Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01. Pháp Nhiên

21/07/201207:45(Xem: 8966)
01. Pháp Nhiên

Những bản văn căn bản của
PHẬT GIÁO TỊNH ĐỘ (A Di Đà) NHẬT BẢN

Nguyên tác Đức Ngữ: Christian Steineck

HT Thích Như Điển: dịch từ bản tiếng Đức ra tiếng Việt
có so sánh với tiếng Nhật

III. Những bản văn dịch (từ tiếng Nhật sang tiếng Đức)

(Ghi chú: những bản dịch dưới đây do Christian Steineck dịch trực tiếp từ tiếng Nhật sang tiếng Đức và Thích Như Điển dịch từ tiếng Đức sang tiếng Việt có tham cứu phần tiếng Nhật nguyên bản)

1. Pháp Nhiên

1.1 Bản tín điều (một bản văn khởi thỉnh)

(Nhứt Mai khởi thỉnh văn – Ichimaikishômon: một tờ xác nhận về niềm tin)

Điều chính yếu không nằm ở đây (Nhật Bản) hay ở Trung Hoa như được nhiều lần giải thích của các bậc trí giả trong khi cầu nguyện miên mật.[1]Chủ ý cũng chẳng phải là nói về việc niệm Phật, sau khi người ta trải qua quan niệm nhận biết rõ ràng về ý nghĩa ấy. Ai muốn được vãng sanh, thì hãy niệm Nam Mô A Di Đà Phật[2]và tin tưởng chẳng nghi ngờ gì về sự vãng sanh ấy. Ngoài ra không cần gì khác nữa.

Ba tâm[3], bốn việc thực tập[4]và còn nhiều hơn thế nữa, tất cả đều chứa đựng trong suy nghĩ rằng chúng ta sẽ đến được cảnh giới Cực Lạc qua câu niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Ai đi xa khỏi điểm nầy thì họ sẽ cách xa sự thương tưởng của Đức Thích Ca Mâu Ni và Đức A Di Đà. Như vậy thì không thể nắm bắt bổn nguyện gì nữa cả.[5]

Ai tin tưởng về việc Niệm Phật thì nên thực hiện như một người đơn giản; một người không biết đọc và không biết viết; ngay cả nếu kẻ nầy hiểu những lời dạy của Đức Thích Ca Mâu Ni trong suốt cả một đời; hắn ta chỉ giống như một Ni Cô[6]hoặc là một kẻ mới bắt đầu trên đường đến với Phật; chẳng là một học giả. Kẻ ấy nên hoàn toàn hướng về việc niệm Phật.

Tôi xác nhận điều nầy qua dấu ấn của hai bàn tay của tôi.[7]

Một tờ giấy nầy chứa đựng đầy đủ giáo lý của Tịnh Độ cho việc thực tập niềm tin để đạt được sự an lạc ở nội tâm. Những suy nghĩ của tôi không đi ra ngoài thêm những gì đã trình bày; ngoài ra không còn gì nữa cả. Tôi đã viết tất cả những sự suy nghĩ của tôi và điều nầy sau khi tôi chết không còn lan truyền sai lầm về giáo lý nữa.

Năm Thứ hai triều đại Kenryaku (Kiến Lịch) ngày 23 tháng 1[8]

Nguyên Không

1.2 Ý nghĩa cốt yếu của ba bộ kinh căn bản Sanbukyôtaii[9]

Hai quyển kinh về thiền định và kinh A Di Đà[10]sẽ được trình bày trong phần thứ 3 của những Thánh Điển thuộc Tịnh Độ Giáo.

Trong kinh Vô Lượng Thọ đầu tiên tường thuật về 48 lời nguyện của Đức Phật A Di Đà[11]và tiếp theo giải thích đầy đủ về những lời thệ nguyện nầy. 48 lời nguyện ấy gồm sự thành tâm của Pháp Tạng[12]đặt ra cho tâm nguyện giác ngộ[13]. Dưới sự chứng minh của Đức Phật Thế Tự Tại Vương, Ngài đã phát lời thệ nguyện tạo thành một quốc độ Phật, ở đó chứa đầy tất cả chúng sanh. Trong 48 lời nguyện ấy cũng còn những việc khác như ở cảnh giới kia không có 3 đường ác[14]và chẳng có chúng sanh nào từ đó bị rơi vào trong 3 đường ác nữa[15]và thân thể ở tại đó khi được sanh về thì được chiếu vàng cũng như tất cả chúng sanh đều có vẻ đẹp giống nhau; chẳng có sự khác biệt giữa những kẻ đẹp và xấu. Cảnh tuyệt vời của cõi Phật nầy được xem như là kết quả của sự tưởng thưởng sau khi tái sanh. Lời nguyện thứ 18 ấy cũng bao gồm lời thệ nguyện, sẽ tạo thành một cõi mà tất cả chúng sanh có thể được thâu nhận về quốc độ kia.

Lời thệ rằng: “Giả sử khi tôi thành Phật, những chúng sanh ở trong 10 phương[16]chí tâm tin ưa muốn sanh về nước tôi và nếu họ chí thành trong 10 niệm mà chẳng được sanh về đó, thì tôi sẽ chẳng nhận ngôi chánh giác. Tôi chỉ khai trừ những người phạm một trong 5 trọng tội[17]hoặc là không có lòng tin giáo lý chân thật”.

Qua 48 lời thệ nguyện, điều nầy tạo được đặc biệt; bởi vì chỉ có những chúng sanh nào được sanh về đó thì làm theo lời nguyện đầy đủ và nơi ấy thân thể của tất cả chúng sanh được chiếu vàng và ở nơi ấy cũng chẳng có sự phân biệt xấu xa hay đẹp đẽ. Ngay khi những chúng sanh được sanh về kia, điều có thể là cơ thể của họ trở thành màu vàng cho nên họ chẳng thể thấy được sắc đẹp sai khác, làm chủ ngũ thông[18]và đầy đủ 32 tướng tốt của một vị Phật[19]. Cho nên Thiện Đạo[20]đã lưu ý: “Pháp Tạng đã phát ra 48 lời nguyện, tìm ra con đường đi đến Phật quả là chứa đựng tất cả điều nầy: giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh trong 10 phương, nếu họ niệm danh hiệu tôi, ít nhất là 10 lần, mà chẳng được sanh về thế giới kia, thì tôi sẽ chẳng ở ngôi chánh giác”[21].

Đại để ý nghĩa về những lời thệ nguyện của Đức A Di Đà là hướng lên đến sự giác ngộ; hướng xuống để dẫn dắt tất cả chúng sanh. Có kinh Đại Thừa nói rằng: “Có hai hình thức thệ nguyện của một vị Bồ Tát. Hình thức thứ nhất là hướng lên trên để lập nguyện giác ngộ và thứ hai là hướng xuống để giúp đỡ những chúng sanh khác. Ý nghĩa của việc lập nguyện sau khi giác ngộ là có thể dễ dàng cứu độ một số lớn chúng sanh”. Bởi vậy nó cũng chỉ còn một ý nghĩa là cứu độ chúng sanh. Đức A Di Đà Như Lai[22]ở cõi Tịnh Độ tạo ra đầy ấn tượng và màu sắc và để thâu nhận những chúng sanh về nơi ấy.

Dĩ nhiên mỗi Đức Phật sau khi đạt thành quả vị Phật với công đức đầy đủ cho sự chân thật bên trong cũng như đạo đức bên ngoài. Cũng thế tất cả những lời thệ nguyện đều có sinh khí, bao gồm những gì sống để được cứu và được giúp đỡ. Chẳng có một vị Phật nào đặt dưới quyền một vị khác. Mỗi vị, đều có thệ nguyện và lời thệ nguyện ấy được phát nguyện khi còn hành Bồ Tát đạo và đây chính là phương tiện riêng lẽ tốt nhất cho dấu hiệu thực hiện việc tốt đẹp, tương ưng khác nhau. Đức A Di Đà Như Lai nguyện khi Ngài còn trên đường hoàn thiện rằng: “Ta sẽ quay về với tất cả chúng sanh, những ai đã niệm danh hiệu ta”. Ngài đã tạo ra những công đức vô tận qua những việc làm thâm tín để cho nhiều chúng sanh được hưởng.

Chúng ta những người sống trong thế giới đáng thương hại, chẳng thể tự mình thoát khỏi vòng sinh tử và chúng ta cũng hy vọng cái gì đó chăng? Cho nên Đức Phật A Di Đà nói rằng: “Ta phát ra lời thệ nguyện để cho con người trần tục bước lên”. Chẳng có một vị Phật nào trong 3 thời[23]và cũng chẳng có một vị Bồ Tát nào trong 10 phương đã từng phát nguyện một lời thệ nguyện như vậy. Khi Ngài phát thệ rằng: “Nếu lời nguyện nầy có thể thành tựu thì toàn thể vũ trụ nầy sẽ rúng động. Từ khắp hư không giới mưa hoa sẽ rơi xuống”. Bởi vì ở nơi mặt đất rung động hoàn toàn và những hoa rơi từ trời xuống là những dấu hiệu mà Ngài sẽ thành tựu sự giác ngộ cao cả. Ngay cả trước khi Ngài trở thành Phật thì lời thệ nguyện ấy không ai nghi ngờ cả. Trong thế giới nầy chẳng phải để nghi ngờ gì nữa mà hơn thế nữa bây giờ chúng ta cần phải tin thêm gì nữa khi mà Ngài đã thành Phật trước đây 10 kiếp rồi. Điều nầy để nói về vị trí: “Đức Phật nầy đã đến được quả vị Phật. Các người nên biết rằng lời thệ nguyện ấy cân xứng với Bổn nguyện chẳng bỏ trống và chẳng hoàn thành. Nếu mà chúng sanh nghĩ đến và gọi tên Ngài thì họ chắc chắn sẽ được vãng sanh“[24].

“Nếu những chúng sanh nào khi nghe đến danh hiệu mà tín nhạo[25]từ tâm và chỉ cần một niệm chân chính thì chắc chắn được vãng sanh và sau khi thành tựu sẽ được sanh về quốc độ ấy, như vậy chúng sanh ấy sẽ được tái sanh về đó[26]và sống ở đó mãi mãi. Chỉ ngoại trừ ai bị phạm một trong 5 tội trọng hoặc là bất tín”[27]. Đây là câu bổ sung cho đầy đủ của lời nguyện là chỉ cần một niệm nhớ nghĩ rõ ràng.

Sau đây có một câu về tác phẩm nầy cho thấy về 3 cấp bậc của việc vãng sanh về Tịnh Độ [28]. Đó là câu thệ nguyện đầy đủ thứ 19; ở đó cho biết rằng Đức A Di Đà cho biết chúng sanh nào muốn sanh về quốc độ kia khi họ lâm chung. Bởi việc làm nầy dẫn đến việc phát Bồ Đề Tâm; nên được chia ra ba loại khác nhau. Tuy vậy ở việc làm kia, dẫn đến sự tái sanh và luôn luôn hướng đến “sự quay về độc quyền của Đức Phật Vô Lượng Thọ[29]trong ý nghĩa nầy”. Điều nầy tương ưng với bản nguyện[30]của Ngài. Qua lực bản nguyện tất cả đều được thành Phật với những ai khi nghe danh hiệu Ngài và muốn sanh về cảnh giới của Ngài. Ở tại đó sẽ vĩnh viễn chẳng sanh trở lại vào một thế giới khổ đau. Đây là làm sáng tỏ cho câu nầy.

Trong hoàng cung của Trung Quốc có một vị Thầy Phật Giáo pháp danh là Xuan–Tong, Ngài giữ theo giới luật Nam Tông[31]. Có một lần khi Ngài sống xa thành phố và trú lại nơi thôn dã, Xuan – Tong nghe được câu nầy của hai người tụng ở nhà bên cạnh và sau đó họ đã vì Ngài tụng lại một lần nữa, rồi Ngài cũng đã chẳng nhớ về việc ấy, lại quên bẵng đi. Sau đó Xuan –Tong hững hờ với giới luật; với tội ấy ông ta đã bị đọa vào địa ngục. Tại đó pháp quan của địa ngục nói với ông ta rằng: “Nhà ngươi đã sống ở một nơi, mà giới luật của đức Phật ai ai cũng rõ. Khi nhà ngươi học qua về việc ấy, nhà ngươi hãy lập tức thuyết giảng ngay” và sau đó để ông ta ngồi lên một chiếc ghế cao. Thế nhưng khi Xuan – Tong ngồi lên chiếc ghế cao muốn tập trung tư tưởng lại; nhưng ông ta chẳng thể nhớ lại được điều gì cả. Nhưng ở đó ông ta chỉ nhớ câu nầy, mà câu ấy đã một lần trú lại nơi thôn dã, ông ta đã được nghe. Khi ấy ông ta chuẩn bị nói ra câu nầy và tụng từng chữ một rằng: “Qua lực bổn nguyện của Đức Phật” và người cai ngục hạ ghế xuống và người đứng đầu có quyền thế ấy nói với ông rằng: “Ngôn từ nầy được truyền lại từ công đức của Đức A Di Đà Như Lai, Ngài đang sống ở cõi Cực Lạc Phương Tây[32]và cúi đầu một cách khiêm tốn và cung kính. Qua những câu nầy cho thấy rằng đây là lực bổn nguyện vô cùng tận. Nghĩa là[33]: “Đức Phật đã nói cho Ngài Di Lặc[34]rằng: Ai đạt được, rồi nghe danh hiệu của Đức Phật nầy và múa hát vui mừng truớc việc ấy và chỉ cần một lần nhớ nghĩ đến, hãy biết rằng người nầy đã được thành tựu to lớn. Bởi vì người ấy đã đạt được công đức cao vời”. Khi ấy Đức Thích Ca Mâu Ni đã giao phó kinh nầy cho Bồ Tát Di Lặc và lại giải thích rằng: chỉ cần một niệm nhớ nghĩ đến Đức A Di Đà là một thành tựu to lớn và là một công đức khó nghĩ bàn[35]. Ý nghĩa quan trọng của kinh nầy thành ra xuất phát từ những câu ấy rất rõ ràng.

Bây giờ chúng ta lần đến kinh thiền định (Quán Vô Lượng Thọ). Ở đó với Ngài A Nan[36]đã được rõ ràng và được phân tán ra nhiều việc tốt[37]với sự trợ giúp được giải thích qua việc cầu nguyện Đức A Di Đà[38]. Về việc nầy cũng liên hệ với lời nhắc nhở rằng: Hãy gìn giữ lời nầy tốt đẹp trong ký ức”. Nhân cơ hội của sự quán chiếu thứ 9 về thân thể chân thật của Đức A Di Đà. Đó là: “Ánh sáng của Ngài chiếu sáng qua khắp cùng và rộng xa trong 10 phương thế giới. Bao gồm tất cả, những ai khi nghĩ đến Đức A Di Đà và cung kính thì chẳng bỏ ai cả.” Mặc dầu theo lời thệ nguyện cứu độ chúng sanh giống nhau cho tất cả; nhưng có thể có kẻ không đúng với nghiệp lực của họ, nếu họ không tạo dựng công đức. Do vậy với trí tuệ của Đức A Di Đà và lòng từ vô lượng cũng như sự sẵn sàng giúp đỡ cho tất cả đều giống nhau. Ánh sáng ấy tiếp tục chiếu dọi khắp tất cả trong 10 phương thế giới. Ngài đã lập lời thệ nguyện rằng; ánh sáng ấy sẽ vô cùng tận được chiếu sáng để có thể dọi vào tất cả chúng sanh bằng trí tuệ giống nhau để kết duyên cho việc giải thoát kia. Việc nầy được đề cập trong lời nguyện thứ 12. Việc tiếp theo là Ngài thâu nhận tất cả với sức mạnh ảnh hưởng của tên Ngài và đã phát lời thệ nguyện vãng sanh qua việc niệm Phật. Đây là lời nguyện thứ 18. Với danh hiệu Ngài, khắp nơi chúng sanh đều nghe được và danh hiệu của Ngài cũng là cái nhân để được sanh về nơi cảnh giới Tịnh Độ. Trong lời nguyện thứ 17 Ngài thệ nguyện rằng. Tất cả chư Phật đều khen danh hiệu của Ngài và truyền đến khắp nơi. Từ lý do nầy vô lượng chư Phật trong 10 phương thế giới cũng đều thực hành như vậy, giống như Đức Thích Ca Mâu Ni Bạt Già Phạm đã thực hiện trong cõi nầy vậy. Cộng nghiệp kia cũng được ánh sáng của Ngài chiếu rọi trong 10 phương thế giới không bỏ sót nơi nào. Tất cả chư Phật trong khắp thế giới cũng báo tin cho kết quả hiệu nghiệm của danh hiệu Ngài và như thế khắp mọi nơi đều được dự phần. Cho nên Đức Di Đà thệ nguyện rằng: “Khi ta thành Phật, danh hiệu ta sẽ được vang lên trong 10 phương thế giới; không bị chướng ngại và cùng khắp; nơi nào người ta nghe đến danh hiệu kia thì sanh tâm cung kính, nếu không là như vậy thì ta sẽ không ở ngôi chánh giác”. Khi chúng ta thừa nhận về cộng nghiệp qua ánh sáng của Ngài và nguyên nhân tác dụng do danh hiệu của Ngài thì sẽ chẳng còn nghi ngờ gì nữa cả rằng Đức A Di Đà sẽ đón nhận tất cả chúng ta và không chối từ ai cả. Từ đó Thiện Đạo cũng đã viết trong phần dẫn nhập của “vãng sanh lễ tán” rằng: “sự hiểu biết cùng sự chân thật của chư Phật, tất cả đều giống nhau. Tuy vậy nếu bạn cũng là một trong ấy thì cũng có nghĩa là sự thực hiện lời thệ nguyện kia không giúp được cho nghiệp lực. Tuy thế cả thế giới đều hướng về lời nguyện lực của đức A Di Đà và lời thệ nguyện sâu xa ấy có giá trị cũng như chứa đựng chung cả ánh sáng cùng danh hiệu Ngài khắp cùng trong 10 phương thế giới.”

Tiếp theo Ngài đã thệ nguyện rằng trong thời gian vô tận hứa cứu độ tất cả chúng sanh mà trong lời nguyện thứ 13 cho rằng thọ mạng dầu cho có hạng lượng. Cũng từ lời nguyện nầy giúp ta nắm bắt được về tổng thể đời sống của chúng sanh với lời phát nguyện kia và phép lành ấy lan đến tất cả 10 phương vô biên thế giới cho những ai tìm thấy được ở nguyên nhân trí tuệ và kết quả trong sự đồng tâm hài hòa, rồi ánh sáng sẽ chiếu sáng, ánh sáng ấy bao trùm không phân biệt, không chối bỏ và chẳng từ chối người nào cả.

Ở trong ánh sáng nầy tiếp tục tìm thấy sự hóa thân[39]của Đức Phật và các vị Bồ Tát, những người cứu độ chúng sanh bằng hàng trăm hàng ngàn cách khác nhau và niềm tin tưởng ấy càng ngày càng phát triển mạnh hơn và làm tiêu hủy những nỗi khổ đau. Khi cuộc đời đã mãn thì chính Đức Phật lại đến để đón chào người kia và tất cả những điều không tốt đẹp chẳng làm bị ảnh hưởng. Bởi vì khi cuộc đời của con người đã chấm dứt thì cả hằng trăm loại đau đớn chịu đựng đến với thân thể và tâm hồn; cho nên họ chẳng tìm thấy được sự an lạc. Nghiệp quả xấu của người kia sẽ lôi kéo hắn ta vào hướng bất thiện; cho nên hắn ta sẽ quên đi tất cả một cách mù quáng. Với sức mạnh của tình yêu là kéo kẻ kia trở lại thế gian nầy để sống cuộc đời chính như trước kia, đồng thời từ 6 cõi Trời dẫn đến ngự trị tâm thức xấu xa[40]để chiến đấu với con đường đi đến sự thánh thiện. Để chiến thắng sự trở ngại nầy Đức Phật A Di Đà đã hứa rằng trong giờ chết, trực tiếp sẽ có hình bóng của các vị Bồ Tát và Thánh chúng hiện ra trước người ấy. Đây là lời nguyện thứ 19 đã được nói đến. Cho nên khi chúng ta chết sẽ có Phật đến đón chúng ta. Những người tin tưởng thấy điều nầy vui mừng trong tâm khảm của họ và thật giống hệt như một người đang ở trong thiền định sâu thẫm đã được suy tư[41]nhớ nghĩ. Kẻ đó sẽ được trực tiếp hướng lên trên đài sen của Đức Quan Thế Âm[42]và đạt đến cảnh giới an lạc hoàn toàn. Lý do gia hộ nầy được gọi là: “Tất cả chúng sanh tin tưởng và nhớ nghĩ về Đức A Di Đà thì tất cả đều được cứu vớt và không bỏ rơi một người nào”.

Bây giờ kinh nầy[43]cũng dạy rằng: “Ai đã ngự trị 3 tâm nầy thì bất cứ trường hợp nào cũng sẽ được sanh về quốc độ kia”. Đầu tiên chính là tâm thành thật, cung kính; thứ hai là tâm tin sâu và thứ ba là tâm thành tựu theo lời thệ nguyện của Đức A Di Đà để hoàn thành cho mục đích ấy. Ba tâm nầy sẽ không bị chia ra từng loại riêng lẽ, tuy thế với tất cả điều trọng yếu đều nằm trong niềm tin sâu xa ấy.

Ngài Thiện Đạo bình luận[44]rằng: “Sự thành thật nghĩa là chân thành và cung kính, điều nầy trên thực tế đã đạt được với họ. Quan niệm nầy rõ ràng là tất cả những hành động thực tập của chúng sanh nơi thân khẩu ý[45]cho từng trường hợp của tâm thành thật và tâm cung kính. Phải đối với những người khác một cách tốt đẹp”. Tư cách thực tập tinh thần nầy bao gồm những người có thói quen mà họ với tội lỗi cũng như chứa chất những khổ đau cho sự sanh tử[46]và nơi ấy theo Bổn nguyện của Đức Phật A Di Đà, cầu cứu Ngài 10 lần hay ngay cả chỉ một lần và chắc chắn rằng sẽ được vãng sanh về Tịnh Độ và lúc ấy sẽ được giác ngộ, tương đương với hành động trên.

Đây là một sự giác ngộ trần tục là khi một người chỉ thực hiện bên ngoài; nhưng lại tin tưởng với lời thệ nguyện của Ngài; nhưng bên trong vẫn còn nghi ngờ. Cũng như vậy là điều sai và dối trá nếu một người nào đó ngược lại có tính cách đạo đức bên ngòai và ngay cả ở bên trong, nhưng cẩu thả và lười biếng.

Tham, sân, si, sai quấy, ganh tị, dối trá và hằng trăm tội lỗi chẳng thể tiêu trừ được. Chúng giống như là những con rắn độc. Chúng ta sẽ nói đến trong 3 hạnh[47], tuy thế tôi gọi chúng là: “với chất độc sẽ trở thành việc tốt” và “những hành động dối trá rỗng tuếch” và những việc làm không chính đáng. Nếu chúng ta cố gắng trong sự an nhiên cũng như những hành động đạo đức thì giống như nỗ lực của thân và tâm thức, ngày và đêm trong 24 giờ chạy theo bên ngoài vội vã làm việc nầy việc kia và suy nghĩ đủ chuyện. Tất cả điều nầy tôi gọi là ”cái tốt pha với độc tố”. Như vậy điều nầy không thể đạt được qua cái tốt pha với chất độc để muốn được sanh về Tịnh Độ của Đức A Di Đà thì lý do của điều nầy như sau: Khi Đức Phật A Di Đà còn ở trong thế giới trần tục thì Ngài đã thực hành những việc làm của một vị Bồ Tát. Ngài đặt trong một niệm duy nhất, ba việc làm ấy cùng lúc và chúng được chứa đựng tất cả những tư cách chân thật và sự cung kính.

Sự hướng về việc giác ngộ cũng lệ thuộc vào điều chân thật và tín tâm với nhau như vậy. Bên sự chân thật nầy có thêm hai yếu tố: bên trong phải tự mình và bên ngoài lợi lạc cho sự chân thật. Trong sự chân thật ấy sẽ được làm sáng dần những việc bất thiện và hãy vứt bỏ điều xấu xa ở bên trong lẫn bên ngoài, giống hệt như những vị Bồ Tát đã bỏ tất cả các việc xấu và làm tất cả những việc lành. Điều nầy cần phải thực hiện trong tâm chân thành và tha thiết.”

Thiện Đạo còn ghi chép thêm nhiều điểm khác cho đề tài nầy nữa, trong đó chúng ta chỉ trích ra một phần.

Quan điểm về sự chân thật và sự cung kính thường được gọi chung là “3 cánh cửa” giới thiệu sự điềm tĩnh, ý hướng tốt đẹp và nắm bắt lời thệ nguyện rộng lớn. Trong việc nầy cần để ý giữa sự “thông thường” và chú ý đến “tính cách đặc biệt”. “Thông thường” nghĩa ở đây là một quan điểm chân thật và sự cung kính mà những việc nầy được vãng sanh về Tịnh Độ bằng chính tự lực của mình và qua sự thực hành của sự mặc nhiên cũng như ý hướng tốt đẹp sẽ đạt được. Ngược lại “đặc biệt” có nghĩa là những tư tưởng với sự chân thật cũng như sự cung kính được biểu hiện, qua sự đạt được việc vãng sanh qua tha lực[48].

Trong “lời giải thích về kinh Thiền Định” có phần tìm thấy được ý nghĩa sâu xa qua sự giải thích sau đây “sự an nhiên nghĩa là những suy nghĩ và ước muốn giữ lại được và làm cho tâm yên ổn lại. Ý muốn tốt đẹp là bỏ đi việc xấu ác và thực hành việc tốt. Qua 2 loại thiện lương nầy sẽ đạt được sự vãng sanh về Tịnh Độ. Với lời thệ nguyện to lớn[49]chứa đựng giống như vậy, hệt như kinh Đại Bản nói về Tịnh Độ rằng: Những con người bình thường, ngay cả bây giờ tốt hay xấu tất cả cũng đều được sanh về. Nếu họ thừa nhận Bổn nguyện lực của Đức A Di Đà là sức mạnh và luôn luôn cố gắng làm tăng trưởng nghiệp lành của họ”. Điều nầy cho thấy thật rõ ràng là con người đạt được sự giác ngộ là do tự lực; tuy nhiên đều do tha lực mang lại. Ban đầu có ghi rằng: “Những hành động thực tập của tất cả chúng sanh qua thân khẩu ý; cho từng trường hợp của tâm thành thật và tâm cung kính. Phải đối với người khác một cách tốt đẹp”. Tư cách thực tập có tính cách tri thức có ý nghĩa với thói quen của con người; những tội lỗi và sự sai quấy nầy đã có từ lúc được sinh ra và cho đến lúc chết; nhưng nếu họ tin tưởng về tư tưởng[50]chân thật và cung kính kia thì chắc chắn rằng họ sẽ có thể được sanh về Tịnh Độ. Ở nơi đó họ nương theo Bản nguyện của Đức A Di Đà mà bước lên và chỉ cần niệm danh hiệu Ngài chí thành trong 10 lần hay nhẫn đến chỉ một lần cũng được. Điều nầy tương ưng với một tư tưởng sai lầm và một nhận thức vô ích, nếu bên ngoài, người ta làm như tin tưởng vào bản nguyện; nhưng bên trong thì lại nghi ngờ.

Tiếp đến nói về: “Tham, sân, xấu ác, sai quấy, ganh ghét, nói đến ... tất cả hàng trăm tội lỗi nhưng chẳng thể tránh khỏi được. Chúng như là những nọc rắn độc. Chúng ta nói về ba hạnh; nhưng tôi gọi chúng là “điều tốt lẫn lộn với độc tố” và “những hành động trống rỗng dối trá” và không phải là “những hạnh chân thật” tất cả những việc không tốt của mình và bên ngòai, và không còn bị rơi vào 3 cõi cũng như 6 đường nữa[51], điều nầy cần phải đầy đủ sự chân thật. Những điều nầy được gọi là “những hành động chân thật và cung kính” và ngoài ra còn có ý nghĩa là “bình thường”.

Nghĩa là nơi đâu điều nầy chẳng có thể thì ở đó người ta phải ở trong bối cảnh của tâm tin sâu để “đạt được việc tái sanh và tin rằng những người bình thường với tội lỗi và những hành vi sai quấy ấy đã có từ vô thỉ không có nghiệp để dẫn ra khỏi vòng luân hồi[52]. Để được giống như những vị Bồ Tát làm chủ chân thật trong sự đi, đứng, ngồi nằm thì chúng ta không sa vào tội lỗi và phải rời khỏi bản năng của ái dục. Tuy nhiên, ngay cả những bậc Thánh cũng được giải thoát khỏi vòng tử sinh thuộc cấp bậc thấp và tự tại trong tư tưởng, vượt qua những bản năng và sự khổ đau, vẫn còn mang theo ba độc tham, sân và si. Những người phạm tội bình thường, kẻ ấy phải có những hành động chân thành và cung kính. Gần như là chẳng thể được, với tự lực dẫn dắt tất cả những hành động thiện và làm chủ sự chân thật tuyệt đối; câu nầy được diễn tả rằng: Trong cả hằng ngàn người, bạn sẽ chẳng thể tìm được một người như vậy.

Ba tâm trích ra từ sự niệm Phật và giải thích về những hành động lễ nghi khác. Ở đó người ta phải viết những chữ đứng với hình dáng của “tâm” mỗi mỗi rời xa. Ví dụ như “sự thực tập liên tục” là một phần của “4 sự thực tập”: Điều ấy được gọi sự thực tập liên tục, bởi vì con người luôn luôn tiếp tục với việc cung kính Đức A Di Đà, cầu nguyện, niệm danh hiệu Ngài, tụng đọc những bài lễ tán và bên trong luôn nghĩ đến Ngài, thiền định về Ngài và quay về với lời nguyện của Ngài. Bởi vì người ta phải để cho tâm của người ta luôn thuần thục và không bao giờ bỏ rơi làm việc thiện. Nếu sự khổ đau như tham và sân xuất hiện; thì con người phải sám hối tội lỗi và chẳng có phút giây nào để lãng quên trong một giờ hay một tháng, hãy tìm cách kéo dài không ngừng nghỉ, để sám hối về việc ấy; như vậy mới gọi là sự thực tập liên tục”. Cách giải thích nầy có sự phân biệt giữa việc niệm Phật và việc bổ sung vào sự thực tập khác[53]. Ngay ban đầu đừng để tham và sân khởi lên. Đây là sự thực tập không ngừng nghỉ của những sự thực tập khác nhau. Phần thứ hai sẽ lưu tâm nói đến; bây giờ thì chẳng có sự khác nhau giữa “đúng” và việc làm “tán loạn”, không có khoảng cách của sự khổ đau trong việc thực tập miên mật như tham và sân. Nhưng chẳng phải chỉ có thế, trong quyển “Vãng Sanh Lễ Tán” Thiện Đạo đã giải thích sự lợi hại của hai cách thực tập nầy: “Ai đó, như trên đã nói, khởi lên trong sự cầu nguyện và chờ đợi ở cuối đời, thì người ấy cũng sẽ được vãng sanh chỉ trong 10 niệm danh hiệu A Di Đà. Trong ấy chứa đựng sự tương ưng với bổn nguyện của Đức A Di Đà và tâm sám hối cũng như sự hổ thẹn”. Phần tiếp theo giải thích rằng: “Bởi vì con người với bản năng và sự khổ đau như tham, sân và tất cả những điều khác vượt qua khỏi những ý nghĩ khác mà xuất phát từ lục căn, không gián đoạn và trừ bỏ”. Như vậy cái khuyết điểm của việc thực tập riêng lẽ. Người ta phải hiểu rằng: những sự thực tập nầy phải luyện tập, không là như vậy thì sự khổ đau sẽ không vượt ra khỏi. Khi người ta nghĩ như vậy thì lúc thực hiện tế lễ một cách chân thật, sẽ từ chối tham sân cũng như những chuyện khác. Còn nhiều hơn thế nữa, trong phần bình luận về sự quay về để được thành tựu của sự cứu vớt của Đức A Di Đà, Thiện Đạo đã dùng đến hình ảnh của 2 dòng; một từ nước và một từ lửa, rồi nói: Trong tình yêu và sự hận thù luôn luôn tiếp tục như lửa đốt cháy, thì làm sao cho nước lạnh đông lại, chẳng có cái nào dừng nghỉ cả; không rời khỏi con đường trắng khác của niềm tin sâu xa thì sự tái sanh sẽ đạt được.”

Phần kế tiếp Thiện Đạo nói rằng: “Niềm tin thâm tín ấy, chúng ta nên tin rằng chính chúng ta là những con người trần tục, sinh ra cũng như chết đi với bao nhiêu tội lỗi và điều sai quấy, việc nầy đã có từ vô thỉ, chết đi và trở lại chẳng phải do cơ duyên để được ra khỏi vòng sanh tử. Chúng ta nên tin tưởng đến Đức Phật A Di Đà qua 48 lời thệ nguyện độ cho tất cả chúng sanh đạt đến cảnh giới Tịnh Độ; nếu chúng ta chẳng chối từ và suy nghĩ gì khác là do lực của lời thệ nguyện nầy”.

Phần đầu có nói: “Hãy tin rằng, nhà ngươi là con người với thói thường, sinh ra và chết đi với nhiều tội lỗi và những việc sai quấy và kể từ vô lượng kiếp đã có chứ không phải có cơ duyên để rời khỏi thế giới nầy”. Và ở trong “Một tờ khởi thỉnh văn” cũng cho rằng: con người do nghiệp lực căn bản nên chẳng thể sanh vào quốc độ Phật. Với tín tâm có thể tạo thành, bởi vì bất cứ người nào, nếu họ suy nghĩ từ 1 cho đến 10 niệm A Di Đà thì chắc chắn con đường sanh ở thế giới nầy sẽ từ giã và sẽ được sanh về thế giới Tịnh Độ, mà từ đó không còn bị rơi trở lại nữa.

Phép lạ của lời Phật thệ nguyện là điều mà tâm của chúng ta không thể đo lường được, chỉ có Phật mới hoàn toàn rõ biết. Ai còn có thể nghi ngờ vào Bản nguyện lực to lớn như vậy ngay cả ai đã bị phạm vào 5 tội lớn cùng 10 điều bất thiện[54]cũng được sanh về thế giới Tịnh Độ nếu họ niệm danh hiệu của Đức A Di Đà tha thiết. Thiện Đạo ghi chú rằng: giả thử một người nào đó nói: “các chúng sanh, các ngươi kể từ vô thỉ cho đến đời nầy bị tam nghiệp và những hành động của tâm trong cuộc sống nầy trong mọi hình tướng có thể thánh thiện hay thường tình; tất cả 10 điều bất thiện, 5 trọng tội và bắt đầu với việc phạm[55]4 giới trọng. Các người đã phạm vào những lỗi lầm, điều nầy đã cản trở việc có thể thành Phật của các ngươi, vì giáo lý của Đức Phật đã bị hủy bán, phạm vào các giới cấm và truyền bá sai lời Phật dạy. Các người không những chỉ trốn tránh những tội lỗi mà các ngươi còn quên chúng đi và chúng trói buộc vào với 3 tội[56]trong quá khứ, hiện tại và tương lai: Các ngươi bây giờ muốn như thế nào? Chỉ trong một đời nghĩ đến Phật A Di Đà mà sanh về nơi quốc độ ấy, hay các người như thế muốn đạt được bất thối chuyển[57]? Câu trả lời cho kẻ kia là: Giáo lý và tất cả những việc làm của chư Phật đều nhiều như cát sông Hằng và giáo lý ấy chẳng phải theo sự hiểu biết của con người và cũng không giống như họ. Sự hiểu biết về ánh sáng xua đuổi sự tối tăm, khoảng không ấy bao bọc bởi sự hiện thực, điều mà con người thường hay tìm thấy cũng như có thể tin tưởng được là cách thức như thế nào, mà mặt đất đã cưu mang cũng như dưỡng thành. Rằng nước uống cung ứng cho đời sống, rằng lửa để đốt cháy và sưởi ấm. Tất cả những việc nầy người ta gọi là sự hiểu biết tương đối. Điều ấy, những gì mà con người dùng bằng con mắt để tìm ra, sẽ vỡ tan ra thành hằng ngàn, hàng vạn phần khác nhau. Tuy vậy với phép lạ của Phật Pháp cũng chẳng thể làm ảnh hưởng đến sự hiểu biết kia giống như những vật đã đề cập”.

Cuối cùng là một phép lạ như ở cảnh giới Cực Lạc kia có những chúng sanh như chim, nước hoặc cây cối. Việc nầy ai tin tưởng nơi lực bổn nguyện của Đức Phật A Di Đà làm sao có thể chối từ như trong lời nguyện thứ 18 ở hình thức là “ai niệm đến danh hiệu ta trong 10 niệm”? Nếu người ta tin tưởng hoàn toàn vào những lời của Đức Phật, thì cũng tin việc nầy! Chẳng một ai nghi ngờ vào lời dạy trong Kinh Hoa Nghiêm rằng không phân biệt giữa Tam Bảo[58]; như giáo lý trong kinh Bát Nhã nói tận cùng về tánh không của mọi vật; hay giáo lý trong kinh Pháp Hoa của sự giác ngộ qua sự từ bỏ tất cả mọi sự chấp thủ hoặc trong kinh Niết Bàn nói về Phật tánh căn bản của tất cả mọi người[59]. Tất cả những điều nầy đều là giáo lý của Đức Phật: Các người bây giờ tin điều nầy và không tin những điều khác sao?

Các ngươi có thể nói rằng: việc nầy từ ba [60]âm vận của danh hiệu vẫn còn ít. Tuy nhiên đạo đức cho sự thông hiểu bên trong và những tác dụng tốt ở bên ngoài của việc giác ngộ cuối cùng và qua tất cả những nhân lành vô số kể, đầy công đức đã được thành lập và chứa đựng để dẫn đến sự thật sâu xa trong danh hiệu nầy. Thiện Đạo cũng nói trong việc bình luận về việc giải thoát danh hiệu rằng: “A Di Đà Phật là cái âm trung thực miêu tả về cái tên chữ Ấn Độ, dịch ra là: đời sống và trí tuệ vô tận, đời sống vô tận là pháp[61]và ‘tâm thức’ là con người. Vì lẽ đứng bên cạnh con người và pháp chân thật nên gọi là A Di Đà. Còn “ pháp của con người thật là sự giới hạn qua sự thấy biết khác nhau. Cuối cùng ở đây có một vài việc là những hành động của Ngài đều tương ưng với sự hóa thân trở lại đây”.

Từ điểm ấy với trí năng tổng thể chân thật của Đức Bạc Già Phạm A Di Đà, của Ngài Quan Thế Âm, Ngài Ca Diếp và Ngài Phổ Hiền, Ngài Văn Thù Sư Lợi, Đức Địa Tạng và Ngài Long Thọ[62]cho đến tất cả những vị Bồ Tát và những người có niềm tin ở đây trong quốc độ nầy, ngay cả những hành động chân chánh, trí tuệ đầy đủ lực công đức, sự hiểu biết chân thật, nội tâm của họ và ảnh hưởng đạo đức và những ân đức vô tận của họ đã mở ra cánh cửa của giáo lý chân thật chứa đựng trong 3 chữ nầy. Ở thế giới Cực Lạc ấy tất cả những cánh cửa về sự chân thật được tồn tại. Qua 3 chữ nầy chứa đựng danh hiệu giáo lý của những Tông phái như đã giải thích và qua đó chúng ta đón nhận được.

Trong Chân Ngôn[63]cũng có giáo lý căn bản ý nghĩa của mẫu tự “A” và từ đây 48.000 cánh cửa của giáo lý được mở ra. Tất cả chúng sanh đều nằm trong chữ “A” ấy. Cho nên điều nầy có nghĩa là danh hiệu A Di Đà là một công đức khó nghĩ bàn.

Theo Tông phái Thiên Thai có 3 sự thật được trình ra cho tất cả sự vật, đó là vạn vật rỗng không, là hạt giống tồn tại liên hệ và là trung gian ở giữa hai điều nầy. Tiếp theo có 3 loại chúng sanh của Phật quốc độ, đó là sự giác ngộ, trung hữu và sự bỏ lại sự thật. Sự phân chia nầy tương đương với ba thân của một Bạc Già Phạm là pháp thân[64]báo thân[65]và hóa (ứng) thân[66]. Điều nầy nhấn mạnh ảnh hưởng to lớn của đạo đức.

Về lý thuyết người ta có thể thêm vào giáo lý của mỗi Tông phái khác và giáo lý của chúng ta, và giải thích qua danh hiệu của Phật A Di Đà. Trọng tâm của giáo lý chúng ta chứa đựng ý nghĩa của hằng vạn sự khởi nguyên, mà ý nghĩa của đầu đề Chân Ngôn lấy nghĩa mẫu tự “A Di Đà” làm nền tảng hoặc là ý nghĩa giáo lý của Thiên Thai cho việc thấy nhất như của 3 việc quan sát về tánh của vạn vật. Sự giống nhau giữa “con đường trung đạo” và ba sự quan sát qua sự chối từ[67]và Bát Bất Trung Đạo; hoặc giả cho giáo lý của sự đạt thành tâm thức thanh tịnh qua việc từ bỏ ngũ uẩn[68].

Lý do về việc nầy là ở Tịnh Độ tất cả mọi cánh cửa của sự thật đều được tồn tại.

Tuy thế chẳng phải qua sự giải thích về ý nghĩa chân thật của Bổn Nguyện Đức A Di Đà để được nhận ra, mà chỉ cần tâm thức hướng về sự tin sâu ấy. Chủ yếu như là những vị thuốc thần của Kỳ Bà hay Bian-que[69], đó là sự tổng hợp của hằng ngàn loại cây cỏ khác nhau, và tất cả đều có thể chữa trị cho mọi tình huống khác: cũng như vậy, khi con người chẳng hiểu về thành phần và tỷ lệ hổn hợp kia thì những căn bịnh kia sẽ được chữa trị qua sự cho thuốc ấy. Tuy nhiên nếu kẻ nào từ chối và chẳng tin vào thuốc chữa nầy thì bịnh tình kia lại càng nặng thêm và bịnh chẳng có cách nào chữa khỏi bịnh được; cho nên lại chẳng uống thuốc nữa; như vậy thì cũng là nghệ thuật chữa trị của Kỳ Bà và phương thuốc gia truyền của Bian-que lại phí công và chẳng lợi lạc gì cả.

Với danh hiệu của Đức A Di Đà cũng giống như vậy. Nếu chúng ta cho rằng chúng ta không có thể làm tiêu đi những tội lỗi và sự khổ đau cũng như chấm dứt những nghiệp quả xấu của chúng ta mà chúng ta lại chẳng tin tưởng mà còn chối từ nữa thì liệu rằng chúng ta có thể được vãng sanh về quốc độ ấy qua việc trì danh niệm Phật chăng? Như vậy thì lời nguyện của Đức A Di Đà và lời dạy của chư Phật chẳng có ý nghĩa gì cả, và chẳng có một hiệu quả cho ai.

Chỉ cần niềm tin là quan trọng. Đừng chết trong tầm tay đang cầm thuốc, vì các bạn chẳng uống thuốc. Hãy cố suy nghĩ rằng: Nếu có kẻ nào đó đang đi đến một núi báu mà chẳng nhặt được một loại đá quý nào hay vào rừng để tìm cây trầm mà chẳng mang được một nhánh nào về nhà thì làm thế nào để chẳng hối hận về sau nầy?

Có thể trong vô lượng kiếp chúng ta đã có mặt trong thế giới nầy và đã được Phật các vị Bồ Tát dạy dỗ tận tình. Chư Phật trong quá khứ cũng như trong hiện tại là cha mẹ của tất cả chúng sanh và là bạn lữ của nhiều chủng loại. Các Ngài đã chứng minh cho chúng ta tất cả những phương tiện cho sự giác ngộ và vì lý do gì mà chúng ta vẫn còn luôn luôn bị vòng sinh tử vây hãm? Việc nầy thật là xấu hổ. Thế nhưng Đức Bạc Già Phạm Thích Ca Mâu Ni, người thầy nguyên thủy đã thệ nguyện rằng, trong cánh rừng hoang dã của tội lỗi đã tìm thấy và trong cánh rừng ẩn náu sự học đòi sai quấy của chúng sanh, những việc ấy còn nơi thân thể họ, bằng lời nói và bị trói buộc. Bởi những việc làm của ý cũng như của 6 tánh[70]nhút nhát’, rồi đưa về quốc độ của Ngài để dạy dỗ cũng như cứu vớt. Rồi người ta lại hỏi rằng như vậy Ngài nguyện như thế nào với chúng sanh mà chẳng có chúng sanh nào được chư Phật mang đến sự giác ngộ cũng như giải thoát vậy?

Từ khi Đức A Di Đà Như Lai còn là một vị vua[71]đang trị vì thế giới, tâm giác ngộ đã mang đến qua lời thệ nguyện để chấm dứt vòng sanh tử và khi Đức Bạc Già Phạm Thích Ca Mâu Ni lúc đó là vị Bà La Môn gọi đầy đủ là “biển báu”. Vị vua ấy đã phát ra lời thệ nguyện thâu nhận tất cả chúng sanh, đạt thành chánh quả và nói rằng: “Nếu khi tôi thành Phật thì tôi sẽ mang những kẻ bị những hành động tội lỗi và những người phạm tội nặng cũng như trong mọi thời gian của các Đức Phật và tất cả các phương bị khó khăn về với sự giác ngộ và chờ đón họ nơi ấy, nếu họ chỉ niệm danh hiệu tôi một lần thôi”. Như khi vị Bà La Môn tên là “biển báu” nầy, Ngài đã quyết định dẫu cho bất cứ trường hợp nào mà một thế giới của tội lỗi cũng như xấu xa để đạt đến sự giác ngộ và những chúng sanh đầy những hành động tội lỗi cũng như phạm vào những trọng tội, không ngừng nghỉ cho việc sinh ra trong thế giới nầy, chết đi rồi trở lại, chỉ rõ con đường nầy. Ngài thệ nguyện và Ngài suy nghĩ rằng: Đây chính là một điều kiện có thể ngoại lệ nhẹ nhàng cho những chúng sanh nầy, chỉ qua việc nghe và niệm đến danh hiệu thì sẽ thoát khỏi vòng sanh tử.

Từ vô thỉ, thế giới nầy đã được chư Phật xuất hiện để dùng cơ hội tương ưng với nghiệp thức và mang đến không biết bao nhiêu là kết quả. Các Ngài đã giải thích về Đại Thừa và Tiểu Thừa. Các Ngài đã tuyên bày giáo pháp và trực tiếp nói đến sự thật vô cùng tận cũng như giúp đỡ giáo pháp tạm thời. Mỗi người tương ưng với điều kiện nghiệp lực của mình mà các Ngài đã giúp cho tất cả chẳng phân biệt.

Bởi vì Đức Thích Ca Mâu Ni đã tuyên đoán qua tám tướng[72]trong đời sống của Ngài qua con đường chánh và thương tiếc cho những sự nhận biết sai quấy bị trói buộc của chúng sanh và những chúng sanh ấy chưa thể rời khỏi thế giới nầy và Ngài nói: “Ở phương tây có một thế giới Cực Lạc; nơi ấy có Đức Phật hiệu là A Di Đà đang sống tại đó. Đức Phật nầy nguyện rằng: nếu có kẻ nào đó nghĩ đến ta trong 10 niệm mà chẳng được sanh về quốc độ ta, thì ta thề sẽ chẳng ở nơi chánh giác. Người đó nay đã thành Phật. Suy nghĩ giống như điều nầy, bởi vì tất cả những lời dạy ấy sánh như con đường thoát ly sinh tử cho cả những chúng sanh bị phạm vào những hành động xấu xa và bị ngự trị bởi những sự khổ sở mà chưa thể tốt hơn để được giải thoát khỏi việc phải luôn luôn trở lại cõi nầy”.

Tiếp theo Ngài đã dạy cho họ tha thiết rằng: “Hãy đừng để cho sự nghi ngờ dầu nhỏ nhất mang đến! Vô lượng Chư Phật trong mười phương đều thệ nguyện cho tất cả chứng cớ giống nhau nầy” và Ngài tiếp: “Trước đây ở thuở xa xưa ta còn đang ở nơi đất nước xấu xa[73]bởi vì có nhiều chúng sanh thù hận mà đã hạ nhục ta qua sự nhận biết sai quấy cùng những hành động tội lỗi và như vậy phải rơi vào trong những đường dữ. Vì lý do nầy ta trở lại thế giới chỉ muốn lắng nghe tất cả mọi sự việc”. Rồi ngài đã dạy cho Ngài A Nan rằng: “Hãy đến đó để truyền đạt lời dạy nầy!”

Khi Ngài A Nan nhận lời thì Đức Thích Ca Mâu Ni đang nằm tại Kusinagar dưới 2 cây Sa La, đầu quay về hướng Bắc và mặt quay về hướng Tây và Ngài đã vào Niết Bàn lúc 80 tuổi đúng vào tối ngày 25 tháng hai (đúng ra là 15/2). Khi ấy ánh sáng của mặt trời và mặt trăng, cỏ, cây đều có dấu hiệu thay đổi màu sắc, chẳng còn một vật nào sống, từ Trời cho đến Rồng cũng như những chim muông hướng lên trời và đặc biệt đầu lại chúc xuống rồi than lên não nề. Ngài A Nan, Mục Kiền Liên (A Na Luật) và những đệ tử chính khác chỉ biết rơi lệ và sầu thương, than lên và nói rằng: “Chúng ta đã quen sống với bậc Đạo sư Thích Ca Mâu Ni và chúng ta đã trải qua 80 năm với Ngài. Giáo lý của Ngài đã ảnh hưởng vào vận mệnh của chúng ta; nhưng đột nhiên chúng ta bị chuyển đổi từ bên ngoài của màu vàng. Ngài cũng đã trả lời cho những câu hỏi của chúng ta; hoặc giả là một lực để kéo chúng ta. Với ai kể từ bây giờ chúng ta có thể nương theo ai và ai cứu giúp chúng ta? Chúng ta phải ghi lại những lời dạy của bậc Đạo sư và những lời dạy ấy sẽ chỉ đạo trong tương lai và sẽ truyền lại cho nhau”. Sau đó tất cả những sự việc nầy đều được ghi đúng lại trên lá bối[74]. Những lời dạy ấy là kinh, luật và luận và đã dịch ra thành giáo nghĩa rồi mang đến tận Trung Hoa và từ đó còn tồn tại đến bây giờ. Đây chính là giáo lý vĩ đại và Thánh thiện, đã giúp cho tất cả mọi tông phái.

Đức A Di Đà Như Lai xuất hiện dưới tên tuổi của Ngài Thiện Đạo và dạy rằng: “Đức Bạc Già Phạm đã xuất hiện trong nhiều giai đoạn xấu ác, truyền đạt đi giáo lý, rồi biến hóa với hằng tá phương tiện không thể hiểu hết. Ngài đã dạy cho lối vào hàng ngũ xuất gia hoặc chỉ vẽ cho họ những gì họ ít hiểu với 3 loại ánh sáng của thần thông. Ngài dạy dùng hạnh phúc và trí tuệ để từ bỏ sự chướng ngại; hoặc giả trong thâm sâu của thiền định phải tư duy. Ngài đã dạy cho tất cả những cánh cửa khác nhau dẫn vào chân lý; nhưng không có một loại nào trong ấy vượt khỏi sự cầu nguyện nơi Đức Phật, điều ấy dẫn ngay chúng ta đến với thế giới Tinh Độ ở Phương Tây. Nếu chúng ta tưởng nhớ việc nầy giữa một đến 10 niệm đầy đủ (nhứt tâm) thì chắc rằng sau 3 hay 5 lần niệm, Phật sẽ đến để thăm hỏi chúng ta. Đức A Di Đà duỗi cánh tay thệ nguyện là một sức mạnh thực sự để giúp cho chúng ta trực tiếp sanh về, dầu cho đầy tội lỗi qua sự cầu nguyện[75].

Đây là mục đích chính yếu của Đức Thích Ca mâu Ni thị hiện ở thế giới nầy vậy. “Ở giữa tất cả những tội lỗi quả thật rất khó khăn để tự răn và dạy cho con người về niềm tin. Với lòng từ bi rộng lớn của Đức A Di Đà đã được nhắc qua, Ngài tiếp tục hướng dẫn con người, việc nầy là sự tạ ân chân thật với lòng từ của Đức Phật[76]. Sự tạ ân với lòng từ của Đức Thích Ca Mâu Ni là cho ai? Vâng! Việc nầy là chính cho chúng ta! Nếu chúng ta lần nầy cũng bỏ quên không lợi dụng cơ hội nầy thì chúng ta có thể chờ đợi cho đến bao giờ nữa để từ giã thế giới nầy? Bây giờ lập tức chỉ có cách gợi lên niềm tin trong chúng ta để vượt qua vòng luân hồi sanh tử.

Phần đến là trọng tâm cho việc vãng sanh và hồi hướng tất cả những công đức cho mục đích nầy. Điều nầy đối với con người dễ dàng đạt được. Ai khi nghe về niềm an lạc nơi Tịnh Độ, mà lại không mong mỏi sanh về đó? Tổng thể nơi ấy có tất cả chín cấp bậc của việc vãng sanh và mỗi một cấp như thế tương ưng với sự đạt thành cho chúng ta. Ngài Thiện Đạo dạy rằng: “Đức A Di Đà ở Cực Lạc là thân quyến của Đức Phật trong việc chuyển hóa đất nước nầy[77]. Người thường, tội lỗi và sự khổ đau của họ còn chưa thể từ bỏ được thì làm sao có thể đạt được mau chóng việc vãng sanh tốt đẹp. Tuy nhiên qua lời nguyện bất khả tư nghì của Đức A Di Đà ngay cả những người thường với đầy tội lỗi nghiệp chướng được sanh ra và chết đi, sẽ được sanh về Tịnh Độ. Nếu họ nghĩ đến Ngài từ 1 cho đến 10 niệm [78]. Tuy nhiên Ngài dạy rằng những người phạm tội như vậy nơi thế giới nầy thì cũng có thể sanh về cấp bậc cuối cùng (hạ phẩm hạ sanh). Nhưng có nghĩa là những người nầy sợ nghiệp quả của họ nên họ không dám đòi hỏi sanh về bậc cao hơn và không dám nghĩ đến. Nhưng nếu có điều gì lệ thuộc vào ác nghiệp, thì vậy ai có thể vãng sanh về Cực Lạc được? Ngược lại nếu chúng ta căn cứ vào lực thệ nguyện để sanh về đó, thì tại sao điều ấy lại chẳng có thể để mong cầu rằng chúng ta cũng có thể tiếp tục sanh về ở cấp bực cao hơn?[79]Họ tất cả đều được tồn tại nơi cảnh giới Tịnh Độ của Phật A Di Đà, để làm tròn đầy sự thệ nguyện và ước mong ấy. Cho nên ở nơi đó là quốc độ mà chúng sanh nghĩ đến và tin tưởng đức A Di Đà, chân thật sẽ được sanh về đó. Nếu có ai nghĩ về ta cho đến mười lần, mà chẳng được sanh về thì ta sẽ chẳng ở ngôi chánh giác. Đức A Di Đà đã nguyện như vậy. Cuối cùng ở cảnh giới kia là nơi thể hiện trọn vẹn cho lời thệ nguyện nầy. Nếu bây giờ chúng ta tiếp tục nói đến kết quả của chín cấp bậc ấy, như được diễn tả trong kinh Quán Vô Lượng Thọ, thì cấp cuối cùng (hạ phẩm hạ sanh) ở dưới dành cho những người phạm tội ngũ nghịch hoặc phạm một trong mười điều bất thiện. Khi họ mạng chung có ước muốn hướng về sự khuyên bảo tốt đẹp của vị Thầy sáng suốt, cho đến mười niệm hoặc cũng có thể chỉ một niệm đến danh hiệu của đức A Di Đà, thì sẽ được sanh về Tịnh Độ. Nếu nghiệp của chúng ta nặng nề và chẳng phải thuộc ngũ trọng tội.

Chúng ta thực tập đầy đủ công đức cầu nguyện với lòng từ bi ít ỏi, nhưng cũng có thể vượt qua được cho đến một lần hay mười lần của việc trì tụng danh hiệu. Trước khi chúng ta từ giã cuộc đời nầy mà nghe được lời thệ nguyện của đức Phật A Di Đà với một lòng tin mạnh mẽ thì chúng ta vì thế chẳng cần sanh vào tầng cấp thấp kia[80].

Tầng ở giữa (trung phẩm) tương đương với những đệ tử giữ gìn giới luật của Tiểu Thừa[81], mà họ cung kính con đường của tổ tiên, lòng từ, bình đẳng, sự khiêm tốn, suy nghĩ đứng đắn của niềm tin. Với họ gần như là chẳng thể sanh về Thế Giới Tịnh Độ. Tuy nhiên chúng ta không thuộc về Tiểu Thừa và chẳng có giới luật (lời người dịch: chỉ riêng các vị Tu sĩ Nhật Bản, ngoại trừ giới Bồ Tát) chúng ta có bổn phận giữ đúng những giới luật kia và chúng ta không nằm trong nhóm nầy.

Phần Thượng Phẩm thường để chỉ cho những người đệ tử thuộc Đại Thừa[82]sống hợp với Bồ Đề Tâm. Hầu như các tông phái khác, tất cả đều muốn có một nhận thức sâu xa về tư cách nầy; tuy nhiên trong Tông môn của Tịnh Độ thì qua dấu hiệu của việc đạt được sự vãng sanh về Tịnh Độ như là Tâm Bồ Đề. Việc niệm Phật cũng là một hạnh, hạnh nầy tương đương với Đại Thừa. Không có một phước đức nào lớn hơn. Vì vậy chúng ta nên hướng về bậc thượng phẩm.

Tiếp theo Đức Di Đà tự thệ nguyện theo bổn nguyện rằng: “Ai nhớ nghĩ cho đến mười niệm thì sẽ được sanh về Tịnh Độ” và sự xuất hiện của lời thệ nguyện ấy là ở cuối cuộc đời.[83]“Ta và Thánh chúng sẽ xuất hiện trước người kia.” Ở Trung Phẩm thì chư Phật sẽ hóa hiện ra hoặc là sẽ sanh vào trong một ao sen vàng theo lời dạy; nhưng đức A Di Đà cũng đã thệ rằng: Thánh chúng sẽ hiện ra, ai là người muốn khác hơn điều đó? Ngoài ra Ngài Thiện Đạo có nói rằng: “với ba ngàn thế giới thì hạnh nầy ở thượng phẩm[84]”. Bất cứ từ nơi nào người cũng sanh về thượng phẩm.

Phần còn lại cũng sẽ nói về ba tâm chín phẩm, như câu hỏi được đặt ra là liệu rằng chúng ta có thể được sanh về thượng phẩm qua tâm tin tưởng của chúng ta không ? Chúng ta sẽ chẳng đạt được bởi chính chúng ta để bước lên thượng phẩm. Tuy nhiên nếu một lần chúng ta được sanh về quốc độ ấy rồi thì có thể trong nhiều đời khác sẽ giúp đỡ đưa đến; những việc nầy thật ra cũng hoàn toàn do nơi ý nghĩ của đức Phật.

Phần thứ ba nói về kinh A Di Đà. Ở đó đầu tiên giải thích về ảnh hưởng của hai kết quả của nghiệp. Nghĩa là một bên sự ảnh hưởng của Ngài A Di Đà, bậc đã hoàn toàn chân thật và bên kia là thành quả của Tịnh Độ. Qua đó những chúng sanh sẽ được mạnh hơn với lòng vui tin nơi lời thệ nguyện của đức A Di Đà. Kế tiếp việc thực tập được giải thích hướng đến sự vãng sanh là : “Từ những việc làm nhỏ tốt đẹp chẳng lần nào thành tựu sự vãng sanh, trưởng thành trong cảnh giới ấy, nhưng ngược lại ai chấp nhận và chí thành niệm danh hiệu của đức A Di Đà thì hoặc trong một hay bảy ngày có thể được sanh về đó”.

Từ sự lo ngại rằng những chúng sanh chẳng tin được điều nầy; nên vô số chư Phật trú ngụ trong tất cả” sáu hướng và làm chứng cho toàn thể vũ trụ với những cái lưỡi nhiệm mầu của sự chân thật nầy”. “Riêng qua sự chân thật nầy mà người ta chẳng thể sanh được về Cực Lạc nghĩa là những cái lưỡi của chư Phật trong tất cả các phương sẽ thè ra khỏi miệng nầy một lần và chẳng hề cho trở lại nơi kia và tự làm cho khô đi cũng như sẽ đi đến chỗ suy vong”.

Không tin tưởng sự thật nầy cũng có nghĩa là nghi ngờ vào nơi bổn nguyện của đức A Di Đà, mà cũng còn nghi ngờ tất cả những lời dạy cung kính của đức Thích Ca. Điều nầy cũng có nghĩa là qua lời nói của vô lượng chư Phật trong các phương trời, ta thiếu sự tin tưởng. Nếu như vậy thì giống như làm hư hoại những cái lưỡi nhiệm mầu ấy, và những lưỡi ấy đã truyền đi khắp vũ trụ, sự chân thật kia và làm cho nó bị khô đi. Ngược lại nếu lòng tin về sự chân thật chẳng phải tin nơi lời bổn nguyện của đức Di Đà, mà một lòng với sự tin tưởng nơi lời dạy của đức Thích Ca Mâu Ni, thì việc nầy sẽ giống với những lời dạy của chư Phật trong tất cả mọi phương trời. Nếu ai đó tin tưởng tất cả nơi Phật thì cũng tin nơi tất cả các vị Bồ Tát. Sự tin tưởng nầy tương ưng với tâm thức thâm tín rộng lớn kia.

(Dịch xong phần trên vào ngày Tự Tứ của chúng Tăng tại Chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, nhằm ngày rằm tháng 7 năm Tân Mão – PL 2555. Đúng vào ngày 14.08.2011)

Nam mô A Di Đà Phật.



[1]Trong câu đầu Pháp Nhiên đã cho thấy về việc nhìn thấy khác nhau, những gì mà quan niệm về ý nghĩa niệm Phật (tiếng Phạn: Buddhânusmrti). Khái niệm nầy với ngôn ngữ Nhật Bản được viết là “nen” (suy nghĩ, nhớ đến, quan sát) và “butsu” (Buddha). Tương đương với việc nầy là Thiền định hay quán chiếu về Đức Phật A Di Đà. Trong khi Pháp Nhiên (cũng như sau nầy là Thân Loan), với Ngài cũng chỉ trong ý nghĩa đơn thuần là gọi tên hay tụng niệm.

[2]Cầu khẩn đến Đức Phật A Di Đà. Đây là hình thức cầu nguyện cổ điển của Phật Giáo Di Đà (Tịnh Độ). Ở trong ấy được nghĩ rằng: tín đồ với lời cầu khẩn nương tựa sẽ được Đức A Di Đà giúp đỡ, như Ngài đã phát ra những lời thệ nguyện như thế.

[3]Tiếng Nhật gọi là shanshin. Ba điều căn bản của tâm, được nhận thấy là điều căn bản chân thật của tín đồ; có nghĩa là sự thành thật, tư cách và tâm thức; những điều nầy thành tựu theo lời nguyện của Đức A Di Đà và với công đức ấy sẽ trở thành “hồi hướng phát nguyện tâm” của việc sanh về Tịnh Độ. (Theo quan điểm của Phật Giáo có thể đây là nghiệp quả tích cực - công đức và công đức ấy qua sự thành tựu của một việc làm tốt và sẽ đến được mục đích giải thoát nhất định. Ba điều kiện nầy được rút ra từ kinh Quán Vô Lượng Thọ như là điều kiện căn bản để sanh về Tịnh Độ. Trong khi theo Phật Giáo Di Đà cũ thì ra lệnh cho một sự cố gắng tuyệt đối để được sanh về; nhưng qua sự sửa đổi của Pháp Nhiên và Thân Loan trong ý nghĩa về niềm tin Đức Phật A Di Đà thì Thân Loan cho rằng cuối cùng chính do nơi lời thề nguyện của Đức A Di Đà. Từ phát nguyện hồi hướng tâm ấy chính là sự giải thoát về niềm tin qua lời thệ nguyện của Đức A Di Đà và sẽ mang tư cách thành tựu ấy về Tịnh Độ.

[4]Tiếng Nhật gọi là Shishue. Đó là sự thực tập lâu dài không gián đoạn, đầy cung kính và hoàn toàn hướng về sự cầu nguyện như hình thức cũ của Phật Giáo Di Đà đã tạo thành nghi lễ.

[5]Pháp Nhiên và ngay cả Thân Loan và sau nầy cũng càng rõ ràng hơn là chối bỏ việc cố gắng của tự lực để được giác ngộ. Điều nầy nối kết với tư tưởng như ở đây đã cho thấy rõ; đồng thời sự cứu độ ấy không hợp lý với Đức A Di Đà. Quan niệm về Bổn Nguyện để chỉ chung cho những lời thệ nguyện căn bản mà Đức A Di Đà theo trong kinh, khi còn là Bồ Tát đã phát nguyện (xem phần dẫn nhập). Trong ý nghĩa hẹp hơn thì Ngài đã phát lời thệ nguyện để đón nhận tất cả mọi người về cảnh giới của Ngài, khi chúng sanh hướng về Đức A Di Đà.

[6]Trong ngôn từ phân biệt về phụ nữ đã có chứng cứ của Đức Thích Ca Mâu Ni mà đầu tiên là sự chối từ hầu như không cho người nữ xuất gia.

[7]Ở vào thời thượng cổ của Nhật Bản thường thấy thực hành một mặt qua chứng cớ đích thực cho lời dạy cuối cùng của Pháp Nhiên và mặt khác là ý nghĩa của lời dạy ấy được nhấn mạnh thêm hơn.

[8]Chủ ý là năm 1212. Năm mới theo lịch cũ của Nhật Bản là khoảng giữa tháng giêng và tháng hai. Như vậy ngày bên trên theo cách tính của chúng ta (người Tây Phương) nhằm giữa đến cuối tháng 2 năm 1212.

[9]Tài liệu căn bản cho việc dịch nầy là bản in lại từ năm 1258 Nihon Shisô taikei, quyển thứ 10.

[10]Ở đây được hiểu gồm 2 quyển Đại Vô Lượng Thọ và Quán Vô Lượng Thọ cùng với kinh Tiểu Bản A Di Đà. Để thích nghi với thói quen của ngôn ngữ tiếng Nhật trong sách nầy cũng ghi chú “lớn” hoặc “kinh nhỏ” hay “kinh thiền định”. Tài liệu căn bản được gắn liền với truyền thống văn hóa Nhật Bản luôn được dịch thuật từ tiếng Trung Quốc như của kinh nầy.

[11]Amida là tiếng Nhật được phiên âm từ tiếng Phạn Amitabha (Vô Lượng Quang) và Amitâyus (Vô Lượng Thọ) (Xem thêm phần dẫn nhập, phần 2).

[12]Pháp Tạng là tên của Đức A Di Đà trong sự tồn tại có tính cách thế tục cuối cùng.

[13]Tiếng Nhật bodaishin, tiếng Phạn bodhicitta (Bồ Đề Tâm). Tâm thức của sự giác ngộ; nghĩa là tâm thức ấy thâm nhập sự giác ngộ; mà cũng tâm ấy sau khi giác ngộ rồi đạt được chỗ cao nhất, là tâm của một vị Bồ Tát.

[14]Tiếng Phạn durgati, tiếng Nhật akushu (ác thú). Ba tầng thấp theo quan niệm của Giáo Pháp mà con người rơi vào đó là sống trong địa ngục, ngạ quỷ hay thú dữ.

[15]Nhựt ngữ: akudô (ác đạo). Thế giới của 3 sự tồn tại ở hình thức được nêu trên mà nó tồn tại trong truyền thống chia ra như là sự hiện hữu có tính cách thần thoại và phần khác thì hoàn toàn thần thoại như là sự diễn tả của các loại khác, để sống hay bị thành hình.

[16]Bắc, Tây Bắc, Tây, Tây Nam, Nam, Đông Nam, Đông, Đông Bắc, trên và dưới.

[17]Năm tội nặng (tiếng Phạn Ấnantarya, Nhật gogyaku) gồm giết mẹ, giết một vị A La Hán (người giác ngộ), giết cha, phá hòa hợp Tăng và cố ý làm chảy máu một vị Phật.

[18]Tiếng Phạn: abhignea; tiếng Nhật gozu hay Shinzu (Ngũ thông hay thần thông). Thần thông ấy nhờ sự nhớ lại kiếp quá khứ, tất cả có thể thấy được, nghe được, đọc được tư tưởng và tạo ra những phép lạ

[19]Tiếng Phạn: Laksana, tiếng Nhật sanjuenisô (tam thập nhị tướng) gồm 32 tướng tốt thuộc về vật lý, qua đó có sự khác biệt giữa Đức Phật và một người bình thường.

[20]Thiện Đạo, tiếng Nhật Zendô (613 – 681). Một vị Tăng sĩ thuộc đời Đường được tính là vị Tổ thứ 5 về Tịnh Độ Di Đà của Nhật Bản; tác phẩm quan trọng của Ngài là: Quán Vô Lượng Thọ kinh tứ tập chú; vãng sanh lễ tán và một quyển tiếp theo là: Pháp sự tán (xem thêm phần dẫn nhập, phần 2).

[21]Rút ra từ vãng sanh lễ tán của Thiện Đạo.

[22]Nyorai là tiếng Nhật lấy ra từ tiếng Phạn Tathâgata vị ấy đến như là một tước hiệu để làm sáng tỏ của một vị Phật và vị ấy tự trị ở chỗ giác ngộ cao nhất và cuối cùng, như thế cũng chẳng thay đổi nữa.

[23]Tiếng Nhật sanze (ba đời). Đó là quá khứ, hiện tại và vị lại.

[24]Trích từ vãng sanh lễ tán của Thiện Đạo.

[25]Danh từ A Di Đà chính được gọi cũng như nhớ nghĩ về Ngài thì với Ngài tất cả những lực kia chứa đựng trong tất cả những trợ lực của Đức A Di Đà; vì vậy qua sự giới thiệu, chỉ riêng có việc nghe đến danh hiệu cũng đã vui mừng khôn xiết.

[26]Tiếng Nhật là ôjô (vãng sanh) ở đây được hiểu rằng tái sanh về cảnh Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà.

[27]Trích ra từ kinh Đại Bản A Di Đà.

[28]Tiếng Nhật sampai (ba cấp bậc) kinh chia ra giữa ở trên một tầng, ở giữa một tầng và ở dưới một tầng cho những tín đồ được sanh về quốc độ ấy. Như Pháp Nhiên và cuối bản văn nầy cũng đã giải thích gần như vậy; đó là quan niệm của những tín đồ niệm Phật; nhưng tất cả chẳng sai biệt khi sanh về với tầng lớp ở trên.

[29]Nhựt ngữ: Muryôjubutsu (Đức Phật Vô Lượng Thọ). Điều nầy được dịch từ tiếng Phạn “Amitâyus”.

[30]Tiếng Phạn: puerva – pranisdhâna; tiếng Nhật Hogan (Bổn nguyện). Đây là một tư tưởng quen thuộc trong Phật Giáo Đại Thừa với lòng từ bi vĩ đại của một vị Bồ Tát đã phát ra lời thệ nguyện. Sự thành tựu là một tấm gương và nhằm giúp đỡ cho những chúng sanh khác. Ở trong lời thệ nguyện ấy đã chiếu sáng bởi năng lượng, đặc biệt là ý nguyện của một vị Bồ Tát. Ngoài ra tùy theo quan niệm về Bổn nguyện trong Phật Giáo Di Đà mà đầu tiên Ngài Pháp Tạng phát ra 48 lời nguyện. Cả Ngài Pháp Nhiên và sau nầy là Thân Loan cũng đặc biệt dựa theo lời nguyện thứ 18 nầy.

[31]Ở đây được hiểu là gìn giữ theo giới luật gồm 250 giới. Đây là bổn phận của những đệ tử thuộc Phật Giáo Tiểu Thừa.

[32]Theo tư tưởng chung chung thì cảnh giới của Đức Phật A Di Đà nằm ở về hướng Tây.

[33]Trong kinh Đại Vô Lượng Thọ (Đại Bản Di Đà).

[34]Di Lặc là Đức Phật của tương lai. Theo huyền ký thì Ngài nguyện không thành Phật và quá vãng trước. Sau Đức Phật Thích Ca vào Niết Bàn và lên cõi trời để khoảng 5.670.000.000 năm sau Ngài sẽ là một vị Phật trở lại nơi thế giới nầy.

[35]Tiếng Phạn guna; tiếng Nhật Kudoku (công đức). Theo giáo lý về nghiệp là một vận mệnh tích cực ở tương lai tương ứng với hành động tốt trong hiện tại. Một công đức là kết quả của hành động tốt nhất định, với “năng lượng tích cực cũng được mang theo với một mục đích được có thể chọn lựa. Với danh hiệu A Di Đà được nói bây giờ là một kết quả vô tận tích cực, bởi vì với Ngài tất cả công đức của lòng nhân từ của Đức Phật A Di Đà đều chứa đựng trong ấy.

[36]Ấnanda, tiếng Nhật: A Nan, người đệ tử yêu quý của Đức Thích Ca Mâu Ni; trong kinh nầy thường được đề cập đến để giải thích về việc nầy.

[37]Tiếng Nhật: Jôzen và sanzen (Thiện lương, lành tốt). Dưới việc tốt nhất định sẽ là chỗ chú ý của tâm nơi Đức Phật hoặc là ở Tịnh Độ (trong sự suy tư miên mật hay cũng chính là hành động căn bản của tâm). Nhiều việc tốt khác nhau để chỉ cho những hành động tốt được thực hiện, trong khi con người vẫn tiếp tục thực hiện nhiều mặt khác trong đời sống và công việc của mình.

[38]Tổng cộng chung trong kinh Quán Vô Lượng Thọ có tất cả 16 cách quán khác nhau của Đức Phật A Di Đà, trong đó 13 cách để đạt được sự an ổn và 3 cách tạo ra cho những ý muốn tốt đẹp.

[39]Tiếng Phạn: nirmana – kâya; tiếng Nhật: Keshin (Hóa thân). Trong ý nghĩa hạn hẹp lại có 32 tướng tốt trong thân thể phải bị hủy hoại của một Đức Phật. Bởi vì Ngài còn tồn tại trong thế giới trần tục nầy. Trong ý nghĩa khác liên hệ với quan niệm nầy của tất cả những hình tướng mà Đức Phật thừa nhận để cứu độ tất cả chúng sanh.

[40]Chữ “Trời” ở đây là một dấu hiệu hoặc có thực. Chữ “thế giới” ở đây được hiểu chắc chắn là một cuộc sống người khổ đau. Những vị Thần nầy sẽ chống đối với sự thành tựu giáo lý của Đạo Phật.

[41]Thiền định thuộc về một trong 6 Ba La Mật. Đó là: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Nếu thực hiện những điều nầy sẽ sanh về cảnh giới Phật.

[42]Quan Thế Ấm; tiếng Nhật: Kannon hay Kanzeon; tức là người nghe tiếng kêu cứu của thế gian mà đến. Vị ở trong kinh Pháp Hoa được diễn tả là một Bồ Tát, người sẽ ngay lập tức đến với tất cả chúng sanh khi qua tiếng kêu cầu.

Đài liên Hoa; tiếng Nhật: rendai. Nghĩa là nơi ấy chư Phật và các vị Bồ Tát an tọa để biểu lộ cho việc nầy tất cả chúng sanh đang sống trong một thế giới đầy tội lỗi và bất thiện và sẽ được mang đến nơi hoàn thiện cũng giống như hoa sen trắng tỏa chiếu từ cây hoa mọc ra từ chốn bùn dơ kia.

[43]Được hiểu là kinh Quán Vô Lượng Thọ.

[44]Trong quyển “Quán Vô Lượng Thọ kinh tứ tập chú”.

[45]Đây là sự phân chia cổ điển của những phạm trù liên quan về đạo đức trong Phật Giáo. Đối với việc nầy cần cố gắng làm đúng. Nghĩa là đầy đủ, bình tĩnh nắm bắt tư cách chân thật của tất cả mọi vật, quan sát tư duy, xác định phần vững chắc của đạo đức; bởi vì đây là sự thấy sai trong thế giới vật chất đã mang đến cho con người và bị trói buộc vào đó, mặc dầu những việc ấy đều vô thường và cũng giống như tham lam, sự ganh tỵ và ghét gỏng chứa đựng nơi kia.

[46]Với hình thức nầy thường bị lôi cuốn vào để cùng suy nghĩ theo sự giới thiệu của Phật Giáo, thì chính tội lỗi và những lý do của họ bị giữ gìn trong sự tồn tại của thế giới nầy, là nguyên nhân của vòng luân hồi sanh tử.

[47]Việc chia ra theo phương tiện với sự ảnh hưởng của việc tốt; như vậy gồm thân thể, lời nói (miệng) và tâm. Đây là 3 hạnh diễn tả cho việc làm tốt, nói năng đứng đắn và suy nghĩ tốt đẹp (xem thêm phần chú thích 37).

[48]Lý do của dấu hiệu nầy là đạt được sự vãng sanh về Tịnh Độ từ tự lực là “thông thường” và cuối cùng chính mình tự hoàn thiện lấy. Ngược lại ở đây chữ “đặc biệt” chính đáng trước mọi sự cố gắng để tranh biện, không một sự từ chối nào ảnh hưởng đến niềm tin qua sự trợ lực của Phật A Di Đà. Đây chính là tha lực (tariki) và là lực của Đức Phật A Di Đà.

[49]Tiếng Nhật: gugan – là một dấu hiệu chỉ cho bổn nguyện của Đức A Di Đà và đặc biệt nhấn mạnh rằng giới nầy cho tất cả và mỗi chúng sanh có thể đạt được.

[50]Ý tưởng, việc làm ở đây nó đồng nghĩa với chữ “tâm” (trong ý nghĩa của 3 tâm).

[51]Ba cõi (tiếng Phạn: bhava; tiếng Nhật: sangai, sanu) nói chung dùng để chỉ trạng thái vật chất hoặc thể trạng của một chúng sanh gồm:

1- Cõi của thế giới có tình thức (dục giới)

2- Cõi có thân thể nhẹ nhàng (sắc giới)

3- Cõi chẳng có thân thể (vô sắc)

Sáu hình thức tồn tại (tiếng phạn: gati; tiếng Nhật: rokudo) gồm : sự tồn tại của Trời, A Tu La, Người, súc sanh, ngạ quỷ và địa ngục).

[52]Căn bản đón nhận ở Phật Giáo là cởi trói cho tất cả mọi người và ngay như Phật Giáo Di Đà cũng nhấn mạnh; nhưng luôn cho biết rằng con người vào thuở xa xưa đã tạo ra những hành vi tội lỗi trong nhiều lần nên phải sanh vào thế giới nầy và phải sống như vậy, con đường thực tập giác ngộ bị ngăn lối.

[53]Tiếng Nhật: yogyô: Đứng từ quan điểm của Thiện Đạo và Pháp Nhiên thì tất cả những lễ nhạc và sự thực tập đều là sự bổ sung cho việc niệm Phật. Với điều nầy sẽ kết liên với sự quyết định đứng đắn giữa “đúng” và “sai quấy”. Chữ thực tập tiếng Nhật gọi là shôgyô và Zôgyô theo Thiện Đạo thì đây là “Chánh hạnh” theo lời dạy Đức A Di Đà trong khi những lễ nghi và cầu nguyện Đức Phật khác, với sự kết chặt ấy ở đây gọi là “loãng ra”.

[54]10 hành động bất thiện (tiếng Phạn: karmapâtha; tiếng Nhật Jueaku = thập ác). Đó là: giết hại chúng sanh, trộm cắp, tà dâm, nói lời không thật, nói dối, nói thêu dệt, nói hai chiều, tham lam, giận hờn và tà kiến. Nơi đây cũng chia ra ba phần thuộc thân khẩu ý.

[55]Tiếng Nhật: shijue (tứ trọng) tức là bốn hành động nói lại cho rõ ràng hơn về trách nhiệm của người đệ tử trong giáo lý Phật giáo, đó là giết hại sinh mạng của chúng sanh, trộm cướp, tà dâm và ý kiến sai quấy.

[56]Quan niệm ở đây theo tiếng Nhật là san aku (3 điều ác) chẳng hoàn toàn rõ nghĩa, có thể là ảnh hưởng của ba việc (âsrava) tham lam, sự trở thành và chẳng hiểu biết, cũng giống như ba cội rễ ngược lại với sự thánh thiện (akusala – muela) - Sự đau khổ, sân hận và si mê hoặc là 3 cảnh giới xấu ác (durgati) của địa ngục, súc sanh và ngạ quỷ.

[57]Tiếng Nhật: Futai noi: đẳng cấp của Bồ Tát; ở nơi ấy người ta chẳng bao giờ phải trở lại thế giới cuối cùng nữa.

[58]Tam Bảo (tiếng Phạn; triratna; tiếng Nhật: sanbô) gồm có Phật, Pháp và Tăng. Trong kinh Hoa Nghiêm dạy rằng những cái nầy là một.

[59]Giáo lý nói rằng: căn bản của mọi người là có thể đạt đến cảnh giới Phật, bởi vì pháp ấy đã có sẵn. Chỉ có điều là tâm kia phải trở nên hoàn toàn ý thức.

[60]Trong tiếng Nhật ở đây đọc thành ba âm, bởi vì chữ ‘A Mi Đa” với cách viết chữ Hán chia ra làm 3 chữ.

[61]Tiếng Phạn: dharma; tiếng Nhật: hô (pháp) qua điểm nầy có thể là điều xác đáng qua luật của vũ trụ chỉ rõ tính chất của tất cả sự hiện hữu. Trong ấy có giáo pháp chân thật, cũng như là đối tượng của sự hiện hữu vậy; nhưng nơi ấy quan điểm thứ 3 về chỗ đứng nầy phải trải qua quan niệm về con người theo sau được bao phủ lên đó. Dẫu cho trường hợp nào đi nữa thì sự giải thích của Thiện Đạo chỉ cho biết rằng giáo lý ấy hay nói đúng là sự thật kia như là sự tạo thành của một vài sự hiện hữu vậy.

[62]Quan Âm, Phổ Hiền, Văn Thù và Địa Tạng là những vị Bồ Tát, theo giáo lý A Di Đà thì những vị nầy cũng hiện hữu nơi cõi Tịnh Độ để trợ lực cho việc vãng sanh và phụ tá cho Đức Phật A Di Đà. Ca Diếp là một trong những vị đệ tử chính của Đức Thích Ca Mâu Ni và Long Thọ là một trong những học giả quan trọng của Ấn Độ thuộc Phật Giáo Đại Thừa, Ngài cũng là vị Tổ của Tịnh Độ và Tông phái Chân Ngôn nữa.

[63]Tông Chân Ngôn được thành lập bởi Không Hải (774-835) là một Tông phái về Phật Giáo của Phật Giáo Nhật Bản, trong mẫu tự kỳ bí và hình tướng giữ một vai trò quan trọng.

[64]Tiếng Phạn: Dharma – kaya; tiếng Nhật: Hôshin (Pháp thân) Đức Phật như là sự hiện thân của sự thật tuyệt đối.

[65]Tiếng Phạn: Sambhoga – kâya; tiếng Nhật: hôshin (báo thân) là hình tướng của một vị Phật với kết quả của những hành động nhận được.

[66]Tiếng Phạn: nirmâna – kaeya; tiếng Nhật: Kêshin (hóa thân) là hình tướng của một vị Phật được thừa nhận để cứu giúp chúng sanh và chiếu tỏ những sự sai quấy cho chúng sanh rõ biết.

[67]Một giáo lý mà theo đó tánh của các pháp chẳng phải qua một trong 3 quan niệm bên trên về tánh không, sự tồn tại liên hệ và giữa sự trống không cũng như sự tồn tại liên hệ ấy được tóm lại; tuy nhiên chỉ qua một sự quả quyết phủ nhận: chẳng có sanh chẳng phải chết chẳng đến cũng chẳng đi; chẳng một và khác một và chẳng còn lại chẳng mất.

[68]Tiếng Phạn (skandha), tiếng Nhật là Goju (ngũ uẩn) đó là: sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Với những loại nầy giúp cho những ước muốn và sự yêu cầu đòi hỏi của con người, những việc nầy cưỡng bức, giữ con người lại với thế giới tử sanh nầy.

[69]Hai vị y sĩ tài ba từ Ấn Độ cũng như Trung Hoa.

[70]Tiếng Nhật Rokujio (lục tình) như vui, lo sợ, buồn, hài lòng, tình yêu và thù hận, là những loại mà con người bị nối kết với thế giới vô thường nầy.

[71]Trong sự phát triển song hành về lý lịch vua chúa của Đức Thích Ca Mâu Ni đã được Ngài Pháp Tạng (đức A Di Đà khi còn là Bồ Tát), nói rằng: Ngài nguyên là vị đã thống trị một cõi thế giới.

[72]Theo truyền thống sự dẫn nhập tiểu sử của Đức Thích Ca Mâu Ni về việc sanh và rời cung trời Đẩu Suất, ở lại trong bào thai mẹ, sinh ra, rời nhà, chiến thắng ma vương, giác ngộ, giảng pháp và vào Niết Bàn.

[73]Tiếng Nhật Ydo (uế độ) là một tên gọi khác để chỉ cho thế giới vô thường, nơi mà chúng sanh bị trói buộc bởi sự thấy nghe sai quấy làm căn bản và khổ đau của họ là nguyên nhân chính.

[74]Lá nầy nằm trên cây cao khoảng 20 mét, có chiều dài 3m; được viết chữ lên đó, rồi những chữ được dùng đinh khắc lên và lấy nước cây bôi vào đó cho đen.

[75]Trích ra từ pháp sự tán. Tiếng Nhật Hojisan của Thiện Đạo.

[76]Trích ra từ “Vãng sanh lễ tán” của Thiện Đạo.

[77]Nghĩa là hình tướng của Đức A Di Đà dẫu sao cũng giống như cảnh giới ấy là kết quả của nghiệp lực và những hành động kia. Hình tướng ấy là hình tướng đến để trợ giúp cho con người.

[78]Trích ra từ quyển “Bình luận về Thiền Định” gồm 4 quyển.

[79]Khác với giáo lý cũ về Phật Giáo Di Đà, Pháp Nhiên đã bình luận rằng: đó chẳng phải là công đức riêng của những tín đồ để được mang về sự tái sanh với mục đích và rồi được mang đến sự tái sanh Tịnh Độ. Qua bổn nguyện, những tín đồ còn nhiều phần hướng đến công đức vô tận của đức A Di Đà và chỉ qua đó được thành tựu nơi quốc độ kia. Bởi vì đức A Di Đà là vị có công đức vô lượng, cho nên Ngài đã ban tặng cho họ, như vậy họ lập tức có thể sanh về thượng phẩm thượng sanh.

[80]Đoạn nầy cho biết rằng: với Pháp Nhiên mặc dầu nhấn mạnh về lòng từ bi vô lượng của đức A Di Đà còn giữ một vai trò quan trọng cho công đức riêng biệt của những tín đồ. Sau đó thì Thân Loan đã hoàn chỉnh tư tưởng nầy qua sự nhấn mạnh về “Tha Lực” của đức Phật A Di Đà. (hãy xem cuối phần thứ tư của Giáo, Hạnh, Tín, Chứng)

[81]Được hiểu là giáo lý của Tiểu Thừa (Nhật ngữ: Shojo) việc độc quyền sự đạt thành vì giác ngộ của chính mình qua việc luôn luôn tự thành tựu vĩ đại. Quan niệm về “thừa” ở đây cho thấy rằng giáo lý của đức Phật mang lại cho con người từ thế giới khổ đau nầy.

[82]Tiếng Phạn Mahayana, tiếng Nhật Daijo Đại Thừa, danh từ để chỉ chung cho tất cả các tông phái dựa vào lý tưởng Bồ Tát như là điểm Thánh Thiện cao tột mà điều ấy những tín đồ sẽ đạt đến được, chẳng phải chỉ là cá tính, mà còn là sự giải thoát cho vũ trụ.

[83]Lời nguyện thứ 19.

[84]Trích đoạn từ “Quán niệm pháp môn” (Nhật ngữ: Kannenhomon) trong nầy được nói rằng ở Thượng Phẩm chẳng phân biệt sự sai biệt nhau giữa hạnh lành riêng lẽ cả.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567