- 1.1 Lời Tự Trần
- 1.2 Lời Tựa Đầu Tiên
- 1.3 Nguyên Tựa Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.4 Tựa Khắc In Lại Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.5 Lời Bạt
- 1.6 Thanh Quy Thiền Môn
- 1.7 Tán
- 1.8 Thanh Quy Tòng Lâm Nguyên Nghĩa Của Tổ Bách Trượng
- Quyển 01: Chúc Diên – Chúc Quốc Vương
- Quyển 02: Báo Ân
- Quyển 03: Báo Đáp Nguồn Gốc
- Quyển 04: Ân Đức Tổ Sư
- Quyển 05: Trụ Trì
- Quyển 06: Hai Dãy Đông Tây Lang
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Thượng
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Hạ
- Quyển 08: Tuổi Đạo
- Quyển 09: Những Đồ Pháp Khí, Hiệu Lệnh
Lễ vía Phật Di Đà
Ngày 17 tháng 11 âm lịch là lễ Phật A Di Đà đản sanh. Nghi tiết giống như vía Phật Dược Sư, chỉ thay đổi tụng Kinh Di Đà và lời bạch như sau:
Cung kính nghe rằng, năm hoa mai khâu kết viền cho đến thời Chu Chánh Kiến Tử…
Chính giác hoàng lập hội Di Đà Khánh Đản
Thiết nghĩ… tên Trụ Trì….
Ái buộc đất nước bẩn nhơ, nghiệp ràng thân huyễn
Được gặp thân thừa quán vòng hoa mà nung chí
Chuyên tu tịnh niệm hướng đất báu để gởi thần
Muốn báo đáp lòng thương bao la của mẹ
Không gì hơn hôm sớm tâm thành
Thiết lập đạo tràng kính tôn hiến cúng
Niệm hồng danh công đức
Tụng kinh điển nhứt thừa
Ngưỡng nguyện mắt xanh biếc rủ soi
Tay vàng phả ánh sáng trong rừng bảo thọ
Vọng nghe tiếng Phạm âm bàn thật tướng
Dây vàng trong cõi chiêm ngưỡng diệu tướng vãng sanh.
Lại nguyện:
Hồng ân thương xót chứng minh nạp thọ. Đứng nguyên và cử tán bài: Lạc Bang giáo chủ… Xong lạy 3 lạy rồi lui ra.
Chứng nghĩa ghi rằng: đức Phật A Di Đà là chỗ nương tựa vững chắc của chúng sanh cõi Ta Bà này như niệm danh hiệu Ngài, tụng các Kinh Tịnh Độ đều đã có nói rõ. Nhưng tổ chức lễ Thánh đản của Phật là chưa thấy phổ thông mà hầu như thiếu kinh điển. Đức Phật Thích Ca xưng tán cõi Tịnh Độ chỉ cho ta trở về nhà mà Phật A Di Đà là chốn gia hương thân thuộc ta đó. Chúng ta yêu thương quốc độ đó, lao nhọc lâu tựa cửa ngóng trông, nay gặp ngày đản sanh của cha lành không thể tự ý mà có được. Cho nên vía Phật A Di Đà phải do đức Phật Thích Ca khởi xướng. Vã từ trước tới nay người niệm Phật bình thường gọi là chuyên tu, đến khi cầu thọ mạng (sống lâu) đổi tụng Kinh Dược Sư; muốn giải tội khiên tụng Kinh Lương Hoàng Sám, cứu nạn nguy cấp tụng chú Tiêu Tai, cầu trí tuệ niệm danh hiệu Quán Thế Âm.
Như có ý hướng niệm Phật A Di Đà nên đặt ở một chỗ cao mà không nghĩ là niệm Di Đà mới cảm được thọ mạng lâu dài, huống gì Ngài hiện thân sống lâu vô lượng ư? Niệm Phật A Di Đà có thể diệt được tội sanh tử trong 8 ngàn ức kiếp, huống gì tội chướng lâm nguy trước mắt ư? Kinh Di Đà ghi rằng: “Ta lấy trí huệ quang soi sáng vô số cõi, huống người đời xưng trí huệ ư?” Cho nên Phật A Di Đà như cây thuốc (lương dược) quí trong núi Tuyết Sơn, chữa trị được bá bịnh; không chỉ riêng cầu sanh về Tịnh Độ như chúng sanh mong mỏi.
Căn cứ theo báo Sơn Am tạp lục ghi: Đời Nguyên Triều niên hiệu Chí Chánh 15 vào mùa đông có Trương Sĩ Thành xâm nhập Hồ Châu vùng Giang Triết phòng ngự, thắng được loạn tặc hơn 40 người, ban đêm lưu lại chùa Ô Sào tại Tây Hồ. Lê Minh Thích trước ở chùa Thiên Ninh tại Nhiêu Châu, vị tăng bày mưu lớn. Hai dãy nhà hai bên có lối đi bộ, gả tù nhân thấy nhà sư lập mưu; tụng Kinh không dứt, nguyện cầu rằng:Thầy cứu con. Sư nói: “Ta cứu con không được. Nếu con hết lòng thành niệm Nam Mô Cứu Khổ Cứu Nạn A Di Đà Phật mới cứu được con.” Trong đó có người thành tâm niệm Phật lớn tiếng ngày đêm không dứt mà quan tòa đã bỏ tù họ, trói lõng lẽo. Đến người thứ ba do thiếu đồ trói nên chỉ cột bằng dây. Đưa đến quan xử, quan tòa riêng vặn hỏi người thứ ba này. Người thứ nhất khai canh tác ruộng lúa mạch, bị bắt; người thứ nhì khai làm nghề thợ cưa ở Ninh Châu tới đây làm việc, bị bắt; người thứ ba bèn được miễn. Bèn đến chùa Ô Sào lễ tạ Thầy đã bày mưu kế rồi từ giả. Do quán xét việc này đến như tội tử hình, niệm Phật có thể khỏi, huống gì việc khác chứ? Cũng cần ghi thêm ở đây: để khuyên người niệm Phật không thành khẩn nên không như nguyện.
Gửi ý kiến của bạn