- 1.1 Lời Tự Trần
- 1.2 Lời Tựa Đầu Tiên
- 1.3 Nguyên Tựa Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.4 Tựa Khắc In Lại Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.5 Lời Bạt
- 1.6 Thanh Quy Thiền Môn
- 1.7 Tán
- 1.8 Thanh Quy Tòng Lâm Nguyên Nghĩa Của Tổ Bách Trượng
- Quyển 01: Chúc Diên – Chúc Quốc Vương
- Quyển 02: Báo Ân
- Quyển 03: Báo Đáp Nguồn Gốc
- Quyển 04: Ân Đức Tổ Sư
- Quyển 05: Trụ Trì
- Quyển 06: Hai Dãy Đông Tây Lang
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Thượng
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Hạ
- Quyển 08: Tuổi Đạo
- Quyển 09: Những Đồ Pháp Khí, Hiệu Lệnh
Thiết Đặt Cúng Dường
Tiết Thanh Minh thường là tháng 3 âm lịch, đúng ngày hoặc trước đó một ngày, buổi tối cúng tiên thường, sắp thức ăn cúng chưng bày ra bên trái. Vị Khai Sơn bổn tự là lão Tổ thượng…hạ…thiền sư; kế tiếp là các bực tôn sư kế thừa Tổ đức và qua các đời chư vị trụ trì. Trên thiếp vị: chính giữa viết dòng như trên, 2 bên ghi phương danh các bậc tôn sư; phía dưới là các vị Trụ Trì, là thiếp thứ nhứt.
Thiếp thứ 2, chính giữa đề 2 chữ: Bổn tự, 2 bên ghi: tiền hiền hậu triết chư tôn đức hữu công giác linh chi vị; và bên trái: chư vị kế vãng khai lai kế thừa Tổ nghiệp chư vị giác linh chi vị.
Thiếp thứ 3 ghi: bổn tự liệt vị tôn đức hữu công, bên phải ghi: tiên vong hậu hóa chư vị tỳ kheo; bên trái: chư Sa Di hậu bối giác linh chư vị.
Thiếp thứ 4 ghi: chư tôn sư đồng bổn tự, chư sư thế độ, phú pháp bên phải, tam sư: đàn đầu Hòa Thượng, Yết Ma, giáo thọ sư, bên trái: 7 vị tôn chứng và dẫn thỉnh sư giác linh chi vị.
Thiếp thứ 5 ghi: bổn tự nhất phái từ lâu xa về trước đến nay môn nhơn pháp quyến, và thầy thế độ cùng chư quyến thuộc giác linh chi vị.
Thiếp thứ 6 ghi: hiện tại cùng ở chung, đại chúng tỳ kheo mỗi thầy đều có song thân: nam công xử sĩ, nữ thị phụ nhơn chi vị.
Thiếp thứ 7 ghi: bổn tự quý vị ra công của, quý vị cúng đất đai, quý vị quyên góp lập chùa, hết thảy đàn na; nam công xử sĩ, nữ thị phụ nhơn chi vị.
Thiếp thứ 8 ghi: bổn tự khai sơn từ xưa đến nay ở chốn tối tăm thọ giới quy y đệ tử tại gia cùng chư vị hộ pháp: nam công xử sĩ, nữ thị phụ nhơn (vợ các quan) chi vị.
Thiếp thứ 9 ghi: bổn tự địa chủ, khác tánh tiên linh, tiền hậu, viễn cận cao lân: nam công xử sĩ, nữ thị phụ nhơn chi vị.
Thiếp thứ 10 ghi: bổn tự cận sự, từ trước đến nay, những vị tịnh nhơn, chấp lao phục dịch chư phương xử sĩ chi vị.
Trở lên 10 thiếp vị từ số 6 đến 9 thích hợp cho nam nữ chân linh hữu công với chùa, cũng thích hợp cho 2 giới tại gia hoặc xuất gia ngày đại lễ. Sau đây là phần phụ lá sớ:
Lại vì đấng đại sĩ xuất thế, rộng mở các hội âm dương. A Nan thỉnh giáo khai mở pháp cam lồ, trời, người, quỉ, thú hàm đủ trong đó được siêu thăng. Tôn thân chư vị xuất gia hướng về đây gội nhuần ân giải thoát.
Phật lịch… Úc Đại Lợi… (thành phố)... ngày… tháng… năm… chùa… Thừa Thích Ca Như Lai di giáo vâng hành, chính nay giỗ Tổ pháp diên, đệ tử sa môn...nay y bổn tự mỗi năm vào tiết Thanh Minh tươi đẹp thiết lễ phổ tiến cúng hậu duệ Tổ. Trụ Trì, sa môn… Giám viện tỳ kheo… ở chùa cùng chúng tăng tất cả. Hôm nay chí tâm niệm hương đảnh lễ, quy mệnh Hội chủ Du Già Thích Ca Văn Phật, trên hội hiển mật, chư Phật cùng Thánh hiền trên tòa liên hoa, xin cảm thấu cho lòng tỏ bày mà nghĩ tưởng chúng con. Thọ ơn cha sanh mẹ dưỡng sâu dày, nhờ Thầy giúp đỡ, hồng ân của việc hộ thí đã nhiều năm mà hoàn bị tư lương, và đồng thời xin xót thương; mong nhờ nước cam lồ thấm đượm khô khát của u tuyền, thừa ân pháp lạc đều được lên đài sen. Do vậy đáng ghi dấu ngày mấy tháng này nhằm lễ… trước hết tối nay lập đàn như pháp cúng tiến.
Lại nguyện: hóa Phật tới tiếp nghinh giũ lòng từ chiếu giám phóng quang dẫn dắt vô số ngạ quỉ hướng quy về pháp diên bình đẳng, thí thực khắp 6 đường, tứ sanh thọ dụng vô biên cam lồ pháp vị. Tông môn giòng Thích cố chẳng phù hư tiêu hao của tín thí, chóng nhuần lợi lạc, đồng về Tịnh độ, cảm thọ Thánh thai. Hồi hướng công đức này cho kẻ âm siêu thoát, người sống được an lành. Cúi xin Tam Bảo thùy từ chứng minh gia hộ (3 lần).
Tới giờ cúng, chuẩn bị sẵn hương đèn, hoa quả bày biện ngăn nắp. Các pháp sư ở trước đàn cúng thí thực, đốt hương khấn nguyện, niệm danh hiệu Phật tới trước đài cúng cô hồn niệm hương, xướng lễ, tụng chú vãng sanh 3 biến, xong đọc tiếp:
Nam Mô Diện Nhiên Đại Sĩ Bồ Tát (3 lần)
Chấp tay đứng trước tượng đại sĩ bạch lời này:
Cực sáng thanh tịnh dung thông vắng lặng hàm cả hư không, tới lui xem xét thế gian cũng như việc trong mộng. Ngưỡng bạch Diện Nhiên Đại Sĩ thống lãnh pháp giới 6 đường, thống ty mười loại cô hồn, tự tha tiên linh và các quyến thuộc của các vị.
(Pháp sư một lần han hỏi rằng);
Chỉ mong đồng thừa lực Tam Bảo, mỗi người ngộ nhất chân tâm, linh minh không mê muội thọ được pháp vị no đủ trong lúc này. Nghiệp thức buông thả, xa thoát trần lao trong nhiều kiếp, sự lợi ích này mong nhờ thần minh dẫn dắt.
Đọc xong, đại chúng cùng cử tán rằng:
Phật tử cô hồn, chớ ở suối hương (thôn)
Vương theo nước pháp ngộ chân thường
Thẳng tắt tự đảm đương
Phản chiếu hồi quang
Nơi nào chẳng thiên đường.
Tán xong, niệm Phật:
Nam Mô A Di Đà Phật (108 biến).
Xong đi tới niệm hương trước mỗi bàn thờ, đọc câu thán văn trên và quay trở lại trước đàn để cúng thí thực (nghi thức thông thường).
Biện giải: Chương Trụ Trì sau, phần chứng nghĩa thí thực.
Chứng nghĩa ghi rằng: nghĩa của phổ tiến là vì cha mẹ, sư trưởng v.v.. chưa ra khỏi 3 cõi, nên phải sắm sửa đồ cúng tiến vào những dịp lễ Thanh Minh, Rằm tháng 7, theo thế tục mà làm, nhằm mục đích mở thức thần của người quá cố, nhưng đó là ý nghĩa tận hiếu của nhân sinh. Thậm chí như việc cúng tuy không phong phú (thịnh soạn) nhưng cốt là ở sự thanh khiết. Cho nên mới có câu rằng: thờ lúc chết như thờ lúc sống vậy. Khổng Tử nói rằng: “Không phải việc ăn uống mà chí hiếu sao?” Quỉ thần xét luận lời chí hiếu thì tự làm dù tiết chế, cúng tế hẳn đầy đủ mới là biết vậy. Gần đây thấy tăng tục, do người có chỗ không kham nổi cái ăn để cung cấp, là ý của tâm không hiếu kính mà chuốt lấy tội càn rỡ cao ngạo, thật đáng lấy làm buồn thay!
Gửi ý kiến của bạn