, hàm ý, nói về nghĩa chân và vọng. 

Chân, như thực không thay đổi. Vọng, giả dối, không thực, hay thay đổi. Mắt vẫn sáng, lấy ngón tay ấn vào mắt, mắt hiện ra những hoa đốm trong hư-không. Khi tay không ấn nữa, mắt trở lại sáng như cũ. Đem sự thấy biết của mình trình bày, so sánh với sự thấy biết khác, chỉ là sự thấy biết vọng, chứ không phải chân! Vì còn có sự đối đãi !

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2010(Xem: 11994)
Vâng lời Thầy con đi quét lá Lá vàng rơi lả tả khắp nơi Lá khô rơi như một kiếp con người Giờ phút cuối là về cùng cát bụi
25/09/2010(Xem: 8891)
Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên Cây me ríu rít cặp chim chuyền Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá Thu đến nơi nơi động tiếng huyền
20/09/2010(Xem: 8588)
Tôi về Phước Tích đêm nay Hôn trăng gỗ quí nghe đầy tiếng chim
19/09/2010(Xem: 9913)
Gót tu sĩ bốn phương trời rảo bước Cõi Ta bà, đâu chẳng phải nhà ta Một mình đi với bình bát ca sa, Đói xin ăn, dưới gốc cây nằm ngủ Mùi phú quý mặc tình ai hưởng thú, Bả vinh hoa ta nào có xá gì; Chỉ một lòng cho trọn đạo từ bi Diệt phiền não cõi lòng thường thanh tịnh...
19/09/2010(Xem: 8902)
Sàng tiền minh nguyệt quang Nghi thị địa thượng sương Cử đầu vọng minh nguyệt Đê đầu tư cố hương
19/09/2010(Xem: 9078)
Đứng lên đi em, tiếp tục hành trình... đừng quỵ ngã, Dẫu gai đời đâm rướm máu đôi chân. Những con đường em qua, dẫu mịt mù, mịt mù... gió bụi
19/09/2010(Xem: 16257)
Tự thuở nằm nôi Cha đâu xa vắng Ở quanh con như giọt nắng hiên nhà Ngó trước trông sau vườn rau mướp đắng Giàn cà non vừa trổ nụ hương hoa
19/09/2010(Xem: 17844)
Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt, Toát hơi may lạnh buốt xương khô, Não người thay buổi chiều thu, Ngàn lau nhuốm bạc, lá ngô rụng vàng.
19/09/2010(Xem: 11861)
Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng người Tiếng ai như tiếng lá thu rơi Mười năm mẹ nhỉ, mười năm lẻ Chỉ biết âm thầm thương nhớ thôi
19/09/2010(Xem: 11590)
Hơn nữa thế kỹ, nét mặt của Thầy Vẫn sáng tỏa, không một chút đổi thay Trong gian nan, giữ tâm hồn Bồ Tát! Mượn tiếng đàn gửi theo gió cùng mây.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]