Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

46. Tân Tạo Tượng Phật

12/04/201318:37(Xem: 13434)
46. Tân Tạo Tượng Phật
Tân Tạo Tượng Phật

Sách Tam Quy Chánh Phạm ghi: sau khi Phật diệt độ, dùng khắc, họa, nặn hình tượng Phật để lại cho đời. Đó là tượng Phật còn để lại, về sau vì trụ trì Phật bảo là chỗ dựa hợp lý với niệm tôn kính của ta; tượng ánh vàng sáng chói có thần sắc như sống động. Nếu bị hư hại phải tự tu bổ sửa lại, chỉ e chùa nghèo không thể quyên góp đủ tiền, hoặc có tín chủ phát tâm thành tu sửa cũng không có gì trở ngại. Mong rằng không phải là mệnh lệnh cưỡng bức khiến người không vui, làm cả đôi bên đều chẳng có lợi gì. Lại như ngày nay nghe tăng đúc tượng Phật có hai tội:

Thứ nhất: Mượn cớ đúc tượng làm nhân duyên quyên góp của tín thí cho vào túi riêng là chánh phạm. Kinh Lăng Nghiêm quyển 3 nêu rõ lời dạy: Có tâm trộm là phạm lỗi lầm.

Thứ nhì: Đàn tín bỏ tiền đúc tượng Phật mà vẫn dùng của Tam Bảo cũng phạm tội. Kinh Niết Bàn có nêu rõ: ăn cắp vật của Phật mắc tội thuộc tội thứ hai này. Vì thế phải răn dè cái tệ hại trộm của Tam Bảo này vậy. Ngu tăng chỉ tham thấy lợi trước mắt chứ không sợ quả báo đau khổ về sau; bèn nói tăng là Phật tử. Y thực đều nhờ ánh quang Phật nhưng phóng ý làm dối tự cho là được, thật là đáng thương xót! Đến như tu tạo tuy không nhất nhất cho đầy đủ tướng hảo, nhưng cũng phải giống một phần lớn chẳng để đến độ bị nhầm lẫn. Nay tạo tượng Phật với tướng nhục kế[9], lông trắng giữa chặn mày, chữ vạn ba tướng ấy hoàn toàn mất gốc tướng Phật. Căn cứ 32 tướng tốt của Phật, một tướng nhục kế phải ở ngay đảnh có màu hồng nổi cao nên gọi là vô năng kiến đảnh. Nay đa phần cho ra trước, lại chẳng nổi cao thật là sai lầm. Đến như 2 tướng bạch hào, tướng chữ vạn đều không thấy thợ tạo chi cả. Việc đúc tượng của Tây Tạng, chỉ có nhục kế là đúng pháp, còn chữ vạn làm cho có, đến như tướng bạch hào cũng lại không thấy. Ngoài ra, tượng Phật miền Tây lưng nhỏ làm lệch hơn là đúng pháp; tượng các nước phía Đông lưng thô không phải là tướng Phật. Đây chỉ là mới đề cập một vài nơi có liên quan tới đại thể (việc chung). Vả lại, đề cập việc tu tạo như thế cho người sau có tạo tượng Phật cần nên lưu ý. Nội chỉ một tướng bạch hào thôi mà thợ nặn không biết tô lên một lớp nước châu xương (đỏ) nơi giữa 2 hàng lông mi cũng tạm được, vì xem đây là ngoại lệ. Tướng hảo phải thấy mà sức thợ có thể làm được. Vì thế trích dẫn kinh để hoàn bị điêu khắc đúng pháp gần giống như Phật thật. Phàm đúc tượng Phật quan trọng là trong ngày khai công, trước nên cúng ngọ, đọc sớ đầy đủ để cầu mọi sự tốt đẹp. Sớ rằng:

Từng chiêm ngắm thân sắc vàng tía của Phật là làm mô phạm cho toàn pháp giới. Hiện tướng bạch hào sáng soi rọi khắp cõi Diêm Phù Đề này cảm hóa lòng thành của sự ngưỡng phục, đặc biệt sắc vàng tử kim dùng cho tượng gỗ, tượng đất; chừng biết có 14 trời hạ giới. Thành tâm niệm… (xưng tên người niệm) không gặp đời tượng pháp, thương thân mắc tội báo sâu dày. Tưởng nghĩ bóng từ dung, may nhờ thiện căn làm duyên khởi. Nay cung tựu tại chùa… tạo lập tượng bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, tượng tốt một pho, bên trái tôn giả Ca Diếp, bên phải Ngài A Nan, khiến cho người người ngưỡng vọng để sanh tâm kính lễ, chốn chốn theo gương tạo phước điền lương hảo. Đặc biệt chọn giờ… ngày… tháng này, trước nghĩ tưởng hồng ân; mong xin gia bị. Kể từ hôm nay lập mô hình bắt đầu cho tới ngày tượng hoàn thành viên mãn. Mọi việc rắc rối phức tạp không bị ảnh hưởng; mọi duyên hổ trợ được thuận chiều; nhờ oai thần che chở, công tạo tượng được suốt thông. Đẹp tốt lạ thay nhờ kiệt xuất công phu của tay người thợ khéo không thể sánh ví. Sáng soi các biểu tướng uy nghi, y chánh báo viên thành; trăm ức cõi hàm mông gió hòa mưa thuận, nước thịnh dân an, tín thí gội nhuần ân, tòng lâm hưng thạnh, long thần hộ vệ đời - đạo mong nhờ. Lời bày tỏ bên trên, ngưỡng mong Tam Bảo chứng minh gia hộ. Công trình khởi công tạo tượng Phật văn sớ.

Phật lịch 2550, ngày… tháng… năm… Trụ Trì …. Chí thành dâng sớ.

Nếu sửa tượng Phật cũ, đợi giờ cúng ngọ Phật xong, sau đó người thợ mới che tượng lại và sửa.

Chứng nghĩa ghi rằng: Hầu cạnh bên Phật người đời cho là A Nan, Ca Diếp là theo cách nhìn của thiền tông như Kinh, luật, luận đã đề cập. Người luôn theo hầu Phật thật ra là Xá Lợi Phất, Đại Mục Kiền Liên chứ không phải Ngài Ca Diếp và A Nan. Căn cứ luận Tỳ Bà Sa quyển 135, Ưu Ba Cúc Đa tôn giả tự vì chưa từng thấy dung nghi Phật khiến ma vương hiện hình. Nhờ quán Phật tượng, ma phải phục; tức ma hóa hình làm Phật, bên phải là Xá Lợi Phất, bên trái Đại Mục Kiền Liên. Con ma này bèn thân tới gặp Phật, điều này đủ để trưng ra bằng chứng vậy. Nhưng theo thiền tông, người hầu Phật là Ca Diếp và A Nan tôn giả. Giảng giải người hầu Phật là Xá Lợi Phất và Đại Mục Kiền Liên tôn giả, nhưng Luật tông suy luận phải là Ưu Bà Ly và Đại Ca Diếp tôn giả. Tùy theo các nhà lập phái chủ trương mà tạo tượng thích hợp. Theo lý cũng đúng thôi, vì pháp không nhất định vậy. Công đức tôn tạo Phật tượng như Kinh Pháp Hoa ghi rõ: nếu người nào vì Phật, tạo lập các hình tượng, điêu khắc các biểu tướng Phật đều sẽ thành Phật. Hoặc dùng 7 món báu tạo (hoặc), sắt gỗ và bùn đất, hoặc dùng vải sơn dầu vẽ tranh hình Phật v.v... những người như thế đều sẽ thành Phật đạo.

Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Hiền Thủ ghi rằng: Phật lại phóng quang gọi là Hoan hỷ, ánh sáng làm cho hết thảy chúng sanh giác ngộ, khiến cho họ yêu quí Phật, Bồ Tát mà phát tâm Bồ Đề nguyện chứng đạo vô thượng. Tạo lập tượng Như Lai đại bi, các tướng tốt trang nghiêm ngồi trên tòa sen, luôn hoan hỷ đủ công đức cao đẹp, vì thế nên đạt được ánh quang minh này. Đầy đủ như các Kinh Lâu Các chánh pháp, Kinh Cam Lồ cổ và Kinh Công Đức tạo tượng v.v… đều có nói thân Phật đủ 32 tướng tốt.

Kinh Phật thuyết bá phước Đại Thừa ghi rõ 32 tướng như:

1. Bàn chân bên dưới bằng phẳng,

2. Tay chân có màng thiên bức luân (như chân ngỗng),

3. Các ngón tay, ngón chân thon dài,

4. Tay chân đều mềm mại,

5. Gót chân đầy đặn,

6. Bàn tay, bàn chân ngón bao lớp màng mỏng,

7. Mu bàn chân cao bằng phẳng,

8. Bước dài như nai chúa,

9. Đứng thẳng cân đối, tay thả xuống quá gối,

10. Âm tàng ẩn kín,

11. Thân cao lớn như cây Ni Câu Đà,

12. Mỗi lỗ chân lông chỉ một lông mọc,

13. Trên lông ngã theo một chiều sắc xanh mềm mại rợp về bên phải,

14. Thân sắc vi diệu hơn cả vàng cõi Diêm Phù,

15. Thân sáng tỏ một trượng ,

16. Da láng mịn trơn không dính bụi,

17. Hai vai tròn trịa,

18. Thân to lớn nghiêm oai,

19. Ngực như sư tử chúa,

20. Hai nách dưới đầy đặn,

21. Răng trắng lớn 2

2. Có 42 răng

23. Răng trắng khít đều mà chân sâu,

24. Bảy chỗ đầy đủ (thất khiếu),

25. Trán vuông như sư tử chúa,

26. Trong cổ được chất thượng vị (nước miếng thơm),

27. Lưỡi mềm nhuyễn có thể che tới mặt đến mí tóc,

28. Giọng trầm sâu như chim Ca Lăng Già,

29. Mắt như hoa Ưu Bát La,

30. Tròng mắt như trâu chúa,

31. Giữa 2 hàng lông mày có sợi lông trắng màu như tuyết bạch,

32. Trên đầu có nhục kế (cục thịt mô lên như búi tóc).

Và lại có 80 vẻ đẹp tùy hình: bắt đầu từ nhục kế cao lộ lên tướng vô kiến đảnh cho đến tóc dài không rối, bên phải trở lại xanh cam. Ngoài ra 80 vẻ đẹp như Kinh tả rõ, ở đây không ghi ra hết, cộng lại gồm có 192 tướng. Nếu tạo hình tượng Phật do mục đích thủ lợi thì phạm tội như Kinh Lăng Nghiêm phần 3 quyết định khuyến giáo giới rõ ràng. Kinh ghi rằng: 6 đường chúng sanh mà có tâm không trộm cắp thì không theo dòng sanh tử. Tâm tham không trừ đọa trong sanh tử không có kỳ ra khỏi. Ta dạy các Thầy Tỳ Kheo đi tới các miền để khất thực làm cho mình bỏ tâm tham chứng đạo Bồ Đề. Này các Tỳ Kheo: không nên ăn đồ chín mà tàn sát sanh mạng, qua lại 3 cõi chỉ một lần, đi rồi không trở lại nữa. Nếu bọn tặc mượn y phục ta giả dạng thì sao? Buôn thần bán Phật, tạo vô số nghiệp mà nói Phật pháp; phỉ báng xuất gia có đủ trong Tỳ Kheo, là hạng Tiểu Thừa. Do vậy vô số chúng sanh nghi ngờ đọa vào địa ngục vô gián (tra tấn liên tục không hề gián đoạn).

Tạo hình Phật để thủ lợi cũng phạm tội như Kinh Niết Bàn quyển sau phần trên ghi rằng: nếu sau Phật tịch diệt, kẻ thật tín tâm làm việc bố thí nên tạo hình tượng Phật và y Phật, dùng 7 báu, phan lọng, nhang dầu, hoa quí để cúng dường Phật. Trừ cúng dường Phật, không được dùng việc khác, dùng vào việc khác ắt phạm tội trộm cắp đồ của Phật. Ôi, cúng dường Phật mà còn chẳng xử dụng vào việc khác, huống gì tiền bạc đúc tượng Phật, đâu có thể đem dùng vào việc khác sao? Nhân quả rõ ràng việc thăng trầm đọa lạc đều do đây mà chuốt lấy.

Tạo hình tượng Phật hoàn thành viên mãn nên chọn ngày khai quang. Đúng ngày khai quang, đốt hương đèn và các đồ cúng trang nghiêm, với 6 món đồ diệu cúng đều bày biện đầy đủ. Trước mời những người đúc tượng, điểm đèn quang minh. Chư tăng và trai chủ đảnh lễ Tam Bảo, trai chủ quỳ dâng hương, đại chúng tán lư hương xong, Duy Na xướng lớn: Nam Mô Thích Ca Như Lai (đại chúng hòa theo) liên tọa giáng lâm. Các danh hiệu Phật, Bồ Tát khác cũng xướng như vậy. Đại Ca Diếp tôn giả, A Nan Đà tôn giả (đại chúng hòa theo), Bồ bặt liên tọa chứng minh, xong chúng cùng tụng bài kệ:

Diện Phật sáng ngời như trăng sáng

Như mặt trời chiếu diệu thế gian

Sáng chiếu soi tỏ khắp mười phương

Hỷ xả từ bi đều sẵn sàng

Như ở hội này tạo Phật tòa

Hết thảy như thế trong trần gian

Phật thân không khứ cũng không lai

Bao nhiêu quốc độ thảy hiện ra.

Điểm chuông trống 1 hồi 3 tiếng, Duy Na đọc văn khai quang như sau:

Từng nghe rằng, mắt sáng rỡ thân vàng tía hiện thân 48 diệu tướng, lông trắng giữa chặn mày, tướng chữ vạn phóng ra trăm ức tia sáng, tin điềm lành ứng hiện ở ngay lúc này thật là mở đường vận thông. Lại nguyện: … và chúng con, mong khát khao được giáo pháp Thế Tôn diệu dụng thanh tịnh. Ngưỡng mong đức đại từ khai ngộ nơi tượng báo ở kim thân quang tụ, đã trộn hòa đất vàng để hoàn thành bảo tướng. Hôm nay chọn được ngày tốt khai quang điểm nhãn. Lại nguyện Phật hiện tướng chân thật, phóng vô lượng ánh quang uy nghi đài sen, làm nhân cho quần sanh đê đầu kính lễ . Rực rỡ ánh sáng kim thân chỉ cho đệ tử chúng con cung chiêm lời dạy. Quy y Phật dứt sạch 3 đường ác, vâng theo lời dạy mà siêu lên 9 phẩm sen vàng.

Nhất tâm chí thành phụng thỉnh; chúng hòa: hương hoa đăng phụng thỉnh. Đệ tử … (tên Trụ Trì) chúng con nhất tâm phụng thỉnh.

Nam Mô Ta Bà giáo chủ bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, trăm ngàn ức hóa thân Thích Ca Mâu Ni Phật (những vị Phật, Bồ Tát khác tùy thay đổi). Mong nguyện chẳng trái bổn thệ, thương xót hữu tình phân thân hiện hình ở trên đài sen. Thỉnh 3 lần xá 3 xá. Duy Na và sám chủ đều vận tâm thành thỉnh Phật Thích Ca theo lời thỉnh mà đến, nghiễm nhiên đã ngồi trên đài bảo liên. Trai chủ niệm hương, đại chúng đọc cúng bài kệ như sau:

Tròn đầy cõi pháp giới Phật thân

Hiện ra trước mắt mỗi chúng sanh

Tùy duyên ứng hiện khắp tướng không đồng

Nhưng luôn ngồi tòa Bồ Đề này.

Án chiên mộ già, Bát đầu ma, tốn nã lệ, đà la đà la nể, mạn nỗ lệ hồng (3 lần).

Xong hồi trống 1 hồi 3 tiếng. Duy Na lại tuyên dương Đại Ca Diếp tôn giả, văn khai quang như sau:

Từng nghe rằng, tánh linh trôi nổi nương gá, thiên thu nghĩ khó tròn huệ mạng. Một phái diễn nối dõi mạch người của Long Hoa, phụng vì Tây Thiên Sơ Tổ Ca Diếp tôn giả; tại hội Linh Sơn ngộ tâm ấn niêm hoa trước tháp đa tử; đón gió mát linh reo, làm tiêu biểu cho cổ kim truyền đăng, mở suối nguồn truyền pháp khắp Đông Tây; y bát lưu lại đượm nhuần chốn nhơn thiên ngưỡng phục. Lại nghĩ: chúng con (thay đổi) chìm đắm mê mờ nhiều đời nhiều kiếp, chớ nên thấy từ nhan mà mĩm cười; vội yêu kính dung thánh. Đặc biệt giống tôn tượng của Đại Ẩm Quang (Ca Diếp) kính chọn ngày lành khai quang điểm nhãn. Lại nguyện: ánh sáng vàng kim rải khắp pháp giới làm cho rực rỡ, tâm từ mở rộng ân che chở muôn loại quần sanh, khiến Tổ đạo được quang huy làm cho chánh pháp trụ lâu dài. Duy Na thỉnh: một lòng phụng thỉnh, đốt nhang thỉnh, đệ tử… (tên Trụ Trì), chúng hòa theo: một lòng phụng thỉnh…

Nam Mô đầu đà đệ nhất, niêm hoa ngộ chỉ thiền tông Sơ Tổ Đại Ca Diếp tôn giả. Xin nguyện chẳng trái bổn thệ, thương xót hữu tình, phân thân hiện tướng vào ngồi liên tọa nơi đây.

Nam Mô thiền tông Sơ Tổ Ma Ha Ca Diếp đại tôn giả, mong nguyện Ngài theo Phật quang lâm đến đây thọ bổ tòa cúng dường này. Án chiên mộ già, Bát đầu ma, tôn nã lê, đà la đà la nể, mạn nổ lệ hồng.

Tiếp tục Duy Na đọc văn khai quang tượng Ngài A Nan.

Chứng nghĩa ghi rằng: tiếng Phạn là Đại Ca Diếp, Trung Hoa dịch là Đại Ẩm Quang. Trong số đệ tử Phật có thập lực Ca Diếp, Ưu Lầu Tần Loa Ca Diếp cùng họ nên phải thêm chữ Đại để phân biệt với các vị khác. Gọi Tất Bát La ,Tàu dịch là cây Bồ Đề, cha mẹ cầu thọ thần mà sanh Ngài nên theo cây đặt tên; người nước La Duyệt Kỳ thuộc thành Vương Xá. Cha là Ca Tỳ La mà đương thời xưng là đại phú trưởng giả. Ca Diếp nhân trong khi cùng với một người đàn bà nghèo khổ đồng tạo tượng Phật Tỳ Bà Thi cúng dường và họ thề cùng nhau thường làm vợ chồng. Thân sắc vàng thật lấy thật, thân Ca Diếp có sắc vàng đủ 30 tướng. Người phụ nữ kia cũng được kết quả thân sắc vàng như vầy. Tuy là chồng vợ nhưng tỏ rõ không có oan trái, sau xuất gia được gặp Phật, nghe pháp liền đạt vô lậu (dứt hết phiền não), Ngài sống lâu đến 130 tuổi. Người phụ nữ kia cũng chứng 4 thánh quả. Ca Diếp tu hạnh khất thực, thực hành đầu đà cho tới lúc tuổi già không thôi bỏ. Phật dạy:

- Ông lúc về già các căn suy nhược có thể bỏ khất thực và nhận y cúng dường.

Ca Diếp đáp:

- Con phải suốt đời tu hạnh đầu đà

Phật bảo:

- Lành thay! Nếu Ca Diếp hành đầu đà mà thực hành suốt đời, pháp Ta hẳn trụ lâu dài. Nơi hội Pháp Hoa Phật thọ ký cho trong đời vị lai được thành Phật hiệu là Quang Minh Như Lai.

Đến hội thuyết Kinh Niết Bàn, Phật bảo các Tỳ Kheo rằng:

- Ta nay có chánh pháp vô thượng đem phú chúc cho Ca Diếp, vì các ngươi làm đại y chỉ.

Sau khi Phật diệt độ, có cuộc kết tập tam tạng Kinh điển tại thành Vương Xá để hoằng dương chánh pháp, và đến 20 năm sau mới đem giáo pháp phó chúc cho A Nan. Ca Diếp nhận phó chúc tới núi Kê Túc (Trung Hoa) nhập định an trú, đợi Phật Di Lặc xuất thế; giao phó pháp y xong mới nhập diệt bằng nổi hỏa thiêu thân.

Văn khai quang tượng A Nan như sau:

Từng nghe rằng: Ngài là Khánh Hỷ, xưa được di huấn Của Ẩm Kỳ Đồ, thân nghe pháp tạng, đón nhận phó chúc tại hội Linh Sơn, cung kính A Nan Đà tôn giả qua công lao kết tập, quán diệu nghĩa nơi thiên hoa. Ngài trí huệ đa văn, truyền một giọt nước khác đồ chứa, cảm túc duyên cân bình. Nhận tâm ấn nơi sư huynh Ca Diếp, lần theo giáo pháp, thích ngắm vóc thanh như bạc, khát ngưỡng dung nghi. Đặc biệt tôn tượng thiếp vàng hoàn tất, chọn lựa ngày lành khai quang điểm nhãn. Ngưỡng mong bậc Thánh sư dũ lòng cảm cách.

Lại nguyện: đèn huệ sáng soi bằng vô lượng ánh sáng của mặt trời mặt trăng; sữa pháp mênh mông như mạch nguồn của sông ngòi lưu chuyển. Cháu con không ngừng nghỉ, Tổ đạo vững trường tồn.

Hương hoa thỉnh, hương hoa thỉnh. Đại chúng hòa: nhứt tâm phụng thỉnh.

Nam Mô đa văn đệ nhất thị giả Phật, Tổ thứ nhì của Thiền tông, A Nan Đà tôn giả. Ngưỡng mong không trái bổn thệ, thương xót hữu tình phân thân hiện tướng đến ngự nơi liên tòa này. Ba lần thỉnh xong xá 3 xá. Duy Na niệm tưởng A Nan tôn giả theo lời thỉnh mà đến nghiễm nhiên ngồi trên tòa bảo liên. Đại chúng tụng kệ dâng hiến tòa:

Nam Mô Thiền tông đệ nhị Tổ, kết tập tam tạng A Nan tôn giả, mong Ngài theo Phật quang lâm thọ bửu toà cúng dường này.

Án chiên mộ già, bát đầu ma, tôn nã lê, đà la đà la nể, mạn nổ lệ hồng (3 lần).

Chứng nghĩa ghi rằng: tiếng Phạn là A Nan Đà, Trung Hoa phiên âm là Khánh Hỷ. Vì sanh nhằm ngày Phật thành đạo khiến tâm Vua hoan hỷ, toàn quốc hân hoan nên đặt tên là Khánh Hỷ. Là em chú bác của Phật. Con Bạch Phạn Vương, là em ruột Điều Đạt. A Nan mặt đầy đặn như trăng rằm, mắt như sen xanh, năm 8 tuổi xuất gia, 13 tuổi thị giả Phật, là đa văn số một. Nơi hội thuyết Kinh Pháp Hoa được Phật thọ ký cho A Nan trong đời vị lai thành Phật hiệu là Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương Như Lai. Phật lại bảo chư Bồ Tát rằng: Ta cùng A Nan thời Phật Không Vương cùng lúc phát tâm Bồ Đề. A Nan thường ưa thích đa văn, còn Ta luôn tinh tấn, do đó Ta được chứng quả Bồ Đề, còn A Nan hộ trì pháp Ta, cũng hộ trì giáo pháp chư Phật trong tương lai nữa. Đến hội Niết Bàn, Phật khen ngợi A Nan có 8 công đức khó thể nghĩ bàn và những việc thù thắng khác. Lúc A Nan gặp nạn Ma Đăng Già, Phật sắc lịnh cho Văn Thù đem chú hàng ma đưa A Nan về với Tăng đoàn. Theo như Kinh Đại Bát Niết Bàn, sau khi Phật diệt độ, Ngài Đại Ca Diếp kết tập pháp tạng, đưa A Nan lên ngồi tòa sư tử trùng tuyên lại các Kinh. Ca Diếp lúc sắp nhập diệt đem pháp giao phó cho A Nan gìn giữ. A Nan đi khắp nơi giáo hóa 20 năm, thường đến ngoài thành Vương Xá nơi tinh xá Trúc Lâm, nghe các Tỳ Kheo tụng kệ rằng:

Nếu người sống trăm tuổi

Chẳng thấy nước mưa cạn

Không bằng sống một ngày

Mà được thấy nước tràn…

A Nan thương cảm nói rằng, đây không phải kệ của Phật nên nói, nên tiếp theo:

Nếu người sống trăm tuổi

Chẳng hiểu pháp sanh diệt

Không bằng sống một ngày

Mà hiểu được pháp này.

Có vị Tỳ Kheo hướng về các Sư thuyết, Sư nói: A Nan cổ lổ, nói không ai tin được. A Nan sau khi nghe Tỳ Kheo kia nói thế, do đọc bài kệ trước liền tự nghĩ: Nay các tỳ kheo không nhận lời dạy, tôi ở đời vô ích nên nhập Niết Bàn là hơn. A Nan liền đến cung Vua cáo biệt nhà Vua, từ giả Vua ra đi. Vua cho người đuổi theo tới sông Hằng, A Nan lên thuyền ra giữa dòng, họ cúi đầu bạch rằng: “Ba cõi cần đèn sáng mong Sư đừng nhập Niết Bàn”. Lúc bấy giờ tại Tuyết Sơn có 500 tiên nhơn quán xem thấy A Nan muốn nhập Niết Bàn, liền phi không mà đến cầu xin xuất gia. A Nan dùng thần lực biến sông Hằng thành đất vàng, vì nhóm Mạt Điền Địa và các tiên nhơn mà thuyết pháp được chứng đạt quả A La Hán. Lúc ấy Mạt Điền Địa muốn nhập Niết Bàn trước, A Nan phó chúc rằng: “Phật thọ ký cho ông phải tới nước Kế Tân kiến lập Phật Pháp; nên xua tan ý định nhập diệt, chờ đủ thời gian hẳn nhập diệt.” A Nan phi thân lên hư không biến hóa 18 pháp thông đi như gió với Phấn Tấn tam muội phân thân làm 4 phần: một phần cùng với Thích Đề Hoàn Nhân[10], một phần cùng với Bà Già Long Vương, một phần với Tỳ Xá Ly tử và một phần cùng Vua A Xà Thế. Bốn nơi tại mỗi nơi đều khởi sự xây tháp cúng dường xá lợi.

Duy Na bạch rằng:

Trở lên phụng thỉnh bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, nhị vị đại tôn giả Ca Diếp, A Nan. (Ngoài chư Phật, Bồ Tát khác tùy nghi thay đổi), dùng thiên nhãn xa thấy, thiên nhỉ nghe rõ, tha tâm ắt biết, thân thông suốt tự tại. Nhất niệm hay cảm hiển nhiên Thánh ứng, thay tụng mật ngôn bao dung thấm rộng. Phật Như Lai có chân ngôn phụng thỉnh ân cần nên trì tụng như sau:

Nam mô tam mãn đa mẫu đà nẫm. Án ô tá bát la đế, hạ đa đế, tát phược đác đa nghiệt đa, cu xá mạo địa. Án sa lý giả một lý, bố la ca dã tát ha.

Duy Na lắc linh tụng chậm rải 3 lần, nghĩ tưởng một vị tôn giả, hai vị tôn giả ngồi trên liên tòa có ánh sáng giao thoa và bạch rằng: mong nhân bí mật sáng soi hào quang, trai chủ cùng đại chúng lạy 3 lạy. Tụng chú Kiết Tường an vị Thánh tượng.

Đảnh lễ Thế Tôn không ai trên, Ca Diếp, A Nan dũ lòng từ, con nay y giáo an Thánh vị. Nguyện đức Từ Bi xót thương nạp thọ, Ca Diếp Như Lai đủ đại bi, trong các điềm lành kiết tường tối cao thượng, xin Phật hằng đến nhập điện này, vì thế nơi đây rất an lành.

Câu Na Mâu Ni thấy rõ ràng, trong các điềm lành kiết tường tối cao thượng, Phật Ngài hằng đến nhập điện này, vì thế nơi đây rất an lành.

Ca La Cưu Đà như núi vàng, trong các điềm lành kiết tường tối cao thượng, Phật Ngài hằng đến nhập điện này, vì thế nơi đây rất an lành.

Tỳ Xá Phù Phật sạch ba cấu, trong các điềm lành kiết tường tối cao thượng, Phật Ngài hằng đến nhập điện này, vì thế nơi đây rất an lành.

Thi Khí Như Lai lìa phân biệt, trong các điềm lành kiết tường tối cao thượng, Phật Ngài hằng đến nhập điện này, vì thế nơi đây rất an lành.

Tỳ Bà Thi Phật như trăng rằm, trong các điềm lành kiết tường tối cao thượng, Phật Ngài hằng đến nhập điện này, vì thế nơi đây rất an lành.

Phất Sa Minh đạt đệ nhứt nghĩa, trong các điềm lành kiết tường tối cao thượng, Phật Ngài hằng đến nhập điện này, vì thế nơi đây rất an lành.

Đề Xá Như Lai luận vô ngại, trong các điềm lành kiết tường tối cao thượng, Phật Ngài hằng đến nhập điện này, vì thế nơi đây rất an lành.

Ba Đầu Ma Phật sạch vô cấu, trong các điềm lành kiết tường tối cao thượng, Phật Ngài hằng đến nhập điện này, vì thế nơi đây rất an lành.

Nhiên Đăng Như Lai quang minh rực rỡ, trong các điềm lành kiết tường tối cao thượng, Phật Ngài hằng đến nhập điện này, vì thế nơi đây rất an lành.

Tụng kệ xưng tán 10 vị Phật xong, tiếp cúng ngọ. Xem nghi cúng Phật đầy đủ có nơi Thiền môn nhựt tụng nên ở đây không ghi hết.

Phần phụ: Đọc văn sớ như sau:

Từng nghe rằng: Phật ứng hiện thân tùy chúng sanh mà kết duyên hoan hỷ; diệu tướng đoan nghiêm hằng bất động mà thăng điện quang minh, lúc ấy có 14 trời hạ giới v.v…

Nhiếp niệm: tên… vào ngày… phát tâm thành tạo tượng Thích Ca Như Lai, Ca Diếp, A Nan, 3 bức Thánh tượng. (các tượng Phật, Bồ Tát khác tùy đó thay đổi). Nay vào ngày … đã thành tựu, tuân thừa quy tắc của chư Thánh, không như lăng tẩm đời thường phi ánh sáng bị che bởi cây đạo thọ, nghiễm nhiên thiền tọa tại Kỳ Viên cho người duyên phước quy y; hăm hở thắng lướt mong lựa chọn giờ… ngày … tháng này an vị tòa sen viên thành pháp tướng. (Nếu tụng kinh bái sám nên tiếp vào đây). Nguyện đem công đức này, cẩn xin hồi hướng.

Lại nguyện: bảo tọa phân thân, ứng cơ độ khắp quần sanh hiện tướng bạch hào rộng mở nhân duyên cõi pháp giới. Xin cúi đầu chắp tay cung kính gieo căn lành. Như tâm niệm miệng xưng đều gội nhuần ân phước huệ, cầu chúc nước nhà ổn cố, đạo pháp hưng long, tòng lâm yên tịnh; lớp lớp đệ tử hiền thánh tới lui, chúng tăng hòa hợp, luôn luôn xứng đáng là con của bậc long tượng. Bên trên văn sớ cung thỉnh Tam Bảo chứng minh, tạo tượng viên mãn, sớ văn khai quang.

Đọc sớ xong, tụng Tiêu Tai Kiết Tường chú, đốt sớ, trai chủ châm trà, đảnh lễ, tiếp đại chúng cùng đọc kệ chú này:

Án Sa ma la, sa ma la, di ma nẳng, tư cáp la ma, tư cáp la hồng (3 lần).

Nguyện ngày an lành, đêm an lành,

Ngày đêm 6 thời thường an lành,

Hết thảy các thời đều an lành,

Nguyện các thượng sư thương nhiếp thọ,

Nguyện ngày an lành, đêm an lành,

ngày đêm 6 thời thường an lành,

hết thảy các thời đều an lành,

nguyện chư Tam Bảo thường nhiếp thọ.

Nguyện ngày an lành, đêm an lành, ngày đêm 6 thời thường an lành, hết thảy các thời đều an lành, nguyện chư Hộ pháp thường ủng hộ.

Tiếp theo tụng Bát Nhã, sám văn, hồi hướng, phục nguyện, 3 tự quy y.

Ngoài ra, như tạo tượng Dược Sư, Di Đà, Văn Thù, Phổ Hiền v.v.. các thánh tượng khác lúc khởi công tạc tượng, khai quang, các nghi đều giống nhau, chỉ khéo đổi văn kệ mà thôi. Kinh Hoa Nghiêm 10 Phật kiết tường kệ, chỉ liên quan tới Phật mới dùng; lập điện Phật, lễ gác đòn dông, lễ khánh thành cũng có thể dùng được. Tới ngày lễ, niệm Phật Thích Ca hoặc Phật khác hay Bồ Tát tùy theo tượng tạo mà đổi xưng cho thích hợp.

Chứng nghĩa ghi rằng: kệ kiết tường trích Kinh Hoa Nghiêm quyển thứ 16, liên hệ đức Thế Tôn lần đầu tiên thăng lên đỉnh núi Tu Di, Vua trời Đế Thích trải tòa ngồi cho Phật và thỉnh Phật an tọa; xong liền tụng bài kệ 10 Phật Kiết Tường này. Nay lễ khai quang cũng tụng bài kệ đó để an vị tôn tượng Phật, vì tiêu biểu biểu tướng tượng Phật mới hoàn thành. Đức Phật lúc giáng sanh cũng như thiên chủ thỉnh Phật an tọa, là biểu tượng việc an lành này, để dứt trừ những việc bất tường.

Lại căn cứ theo Kinh Hoa Nghiêm, Phật lên các cõi trời Dạ Ma, Đâu Suất, những vị thiên chủ ở đó thỉnh Phật vào tòa ngồi, trước cũng tụng kệ thập Phật Kiết Tường này, huống gì người đời đâu há lơ là ư? Theo ý tôi (người chứng nghĩa), phàm tạo tượng Phật mới hoặc xây chánh điện nên in bài kệ 10 Phật Kiết Tường này nhiều bản để tại điện Phật, nhờ Kinh này nói để ngăn ngừa được người tin tà, do người đời tạo với ý như tin tử vi, giờ hoàng đạo…
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]