- 1.1 Lời Tự Trần
- 1.2 Lời Tựa Đầu Tiên
- 1.3 Nguyên Tựa Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.4 Tựa Khắc In Lại Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.5 Lời Bạt
- 1.6 Thanh Quy Thiền Môn
- 1.7 Tán
- 1.8 Thanh Quy Tòng Lâm Nguyên Nghĩa Của Tổ Bách Trượng
- Quyển 01: Chúc Diên – Chúc Quốc Vương
- Quyển 02: Báo Ân
- Quyển 03: Báo Đáp Nguồn Gốc
- Quyển 04: Ân Đức Tổ Sư
- Quyển 05: Trụ Trì
- Quyển 06: Hai Dãy Đông Tây Lang
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Thượng
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Hạ
- Quyển 08: Tuổi Đạo
- Quyển 09: Những Đồ Pháp Khí, Hiệu Lệnh
Quyển ba
Bách Trượng Tòng Lâm
Thanh Quy Chứng Nghĩa
Thanh Quy Chứng Nghĩa
Chương ba: Báo Đáp Nguồn Gốc
Lời thuật rằng, ở Tuyết Khê đại sư Nhân Nhạc thường nói: người Nho giáo có cái lo cuối đời là ngày bố mẹ mất. Con giòng họ Thích đâu chẳng thế ư? Đó là nhớ nghĩ đấng thân gian lao khó nhọc sanh ta. Vì thế niệm nghĩ tới lòng thương yêu của cha mẹ ân đức thật là vô cùng, tâm hiếu giống nhau, quán xem ở đời phải như thế. Người xuất gia hình tướng sa môn con giòng họ Thích, đến ngày Phật nhập Niết Bàn mà không thiết lễ trang nghiêm cúng kiến sao? Tôi thật thương tâm! Xem lời này của đại sư cảnh tỉnh chúng ta phải giữ cho thật đúng Thanh Quy là ý nghĩa của Chương báo bổn này vậy.
Ngày đức Phật nhập Niết Bàn còn như thế, hẳn ngày Phật Đản cũng vậy, có nghĩa là phải tổ chức lễ tưởng niệm. Ngày Niết Bàn tiếp theo tâm thành mừng ngày Phật Đản có hoa Ưu Đàm nở nên đi vào phần báo bổn. Ý của phần này sâu sắc cũng như các ngày vía Phật Dược Sư, Di Lặc, Văn Thù, Phổ Hiền, Quan Âm, Thế Chí, Địa Tạng, Chuẩn Đề… phải có nghi Khánh Đản. Cũng cần nói thêm rằng, vì chư Phật, Bồ Tát bi nguyện sâu rộng biểu tỏ cho người đời khâm kính.
Gửi ý kiến của bạn