- 1.1 Lời Tự Trần
- 1.2 Lời Tựa Đầu Tiên
- 1.3 Nguyên Tựa Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.4 Tựa Khắc In Lại Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.5 Lời Bạt
- 1.6 Thanh Quy Thiền Môn
- 1.7 Tán
- 1.8 Thanh Quy Tòng Lâm Nguyên Nghĩa Của Tổ Bách Trượng
- Quyển 01: Chúc Diên – Chúc Quốc Vương
- Quyển 02: Báo Ân
- Quyển 03: Báo Đáp Nguồn Gốc
- Quyển 04: Ân Đức Tổ Sư
- Quyển 05: Trụ Trì
- Quyển 06: Hai Dãy Đông Tây Lang
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Thượng
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Hạ
- Quyển 08: Tuổi Đạo
- Quyển 09: Những Đồ Pháp Khí, Hiệu Lệnh
1.8.3 Trì luật giữ nội hộ làm Tông
Cho dù Tiểu Thừa hay Đại Thừa đều phải hành trì giới luật. Một lời xấu ác đã phát ra, ngưng làm tức gìn giữ, đây cũng chính là Thanh Quy vậy. Chốn Thiền môn có điều luật cấm lỗi, ngăn quấy v.v... là để giữ luật, dứt ác. Mỗi mỗi nghi tiết như tham thiền, niệm Phật v.v... là giữ luật hành trì. Cả hai điều dứt và làm đây phù hợp với giới luật.
Ngoài ra, lấy đức cảm hóa người làm cho họ phát tâm tin Phật pháp. Trong lo việc duy trì chánh pháp, luôn đem pháp truyền bá sâu rộng, làm cho bánh xe pháp lưu chuyển mãi không ngừng, như vậy để lợi mình và lợi người: Đây gọi là giữ luật bên trong làm Tông vậy. Nếu người không giữ giới luật, không theo đúng Thanh Quy chính là ác ma tự phá diệt Phật pháp.
Kinh Phạm Võng ghi: “Phật pháp chẳng phải ngoại đạo, thiên ma phá được, như sư tử chỉ có vi trùng bên trong mới ăn thịt nó; giáo pháp của Phật cũng thế, chỉ đệ tử Phật mới tiêu diệt được mà thôi.”
Kinh Lăng Nghiêm ghi rằng: “Thế nào là kẻ tặc? Kẻ mượn chiếc áo ta, bán đứng Như Lai, tạo đủ ác nghiệp lại cho là Phật Pháp, hủy báng người xuất gia thọ giới tỳ kheo, làm người truyền đạo, do đó làm cho vô số chúng sanh lầm phải đọa vào địa ngục Vô gián.” Do chỗ tệ hại đó, khi Phật sắp nhập Niết Bàn, luôn nhắc nhở chư Tỳ kheo giữ giới luật; lại quở trách người phá giới. Người giữ đúng luật là người thật sự giữ giới mà ở đây gọi là Thanh Quy, nghĩa thật là nghiêm túc, nên lấy việc trì giới luật bên trong làm tông vậy.
Gửi ý kiến của bạn