Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07. Tịnh Độ Tông của Việt Nam

17/07/201200:58(Xem: 10497)
07. Tịnh Độ Tông của Việt Nam
TƯ TƯỞNG TỊNH ĐỘ TÔNG

HT Thích Như Điển biên soạn

VII. Tịnh Độ Tông của Việt Nam

Quyểnsách này tôi viết với hai mục đích chính:

Mụcđích thứ nhất là muốn hệ thống hóa lại tư tưởng Tịnh Độ cho có lề lối và rõràng. Vì lâu nay những người tu và thực hành theo Tịnh Độ Tông tuy có thực hànhđó; nhưng chưa rõ nguồn gốc; cũng như tôi mong mỏi những người Phật tử ViệtNam, đọc thêm cách hành trì về Tịnh Độ của các nước Phật Giáo khác và từ đó bổsung thêm cách thực hành lâu nay của mình để được thành tựu hơn.

Mụcđích thứ hai, tôi muốn giới thiệu tác phẩm nầy đến với những người Phật tử Đức,lâu nay vốn theo Phật giáo; nhưng không biết Phật Giáo Việt Nam một cách rõràng; nhất là pháp môn niệm Phật. Sau khi sách tiếng Việt được ấn tống xong,Thầy Hạnh Giới, Trụ trì Chùa Viên Giác Hannover, Đức quốc, sẽ dịch sách nầy ratiếng Đức để quý Phật tử Đức có cơ hội nghiên cứu thêm.

Hai mục đích nêu trên rất rõ ràng; cho nên tôimong mỏi quý độc giả trước tiên nên hiểu sơ qua về lịch sử Phật Giáo đượctruyền vào nước Việt Namcủa chúng ta qua các nhà sử học, Phật học và qua kinh sách. Để từđóchúng ta dễ nhận diện chỗ đứng của chúng ta vốn có tự ngàn xưa trong vấn đề vậnhành bánh xe pháp ấy vào quê hương Đại Việt vậy.

Nguồnsử liệu thứ nhất khi tôi đọc được là quyển "Phật Giáo Việt Nam sửlược" của cố Hòa Thượng Thích Mật Thể. Quyển sách tuy khiêm tốn; nhưngcũng đã nói lên được những điều cần yếu cho người muốn tìm hiểu, học hỏi, cóđược sách vở để nghiên cứu. Quyển này Ngài cũng đã dựa vào quyển viết bằngtiếng Pháp của ông Trần Văn Giáp viết về "Lịch sử Việt Nam từ thời kỳkhởi nguyên cho đến thế kỷ thứ 13". Quyển sách đã chia rõ từng giai đoạnlịch sử và các triều đại trong suốt 1.300 năm ấy. Riêng cá nhân chúng tôi, chỉmuốn minh định về sự truyền vào và nhất là Tịnh Độ Tông mà thôi, chúng tôikhông có tham vọng viết về lịch sử Phật Giáo Việt Nam, vì cho đến nay đã có bốnngười viết rồi. Đó là ông Trần Văn Giáp, cố Hòa Thượng Thích Mật Thể, NguyễnLang tức Thiền Sư Thích Nhất Hạnh và Giáo Sư Tiến Sĩ Trí Siêu Lê Mạnh Thát vàngoài ra ông Nguyễn Hiền Đức cũng đã có viết thêm về lịch sử Phật Giáo Việt NamĐàng Trong nữa.

CốHòa Thượng Thích Mật Thể thì cho rằng: Đạo Phật dược du nhập vào Việt Nam chúng tavào năm 198 sau Tây lịch; nghĩa là cuối thế kỷ thứ 2. Có các Ngài Khương TăngHội, Mâu Bác và Chi Cương Lương là những người đầu tiên hành đạo tại Giao Chỉ.Thuở ấy Việt Nam chúng ta bị Bắc Thuộc lần thứ 2; cho nên đa phần kinh điển haycách tu đều rập khuôn theo Trung Quốc. Chỉ riêng Thiền Tông là có ghi chép sựtruyền thừa rõ ràng từ Ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi (? - 594) đến Giao Chỉ vào năm 580; nghĩa là cuối thế kỷ thứ 6và Ngài đã đến Trung Hoa gặp Tổ Tăng Xán (529 - 613) và Tổ bảo hãy xuôi Nam đểtruyền giáo. Do vậy Thiền Tông đã chính thức có mặt tại Việt Nam từ thuở ấy.Rồi Vô Ngôn Thông, Thảo Đường, Trúc Lâm Yên Tử, Lâm Tế, Tào Động v.v...; nhưngtuyệt nhiên không có đề cập đến ai là vị Tổ truyền Tịnh Độ Tông đến Việt Nam.Đây là một nghi vấn lớn, vì lẽ trong hiện tại những Phật tử Việt Nam tuy nóirằng thuộc Thiền Lâm Tế hay Tào Động; nhưng đa phần lại tu theo pháp môn TịnhĐộ, lý do vì sao thì chưa có ai trả lời thích đáng.

Vàogiữa thập niên 80, 90 ở ngoại quốc chúng tôi đã đọc được bộ sách của tác giảNguyễn Lang tức là Thiền Sư Thích Nhất Hạnh viết về "Việt Nam Phật Giáo sửluận 1, 2 và 3". Đây là những tài liệu thật quý hiếm, vì ở ngoại quốc; nênHòa Thượng Thích Nhất Hạnh có nhiều cơ hội sưu tập tài liệu bằng chữ Hán vàtiếng Pháp, tiếng Anh rất dễ dàng. Điều đặc biệt của sách nầy chứng minh rằng:Phật Giáo Việt Nam không phải được truyền vào trực tiếp từ Trung Hoa, mà trướckhi Phật Giáo Đến Trung Hoa, Phật Giáo đã có mặt tại Giao Châu rồi. Thay vì thếkỷ thứ 2 thì Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh chứng minh là Phật Giáo từ Ấn Độ trựctiếp được truyền vào Giao Châu từ thế kỷ thứ nhất.

Ngàilý luận rằng: Những thương thuyền Ấn Độ ngày xưa trước khi sang buôn bán vớingười Trung Quốc tại kinh đô Bành Thành thì các tàu buôn phải ghé qua kinh đô LuyLâu của Giao Chỉ trước. Khi đi họ có mang theo Tăng sĩ Ấn Độ để cầu nguyện chomưa thuận gió hòa và khi đến được đất Giao Châu họ phải ở lại đây mấy tháng chờgió nồm mới có thể giăng buồm để tiếp tục sang Trung Quốc. Đây là thời gian đểngười Giao Chỉ làm quen với các nhà Sư và Phật Giáo lúc ban đầu.

Lýdo khác mà nhà Sử học Nguyễn Lang đã đưa ra rằng: Ngày xưa đường bộ rất nguyhiểm, vì núi cao và thú dữ; cho nên những đoàn lái buôn không ai dám đi ngangqua rừng và sa mạc cả. Ngoài những sự hiểm trở của thiên nhiên ra còn có cảtrộm cướp, lục lâm, thảo khấu nữa. Do vậy những người đi buôn giữa hai nướcchẳng ai dại gì vừa bị mất mạng vừa tiêu tan tài sản nữa; nên họ đã chọn conđường biển.

Từnhững lý do chính đáng trên, Thiền Sư Nhất Hạnh đã khẳng định rằng: Phật Giáotrước khi đến Trung Hoa đã có mặt tại Việt Nam rồi và điều chứng minh khác hơncố Hòa Thượng Thích Mật Thể là không phải cuối thế kỷ thứ 2, mà là thế kỷ thứnhất. Nhưng nếu đọc cho kỹ thì trong 3 quyển sử luận nầy cũng không chứng minhđược về Tịnh Độ bắt nguồn phát xuất tại Giao Châu lúc nào và ai là vị Tổ Sư đầutiên?

Khoảnggiữa thập niên 90 có một tập sách đặc biệt về lịch sử Phật Giáo Việt Nam ra đời. Đólà "Lịch sử Phật Giáo Việt Namtập I, II và III" do Giáo Sư Lê Mạnh Thát biên soạn. Đây là một tài liệuđáng tin cậy, vì lẽ Giáo Sư tốt nghiệp Tiến Sĩ tại Hoa Kỳ và thông thạo nhiềungôn ngữ cũng như có công tra cứu thật là tỉ mỉ, nhất là "Lục Độ TậpKinh" có mặt trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh. Căn cứ vào bộ kinh cổ nhấtcủa Giao Châu, Giáo Sư đã lập luận rằng: Phật Giáo Việt Nam đã đượctruyền vào thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch và 2 người Phật tử đầu tiên là ChửĐồng Tử và công chúa Tiên Dung thuộc đời vua Hùng Vương thứ 18.

Điểmthứ hai đối với chúng tôi rất quan trọng. Đó là câu chuyện của Ngài Đàm Hoằngđã tu theo kinh Quán Vô Lượng Thọ và cuối đời tự thiêu ở núi Tiên Du Bắc Việtvà mọi người trong thôn thấy toàn thân Ngài sáng chói và đi về hướng Tây. Dữliệu nầy là một dữ liệu rất quan trọng để chúng ta có thể tìm ra manh mối củaTịnh Độ Tông bắt nguồn từ lúc nào.

Điềuthứ ba mà Giáo Sư Lê Mạnh Thát muốn chứng minh cho chúng ta thấy rằng: Vua ADục thuở ấy vào thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch có thể đã cho xây tháp tại xứ GiaoChâu của chúng ta.

NếuPhật Giáo Việt Namđược truyền qua ngả Ấn Độ từ thời vua Hùng Vương thứ 18; có nghĩa là trước cảTrung Hoa. Vì dưới thời vua Hán Minh Đế Phật Giáo mới được truyền vào Trung Hoavà vào năm 67 sau Tây lịch, kinh Tứ Thập Nhị Chương mới được hai vị Sư Ấn Độ làCa Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan dịch ra tiếng Trung Hoa tại kinh đô Lạc Dương.Điều nầy cũng có thể, vì ngày xưa nước Lâm Ấp có diện tích khá rộng, bao phủ cảnước Việt Nam, Thái Lan, Cao Miên và có biên giới giáp với Ấn Độ. Do vậy ngườiẤn Độ đến Lâm Ấp (tức là Chiêm Thành cũ) dễ dàng hơn là đi qua Trung Hoa cảđường bộ lẫn đường thủy, cho nên Phật Giáo được truyền vào Giao Châu sớm hơnTrung Quốc vào thời vua Hùng Vương thứ 18 cũng là điều có thể tin được.

Từđiểm nầy liên hệ với điểm thứ ba như đã được trình bày ở trên là nước Lâm Ấp(Chiêm Thành cũ) đa phần theo Ấn Độ giáo vì dòng văn tự giống như chữ Phạn, màngày nay một số người Chiêm Thành còn sót lại tại Nha Trang, Phan Rang họ vẫncòn theo đạo nầy và dùng ngôn ngữ ấy. Từ đó chúng ta có thể tin được rằng mộttrong 84.000 ngọn tháp mà vua A Dục cho dựng lên vào thế kỷ thứ 3 trước Tâylịch cũng có thể đã có mặt tại Lâm Ấp chăng?

Thếnhưng trong Đại Đường Tây Vức Ký, chúng tôi đã có cơ hội dịch từ chữ Hán sangtiếng Việt cách đây mấy năm không thấy Ngài Huyền Trang đề cập đến có phù đồ(Stupa) nào được Vua A Dục cho dựng xây tại Lâm Ấp cả. Vì vào thời Ngài HuyềnTrang ở thế kỷ thứ 7, Lâm Ấp vẫn còn có mặt trên bản đồ thế giới, cho nên NgàiPhật Triệt mới có thể mời Thầy mình là người Ấn Độ là Ngài Bồ Đề Tiên Na đếnLâm Ấp dừng chân mấy năm trước khi qua Trung Quốc và sau đó sang Nhật Bản làmKhai nhãn Sư tượng Đại Phật chùa Đông Đại ở Nara vào năm 752 !

Khiđọc đến câu chuyện của Ngài Đàm Hoằng tự thiêu, tôi lại liên tưởng đến Ngài ĐàmLoan, Sơ Tổ Tịnh Độ Tông của Trung Hoa chắc có cái gì đó liên hệ chăng? do vậymới tìm Phật Quang Đại Từ Điển của Hòa Thượng Thích Quảng Độ dịch tra cứu thìthấy như sau:

A-Ngài Đàm Hoằng và tư tưởng Tịnh Độ

"ĐàmHoằng (? - 455)

VịTăng ở đời Lưu Tống thuộc Nam Triều, người Hoàng Long. Sư xuất gia từ nhỏ,chuyên tinh giới luật. Trong năm Vĩnh Sơ (420 - 422), Sư đến Quảng Đông, dừngchân ở Đài tự. Sau đó Sư đến chùa Tiên Sơn đất Giao Chỉ, thường tụng kinh VôLượng Thọ, kinh Quán Vô Lượng Thọ, phát nguyện vãng sanh Tây Phương. Năm HiếuKiến thứ 2 (455) Sư Vào núi tự thiêu rồi tịch. Mọi người trong thôn đều thấytoàn thân Sư sáng chói, ngồi trên lưng con nai bằng vàng đi về phương Tây. Thâmcảm sự lạ lùng ấy, mọi người thu nhặt tro xương của Sư, dựng tháp cúngdường". (Phật Quang Đại Từ Điển trang 1587). (Xem Lương Cao Tăng truyệnquyển 12).

Căncứ vào truyện trên ta có thể đoán rằng Ngài Đàm Hoằng sinh ít nhất là vào cuốithế kỷ thứ 4 và đầu thế kỷ thứ 5; nghĩa là khoảng từ 390 - 400. Như vậy thờigian nầy là thời gian mà Ngài Huệ Viễn (334 - 416) có mặt tại Lô Sơn và đangchủ trương thành lập Bạch Liên Xã tại đó. Không biết lúc đương thời tại TrungQuốc, Ngài Đàm Hoằng có thọ giáo với Ngài Huệ Viễn để học kinh Vô Lượng Thọ vàQuán Vô Lượng Thọ không? để đến năm (420 – 422) ít ra Ngài Đàm Hoằng cũng đã 20- 30 tuổi mới có thể một mình hay cùng bạn hữu Tăng nhân đi đến đất Giao Chỉ vàtrú tại chùa Tiên Sơn được. Khi Ngài đến có lẽ Ngài không nói được tiếng Việt;nhưng Ngài tụng kinh Vô Lượng Thọ và Quán Vô Lượng Thọ bằng chữ Hán thì chắcrằng người Giao Châu hiểu nội dung nhưng không nói được (vì thuở ấy Giao Châuđang thời kỳ Bắc thuộc lần thứ 2 của Trung Quốc).

Nhưngtrong quyển "Lịch sử Phật Giáo Việt Nam tập 1" của Giáo Sư Lê MạnhThát thì còn diễn tả tỉ mỉ hơn như tiểu sử đã ghi trên rằng: Ngài Đàm Hoằng cóý định tự thiêu nên đã vào núi tìm củi để đó, chờ ngày phát nguyện thiêu thâncúng dường; nhưng dân làng Tiên Du Bắc Việt biết được ý định của Ngài; nên họđã cho cất giấu tất cả củi đi. Thế rồi nhân ngày hội lớn của làng. Tất cả mọingười đều đi dự lễ, một mình ngài vào núi tìm củi tiếp, rồi tự hỏa thiêu, lúcdân làng phát hiện được thì sự việc đã xảy ra như đã trình bày ở trên.

CònNgài Đàm Loan (476 - ?) tuy cùng pháp danh với ngài Đàm Hoằng; nhưng khi NgàiĐàm Loan sinh ra thì ngài Đàm Hoằng đã viên tịch (455) cũng có thể hai vị nàycùng thờ chung một vị Thầy chăng? vì lẽ Ngài Đàm Loan nhận được kinh Quán VôLượng Thọ từ Ngài Bồ Đề Lưu Chi tại kinh đô Lạc Dương (xem Phật Quang Đại TừĐiển trang 1589) và cũng tu theo pháp môn nầy có nguồn gốc liên tục từ NgàiLong Thọ đến Ngài Thế Thân; cho nên Phật Giáo Nhật Bản chọn Ngài Đàm Loan củaTrung Quốc làm Sơ Tổ Tịnh Độ Tông Trung Quốc và Đệ tam Tổ Tịnh Độ Tông của NhậtBản, mà không chọn Ngài Huệ Viễn.

Như vậy chúng ta có thể khẳng định rằng Tịnh Độ Tôngđược truyền vào Việt Namvào năm 420 sau Tây lịch. Ngài có thể là vị Sơ Tổ Tịnh Độ Tông của Việt Nam chăng? nếuđược vậy thì Tịnh Độ Tông được truyền vào Việt Nam còn trước cả Thiền Tông 160năm; nghĩa là năm 580 Ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi mới đến Việt Nam và từ đó ThiềnTông mới bắt đầu truyền thừa. Nhưng trước Ngài Đàm Hoằng là vị nào tu Tịnh Độhay chỉ có Ngài Đàm Hoằng tu theo kinh Vô Lượng Thọ và kinh Quán Vô Lượng Thọmà thôi và sau Ngài Đàm Hoằng là vị nào đã tu theo pháp môn Tịnh Độ? ở đây cũngcó thể đem ra một kết luận sơ khởi là chúng ta nên chọn Ngài Long Thọ làm Sơ TổTịnh Độ Tông, Ngài Thế Thân đệ nhị Tổ và khi Phật Giáo truyền thẳng vào GiaoChâu ở thế kỷ thứ 5 (420) thì Ngài Đàm Hoằng chúng ta tạm tôn xưng là Sơ TổTịnh Độ Tông Việt Nam và là Đệ tam Tổ Tịnh Độ (sau Ngài Long Thọ, Thế Thân) nhưngười Nhật đã chọn Ngài Đàm Loan làm Đệ tam Tổ Tịnh Độ cho Phật Giáo Nhật Bảnvậy. Điều này không phải chúng ta thấy sang bắt quàng làm họ, mà có chứng cứlịch sử và kinh điển rõ ràng. Đây chỉ là sự phát hiện tình cờ của chúng tôithôi và mong rằng các bậc cao minh có thể chỉ giáo thêm.

Vềphần tư tưởng và cách lập Tông của các Ngài Long Thọ và Ngài Thế Thân chúng takhông cần phải đề cập đến ở đây nữa; nhưng riêng vị Tổ Sư Đàm Hoằng tương đốiđặc biệt đối với những người Phật tử Việt Nam tu theo pháp môn Tịnh Độ; nênchúng ta cần nghiên cứu sâu xa thêm một ít nữa.

NgàiĐàm Hoằng đến Việt Namtu trên chùa Tiên Sơn núi Tiên Du thuộc tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Đây là tỉnh lỵmà được nhiều triều đại vua chúa Việt Nam sau khi độc lập giành tự chủcho đất nước (năm 938) đến thời vua Lý Thái Tổ (1010) đã cho chọn làm kinh Đô.Do địa thế thuận lợi và qua lại dễ dàng với Trung Quốc vì trước đó từ năm 43trước Tây lịch đến năm 938 sau Tây lịch gần 1000 năm như thế Việt Nam bị Bắcthuộc lần thứ 2. Cho nên người Trung Quốc có mặt thường xuyên tại Giao Châu;giống như người Trung Quốc có mặt tại Tây Tạng từ năm 1959 đến nay (2011).Người Tây Tạng vẫn giữ văn hóa và Tôn Giáo của Tây Tạng; còn người Trung Quốcthì cai trị, muốn cho dân Tây Tạng bị đồng hóa như họ đã muốn thực hiện chínhsách nầy đối với người Việt Nam gần 1000 năm nhưng vẫn không thành công. Vì lẽdân tộc nào cũng có quyền tự trị của họ cả. Họ có văn hóa riêng, ngôn ngữriêng, tập quán riêng... thì không thể đồng hóa họ được.

Nhưvậy Ngài Đàm Hoằng đã đến Giao Châu (Bắc Ninh) từ Quảng Đông (biên giới giữaViệt Namvà Trung Quốc). Lúc ấy có lẽ không phải Ngài đến để tỵ nạn mà đến để hoằng pháplợi sanh cho người Trung Quốc và người Việt Nam đang sinh sống tại Giao Châuthuở ấy. Việc này cũng tương tự như tình hình của người Việt Nam trong hiệntại. Trước và sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã có hơn 2 triệu người Việt Nam cómặt khắp nơi trên thế giới. Đi đến đâu, sau khi đã được sống an cư, lạc nghiệpthì người Việt Nam đều xây dựng Chùa chiền để làm chỗ dựa tinh thần trong lúcgia đình có quan, hôn, tang, tế v.v... đây là điều cần thiết. Do vậy Phật tử cóthể thỉnh những vị Thầy cùng đi chung với mình đến đất nước ấy, Chùa ấy trúngụ; hoặc giả liên lạc về Việt Namđể thỉnh chư Tăng, Ni sang hoằng hóa tại các nước có người Việt Nam.

Câuchuyện hơn 1.500 năm trước tại Giao Châu chắc cũng như vậy thôi, không khác gìbây giờ mấy. Nghĩa là Ngài Đàm Hoằng đã có mặt tại Việt Nam vào năm 420- 422. Thời gian nầy đất Giao Châu chắc chỉ rộng đến Nghệ An, Thanh Hóa là cùngvà người Giao Châu cũng có tín tâm với đạo Phật nên đã xây Chùa trên núi cho Sưở; nên gọi là Tiên Sơn tự. Chùa núi thì chắc rằng đơn giản hơn chùa ở phố thị.Nơi ấy hằng ngày Sư Đàm Hoằng vào núi đốn củi, hái rau, trái cây rừng về đểdùng bữa qua ngày. Đêm đến tụng kinh A Di Đà. Nếu những ngày vía lớn thì kinhVô Lượng Thọ và trước khi đi ngủ cũng như sau khi ngủ Ngài Đàm Hoằng ngồi tọathiền để quán 16 phép quán như Đức Phật đã dạy cho Hoàng Hậu Vy Đề Hy thuở Phậtcòn tại tiền.

Đếnnăm 455 thì Ngài Đàm Hoằng tự thiêu. Trong các kinh Vô Lượng Thọ, kinh Quán VôLượng Thọ và kinh A Di Đà chúng ta không thấy đề cập đến vấn đề tự thiêu; nhưngtrong kinh Pháp Hoa phẩm thứ 23 nói về Ngài Dược Vương và Dược Thượng Bồ Tátkhi muốn cúng dường Phật, đã tự đốt cánh tay và thân của mình. Đây là hạnhnguyện cúng dường bố thí Ba La Mật. Trong kinh Kim Cang cũng có đoạn nói vềviệc khi Đức Thế Tôn còn là một vị Bồ Tát cũng đã hy sinh thân nầy mà không trụvào chỗ nào cả; nên bị Tiên Nhơn xẻ thịt; nhưng Ngài không chấp vào đó. Như vậyhình thức cúng dường bằng thân thể của mình lên chư Phật và chư Bồ Tát đã có từlâu; nhưng không phải là một việc thường được khuyến khích, mà là việc đángquan tâm.

Saukhi tự thiêu xong dân làng thấy Ngài ngồi trên lưng con nai vàng đi về hướngTây. Hướng Tây có nghĩa là Tây Phương Cực Lạc. Vì trong kinh Quán Vô Lượng ThọĐức Phật đã chỉ cho Hoàng Hậu Vy Đề Hy và những chúng sanh đời sau nầy nên quánnhư thế nầy, nên quán như thế kia ... và việc quán ấy đã được thành tựu; chonên chư Thánh chúng đến đón về Tây. Con nai vàng tượng trưng cho hào quang củaĐức Phật A Di Đà. Vì Vô Lượng Quang (A Di Đà) là ánh sáng màu vàng chiếu khắpcả vô lượng thế giới, đến khi niệm niệm đã thành thục khi thân trung ấm đã lìakhỏi thân tứ đại thì tâm thức được sanh lên thế giới Tây Phương Cực Lạc vàchứng vào quả vị Thượng Phẩm Thượng Sanh. Lúc ấy ngồi trên hoa sen, sẽ nghe ĐứcPhật A Di Đà thuyết pháp.

Hìnhảnh con nai vàng và hình ảnh hướng về Tây là hình ảnh giải thoát sanh tử củaNgài Đàm Hoằng để sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc. Đây chỉ là biểu hiện quahình tướng, mà là kết quả một đời tu hành, thanh tịnh giữ giới của Ngài. NếuNgài viên tịch năm 455, tức là Ngài đã ở Việt Nam được 35 năm. Trong 35 năm ấy chắcNgài đã giáo hóa không ít đồ chúng tại Chùa Tiên Sơn tu theo pháp môn Tịnh Độ.Tuy rằng trước đó và sau đó không có vị TổSư nào đã cho ta thấy rõ ràng là đã tu pháp môn nầy; nhưng điều ấy khôngquan trọng. Nếu chúng ta xem lại lịch sử thì chúng ta sẽ thấy từ vị Tổ thứ nhấtđến vị Tổ thứ 2 cách xa rất nhiều thế kỷ. Ví dụ như:

Saukhi Đức Phật nói kinh A Di Đà (tiểu bổn) cho Ngài Xá Lợi Phất nghe tại nước XáVệ; nơi vườn cây của Thái Tử Kỳ Đà và Trưởng giả Cấp Cô Độc; sau đó Đức Phậtnói kinh Vô Lượng Thọ (đại bản A Di Đà) cho Ngài A Nan và ngài A Thuyết Thịnghe tại núi Kỳ Xà Quật và cuối cùng Đức Phật đã nói kinh Quán Vô Lượng Thọ choHoàng Hậu Vy Đề Hy và Ngài A Nan nghe tại núi Linh Thứu. Kể từ đó cho đến saukhi Đức Thích Tôn nhập diệt và trải qua 4 thời kỳ kết tập kinh điển khác nhau,chúng ta không nghe vị Tổ nào đề cập đến 3 kinh căn bản nầy cả. Mãi cho đến khiNgài Long Thọ ra đời tại miền Nam Ấn Độ (thế kỷ thứ 2 sau Tây lịch); nghĩa làsau Đức Phật nhập diệt gần 900 năm, Ngài Long Thọ mới xiển dương pháp môn TịnhĐộ qua Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận và Ngài không phải chỉ là Sơ Tổ của Tịnh Độ Tôngtại Ấn Độ mà còn là Tổ Sư của 8 Tông phái khác nữa. Rồi đến Ngài Thế Thân emruột Ngài Vô Trước là Tổ thứ 2 của Tịnh Độ Tông Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam và TrungHoa cũng cách nhau hàng 200 năm. Vì Ngài Thế Thân sinh vào thế kỷ thứ 4, thứ 5sau Tây lịch. Từ Vãng Sanh Luận trong Du Già Sư Địa Luận, người ta biết rằngNgài Thế Thân đã dùng Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận của Ngài Long Thọ làm căn bản đểphát triển Tịnh Độ. Do vậy mà Tịnh Độ Tông Nhật Bản mới dễ dàng chấp nhận nhưvậy và dĩ nhiên là Ngài Thế Thân cũng như Ngài Long Thọ đã dựa theo 3 kinh TịnhĐộ làm tư tưởng của pháp môn nầy.

TừNgài Thế Thân qua Ngài Đàm Hoằng hay Ngài Đàm Loan rất hữu lý, vì chỉ cùng nhautrong thế kỷ thứ 5 hay trễ hơn là vài ba chục năm sau, tư tưởng Tịnh Độ nầyđược truyền vào Trung Quốc để đến cuối thế kỷ thứ 5, đầu thế kỷ thứ 6, Ngài ĐàmLoan đã trở thành Sơ Tổ Tịnh Độ Tông của Trung Hoa. Rồi từ Ngài Thiện Đạo (613- 681) Tổ thứ 3 của Tịnh Độ Tông Trung Hoa truyền tư tưởng nầy cho Ngài NguyênTín của Nhật Bản (942 - 1017) cách xa nhau đã là trên dưới 300 năm. Trong 300năm ấy là thời gian cần thiết để tư tưởng của ba kinh Tịnh Độ thâm nhập vào xứmặt Trời ấy. Rồi từ Ngài Nguyên Tín đến Ngài Nguyên Không Pháp Nhiên (1133 -1212) cũng cách nhau trên dưới 200 năm như vậy, Ngài Pháp Nhiên mới có thờigian nắm bắt được sự truyền thừa và Tông chỉ của Tịnh Độ Tông. Chỉ trừ NgàiThân Loan và Ngài Pháp Nhiên là Thầy trò trực tiếp truyền cho nhau về Tông TịnhĐộ nầy, ngoài ra giữa các vị Tổ với nhau, thời gian xa nhau như muôn vạn dặm. Ởđây không gian không quan trọng bằng tư tưởng. Vị nào có tư tưởng khế hợp vớikhế cơ và khế lý của vị đi trước hay đúng với tinh thần của 3 kinh Tịnh Độ, thìvị ấy đời sau sẽ được suy tôn làm Tổ. Ít có vị nào khi còn sống được vinh hạnhnầy; chỉ trừ Ngài Ca Diếp lãnh hội trực tiếp tâm thiền từ Đức Phật cũng nhưnhiều vị Tổ Sư Thiền Tông khác.

Từđó chúng ta có một cái nhìn thông thoáng hơn về Tịnh Độ Việt Nam cũng vậy.Nghĩa là sau khi đã tạm thiết lập được các vị Tổ Sư Tịnh Độ ban đầu rồi, thìnhững vị sau, chúng ta sẽ lần lượt dò tìm theo sử liệu để đề nghị và nếu cónhiều vị Tôn Túc hoan hỷ, đúng theo lịch sử thì chúng ta sẽ có một sự truyềnthừa rõ rệt. Dẫu cho vị Tổ thứ 2 của Tịnh Độ Tông Việt Nam cách NgàiĐàm Hoằng 1.000 năm hay 1.500 năm cũng không có gì quan trọng cả.

Đọclịch sử Nhật Bản nói về Việt Nam, họ cũng chỉ bắt đầu vào năm 938 khi Ngô Quyềndẹp tan quân Nam Hán và xưng Vương. Như vậy Bà Trưng, Bà Triệu (thế kỷ thứ nhấttrước Tây lịch) Lý Nam Đế (thế kỷ thứ 6) đi đâu hết rồi? ngoài ra còn 18 đờiHùng Vương nữa? nếu đọc sử Trung Quốc lại còn thê thảm hơn nữa. Họ xem đất nướcGiao Châu, Lâm Ấp là những nước chư Hầu, triều cống họ thì trước sau cũng thuộcvề họ thôi! Đây là mộng đế vương của Tần Thủy Hoàng, của Thành Cát Tư Hãn vẫncòn hiện diện trong đầu óc của những người Trung Quốc bảo thủ ngày nay.

Quývị nào có cơ hội đi Trung Quốc đến Hàng Châu tại chùa Bạch Ẩn, quý vị sẽ thấymột dãy núi họ gọi là "Thiên Trúc Tây lai phùng" có nghĩa là"núi từ phía Tây đến - Thiên Trúc (Ấn Độ). Đâu có núi nào bay được. Thế màngười Trung Quốc còn làm cho núi bay được. Đó là chưa kể tứ đại danh sơn củaPhật Giáo như: Phổ Đà Sơn nơi thị hiện của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát; Cửu Hoa Sơnnơi thị hiện của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát; Nga Mi Sơn nơi thị hiện của Đức ĐạiHạnh Phổ Hiền Bồ Tát và Ngũ Đài Sơn nơi thị hiện của Ngài Văn Thù Sư Lợi BồTát. Nghĩa là: Bi, trí của các vị Bồ Tát đều dồn về hết Trung Quốc; trong khiđó tại Việt Nam,Đại Hàn, Ấn Độ v.v... các vị Bồ Tát ấy ở chỗ nào?

Thếkỷ thứ 20, khi Ngài Tuyên Hóa đến hoằng pháp tại Hoa Kỳ, Ngài cũng đã dùng tinhthần của Trung Quốc để lập nên 4 đạo tràng cho 4 vị Bồ Tát nầy tại Mỹ Quốc nhưsau:

SanDiego: Nơi thị hiện của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát.

Los Angeles:Nơi thị hiện của Đức Đại Thế Chí Bồ Tát.

San Francisco:Nơi thị hiện của Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.

Seattle:Nơi thị hiện của Đức Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát.

Rồi100 năm sau, 200 năm sau hay nhẫn đến 1.000 năm sau nữa những nơi nầy sẽ trởthành những đạo tràng linh hiển của những vị Bồ Tát nầy.

Nhìnlịch sử Việt Namtừ sau thời Lý NamĐế khởi nghĩa vào thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 10 chúng ta rất đau lòng. Vì dântộc vốn bị ách đô hộ lầm than của các Thái Thú ngay cả đời Đường là đời vănminh nhất của lịch sử Trung Hoa và lịch sử thế giới; nhưng tìm đâu ra đượcnhững Đỗ Thuận giả làm người chèo đò để đối đáp với Lý Giác sứ giả của TrungHoa về con ngỗng đang bơi lội trên sông ấy.

Rồitới Khuông Việt Thái Sư đời vua Lê Đại Hành. Vào năm 981 Ngài là vị Tăng Thốngđầu tiên của Đại Việt nhưng cho tới giờ này chúng ta cũng không còn được lưutruyền những gì thuộc về phương pháp tu hành của Ngài và ngay như cả Thiền SưVạn Hạnh làm Quốc sư cho triều nhà Lý cũng vậy. Dĩ nhiên nhờ bài thơ:

Thânnhư điện ảnh hữu hoàn vô

Vạnmộc xuân dinh, thu hựu khô

Nhậmvận thịnh suy vô bố úy

Thịnhsuy như lộ thảo, đầu phô.

Hòa Thượng Mật Thể dịch:

Thânnhư bóng xế chiều tà

Cỏxuân tươi tốt, thu qua rụng rồi

Sáchi suy thạnh cuộc đời

Thạnhsuy như hạt sương rơi đầu cành.

Nhờđó chúng ta biết được quan điểm về cuộc đời, thế thái nhân tình, ngôi cao chứctrọng v.v... rồi cũng chỉ là sương rơi trên đầu ngọn cỏ theo tinh thần ThiềnHọc mà thôi. Còn Tịnh Độ thì sao?

Dĩnhiên cho tới các đời sau vẫn thường không thấy nhắc đến. Mãi cho đến cuối thếkỷ thứ 19 đầu thế kỷ thứ 20, khi mà Thiền Tông không còn thịnh hành như nhữngthế kỷ trước ở Việt Nam nữa, thì Tịnh Độ bắt đầu khởi sắc; nhưng chưa biết vịSư nào vừa tu Thiền vừa tu Tịnh, rồi cổ xúy Tịnh Độ để Tịnh Độ phát huy đượcnhư ngày hôm nay. Mong rằng những nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục làm việc ấy.

Vídụ như Ngài Nguyên Tín ở Nhật vào thế kỷ thứ 10, 11 (942 - 1017) Ngài tu ở núiTỉ Duệ; một mặt Ngài cổ xúy Tịnh Độ Tông; nhưng Ngài vẫn tu Thiền tại đó. Vì núiTỉ Duệ là nơi tổ hợp các Tông phái của Thiên Thai. Sau này nhờ đó mà Ngài NguyênKhông Pháp Nhiên mới dựa vào lời nguyện thứ 18 của Đức Di Đà qua Ngài NguyênTín mà Ngài Thiện Đạo đã truyền đạt. Từ đó Tông Tịnh Độ tại Nhật mới phát triểnmạnh mẽ và rõ ràng được.

Hoặcgiả Ngài Vĩnh Minh Diên Thọ Thiền Sư (904 - 975) cũng vậy. Ngài là Tổ Sư Thiềnvà chủ trương rằng: "Dù cho có nghìn thuyết khác nhau, rốt cuộc cũng quyvề một pháp và muôn pháp quy về một tâm; các kinh như: Pháp Hoa, Bát Nhã, TưÍch, Hoa Nghiêm, Viên Giác, Lăng Nghiêm, Đại Tập... cũng chỉ là nhiều tên củamột pháp mà thôi. Điều quan trọng là ở chỗ quán xét tâm và đạt được nhấttâm...". (Trích Phật Quang Đại Từ Điển trang 7138). Một tâm ấy là gì? đólà giác ngộ, tâm giải thoát sanh tử luân hồi.

Trong13 vị Tổ Thiền Tông của Trung Hoa đã có 7 vị Tổ cuối đời nghiêng về Tịnh Độ vàngười ta cho rằng Ngài Vĩnh Minh Diên Thọ Thiền Sư đã nói ra những điều nầy:

-"Đời mạt pháp, mười người tu Thiền chỉ chứng có một người.

-Mười người tu Tịnh Độ đều chứng cả mười.

-Nếu người nào vừa tu Thiền lẫn tu Tịnh Độ thì chẳng khác nào chúa tể Sơn lâmcòn có thêm móng vuốt.

-Đời mạt pháp mà Thiền cũng không tu, Tịnh Độ cũng không tu; chết xuống chỉ cócột đồng và nước sôi".

Đâylà lời dạy rất quan trọng; nhưng mới đây, tôi có đọc sách ngữ lục của cố HòaThượng Thích Ấn Thuận do Hạnh Đoan dịch ra tiếng Việt thì được biết rằng: NgàiẤn Thuận không nghĩ là những lời bên trên là của Ngài Vĩnh Minh Diên Thọ ThiềnSư chủ trương.

Thếkỷ thứ 10 là thế kỷ Thiền và Tịnh tại Trung Quốc đều phát triển mạnh và dĩnhiên lúc ấy cũng đã bắt đầu đến gần kề thời mạt pháp rồi; nếu có một Thiền Sưnào đó chủ trương việc trên, quả là lợi lạc cho cả Thiền và Tịnh Độ.

Vídụ như trường hợp của chúng tôi thuộc thế hệ truyền thừa thứ 41 của dòng ThiềnLâm Tế, Chúc Thánh của Ngài Minh Hải, Pháp Bảo. Thế mà có được bao nhiêu Chùathuộc môn phái này tại Việt Namcũng như hải ngoại chuyên tu Thiền, mà trong hiện tại chỉ thấy tu Tịnh Độ làchính; Còn Thiền phụ thuộc mà thôi. Đây là một bằng chứng cụ thể để chúng ta cóthể tham khảo thêm việc thay đổi từ Thiền sang Tịnh Độ hay từ Tịnh Độ sangThiền để những thế hệ đi sau dễ bề hành xử hơn.

Nếunhững người tu theo Tịnh Độ Tông của Việt Nam chúng ta chấp nhận Ngài ĐàmHoằng làm Tổ Sư khai sáng Tông này thì chúng ta nên nghiên cứu thêm về pháp tucủa Ngài.

Theolịch sử cho biết thì Ngài hay tụng Kinh Vô Lượng Thọ và Quán Vô Lượng Thọ. KinhVô Lượng Thọ có hai phần Thượng và Hạ. Phần Thượng Kinh này nói về nội dung của48 lời nguyện của Đức Phật A Di Đà khi Ngài còn là một Pháp Tạng Tỳ Kheo đã lậpnguyện dõng mãnh trước Ngài Thế Tự Tại Vương Như Lai. Trong 48 lời nguyện nàyquan trọng nhất là lời nguyện thứ 18, 19 và 20.

Lờinguyện này có nội dung như sau: Giả sử khi thành Phật, chúng sanh mười phương hếtlòng tin ưa, mong muốn sanh về cõi nước tôi, xưng danh hiệu tôi cho đến mườiniệm mà chẳng được sanh, tôi không giữ ngôi chánh đẳng chánh giác, chỉ trừnhững kẻ tạo tội ngũ nghịch, chê bai chánh pháp.

Lâu nay các vị Đại Sư và Phật tử Trung Hoa cũng như ViệtNam đều chú trọng đến "10 niệm nhất tâm" mới được vãng sanh; nhưng đaphần đã quên đi vấn đề quan trọng về bản nguyện lực của Đức Phật A Di Đà. Bảnnguyện đó là gì? đó là mệnh đề đầu và mệnh đề cuối của tất cả 48 lời nguyện.Nghĩa là: "Giả thử khi thành Phật... mà chẳng được sanh, tôi không giữngôi chánh đẳng chánh giác". Đây chính là việc quyết định để hành giả đượcvãng sanh. Chữ giả sử có nghĩa là lúc chưa thành Phật mà còn như vậy; nhưng bâygiờ thì Đức Phật A Di Đà đâu còn là Pháp Tạng Tỳ Kheo nữa; mà Ngài đã giữ ngôichánh giác từ lâu rồi, từ vô lượng kiếp kia. Cho nên việc sanh về theo lối đớinghiệp vãng sanh của các chúng sanh trong 10 phương vô biên quốc độ là do thalực của Ngài, do bản nguyện lực của Ngài giúp cho chúng ta về đó; chứ không phảido tự lực niệm Phật hay trong 10 niệm nhất tâm. Nói như Ngài Thân Loan rằng:Chỉ cần niệm Phật là được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Vì việc vãng sanh ấykhông phải do tự mình làm mà do bổn nguyện lực của Đức A Di Đà đã phát nguyệnra như vậy.

Tôi, một Tăng sĩ Việt Nam sinh ra giữa thế kỷ thứ 20(1949) và đang sống vào đầu thế kỷ thứ 21 này (2011) hoàn toàn đồng ý với lốilập luận của Ngài Thân Loan Nhật Bản và Ngài Thiện Đạo Trung Hoa. Có nghĩa làcứ niệm Phật; Ấy là nhân. Còn Quả, tự nhiên chúng ta sẽ được tha lực của ĐứcPhật A Di Đà đưa về cảnh giới Tây Phương Cực Lạc.

Bổn nguyện lực ấy cũng giống như những loại chim nóiPháp, gió thổi, hoa sen nở, nhạc trời chúc tụng... nơi cõi Tây Phương Cực Lạctrong Kinh Tiểu bản A Di Đà đã diễn tả. Tất cả đều do Đức Phật A Di Đà hóa hiệnnên. Vậy thì việc dùng tha lực và bổn nguyện để đưa một chúng sanh sau khi lâmchung từ Ta Bà về Tịnh Độ đối với Đức Phật A Di Đà đâu có gì là khó khăn mà lâunay chúng ta chỉ quanh quẩn ở 10 niệm nhất tâm hay không nhất tâm?

Vềquyển Hạ của Kinh Vô Lượng Thọ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cho biết rằng ai tuPháp gì, giữ giới gì thì sanh về nơi chín phẩm liên hoa ở thế giới Cực Lạc.Đồng thời Ngài cũng nhắc cho chúng sanh biết về đời ác năm trược; chúng sanh,đã phạm nhiều lỗi lầm, phải biết ăn năn sám hối thì không bị sanh vào thai cungbiên địa nơi Hạ phẩm Hạ sanh. Tuy rằng niệm Phật có thể Phật đến tiếp dẫn vềTây Phương được; Nhưng 500 tiểu kiếp nằm trong Hạ phẩm Hạ sanh quả là thời giankhông phải là ngắn. Chỉ có một điều duy nhất là không bị luân hồi sanh tử trởlại Ta Bà mà thôi.

Việctiếp theo chúng ta thấy như lịch sử cho biết rằng: Ngài Đàm Hoằng tu theo KinhThập Lục Quán tức là Kinh Quán Vô Lượng Thọ. Ngài quán 16 phép tuần tự như sau:

-Quán mặt trời sắp lặn

-Quán tưởng nước như băng đá

-Quán tưởng mặt đất

-Quán tưởng cây báu

-Quán tưởng nước tám công đức

-Quán tưởng cõi Cực Lạc toàn là sự quý lạ

-Quán tưởng tòa sen báu

-Quán tưởng hình tượng

-Quán khắp tướng toàn sắc thân của Phật

-Quán tưởng sắc thân chơn thật của Bồ Tát Quan Thế Âm

-Quán tưởng sắc thân của Đức Đại Thế Chí

-Quán tưởng cùng khắp khi được sanh về thế giới Cực Lạc

-Quán tướng Phật A Di Đà cùng nhị vị Bồ Tát và chúng sanh đều có thân giống nhau

-Quán tưởng vãng sanh của những người thuộc bậc Thượng phẩm

-Quán tưởng vãng sanh của những người thuộc bậc Trung phẩm

-Quán tưởng vãng sanh của những người thuộc bậc Hạ phẩm.

Chữ quán có nghĩa là xem xét, soi rọi, chiếuđến, nhất tâm, tập trung chú ý v.v…trong khi quán tưởng bà Vy Ðề Hy đã thành tựu. Ngài Ðàm Hoằng cũng thành tựu;nên sau khi Ngài Ðàm Hoằng tự thiêu vào năm 455 tại núi Tiên Du Bắc Việt Nam mới đượcvãng sanh.

Như vậy là trong Thiền luôn luôn có Tịnh vàtrong Tịnh luôn luôn có Thiền. Nếu chỉ tụng kinh niệm Phật mà không quán tưởngthì tâm ta sẽ loạn động. Do vậy 16 cách quán trên theo kinh Quán Vô Lượng Thọlà giúp cho hành giả tu theo pháp môn vãng sanh Tịnh Ðộ có cơ hội tập trung tưtưởng vào một nơi để việc quán sát được thành tựu.

Kinh A Di Ðà là một bản kinh cổ. Ngày nay cáchọc giả Âu Mỹ đã tìm ra được cả bản tiếng Sanskrit và Hán Văn. Riêng bản kinhQuán Vô Lượng Thọ thì chỉ còn Hán Văn chứ không có bản chữ Phạn. Do vậy cónhiều người nghi ngờ. Nhưng điều nầy không quan trọng. Vì có lẽ sau khi bảnkinh Quán Vô Lượng Thọ từ Ấn Ðộ truyền qua Trung Quốc và sau khi đã được dịchsang chữ Hán rồi thì bản gốc mất đi. Nếu cần, các học giả tiếng Sanskrit bâygiờ cũng có thể dịch ngược lại từ chữ Hán sang tiếng Sanskrit cũng không có gìkhó khăn. Vì lịch sử đã chứng minh 3 bản kinh trên là kinh gốc của những ngườitu theo pháp môn Tịnh Ðộ và kinh nầy do chính Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni nói ra,chứ không phải chư Tổ về sau tạo ra 3 kinh nầy.

Ngay như Tịnh Ðộ và Tánh Không vẫn có trongkinh A Hàm (Phật Giáo Nguyên Thủy); chứ không phải là không có. Sau nầy vào thếkỷ thứ 2 sau Tây lịch, Ngài Long Thọ mới chú thích rõ ràng hơn qua Trung Quánvà Tánh Không hay Tịnh Ðộ; nhưng vẫn dựa vào căn bản từ ban đầu để phát triển.

Ví dụ, Phật bảo rằng: Ai hiểu được pháp duyênsanh là hiểu Phật và ai hiểu được Phật thì người ấy hiểu pháp. Vậy pháp duyênsanh là gì vậy?

Ðó là: “Các pháp đều do nhân duyên sanh, cácpháp đều do nhân duyên diệt và tự tánh của các pháp là không”.

Theo Ngài Ấn Thuận cho biết rằng cái không quanhân duyên sanh ấy là cái không của Trung Quán và Bát Nhã sau nầy; không phảitự nhiên mà không được. Cái không nầy ngay từ buổi ban đầu Ngài Xá Lợi Phất mớinghe qua từ Ngài A Thuyết Thị đã chứng quả dự lưu; mà chưa phải cần gặp trựctiếp với Ðức Phật, để từ đó Ngài Xá Lợi Phất về rủ Ngài Mục Kiền Liên cùng dẫn1.000 đệ tử của 2 Ngài đến quy y với Ðức Phật. Vì lâu nay Ngài Xá Lợi Phất vốnlà thủ lãnh của nhóm mình và đã đi cầu học khắp Ðông Tây; nhưng chưa nghe hoặcthấy một vị Ðạo Sư nào nói được như vậy. Sau đó Ngài Xá Lợi Phất và Ngài MụcKiền Liên đến trực tiếp đảnh lễ xin xuất gia thọ pháp cùng với 1.000 vị Ðệ Tửcủa mình với Ðức Phật.

Ðiều căn bản ở đây là hành trì lễ bái, tụngkinh A Di Ðà và niệm Phật. Ở chốn u tịch của núi rừng Tiên Du thuộc chùa TiênSơn ấy Ngài Ðàm Hoằng tuy là người Trung Quốc; nhưng ở đó suốt 35 năm (từ420-455) Ngài đã gây được ảnh hưởng lớn trong quần chúng người Việt Nam. Do vậychắc chắn đã có rất nhiều người đến tu và học pháp môn Tịnh Ðộ với Ngài; nhưngvì lẽ Tịnh Ðộ không trực tiếp truyền từ Thầy qua trò như Thiền Tông cho nênviệc truyền thừa không trở thành một dòng kệ liên tục; nhưng hy vọng rằng từđây về sau chúng ta có nhiều phương tiện hơn để làm cho sáng tỏ vấn đề nầy.

Việcniệm Phật cũng vậy. Có lẽ Ngài niệm theo tiếng Trung Hoa là: Nam Mô A MI TÀFO. Ðây là âm vận của tiếng Quảng Ðông và ngay cả tiếng Phổ Thông ngày nay cũngvậy. Sở dĩ người Trung Hoa niệm như vậy, vì trong những chữ cái của Hán ngữkhông có vần D và không có vần Ð như tiếng Việt Nam. Trong khi Việt Nam chúng taniệm là: NamMô A Di Ðà Phật thì Trung Quốc niệm là: Nam Mô A MI TÀ FO. Trong khi đóngười Nhật thì niệm rằng: Namu Amida Butsu. Chữ Butsu sau cùng có nghĩa là Phậtvà Amida có nghĩa là A Di Ðà. Dầu cho có niệm theo nguyên thủy tiếng SanskritNamo Amitabha Buddha thì cũng không sao cả. Vì trong chữ: Amitabha, A Di Ðà, AMI TÀ, Amida v.v… tất cả nó cũng chỉ có nghĩa là Vô Lượng Quang. Chúng ta khôngcần phải phân tích là niệm đúng hay sai âm điệu. Vì lẽ người nước nào thì niệmtheo nước ấy. Chư Phật và ChưBồ Tát vẫn hiểu như thường.

Chúng ta nên hiểu cặn kẽ về Tịnh Ðộ và Tịnh ÐộTông để có một cái nhìn cụ thể hơn.

“Tịnh Ðộ gọi đủ là Thanh Tịnh Ðộ, Thanh Tịnhquốc độ, Thanh Tịnh Phật sát cũng gọi là Tịnh Sát, Tịnh giới, Tịnh phương, Tịnhvực, Tịnh thế giới, Tịnh Diệu Ðộ, Diệu Ðộ, Phật sát, Phật quốc. Ðối lại vớiTịnh Ðộ là uế độ, uế quốc.

Chỉ cho cõi nước thanh tịnh, là nơi an trụ củaPhật. Trái lại, những nơi mà chúng sanh cư trú có các phiền não ô uế nên gọi làuế độ, uế quốc. Tịnh Ðộ là giáo thuyết nói trong các kinh Ðại Thừa, còn TiểuThừa thì lấy Niết Bàn Vô Dư thân tro trí bặt làm lý tưởng; nên không có thuyếtnầy. Vì Phật Giáo Ðại Thừa cho rằng Niết Bàn có tác dụng tích cực, chư Phật đãđược Niết Bàn, mỗi vị đều ở Tịnh Ðộ của mình để giáo hóa chúng sanh, cho nên hễnơi nào có Phật an trụ thì đó là Tịnh Ðộ. Kinh A Súc Phật Quốc quyển thượng,kinh Phóng Quang Bát Nhã quyển 19, kinh Vô Lượng Thọ quyển thượng… đều cho rằngTịnh Ðộ là thế giới thanh tịnh trang nghiêm do Chư Phật kiến lập bằng nhữngcông đức đã được tích lũy trong vô lượng vĩnh kiếp khi các Ngài hành đạo Bồ Tátở địa vị tu nhân, đã khởi thệ nguyện tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh.Phẩm Phật quốc trong kinh Duy Ma quyển thượng thì cho rằng hễ tâm tịnh thì độtịnh, thế giới Ta Bà tức là Tịnh Ðộ Thường Tịch Quang. Nếu tâm chúng sanh bấttịnh thì cõi nầy chính là cõi uế ác bất tịnh, còn chỗ Phật thấy thanh tịnh thìtrở thành vô lượng công đức trang nghiêm. Tịnh Ðộ Linh Sơn của kinh Pháp Hoa,thế giới Liên Hoa Tạng của kinh Hoa Nghiêm, Tịnh Ðộ Mật Nghiêm của kinh ÐạiThừa Mật Nghiêm… đều lấy thuyết Tâm Tịnh Ðộ tịnh làm gốc. Còn kinh Vô Lượng Thọthì nói rằng ngoài thế giới Ta Bà ra còn có các Tịnh Ðộ khác, cũng có Tịnh Ðộ ởvị lai được thành tựu mỗi khi có vị Bổ xứ Bồ Tát thành Phật; hai loại Tịnh Ðộnầy đều là các cõi nước được hoàn thành sau khi có vị Bồ Tát Bổ xứ thành Phậtqua giai đoạn tu nhân theo bản nguyện của mình, là nơi chúng sanh nguyện sanhvề.

Còn các Tịnh Ðộ ở các phương khác thì có thếgiới Cực Lạc ở phương Tây của Ðức Phật A Di Ðà, thế giới Diệu Hỷ ở phương Ðôngcủa Ðức Phật A Súc, thế giới Tịnh Lưu Ly ở phương Ðông của Ðức Phật Dược Sư… vìcác Tịnh Ðộ của Chư Phật nói trên cách thế giới Ta Bà với một phương vị nhấtđịnh nên gọi là Thập Phương Tịnh Ðộ.

Thế giới Cực Lạc (Phạn: Sukhavati) cũng đượcgọi là Diệu Lạc, An Lạc, An Dưỡng, Lạc Bang, là Tịnh Ðộ ở phương Tây rất đượcTông Tịnh Ðộ xem trọng. Tịnh Ðộ nầy là chỉ cho báo độ do Bồ Tát tu nhân hạnh màcảm được quả báo; hoăc chỉ cho ứng Hóa Ðộ mà Ðức Phật giả hiện ra để cứu độchúng sanh hoặc chỉ cho Tịnh Ðộ có thật ở phương Tây cách thế giới Ta Bà hơn 10vạn ức Phật độ; hoặc lại chỉ cho Tịnh Ðộ hiện ra trong tâm chúng sanh. Ngoài raTịnh Ðộ còn có biên địa, nghi thành, Thai cung giải mạn giới… là Hóa độ dànhcho những người còn hoài nghi Phật trí được sanh đến.

Tông Tịnh Ðộ cho rằng Báo độ thực tại ở phươngTây, những người sanh về cõi nầy sẽ được hưởng 10 điều lợi lạc sau đây.

  1. Thánh chúng đến đón: Lúc lâm chung được Ðức PhậtA Di Ðà và hai vị Bồ Tát Quan Âm, Thế Chí đến đón về Tịnh Ðộ.
  2. Hoa sen vừa mới nở: Gá sinh trong hoa sen sinh vềTịnh Ðộ, cho nên lúc hoa sen vừa mới nở thì liền được thấy cõi Tịnh Ðộ rấttrang nghiêm thanh tịnh.
  3. Thân tướng có thần thông: Thân được 32 tướng tốtđẹp và 5 thứ thần thông như Thiên nhãn…
  4. Năm cảnh giới vi diệu: Ðược năm cảnh thù thắngsắc, thanh, hương, vị, xúc.
  5. Vui sướng vô lượng: Ðược hưởng các niềm vui vôtận.
  6. Tiếp dẫn kết duyên: Ðược những ân nhân kết duyêntừ trước thân đến Tịnh Ðộ đón tiếp.
  7. Thánh chúng cùng hội họp: Các chúng Bồ Tát đềuđến nhóm họp ở một chỗ.
  8. Thấy Phật nghe pháp: Sinh về Tịnh Ðộ được thấùức Phật và nghe Ngài nói pháp.
  9. Tùy tâm cúng dường Phật: Tùy tâm cúng dường chưPhật ở 10 phương.
  10. Tăng tiếnPhật đạo: Tu hành tinh tấn, cuối cùng chứng quả thành Phật.

Vềvị trí Tịnh Ðộ, sự trang nghiêm, chủng loại dân cư… các kinh nói không giốngnhau, vì khi còn ở địa vị tu nhân, các vị Bồ Tát phát nguyện không đồng. Nếuđứng trên lập trường sử học mà nhận xét sự miêu tả khác nhau giữa Tịnh Ðộ củaPhật A Súc và Tịnh Ðộ của Phật A Di Ðà thì có thể thấy được sự biến thiên củamột loại phát triển; như cõi Phật A Súc có người nữ, nhân dân đều mặc y phụcđược lấy ra từ cây, có 3 đường thềm báu đi suốt đến cõi trời Ðao Lợi, có thểxem đây là tư tưởng tương đối sớm. Tịnh Ðộ của Ðức Phật A Di Ðà thì không có ngườinữ, đều là hóa sanh, được thân thể hư vô tự nhiên. Luận Nhiếp Ðại Thừa quyển hạthì cho Tịnh Ðộ là xứ sở vi diệu ở ngoài 3 cõi. So sánh sự hơn, kém khác nhaugiữa các Tịnh Ðộ của chư Phật, trong các kinh đều có ghi chép.

Vềchủng loại Tịnh Ðộ, ở thời đại Ngài Vô Trước (khoảng thế kỷ thứ IV, V) cóthuyết 3 thân là Tự tính thân, Thọ dụng thân và Biến hóa thân. Thân biến hóacủa Phật thị hiện 8 tướng ở uế độ; thân thọ dụng trụ trong thế giới Liên Hoatạng có 18 thứ viên mãn thanh tịnh; tức tùy theo Báo thân, Hóa thân của Phật màcó thanh tịnh, ô uế khác nhau. Luận Duy Thức quyển 10 có thuyết tứ thân tứ độ(4 thân 4 cõi); Ðại Thừa nghĩa chương quyển thứ 19 chia Tịnh Ðộ làm 3 loại làSự Tịnh Ðộ, Tướng Tịnh Ðộ và Chân Tịnh Ðộ; Duy Ma kinh lược sớ quyển 1 thì lập4 loại Tịnh Ðộ; Phàm Thánh đồng cư độ; Phương Tiện Hữu Dư độ; Thật Báo vôchướng ngại (Trang Nghiêm) độ và Thường Tịch Quang độ. Hoa Nghiêm kinh thámhuyền ký quyển 3, y cứ vào sự bất đồng giữa Tam Thừa và Nhất Thừa mà nói cácTịnh Ðộ khác nhau”. (Trích Phật Quang Ðại Từ Ðiển trang 6142-6144).

(Xemthêm Phật độ, Cực Lạc Thế Giới)

Nhưvậy Tịnh Ðộ thì có rất nhiều cõi, mà Cực Lạc chỉ có một mà thôi. Vì cõi nầy làcõi do Ðức Phật A Di Ðà làm giáo chủ ở phương Tây và khi còn là một Pháp TạngTỳ Kheo, Ngài đã phát ra 48 lời nguyện để trang nghiêm cõi Phật ấy. Cõi Cực Lạccòn gọi là cõi: Phàm Thánh đồng cư độ. Vì lẽ có những kẻ thai cung biên địacũng được sanh vào đây phải chờ trong hoa sen đến 500 Tiểu Kiếp mới nghe đượcchư vị Bồ Tát thuyết pháp

CõiCực Lạc là cõi hóa sanh. Tất cả đều do sự hóa hiện của Ðức Phật A Di Ðà. Vì đâylà bổn nguyện lực của Ngài. Do tha lực ấy mà những chúng sanh ở thời kỳ mạtpháp nầy nương vào danh hiệu của Ngài để nhớ nghĩ, tụng niệm thì Ngài sẽ đưa vềcảnh giới Cực Lạc sau khi lâm chung.

CõiTịnh Ðộ của Phật A Súc lại có người nữ trong khi cõi Tịnh Ðộ của Ðức Phật A Dèà thì không. Vì lời nguyện thứ 35 của Ðức Phật A Di Ðà đã xác nhận như vậy.

ChưTổ ra đời ở cõi Ta Bà nầy đa phần nối tiếp tư tưởng nầy của Ðức Phật A Di Ðà vànương theo pháp trì danh hay quán tưởng để được sanh về cõi Cực Lạc sau khi lâmchung. Vì là cõi hóa sanh và hóa thân; nên ở đó dự được 10 niềm vui thù thắngnhư trên vừa kể.

CònPhương Tiện Hữu Dư Ðộ thì đó là cõi Tịnh Ðộ mà chư Phật dùng phương tiện để hóahiện ra và còn những điều kiện cần thiết nữa, để được sanh về cõi Tịnh Ðộ chânthật. Ðiều nầy hay cõi nầy cũng giống như Hóa Thành Dụ trong kinh Pháp Hoa vậy.

ThườngTịch Quang độ là cõi Tịnh Ðộ nơi đó chỉ có ánh sáng chiếu suốt. Các chúng sanhsanh về đây toàn những bậc có trí tuệ, thượng căn thượng trí, đã thoát ly sanhtử luân hồi.

ThậtBáo trang nghiêm hay Thật Báo vô chướng ngại độ là cõi Tịnh Ðộ chân thật trangnghiêm thanh tịnh bình đẳng, không có gì làm chướng ngại cho con đường tu hànhcả.

Trênđây chỉ là cách gọi cõi giải thoát sanh tử mà thôi và cũng tùy theo từng thờigian, trường hợp và môn phái khác nhau mà gọi về cõi giải thoát nầy. Ví dụ nhưNgài Thánh Nghiêm gọi có 4 cõi Tịnh Ðộ là: Nhân gian Tịnh Ðộ, Thiên quốc TịnhÐộ, Phật quốc Tịnh Ðộ và Tự tâm Tịnh Ðộ. Trong khi đó những vị Thiền Sư thì gọirằng: Tịnh Ðộ là đây, chốn nầy v.v… nghĩa là tất cả đều tùy thuộc vào cách gọicủa mỗi Tông riêng biệt để chỉ về cõi thanh tịnh giải thoát ấy.

Từkhi Phật Giáo được truyền vào Việt Nam vào đầu kỷ nguyên Tây lịch chođến nay (2011) kể ra cũng đã trên dưới 2.000 năm lịch sử. Chỉ có Thiền Tông làtương đối có sự truyền thừa rõ ràng; nay Tịnh Ðộ Tông cũng đang bắt đầu nối kếtlại; còn những Tông khác như Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Thiên Thai, Luật Tông, Mật Tôngv.v… chưa thấy có nơi nào hoàn thành được sử liệu truyền thừa nầy. Mong rằngtrong mai hậu những người thuộc những Tông phái trên thực hành được việc nầy.

Trongkhi Trung Quốc và Nhật Bản từ khi Phật Giáo được truyền vào, họ đã lập thành 13Tông rõ rệt và mỗi Tông đều có những vị Tổ kế tiếp nhau truyền thừa cho mônphái của mình. Ðây là một bức tranh phối cảnh rất đẹp cho Phật Giáo mỗi nước.Vì vậy sau đây chúng ta thử tìm hiểu về Tịnh Ðộ Tông của Trung Hoa và Nhật Bảnnhư thế nào.

“TịnhÐộ Tông là Tông Phái Phật Giáo lấy việc vãng sanh Tịnh Ðộ Cực Lạc làm mục đích.Một trong 13 Tông của Trung Quốc và một trong 13 Tông của Nhật Bản.

TịnhÐộ là chỉ cho cõi nước thanh tịnh, cõi nước trang nghiêm, tức là xứ sở đượctrang nghiêm bằng các công đức thanh tịnh. Tịnh Ðộ Tông cũng gọi là Liên Tông,vì Ngài Huệ Viễn đời Ðông Tấn kết Bạch Liên Xã (Hội sen trắng) ở Lô Sơn, lấy ýnghĩa người sanh về Tịnh Ðộ phương Tây đều hóa sinh trong hoa sen, do đó cõinước Cực Lạc cũng gọi là Liên Bang (cõi nước hoa sen). Tông nầy đặc biệt lấyviệc xưng niệm Phật làm pháp tu hành, chủ yếu nhờ vào tha lực của bản nguyện Dèà, cầu mong được sanh về Tịnh Ðộ Cực Lạc phương Tây, vì thế nên còn được gọilà Niệm Phật Tông.

TưTưởng Tịnh Ðộ là y cứ vào 3 bộ kinh do Ðức Phật Thích Ca giảng thuyết. Ðó làkinh Vô Lượng Thọ do Phật giảng nói ở núi Kỳ Xà Quật; kinh Quán Vô Lượng ThọPhật nói ở thành Vương Xá và kinh A Di Ðà Phật nói ở vườn Kỳ thọ Cấp Cô Ðộc.Sau khi Ðức Phật nhập diệt khoảng 900 năm, Ngài Thế Thân soạn luận vãng sanhTịnh Ðộ, rồi đến các luận sư Mã Minh, Long Thọ trình bày ý nghĩa then chốt của3 bộ kinh trên mà hoằng truyền tông Tịnh Ðộ. Niên hiệu Vĩnh Bình năm đầu (508)đời Bắc Ngụy, Ngài Bồ Ðề Lưu Chi đến Trung Quốc, dạy kinh Quán Vô Lượng Thọ choNgài Ðàm Loan, trao truyền đầy đủ kinh luận Tịnh Ðộ, mở ra một thời đại mới chosự tiến triển của pháp môn Tịnh Ðộ ở Trung Quốc.

Vềviệc truyền dịch kinh điển Tịnh Ðộ ở Trung Quốc thì đầu tiên là các Ngài ChiCâu Ca Sấm và Trúc Phật Sóc cùng dịch kinh Bát Chu Tam Muội (năm 179); Ngài ChiKhiêm đời Tam Quốc dịch kinh Ðại Bản A Di Ðà 2 quyển (kinh Vô Lượng Thọ); NgàiTrúc Pháp Hộ đời Tây Tấn dịch kinh Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Ðẳng Giác 2 quyển.Ngoài ra còn có kinh Tuệ Ấn Tam Muội và kinh Vô Lượng Môn Ni Mật Trì do NgàiChi Khiêm dịch; kinh Ðức Quang Thái Tử, kinh Quyết Ðịnh Tổng Trì và A Di ÐàPhật kệ… do Ngài Trúc Pháp Hộ dịch.

NămHoàng Thủy thứ 3 (401) đời Diêu Tần, Ngài Cưu Ma La Thập dịch kinh A Di Ðà,luận Thập Trụ Tỳ Bà Sa… nói qua về sự trang nghiêm Tịnh Ðộ Cực Lạc, là các bộ kinhluận được đọc tụng thịnh hành nhất xưa nay. Về sau tiếp tục có Ngài Ðàm Vô Sấmđời Bắc Lương dịch kinh Bi Hoa 10 quyển (năm 419); Ngài Bảo Vân đời Lưu Tốngdịch kinh Tân Vô Lượng Thọ 2 quyển (năm 421); Ngài Cương Lương Da Xá đời LưuTống dịch kinh Quán Vô Lượng Thọ 2 quyển (424). Người đời sau gọi chung là KinhQuán Vô Lượng Thọ, kinh Vô Lượng Thọ và kinh A Di Ðà là Tịnh Ðộ tam bộ kinh.Ðến đây, sự truyền dịch kinh điển đã được hoàn bị.

Phápmôn Tịnh Ðộ ở Trung Quốc chủ yếu là Di Lặc Tịnh Ðộ và Di Ðà Tịnh Ðộ. Về tínngưỡng Tịnh Ðộ Di Lặc thì đầu tiên là Ngài Ðạo An đời Tây Tấn; Ngài có soạnluận Tịnh Ðộ 6 quyển, nguyện sanh Tịnh Ðộ Di Lặc ở cõi Ðẩu Suất; các Ngài HuyềnTrang và Khang Cơ đời Ðường cũng hành trì và quy y Tịnh Ðộ Di Lặc. Nhưng từ đóvề sau, vì ít người tu và người hoằng dương cũng ít nên Tịnh Ðộ Di Lặc dần dầnsuy vi, nhường chỗ cho sự hưng thịnh của tín ngưỡng Di Ðà và Tịnh Ðộ Di Ðà bèntrở thành đại biểu cho Tịnh Ðộ của chư Phật. Người hoằng dương Tịnh Ðộ Di Ðàmạnh nhất là Ngài Huệ Viễn đời Ðông Tấn; Ngài kết Bạch Liên Xã ở Lô Sơn, cùngvới mọi người chuyên tu tam muội Niệm Phật, theo yếu chỉ kinh Bát Chu Tam Muộiđể mong được vãng sanh thấy Phật. Ðây là tổ chức kết đoàn niệm Phật đầu tiên ởTrung Quốc và cũng là dòng chính của Tịnh Ðộ Trung Quốc. Thời Tuyên Vũ Ðế nhàBắc Ngụy, Ngài Bồ Ðề Lưu Chi dịch Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Ba Ðề Xá nguyện sinh kệcủa Ngài Thế Thân, Ngài Ðàm Loan chú giải, soạn thuật vãng sanh luận chú, lại ycứ vào luận Thập Trụ Tỳ Bà Sa của Ngài Long Thọ mà nêu rõ sự khác nhau giữa Nanhành đạo (đạo khó thực hành) và Dị hành đạo (đạo dễ thực hành); giữa tự lực vàtha lực; cho rằng nương nhờ vào bổn nguyện tha lực là đạo phương tiện dễ thựchành trong cõi đời có 5 thứ nhơ nhớp, xấu ác, bắt đầu mở ra nghĩa căn bản củaviệc lập giáo Tịnh Ðộ, đồng thời chuyên chú trong việc trì danh niệm Phật đểcầu sinh Tịnh Ðộ. Ðến đời Ðường các Ngài Ðạo Xước, Thiện Ðạo… noi theo giáo chỉcủa Ngài Ðàm Loan hết sức đề cao năng lực bản nguyện, lại chủ xướng tư tưởngmạt pháp để vạch ra con đường then chốt thích ứng với thời giáo. Ngài Ðạo Xướcsoạn An Lạc tập, bác bỏ kiến giải sai lầm của những người khác, mở ra con đườngtrọng yếu cho chúng sanh trong thời mạt pháp, đồng thời căn cứ vào thuyết Dịhành đạo và Nan hành đạo của Ngài Ðàm Loan mà lập giáo phái Tịnh Ðộ môn vàThánh Ðạo môn. Ngài Thiện Ðạo soạn Quán Vô Lượng Thọ Phật kinh sớ, nêu rõ cáckiến giải sai lầm xưa nay, xác định giáo nghĩa và giáo tướng Tịnh Ðộ; đồng thờitheo các Ngài Ðàm Loan, Ðạo Xước mà lập Chính Hạnh, Tạp Hạnh để đặt vững nềntảng cho hệ thống giáo nghĩa độc lập của Tịnh Ðộ. Về sau, Ngài Hoài Cảm soạnluận Thích Tịnh độ quần nghi; Ngài Thiếu Khang mở rộng Tông nầy. Từ Ngài ĐàmLoan đến Ngài Thiếu Khang được gọi là: “Chấn Đán ngũ Tổ” (5 vị Tổ Sư Tịnh ĐộTrung Quốc). Thời bấy giờ, các vị Đại Sư ở Trường An mỗi vị cũng có soạn chú sớcác kinh A Di Đà, Quán Vô Lượng Thọ… sự nghiên cứu kinh điển Tịnh Độ đã đạt đếnđiểm cao.

Vàođầu năm Khai Nguyên đời Đường, Ngài Tuệ Nhật từ Ấn Độ trở về Trung Quốc, thấycác Thiền gia đương thời coi Tịnh Độ là “Thuyết Phương Tiện” để dẫn dắt ngườingu; nên đã cực lực phản đối và đề xướng sự cần thiết phải niệm Phật cầu vãngsanh. Ngài Tuệ Nhật chủ trương trì giới và niệm Phật cùng thực hành, Thiền Địnhvà Tịnh Độ đều tu, Giáo và Thiền hợp nhất, hồi hướng tất cả công đức tu hànhnguyện cầu vãng sanh Tịnh Độ. Các Ngài Thừa Viễn, Pháp Chiếu, Phi Tích… kế thừathuyết nầy, lấy Tam Muội niệm Phật làm pháp môn Thiền Định sâu xa mầu nhiệmkhông gì hơn, cực lực bài xích sự tọa thiền để lòng trống rỗng của Thiền Tăng.Do đó, tông Tịnh Độ Trung Quốc ở đời Đường có thể chia làm 3 hệ thống, đó là hệthống Ngài Huệ Viễn (phái luận lý, có tánh thường thức); hệ thống Ngài ThiệnĐạo (phái Phật nguyện, đặt nặng tín ngưỡng) và hệ thống Ngài Từ Mẫn Tuệ Nhật(phái Diệu Hữu, không bỏ môn hạnh). Bấy giờ, Thiền Tăng có những vị chủ trươnggần giống với phái Ngài Tuệ Nhật, như Ngài Tuyên Thập học trò Ngũ Tổ đề xướngphái Nam Sơn niệm Phật môn Thiền Tông, Ngài Nam Dương Tuệ Trung đệ tử Lục Tổ đềxướng Giải Hành kiêm tu (hiểu và làm cùng tu). Đến Ngài Vĩnh Minh Diên Thọ làcháu đích tôn của Ngài Pháp Nhãn đời Hậu Chu lại tận lực hoằng dương Thiền Tịnhsong tu, Tăng tục đời Tống đều kế thừa di phong nầy của Ngài Diên Thọ. TôngThiên Thai cũng có nhiều vị kỉnh tin Tịnh Độ và hiểu nghĩa Tịnh Độ, trong đóNgài Tứ Minh Tri Lễ đời Tống là nổi tiếng nhất với bộ Quán kinh sớ diệu tôngsao do Ngài soạn, thuyết “Ước tâm quán Phật” của Ngài chính là “Thai Tịnh dunghợp luận” vốn được các nhà Thiên Thai xem trọng. Từ đời Nguyên về sau, phongcách Thiền Tịnh song tu lại càng thịnh hành hơn, các Ngài Trung Phong Minh Bản,Thiên Như Duy Tắc… đều quy tâm Tịnh Độ. Đến đời Minh, các vị như Sở Sơn ThiệuKỳ, Không Cốc Cảnh Long, Nhất Nguyên Tông Bản, Vân Thê Châu Hoành, Hoành SơnĐức Thanh, Cổ Sơn Nguyên Hiền… nối tiếp nhau đề xướng thuyết “Thiền Tịnh hợphành”. Nhất là Ngài Vân Thê Châu Hoành chuyên tu tam muội niệm Phật, chú giảikinh Di Đà, soạn các sách hoằng dương ý chỉ Thiền Tịnh nhất trí, cảm hóa đượcgiới Phật Giáo nói chung rất rộng rãi. Các nhà Thiên Thai cũng có những vị nhưCừ Am Đại Hựu, U Khê Truyền Đăng, Linh Phong Trí Húc đề xướng luận thuyết Tamhọc nhất nguyên, chủ trương tam học Thần, Giáo, Luật đều quy về pháp môn TịnhĐộ. Bấy giờ, các vị Cư sĩ như Trang Quảng Hoàn, Viên Hoành Đạo… cũng đều soạnsách để hoằng truyền Tịnh Độ. Đến đời Thanh, tín ngưỡng Tịnh Độ phần nhiều docác Cư sĩ đề xướng. Bành Thiệu Thăng, cha con Hi Tốc, biên soạn vãng sinhtruyện và chỉ tán Tây Phương. Khoảng các năm Khang Hy, Càn Long, Ngài Thật HiềnTư Tề, kế thừa di phong của Ngài Châu Hoành, kết liên xã ở Hàng Châu, giáo hóarất rộng, tôn các Ngài Đàm Loan, Đạo Xước, Thiện Đạo là 3 vị Tổ Sư Tịnh Độ đầutiên, được mọi người tín ngưỡng. Vào đầu đời Dân Quốc, trừ Cư sĩ Dương Nhân Sơntận lực đề xướng, Ngài Ấn Quang còn chủ trương pháp môn Tịnh Độ là bản hoàixuất thế của Đức Phật, ra sức làm các việc cứu giúp xã hội, tăng trụ các nơilần lượt làm sống lại phong trào kết xã niệm Phật.

TạiNhật Bản Ngài Nguyên Không (1133-1212) có soạn bộ Tuyển trạch bổn nguyện niệmPhật tập, trong sách nầy Ngài đã dự định tuyên ngôn khai tông. Đặc biệt tônsùng tam kinh nhất luận (ba bộ kinh Tịnh Độ và luận Tịnh Độ) và giáo thuyết củaNgài Thiện Đạo thuộc Tịnh Độ giáo Trung Quốc, cho nên đề cao luận thuyết “Thiêny Thiện Đạo” (Nương riêng vào Ngài Thiện Đạo). Trong ba cặp đối lập: Nan hànhvà Dị hành; Thánh Đạo và Tịnh Độ; Tự lực và Tha lực thì chỉ chọn lấy Dị hành,Tịnh Độ và Tha lực niệm Phật. Năm Thừa An thứ 5 (1175) Ngài Nguyên Không từ núiTỷ Duệ dời đến ở Các Thủy, đề cao chuyên tu niệm Phật, chủ trương hạnh tu antâm (lòng tin), sau đó khởi hành (trong 5 chánh hạnh lấy hạnh niệm Phật làm chủyếu) rồi đến tác nghiệp (tứ tu), đồng thời nhấn mạnh tính chất quan trọng củaviệc xưng niệm danh hiệu Phật. Tông phái nầy tuy phủ định công đức của giớiluật và việc xây Chùa, Tháp, nhưng nói chung vẫn xem trọng giới hạnh.

Saukhi Ngài Nguyên Không thị tịch, đệ tử chia ra làm 5 phái:

  1. PháiTrấn Tây của Ngài Biện A: Chủ trương nghĩa chư hạnh vãng sanh.
  2. PháiTây Sơn của Ngài Chứng Không: Chủ trương nghĩa các hạnh bản nguyện.
  3. Pháichùa Trường Lạc của Ngài Long Khoan: Chủ trương nghĩa vãng sanh hóa sinh.
  4. Pháichùa Cửu Phẩm của Ngài Trường Tây: chủ trương nghĩa các hạnh bản nguyện.
  5. PháiNhất Niệm của Ngài Hạnh Tây: chủ trương nghĩa Nhất niệm hiệp thành.

TôngTịnh Độ lấy 3 kinh một luận (kinh A Di Đà, kinh Vô Lượng Thọ, kinh Quán VôLượng Thọ và luận Vãng Sanh) làm điển cứ trọng yếu để thành lập tông. Về chúthích ba kinh một luận thì có lược luận an lạc tịnh độ nghĩa (giải thích sơlược kinh Vô Lượng Thọ), Vãng sanh luận chú (chú thích luận vãng sanh) do NgàiĐàm Loan soạn, An Lạc tập (căn cứ theo kinh Quán Vô Lượng Thọ trình bày nghĩacốt yếu của việc vãng sanh Tịnh Độ) do Ngài Đạo Xước soạn, Quán Vô Lượng Thọkinh sớ (phát huy nghĩa sâu kín của Quán kinh và giải thích câu văn trong kinhnầy), do Ngài Thiện Đạo soạn.

Ngoàira, Pháp sự tán, Vãng sanh lễ tán, Quán niệm pháp môn bát chu tán cũng do NgàiThiện Đạo soạn, quy định hành nghi vãng sanh Tịnh Độ, đều là căn cứ vào yếuđiểm của tông nầy và cũng nổi tiếng một thời.

Tôngnghĩa của Tông nầy là lấy hành nghiệp trong tâm hành giả (người tu Tịnh Độ) làmnhân bên trong, lấy nguyện lực của Phật Di Đà làm duyên bên ngoài; nếu nhântrong duyên ngoài ứng hợp nhau thì sinh về cõi nước An Lạc. (Trích Phật QuangĐại Từ Điển trang 6153-6156)

(xemthêm: Niệm Phật, Đâu Suất Vãng Sanh,Tịnh Độ)

Xemvề ý nghĩa của Tịnh Độ và lịch sử Tịnh Độ Tông của Trung Hoa và Nhật Bản, chúngta người Việt Namkhông khỏi mủi lòng. Vì lẽ họ có những vị Tổ Sư Tịnh Độ khai Tông lập giáo rõràng. Còn chúng ta có cả 2.000 năm làm quen, tiếp xúc tu học với pháp môn nầymà hầu như vắng bặt những bậc hiền nhân ấy. Có lẽ đây là những lý do chính đángchăng?

Lýdo thứ nhất về ngôn ngữ văn tự. Chữ Phạn và tiếng Hán hoàn toàn khác nhau. Chonên muốn cho người Trung Quốc hiểu ý kinh, bắt buộc các vị Đại Sư ban đầu đếnTrung Hoa phải học tiếng Trung Quốc để dịch những kinh, luật, luận ấy ra tiếngHoa. Ví dụ như Ngài Cưu Ma La Thập, Ngài Bồ Đề Lưu Chi v.v… Sau một thời gianPhật pháp được truyền vào sâu rộng của đất Trung Hoa rồi, các Đại Sư như: AnThế Cao, Pháp Hiển, Huyền Trang, Khuy Cơ v.v… tự dịch thẳng từ tiếng Phạn sangtiếng Trung Quốc. Đây là những cái mốc của lịch sử lúc ban đầu.

Lýdo thứ hai mà người Việt Nam dễ dàng chấp nhận trong thời gian 1.000 năm đô hộcủa người Trung Quốc (từ năm 43 trước Tây lịch đến năm 938) những kinh sách nàođã được dịch ra tiếng Trung Hoa rồi thì người Việt Nam cứ lấy đó làm kinh sáchgối đầu để đọc tụng, hành trì và hầu như không cần sáng tạo nữa. Vì đã có ngườilàm sẵn rồi.

Mặcdầu tiếng Hán Việt có khác tiếng Hán Nôm. Cũng là chữ Nho; nhưng chỉ có ngườiViệt Namđọc hiểu; trong khi đó người Trung Quốc đọc không hiểu. Tại sao các bậc Đại SưViệt Namchúng ta thuở ấy không dùng loại văn tự nầy để khai tông lập giáo? Ngay nhưNhật Bản và Đại Hàn, chữ Hán họ còn dùng cho đến ngày hôm nay (2011); trong khiđó Việt Namchúng ta đã chính thức không còn dùng chữ Hán ở học đường cách nay chừng mộttrăm năm; nhưng so với Nhật và Đại Hàn chúng ta có tiến xa hơn họ hay chăng?

NgàiHoằng Pháp, Chơn Ngôn Tông Nhật Bản là cha đẻ của tiếng Hiragana và Katakana từthế kỷ thứ 13 và những Kinh, Luật, Luận nào được truyền vào Nhật Bản hầu hết đãđược dịch, chú giải ra tiếng Nhật để đọc cho dễ hiểu. Vì cách phát âm và vănphạm của Nhật ngữ và Hán ngữ hoàn toàn khác nhau. Trường hợp Đại Hàn cũng tươngtự như Nhật. Trong khi đó Việt Nam chúng ta nếu cái gì nơi Trung Quốc sản xuấtra thì chỉ cần đem về Việt Nam tiêu thụ, chứ không cần phiên âm, giải thích,lập tông gì cả thì quả là một mất mát quá lớn lao cho lớp người sinh sau muốntìm ra cội nguồn của Tịnh Ðộ tại quê hương Ðại Việt nầy.

Ngaycả trong Chùa, Viện Phật Giáo Việt Nam cho đến ngày nay (2011) đa phần cũng còntụng kinh bằng âm Hán Việt, chỉ một ít kinh điển được dịch ra hẳn tiếng Việtnhư: Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Lương Hoàng Sám thì được tụng hoàn toàn bằng ngôn ngữ tiếng Việt từ giữa năm 1950 trở lạiđây; nhưng rất tiếc đây không phải là những bộ kinh chính yếu của những ngườitu theo pháp môn Tịnh Độ.

Maythay cách đây hơn 10 năm có Thượng Tọa Thích Thiện Thông sang Đức thăm người emruột đang ở Koblenz,Đức quốc, sau đó ghé thăm Chùa Viên Giác tại Hannover.Thầy ấy gặp tôi 2 lần và mỗi lần gặp đều mang theo những bản thảo đã dịch vàđánh máy xong và có ý trao lại cho tôi để được xuất bản ở ngoại quốc. Tôi lấyđó làm vui và nhờ vậy mà bây giờ Ba Kinh Tịnh Độ chúng ta đã có hoàn toàn bằngtiếng Việt. Ba kinh nầy Thầy đã dịch ra Việt ngữ từ năm 1983 - Phật lịch 2526tại Việt Nam và năm 2005 xuất bản lần đầu tiên tại Đức để năm 2008 - Phật lịch2552 lại tái bản một lần nữa. Văn Thầy dịch rất hay, trong sáng, dễ hiểu.Thường thường Thầy dịch theo lối 4 chữ rất dễ đọc và dễ tụng.

Thầytâm sự với tôi rằng: Trình độ văn hóa của Thầy mới học tới lớp 9 thôi; nghĩa làchưa xong Trung Học; con nhà nghèo phải nghỉ học sớm và sau đó đi xuất gia;nhưng mắt kém cũng chẳng học được bao nhiêu; nên Thầy đã học Thiền với HòaThượng Thích Thanh Từ; nhưng sau đó Thầy đau phổi nặng; nhất là thời kỳ sau năm1975 Việt Nam chúng ta chẳng có đủ phương tiện để chữa trị. Thầy bảo rằng: Tôiphát tâm niệm Phật, thay vì ngồi Thiền. Thế mà bịnh lại hết. Từ đó Thầy tin sâupháp môn Tịnh Độ cũng như bắt đầu dịch những kinh căn bản thuộc Tông nầy. Cónhư thế chúng ta ngày hôm nay mới có cơ hội đọc, tụng bằng tiếng Việt.

Mộtđiều đặc biệt nữa là Thầy tự học chữ Hán; nhưng Hán văn Thầy rất giỏi. TrongĐại Tạng Kinh 10 chữ, Thầy đọc thông hết cả 10. Quả là một vị Thầy có chí và đãđóng góp cho Tịnh Độ Tông Việt Namkhông ít trong thời buổi ban đầu ấy. Chẳng may giữa chừng của chuyến thăm lầnthứ hai tại Đức quốc, Thầy đã ra đi ở tuổi đời và đạo còn quá trẻ; chỉ trêndưới 60, sau khi Thầy đã giảng xong 48 lời nguyện Đức Di Đà vào ngày 30 tháng 6năm 2000 lúc 10 giờ 30 phút. Cố Thượng Tọa còn để lại Chùa Viên Giác một số bảnthảo nữa, tôi sẽ cố gắng in thành sách và đây là những tài liệu cần thiết chonhững người học Phật sau nầy khi muốn nghiên cứu hoàn toàn bằng chữ quốc ngữ.

Nhìn vào Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại chúng tatìm được Cố Hòa Thượng Thích Thiện Thanh, Trụ trì chùa Phật Tổ tại Long Beach,California, Hoa Kỳ, cũng là người có tâm Việt hóa kinh điển để lớp sau khỏi bỡngỡ khi chữ Hán Việt càng ngày càng ít người biết đọc, biết viết; nhất là lớpngười được sinh ra ở ngoại quốc ngày nay. Nhưng Hòa Thượng Thích Thiện Thanhcũng chủ trương dịch các kinh căn bản ra tiếng Việt chứ không phải riêng choTông Tịnh Độ.

Nhìntoàn bộ kinh sách Việt Nam đã, đương xử dụng ngày nay hầu hết được trích dịch,tham cứu, tra khảo theo tinh thần của kinh điển Trung Hoa và ngay cả người ViệtNam tu Tịnh Độ cũng lấy 13 vị Tổ Tịnh Độ Trung Hoa làm Tổ của mình. Quả là điềuhơi chướng. Vì 13 vị Tổ nầy không có vị nào đến hoằng pháp giáo hóa tại Việt Nam cả. Do vậychúng tôi đề nghị nên lấy Ngài Đàm Hoằng ( ? – 455) làm Sơ Tổ Tịnh Độ Tông ViệtNam.Vì Ngài đã ở Giao Châu từ năm 420 đến 455, cả 35 năm như thế, Ngài là người cócông không nhỏ cho việc truyền thừa pháp môn Tịnh Độchongười Việt Nam thuở ấy. Nếu chúng ta chấp nhận được Ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi là SơTổ của Thiền Tông Việt Namthì chúng ta cũng có thể chấp nhận Ngài Đàm Hoằng là Sơ Tổ của Tịnh Độ Việt Nam vậy. VìNgài Tỳ Ni Đa Lưu Chi người Ấn Độ, đến Trung Quốc và gặp Tổ thứ 3 Tăng Xáng,Ngài bảo Ngài Tỳ Ni nên xuôi Nam. Do vậy Ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi mới trở thành SơTổ Thiền Tông tại Việt Nam.Ở đây Ngài Đàm Hoằng cũng người Trung Quốc, mà cũng đã ở tại Giao Châu trongmột thời gian lâu, tu theo pháp môn Tịnh Độ. Vậy, tại sao chúng ta không thể dễdàng chấp nhận cho vấn đề nầy?

Mộtlộ trình sâu xa và dài thăm thẳm để tìm lại căn nguyên của 2.000 năm lịch sử nókhông đơn thuần chỉ trong một vài quyển sách như thế nầy. Vậy chúng tôi mongrằng những vị nào quan tâm đến Tịnh Độ Tông Việt Nam từ lúc mới được truyền vàocho đến thế kỷ thứ 21 nầy thì xin bổ túc cho những đề nghị của chúng tôi cũngnhư tìm thêm sử liệu và dẫn chứng, để người đi sau dễ dàng tra cứu hơn.

Ngaycả bây giờ, nếu có hỏi một người tu Tịnh Độ Việt Nam nào đó, bất cứ ở trong hayngoài nước, hỏi: Ai là Tổ Tịnh Độ Tông Việt Nam? thì họ sẽ không ngần ngại trả lờilà Hòa Thượng Thiền Tâm hay Hòa Thượng Trí Tịnh. Vậy những phần sau chúng tôiđể dành cho những nghiên cứu nầy về hai vị Hòa Thượng đương đại và sau khi tìmhiểu chúng ta thử đưa ra một nhận xét về việc phiên dịch, trước tác cũng như tưtưởng của các Ngài về Tịnh Độ Tông như thế nào?

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567