- 1.1 Lời Tự Trần
- 1.2 Lời Tựa Đầu Tiên
- 1.3 Nguyên Tựa Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.4 Tựa Khắc In Lại Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.5 Lời Bạt
- 1.6 Thanh Quy Thiền Môn
- 1.7 Tán
- 1.8 Thanh Quy Tòng Lâm Nguyên Nghĩa Của Tổ Bách Trượng
- Quyển 01: Chúc Diên – Chúc Quốc Vương
- Quyển 02: Báo Ân
- Quyển 03: Báo Đáp Nguồn Gốc
- Quyển 04: Ân Đức Tổ Sư
- Quyển 05: Trụ Trì
- Quyển 06: Hai Dãy Đông Tây Lang
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Thượng
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Hạ
- Quyển 08: Tuổi Đạo
- Quyển 09: Những Đồ Pháp Khí, Hiệu Lệnh
Lễ Tháp
Phàm vào dịp Tết đêm trừ tịch (30 Tết) hoặc tiết đông chí có thể tùy đó thay đổi, là định kỳ cúng tháp.
Nơi trai đường, phòng khách dán thông báo cho chúng biết, chẳng hạn, thông báo như sau:
Sáng mai, sau công phu, dùng điểm tâm xong, nghe hiệu lệnh chuông, đại chúng đắp y chỉnh tề vân tập tại trước tháp Tổ. Hôm trước cho dọn dẹp quét tháp, lau chùi sạch sẽ các tháp trước sau, dọn sạch cả lối đi vào tháp. Tới giờ, thầy Tri Khách thỉnh 3 hồi và 3 tiếng đại hồng chung (xưa), bây giờ dùng 3 hồi 3 tiếng khánh đồng hay bảng gỗ. Đại chúng đắp y vào thiền đường, vào Tổ đường lễ Tổ, lên Phật điện đảnh lễ Tam Bảo, sau theo thứ tự đến trước tháp Tổ Khai Sơn đứng theo vị trí. Đốt nhang đèn, thầy Trụ Trì niệm hương xong lễ 3 lạy. Đại chúng xá 3 xá, xong tất cả đi nhiễu tháp 3 vòng. Niệm hương lần nữa, đại chúng đứng theo thứ tự, dẫn khánh, đọc Kinh, trì chú, xướng lễ Tổ sư 3 lạy. Lần lượt đi các tháp cũng làm như vậy. Tại các tháp thầy Trụ Trì không niệm hương mà thầy Giám Viện niệm hương, xướng lễ 3 lạy xong lui vào (không phải đi nhiễu nữa). Nếu như con đường cong queo hoặc gặp mưa, đại chúng tề tựu trước Tổ đường lạy Tổ 9 lạy, chờ trời tạnh ráo hãy tiếp tục hành lễ. Hay chọn ngày khác hẳn lễ thế, tuy phải cho kiểm điểm cây nhánh rơi rớt, bùn đất, đường đi tới tháp… có hư hỏng gì không.
Gửi ý kiến của bạn