Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

18. Phẩm Tùy-hỷ công đức

12/04/201317:32(Xem: 11490)
18. Phẩm Tùy-hỷ công đức

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa giảng nghĩa - Quyển VI

18. Phẩm Tùy-hỷ công đức

Pháp Sư Thích Thiện Trí

Nguồn: Pháp Sư Thích Thiện Trí

Nếu tin hiểu về “Như Lai thọ lượng” thì công đức vô lượng vô biên. Còn “tùy hỷ” nghe kinh Pháp Hoa này thì được bao nhiêu phước đức?
Ngài Di Lặc thay cho đạt chúng bạch Đức Thế Tôn rằng:
Sau khi Phật diệt độ,
Có người nghe kinh này,
Nếu hay tùy hỷ được,
Chừng đặng bao nhiêu phước?
Đức Thế Tôn đã bảo Ngài Di Lặc rằng: “A Dật Đa! Sau khi Như Lai diệt độ, nếu có Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di và những người có trí hoặc lớn hoặc nhỏ, nghe kinh này mà tùy hỷ rồi từ trong pháp hội ra đến chỗ khác, hoặc tại tăng phòng, hoặc chỗ vắng vẻ hoặc thành ấp, đường sá, xóm làng, ruộng rẫy, đem pháp đúng như chỗ đã nghe mà vì cha mẹ, tôn thân, thiện hữu tri thức, tùy sức diễn nói. Các người đó nghe rồi tùy hỷ lại chuyển dạy người khác. Người khác nghe rồi cũng tùy hỷ chuyển dạy xoay vần như thế đến người thứ năm mươi. A Dật Đa ! Công đức tùy hỷ của thiện nam tử, thiện nữ nhân thứ năm mươi đó, ta nay nói ngươi phải lắng nghe”.
Điều đó cho chúng ta thấy rõ rằng: vì tin hiểu và tùy hỷ nên không còn vọng tưởng, rõ thông các pháp, trí tuệ bừng sáng, lòng không rối loạn và người đó chính là bậc “Pháp Vương Tử” tùy thuận chúng sinh mà ban pháp lành. Không trụ chấp ở quả vị đạt thành, cùng với pháp giới chúng sinh viên thành đạo quả.
Đầy đủ Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, mà kinh đã viện dẫn “xoay vần đến người thứ 50” thì sự “kiến tánh” là công, “ bình đẳng” là đức, sẽ không thể nghĩ bàn.
Vì sao? vì “nếu nghe mà tùy hỷ, lại từ trong pháp hội ra mà thuyết cho kẻ khác cùng nghe”, thì chúng sinh ấy dù ở trong hình tướng nào đi nữa như Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di vẫn không rời “tự tánh nhiệm mầu” ứng khắp mọi nơi để hóa độ chúng sinh.
Do vậy mà công đức của chúng sinh đó không thể suy lường được, nên đoạn kinh đã viện dẫn: “Nếu 400 muôn ức vô số thế giới có sáu đường chúng sinh trong bốn loài: noãn sinh, thai sinh, thấp sinh, hóa sinh, hoặc có hình, không hình, có tướng, không tướng, chẳng phải có tướng, chẳng phải không tướng, không chân, hai chân, bốn chân, nhiều chân. Tất cả ở trong số chúng sinh như thế, có người cầu phúc tùy theo đồ ưa thích của mỗi chúng sinh đều cung cấp đầy đủ. Mỗi mỗi chúng sinh cho các trân bảo tốt, vàng, bạc, lưu ly, xà cừ, mã não, san hô, hổ phách, đầy cõi Diêm Phù Đề và voi ngựa, xe cộ, bảy báu, làm thành cung điện, lầu gác... Vị đại thí chủ đó bố thí như thế đủ 80 năm (suốt một đời của loài người) lại dùng Phật pháp dạy bảo chúng đặng đạo A na hàm, A la hán... đủ tám món giải thoát.
Ý ngươi nghĩ sao? Công đức của vị đại thí chủ đó có nhiều chăng?
Ngài Di Lặc bạch Phật rằng: Thế Tôn! Công đức của người đó rất nhiều, vô lượng vô biên.
Tuy nhiên, nếu đem so sánh vớ công đức của “người thứ 50” hay nói cách khác của vị Đại Bồ Tát thì trăm nghìn muôn ức phần chẳng đặng một phần, nhẫn đến chẳng thể nào so lường được.
Như vậy, một lần nữa chúng ta càng nhận rõ hơn: nếu chúng sinh nào nghe và tin hiểu mình có “tri kiến Như Lai”, có “Phật pháp thân” thì không còn mắc kẹt vào những phước báu “hữu lậu” mà đã trực nhận bản tâm vốn có đầy đủ “diệu lực bất tư nghị” làm gì lấy các phước báu hữu vi mà so sánh được”.
“A Dật Đa! Nếu có người nói với người khác rằng: có kinh tên Pháp Hoa nên cùng nhau đến nghe, liền nhận lời bảo nhẫn đến nghe giây lát. Công đức của người đó chuyển thân đặng cùng với Đà La Ni Bồ Tát sinh cùng một chỗ, lợi căn trí tuệ”.
Như thế, nhẫn đến chỉ nói người khác biết có kinh tên Pháp Hoa và người khác chịu nghe trong giây lát thì người nói ấy sẽ sinh chung một chỗ với Đà La Ni Bồ Tát. Nghĩa là sinh vào bậc từ Ngũ địa trở lên, phước huệ trang nghiêm, không gì so sánh được.
Nói kinh tên Pháp Hoa, khuyên một người nghe, còn được công đức như thế. Huống là một lòng nghe nói, đọc tụng, lại ở trong đại chúng vì người phân biệt đúng như lời dạy mà tu hành, thì công đức không thể nào suy lường được.
Phần kệ cuối phẩm kinh đã nêu:
Khuyên người ngồi nghe kinh
Nhân vì phước đó đặng
Tòa Thích phạm chuyển luân
Huống là một lòng nghe
Giải nói nghĩa thú kinh
Đúng như pháp mà tu
Phước đó chẳng lường được

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]