- 1.1 Lời Tự Trần
- 1.2 Lời Tựa Đầu Tiên
- 1.3 Nguyên Tựa Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.4 Tựa Khắc In Lại Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.5 Lời Bạt
- 1.6 Thanh Quy Thiền Môn
- 1.7 Tán
- 1.8 Thanh Quy Tòng Lâm Nguyên Nghĩa Của Tổ Bách Trượng
- Quyển 01: Chúc Diên – Chúc Quốc Vương
- Quyển 02: Báo Ân
- Quyển 03: Báo Đáp Nguồn Gốc
- Quyển 04: Ân Đức Tổ Sư
- Quyển 05: Trụ Trì
- Quyển 06: Hai Dãy Đông Tây Lang
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Thượng
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Hạ
- Quyển 08: Tuổi Đạo
- Quyển 09: Những Đồ Pháp Khí, Hiệu Lệnh
Đấu Giá Đồ Vật
Sau lễ nhập tháp, tại nhà kho, phòng hội, 2 dãy liêu chúng ban chức sự, Giám Viện, Duy Na, Tri Khách, Trị Nhựt, Thủ Khố, đồ tắm giặt, y bát v.v… đồ dùng của người mất. Trừ khi có dặn dò đem tặng cho người nào. Mời Giám Viện, Duy Na đem mỗi món đấu giá, chiếu theo thời giá bớt 7%, Thư Ký ghi vào sổ sách, Tri Khách biên số, Trị Nhựt kiểm lại; liệu để lại một vài món tạ công khó người chăm sóc bịnh. Phàm y cụ, mùng mền v.v... có 4 góc nên để vào của thường trụ. Ngoài ra, đem viết số hiệu, số mấy, món gì… giá bao nhiêu chẳng hạn buộc vào trên món đồ chính, định giá đầy đủ chi tiết. Nếu là vị khác, phải bạch Trụ Trì biết. Duy Na bạch rằng:
Mây bay tan mà ảnh không còn
Đèn tắt lịm nên sáng tự mất
Lưu y làm biểu tượng để tin
Qui cách khéo liệt Tổ phải gìn
Dùng pháp phá dứt sạch xan tham
Vâng mệnh trên làm gương quy phạm.
Hôm nay xướng đấu giá dùng theo giá bất thường, ngưỡng mong đại chúng niệm Thanh Tịnh pháp thân Tỳ Lô Giá Na Phật. Nam Mô Tỳ Lô Giá Na Phật (108 hiệu) xong, hồi khánh chấm dứt.
Lại bạch rằng:
Hôm nay bạch đại chúng, đấu pháp y theo giá thường định; cũ mới, dài ngắn mời quý vị nên đấu theo món đồ giá biểu. Mỗi món có số ghi rõ, sau khi nghe tiếng khánh dứt là ngã giá không kéo lui lại nữa.
Bạch xong, Giám Viện cầm món đồ giơ lên đấu giá từng món một. Duy Na gõ dứt một hồi khánh, là món đó đấu xong. Thư Ký ghi số, món gì, thâu tiền. Tri Khách, Trị Nhựt đối chiếu lại, hoặc cùng lúc tiền và vật giao 2 món, phó Trụ Trì so lại đúng rồi nhận tiền. Tri Khách đưa đồ cho khách. Hoặc hẹn ngày tới kho lấy đồ và giao tiền. Phàm quần áo nên ủi thẳng nếp, định giá tiền; trường hợp Thầy viên tịch có để lại tiền bạc cũng ghi vào sổ lưu. Nếu tài chánh dồi dào, chia thành 3 phần: 1 phần lo việc tang lễ các thứ, kể cả hương đèn, hoa quả…, một phần cho vào quỹ Tam Bảo và một phần cúng dường công đức chư tăng dự tang lễ. Nếu người mất thanh đạm, nghèo, phải lấy quỹ Tam Bảo lo tang lễ. Các Thầy cũng phải thông cảm trường hợp này.
Đấu giá xong, niệm Phật, hồi hướng. Duy Na bạch rằng:
Trở lên công đức tụng Kinh, đấu giá, phụng vì kỳ nguyện Hòa Thượng tân viên tịch thượng A hạ B được thập phần viên mãn. Ngưỡng mong thập phương thường trụ chư Phật, Thánh hiền chứng minh tiếp độ giác linh cao đăng Phật quốc. Nam Mô A Di Đà Phật.
Chứng nghĩa ghi rằng: Việc đấu giá có thể vì thấy rõ đạo tâm của người mất. Đạo tâm mới quan trọng, của cải tự xem nhẹ; người xem của cải nặng, hẳn coi đạo tâm mỏng cạn, đó là điều hiển nhiên vậy. Ngu Am Chích Cổ ghi rằng: xưa có một vị tôn túc mà hàng hậu bối trong tông môn đều kính trọng. Vào cuối đời bị chỉ định trụ trì một ngôi tự viện; chính vì được Vua ban ẩn thưởng trọng hậu. Lúc lâm chung nhà vua rất tiếc thương ban cấp tiền lo lễ tang. Quần thần tâu, tiền của vị tăng quá giàu nên có sự tranh chấp làm cho trên không vui, Ngài liền ngủ trước khi mất. Ngài Ngu Am có bài tụng rằng:
Bạn không thấy trên núi Tuyết Sơn
Có đồng tử con vua Kim Luân (Phạm Vương)
Bỏ vương vị như bỏ giày rơm
Trong 6 năm sống giữa tuyết sương
Gần kiệt sức còn da bọc xương
Có gì là đời một đế vương!
Lại nữa, há không thấy Tổ Ca Diếp tu hạnh đầu đà[8] ngày ăn một bữa, áo quần gai bố thô sơ đó sao!
Trăm vạn tòng lâm đoạt gấm hoa
Hai độ tôn sư được thủ khoa
Tôn túc thân giáo sư
Thuyết pháp phải như hà (sông)
Tôn túc của các gia
Trên giận y bát quá đà…
Gửi ý kiến của bạn