Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1E- Phụng Sự Nhân Loại

12/01/201111:44(Xem: 10423)
1E- Phụng Sự Nhân Loại

 

VƯỢTKHỎIGIÁO ÐIỀU (BEYOND DOGMA)
ÐứcÐạt Lai Lạt Ma đời thứ 14
ViệtDịch: Tâm Hà Lê Công Ða

PHẦN THỨ NHẤT

NHỮNG QUÁN TƯỞNG VỀ TÂN THIÊN NIÊN KỶ

PHỤNG SỰ NHÂN LOẠI

ThưỪức Ðạt Lai Lạt Ma, Ngài là một đứa trẻ ngoại lệ. Những thiếu nhi quan tâm đếntương lai của thế giới vừa mới đứng ra thành lập một hiệp hội. Ngài có muốntrao truyền một thông điệp nào cho chúng không?

Tươnglai trải dài trước mắt chúng ta quả thật là rất quan trọng. Thiếu nhi là ngườichịu trách nhiệm trực tiếp với tương lai. Trên căn bản nhận định rằng bản chấtcon người vốn tốt đẹp, tình cảm yêu thương, tâm địa lương hão của trẻ thơ đượcphát xuất một cách tự nhiên. Lúc còn bé, đứa trẻ thường không có nhận thức phânbiệt giữa một con người này và một con người khác; chẳng hạn như đối với chúng,nụ cười cuả người đối diện quan trọng hơn là chủng tộc, quốc tịch, văn hóa củahọ. Tôi yêu mến cái giá trị tốt đẹp của thái độ như thế, nó mang lại cho tôibiết bao hy vọng khi nhìn về tương lai.

Tuynhiên ta không thể không quan tâm đến một vài phương diện khác của vấn đề. Trẻcon nói chung đều có một tâm hồn nồng hậu, nhân ái; thế nhưng trong một số lãnhvực cuả nền giáo dục mà chúng tiếp thu phần nào đã làm gia tăng sự cách biệtgiữa chúng với nhau, tạo nên khoảng cách giữa đứa trẻ này và những đứa trẻkhác. Theo tôi, điều quan trọng là bản chất tốt đẹp của thiếu nhi cầnphải được nuôi dưỡng. Ðiều này có nghĩa là giáo dục phải được hoà điệu nhịpnhàng cùng với bản chất nhân ái sẵn có của trẻ thơ. Thế nên yếu tố quan trọngnhất là chúng cần phải được nuôi dưỡng trong một bầu khí đầy yêu thương, trìumến. Một cách lý tưởng mà nói thì những phẩm chất của con người cần phải đượctriển khai cùng với lòng nhân ái, thế nhưng nếu cần phải chọn lựa giữa một bênlà những phẩm chất quan trọng chung và bên kia là lòng nhân ái, tôi thường phátbiểu rằng tôi sẵn sàng lựa chọn lòng nhân ái.

Nhữngvốn liếng về thông minh và học vấn mà con người tích lũy được dù quan trọng đếnthế nào đi nữa cũng chưa đủ để xây đắp tương lai. Tâm hồn của chúng ta cần phảiđược ươm đầy lòng vị tha thông qua việc học tập những giá trị căn bản của nhânloại, tình yêu đối với tha nhân là một thí dụ.
Hãy để cho lòng nhân ái thẩm thấu vào tâm hồn của mỗi con người và giữ cho tâmhồn của chúng ta luôn ở trong trạng thái tích cực, sinh động. Chúng ta hãy làmphong phú thêm óc thông minh của mình bằng những phẩm chất tốt đẹp này và biếtvận dụng một cách khéo léo tất cả những gì mà chúng ta tiếp thu được từ giáodục để xây dựng cho mình một cuộc sống thỏa mãn và hạnh phúc.

Ngàicó thể giải thích cho chúng tôi biết tại sao trong xã hội Tây phương, cha mẹ vàcon cái thường là không thuận thảo với nhau ?

Ðiềunày tôi quả tình không biết. Có quá nhiều yếu tố, điều kiện gây nên những xungđột trong đời sống gia đình, chẳng hạn như thói quen, tập quán hoặc là nhữngkhuôn mẫu mà chúng ta đặt để buộc con cái phải tuân theo. Dĩ nhiên quả là điềuđáng buồn nếu ta phải chứng kiến sự thiếu vắng tình thương giữa cha mẹ và concái. Theo tôi chúng ta khó có thể quy trách cho bất cứ yếu tố nào trongchuyện xung đột này. Nguyên nhân thì rất nhiều, thế nên khi tìm cách giảiquyết vấn đề ta phải nhìn chúng một cách toàn diện.

ThưaNgài, những quan điểm của Tây phương về chính trị, kinh tế có vẻ như rất thànhcông trong thập niên 60, nhưng đã không còn thích hợp trong thập niên 90. Nókhông còn làm cho người ta hài lòng nữa. Theo Ngài, làm thế nào để cảithiện tình huống này?

Từthuở bé đến giờ, tôi rất yêu thích bộ môn khoa học kỹ thuật. Một số người chorằng sự phát triển của bộ môn này tự nó không phải là điều hoàn toàn đáng mongước, nhưng theo thiển ý của tôi, không được đúng lắm trong trường hợp này. Tấtcả đều tùy thuộc vào thái độ của chính chúng ta. Khoa học kỹ thuật chỉ làphương tiện, công cụ. Nó thực hiện những gì mà chúng ta đòi hỏi, tốt hayxấu hoàn toàn do chính chúng ta làm chủ, quyết định. Như vậy mọi chuyện đềy tùythuộc vào động cơ thúc đẩy và phương cách mà chúng ta sử dụng chúng. Tôi nghĩrằng trong thời đại này tất cả chúng ta đang chứng kiến sự bùng nỗ lớn lao củakiến thức, tuy nhiên do quá chú trọng đến kiến thức, chúng ta đã không quan tâmmấy đến sự phát triển lòng nhân đức, vị tha, bác ái.

Nóinhư thế, tôi nghĩ rằng mọi việc bây giờ đã có vẻ trở nên sáng tỏ hơn. Con ngườihẵn nhiên không phải là sản phẩm của máy móc, thế nên khát vọng đạt đến hạnhphúc chân thật không thể nào hoàn toàn nương tựa vào những cảnh huống bênngoài. Dĩ nhiên chúng ta cũng cần phải có một cuộc sống vật chất tối thiểu,nhưng đó không phải là cỗi nguồn của hạnh phúc. Chúng ta phải tự nỗ lực tìmkiếm ngay chính trong bản thân cuả mỗi chúng ta những nguyên nhân của hạnh phúcvà thỏa mãn. Chúng phải được phát triển ngay bên trong của mỗi con người. Theotôi, vấn đề này rất là rõ ràng.

Mặcdù điều này có vẻ như rất khó giải thích, tuy nhiên tôi cũng xin cố gắng đểdiễn tả điều mà tôi vừa khẳng định. Trước tiên, chúng ta phải nhận thức đượcrằng hạnh phúc chỉ có thể tìm thấy được trong tâm hồn của chính mình. Những ainghĩ rằng chỉ có khoa học kỹ thuật là có khả năng giải quyết mọi vấn đề, và vớisự tiến bộ trên lãnh vực vật chất, mọi mục tiêu đều có thể đạt tới được, theotôi đều là những người có quan điểm cực đoan. Chúng ta cần phải nhận thức đượcnhững giới hạn của lối tiếp cận như thế. Và một khi chúng ta bắt đầu bằng cáchý thức được những giới hạn này, chúng ta sẽ không bao giờ bị xúc động khiphải đối diện với những chướng ngại bên ngoài.

Theotôi, mỗi khi phải đối diện với những nỗi khó khăn, tốt nhất là chúng ta chớ vộiđi sâu vào vấn đề, thay vì nên lùi lại, nhìn ngắm chúng với một tâm hồn rộngmở, đặt chúng vào trong mộr bức tranh toàn cảnh lớn hơn. Bằng cách này tôi tinrằng chúng ta sẽ rất dễ dàng tìm ra những giải pháp. Cụ thể hơn như khi chúngta phải đối đầu với những vấn đề nghiêm trọng, nếu ta không đứng tách ra ngoàiđể nhìn vấn đề và tìm cách đối phó, chúng ta sẽ không nhìn thấy gì cả, nhữngkhó khăn sẽ trở nên nặng nề và chúng ta sẽ rơi vào trạng huống tiêu cực hơn.Ngược lại, nếu chúng ta quan sát chúng từ xa, tiếp cận chúng với một thái độrộng mở, khảo sát vấn nạn từ mỗi góc cạnh, chúng ta sẽ dễ dàng nhìn thấy đượcnhững trạng huống tích cực của vấn đề.
Tôi nghĩ rằng quả là điều quan trọng nếu chúng ta biết tổng hợp trí ócthông minh tự nhiên sẵn có của mình cùng với lòng can đảm để có thể phát triểnlòng tự tin trong mỗi chúng ta. Kinh nghiệm cá nhân cho tôi biết thái độ nàyrất ích lợi cho sự bình an của tâm hồn.

ThưaNgài, bằng những phương sách nào, các chính khách có thể mang lại cho quầnchúng hạnh phúc hơn?

Theotôi vấn đề này không phải chỉ đặt ra cho giới chính khách mà thôi. Nó liên hệđến tất cả mọi giới: giáo viên, nhà khoa học, lý thuyết gia chính trị, chuyêngia tâm lý, nói chung là tất cả những ai đang hoạt động trên các lãnh vực khoahọc về tâm trí, tinh thần. Một cách cụ thể, tất cả mọi người đều phải tự tìmkiếm cho mình những phương cách để mang lại sự bình an tâm hồn. Y khoa càngngày càng khám phá thêm những mối liên hệ mật thiết giữa sự thanh thản tâm hồnvà sức khỏe thể xác. Những nghiên cứu như thế đáng được đẩy mạnh thêm.

Bêncạnh đó, theo tôi lãnh vực truyền thông cũng đóng một vai trò khá quan trọngtrong chuyện này. Ngành truyền thông của chúng ta hiện đang ở vào thời đại tântiến, cho nên tôi tin chắc chúng có thể đảm nhiệm được công việc nhưnhững nhà giáo dục nhằm kích thích tâm hồn của con người. Những ký giả vì thếcũng mang một sứ mệnh quan trọng.

Nhânđây tôi cũng xin được bày tỏ đôi điều về vấn đề này. Tôi nghĩ là ngành truyềnthông đại chúng hiện đang quá chú trọng đến việc khai thác các khía cạnh tiêucực trong đời sống xã hội; điều này đã tạo cho công luận có một ấn tượng tiêucực về bản chất của nhân loại nói chung. Thông thường, một khi bạn mang một ấntượng như thế, bạn sẽ rất dễ dàng sinh ra chán nản, và thực tế cho thấy là ngườita mất đi niềm hy vọng để sống.

Nhânloại -mặc dù được coi như một đại gia đình- đã phải gánh chịu khổ đau bởi rấtnhiều vấn nạn.Thế nhưng cho dù con người phải đối diện với vô vàn những khókhăn như thế, ta vẫn có khả năng chuyển hóa chúng. Chúng ta có thể cải thiệnhoàn cảnh sống bởi vì thiện tâm và lòng nhân ái là một phần của bản chấtcon người. Nếu chúng ta biết phối hợp trí óc thông minh của mình với sự thúcđẩy của lòng nhân ái, chúng ta có khả năng thay đổi cuộc sống của chúng ta vàqua đó, chuyển hóa xã hội. Tôi nghĩ rằng đây là điểm căn bản.

Ðiềunày giải thích tại sao tôi luôn quan niệm rằng khi cần phải đối phó với nhữngvấn đề liên quan đến con người, điều tốt nhất là ta nên cân nhắc kỹ lưỡng. Tấtcả những trạng huống tiêu cực của nhân loại dĩ nhiên không phải là không quantrọng, nó cho báo chí những tin hay. Tuy nhiên đồng thời ta cũng đừng nênbỏ qua khía cạnh tích cực của đời sống vốn được xây dựng trên bản chất tốt đẹpvà trí tuệ của con người.

Gầnđây tại một số quốc gia đã có những cuộc thảo luận liên quan đến vai trò củatruyền thông đại chúng. Những gì cần phải được tường thuật? Tường thuật như thếnào? Những phần nào liên quan đến đời tư của con người mà truyền thông khôngđược đụng tới? Tôi cũng có một vài thiển ý liên quan đến những vấn đề này, đặcbiệt là những lãnh vực mà các nhà lãnh đạo thường quan tâm. Trong thời gian quathực tế cho thấy là đã có một số các khuôn mặt lãnh đạo lạm dụng chức quyền, họkhông hề tuân thủ một chút nào về nguyên tắc đạo đức hoặc ý thức kỹ luật tựgiác. Ðối với những trường hợp như vậy, tôi nghĩ rằng ngành truyền thông cóquyền kiểm chứng và phơi bày cho công luận biết những tệ trạng như thế, đó làlý do tại sao tôi ủng hộ những hoạt động của họ và đánh giá cao khả năng điềutra tìm tòi của người ký giả, có thể chỏ mũi vào bất cứ nơi nào.

Mộtcon người lương thiện không thể có sự mâu thuẫn nào giữa dáng vẽ bên ngoài vàđời sống nội tâm của họ. Tôi nghĩ rằng ngành truyền thông cần cho công luậnthấy một vài khuôn mặt nổi tiếng đã khéo léo che dấu con người thật của họ bằngmột mả ngoài rất lịch sự, dễ thương. Trong những trường hợp như thế, tốt hơn làta đành phải chấp nhận chuyện xâm phạm đời tư cá nhân, tuy nhiên, xin đừng quênrằng mục đích chung cùng của chúng ta là phụng sự nhân loại trong ý hướng cảithiện xã hội. Ðiều này không cho phép ta làm việc cẩu thả, sai lầm hoặc bị lôikéo bởi những động cơ tiêu cực. Tôi quan niệm rằng nếu chúng ta không chịu phơibày ra những mặt xấu xa của xã hội chẳng hạn như ma túy, sát nhân, sách nhiễutình dục, khai thác trẻ con... ngày qua ngày, những người lương thiện sẽ vẫncòn tiếp tục hứng chịu những đau khổ gây ra bởi những tệ nạn này. Nếu chúng tabiết giải thích mọi việc một cách sáng tỏ, công luận từ đó sẽ quan tâm đến vấnđề và tìm ra những phương thức làm giảm thiểu khổ đau.

Tôicũng nhận thấy rằng khi người ta nói về luân lý, đạo đức người ta thường liênhệ những phẩm chất này với những ý niệm tôn giáo. Theo tôi, một việc khá quantrọng là ta cần nên tách rời giữa hai ý niệm đạo đức và tôn giáo. Tôn giáo dĩnhiên giúp ta củng cố, trợ lực và phát triển đạo đức; thế nhưng khi ta nói đếnnhững khái niệm như lòng vị tha, tình huynh đệ chúng ta nên nhận thức rằngnhững tiêu chuẩn đạo đức này tự nó hiện hữu, độc lập đối với mọi tôn giáo, bởivì những tình cảm này được hình thành do bản chất tự nhiên của con người-tình nhân ái và lòng thương yêu.

ThưaNgài, quan niệm của Ngài như thế nào về việc kiểm soát sinh sản và Ngài có ýkiến gì về việc phá thai?

Ðểtrả lời cho câu hỏi này tôi thường giải thích theo quan điểm của người Phật tửvốn quan niệm rằng đời sống của tất cả mọi loài chúng sanh, kể cả côn trùng sâubọ và đặc biệt là con người, đều rất qúy giá. Nếu nhìn vấn đề như thế thìtất cả mọi hình thứckiểm soát sinh sản đều cần phải được ngăn cấm. Tuy nhiênnhững sinh mạng qúy giá đó nay đã đạt đến một số lượng đáng kể, thế nên chúngta không thể không khẩn thiết kêu gọi mọi người phải quan tâm đến vấn đề hạnchế sinh sản một cách nghiêm túc, vì đó là phương cách duy nhất để hạn chế tìnhtrạngï gia tăng dân số. Như tôi đã từng đề cập, khi mà tài nguyên của trái đấtđang khô kiệt dần, tôi chấp nhận chuyện hạn chế sinh sản một cách bất bạo động.

Cònphá thai là một chuyện khác, đó là một hành động sát nhân. Truyền thống GiớiLuật Phật giáo chỉ rõ rằng ta không được giết hại con người, cho dù đó là mộtbào thai. Tuy nhiên không phải là không có những trường hợp ngoại lệ mà ta phảixem xét, chẳng hạn như đó là nguồn gốc gây nên sự khổ đau trầm trọng cho mộtthành viên trong gia đình, ví dụ một bà mẹ mang thai có nguy cơ tử vong lúc lâmbồn hoặc những người có thể sinh ra quái thai.

ThưaNgài, làm thế nào để giúp đỡ những người mang những khổ đau thể xác lớn lao,những người không đủ sức khoẻ để có thể theo đuổi con đường dẫn đến giác ngộ?

Cónhiều loại bệnh hoạn về thể chất khác nhau. Những loại tạo ra những ảnh hưởngtrầm trọng đến tâm trí của bệnh nhân thì quả thật là rất đáng thương và bi đát;thế nhưng có những loại chỉ gây nên những đau đớn về thể xác, như là các bệnhkinh niên, bán thân bất toại hoặc tạo ra những biến chứng trầm trọng, nhưng tâmtrí người bệnh vẫn tỉnh táo và như vậy họ có thể dự phần vào các sinh hoạt tâmlinh ở một mức độ nào đó. Sự học hỏi Giáo Pháp không phải là một hoạt động vềlãnh vực thể chất mà đòi hỏi sự vận dụng tâm trí và một thái độ tâm linh cầnthiết. Những ai đang đau đớn có thể được hướng dẫn để quán tưởng về cácđề mục tham thiền như tình yêu thương, lòng can đảm, về đức tin cũngnhư tinh thần từ bi, nhân ái; những việc này sẽ tạo cho họ thêm tin tưởngcũng như làm cho đời sống của họ trở nên có ý nghĩa và giá trị hơn. Tuy nhiênsự hướng dẫn phải được thực hiện một cách khéo léo.

ThưaNgài, ta có thể làm được gì khi một người biết mình đang bị bệnh AIDS hoặc mộtcăn bệnh bất trị khác?

Mộtlần nữa, theo tôi những phản ứng của một người trước loại bệnh hoạn như thế đềutùy thuộc vào mức độ tham dự vào những sinh hoạt tâm linh của họ. Tôi khôngbiết phải nói như thế nào đối với những kẻ vô thần hoặc không có một niềm tintôn giáo cụ thể nào. Tuy nhiên điều tôi muốn trình bày ở đây là dù thế nào đinữa, chúng ta không nên bỏ rơi hoặc gạt họ ra bên lề xã hội và như thế ta cóthể làm giảm thiểu được sự khổ đau gây nên bởi cảm giác bị hất hủi, tuyệt vọng,không được che chở nơi họ. Chúng ta phải cho người bệnh thấy là họ không baogiờ bị gạt ra ngoài. Ðó là trách nhiệm lớn lao của xã hội.

Nếumột người không còn một mảy may hy vọng nào sống sót -ví dụ như đang ở trongtrạng thái hôn mê chẳng hạn- có phải là điều quan trọng nếu ta kéo dài sự sốngcủa họ một cách giả tạo? Chúng ta có tạo nghiệp hay không khi phải chấmdứt sự sống không ngoài mục đích ngăn chặn những đau đớn không cần thiếtkhác?

Chúngta hãy nhìn vấn nạn này trên quan điểm của người bệnh. Tâm trí của họ có còntỉnh táo, lý trí của họ có đủ khả năng để suy luận hay không? Nếu còn đủ, mộtđiều rất quan trọng là ta phải để cho họ sống, dù chỉ trong một ngày hay mộtbuổi để may ra họ có thể có cơ hội phát triển trạng thái đức hạnh về mặt tâmlinh như lòng từ bi và hỷ xả chẳng hạn. Trong trường hợp bệnh nhân đang ở trongtrạng thái hôn mê bất tỉnh, tâm trí không còn hoạt động nữa, ta cần nên xem xétmột số yếu tố khác, chẳng hạn như ý muốn của những người thân trong gia đìnhcũng như quyết định ai sẽ là người trách nhiệm đứng ra chấm dứt sự sống. Như vậy quả tình vấn đề không phải là đơn giản, ta không thể có câu trả lờitrên căn bản những lời khuyên thông thường.

Tuynhiên quan trọng hơn cả là chúng ta cần phải xem xét động cơ đàng sau mỗi hànhđộng. Ðạo Phật dạy chúng ta không nên huỷ diệt sự sống của bất kỳ sinh vật nào.Nếu một người đang đau đớn, họ phải chấp nhận hoàn cảnh khổ đau đó để thanh lọcnó. Tuy nhiên qủa là một lầm lẫn lớn nếu ta không thèm đếm xỉa đến nỗi khổ đaucủa người khác, xem đó là nghiệp qủa mà họ phải gánh chịu và ta không thể làm gìđược. Mỗi chúng ta đã và đang tích lũy một nghiệp qủa riêng. Nó đã được thunhận, và tiềm ẩn trong mỗi con người. Tương lai vì thế nằm ở trong tay củachính chúng ta chứ không ai khác. Những khó khăn trở ngại, những bệnh tật,khiếm khuyết... là kết qủa của những tác hành mà chúng ta phạm phải trong quákhứ, rất khó mà trốn chạy được. Ðối diện với bệnh hoạn và khổ đau người tathường tìm đủ mọi cách để tránh né chúng, cố làm vơi bớt đi những gánh nặng khókhăn; và cho dù ngay cả khi trực nhận thấy rằng ta không đủ lực để chữa trị haylàm khuây khoả, ta phải nên nhớ rằng tất cả những vấn nạn này đều là kết quảcủa những tác hành mà ta đã gây ra trong quá khứ.

Làmthế nào để giúp đỡ một người đang ở trong trạng thái hôn mê ?

Nếuđó là một người có tín ngưỡng, ta nên giúp họ theo quy cách tôn giáo mà họ đangtu tập. Cá nhân tôi không thể đưa ra một giải đáp chắc chắn nào trước cả. Riêngđối với quan điểm của một Phật tử,tôi nghĩ là con người nên biết cách chuẩn bịcho mình trước khi sự việc bi đát xảy ra bởi vì một khi đã rơi vào trạng tháihôn mê, quả thật là hơi muộn màng khi nói đến chuyện tâm linh.

Làmthế nào để một người có thể thoát khỏi tình trạng nghiện rượu?

Theotôi, tốt nhất là ta nên tìm kiếm lời khuyên từ những bác sĩ chuyên môn. Tạmthời hãy để qua một bên bất cứ những niềm tin tôn giáo của người đó, điều dễdàng nhất là ta cứ nhìn vào và nhận thức được những tổn hại gây ra do việc rượuchè quá độ cả trên hai bình diện tinh thần lẫn thể xác, để hiểu được rằng donghiện ngập ta đã bị người đời xa lánh, cô lập. Một khi đã có một cái nhìn rõràng về mặt bất lợi của việc nghiện rượu và phát triển được lòng quyết tâm từbỏ nghiện ngập, tôi tin chắc là bạn có thể thay đổi được đời mình. Tuynhiên nếu bạn không đủ ý chí và nghị lực để có được một thái độ tích cực, tốtnhất là hãy nên đến các trung tâm y khoa chuyên chữa trị về cai rượu hầu nhưbây giờ đều có mặt khắp nơi.

Khimột người Tây Tạng giết một con trâu để nuôi sống gia đình, có phải họ đã gâyra một ác nghiệp? Hoặc khi một cận vệ phải giết kẻ khác để bảo vệ sinhmạng của Ngài? Chúng ta giải thích như thế nào về những trường hợp trên?

Dĩnhiên đó đều là những hành động bất thiện. Tuy nhiên nghiệp tác động vào mỗihành động của chúng ta dựa trên nhiều yếu tố, chẳng hạn như ý hướng thúc đẩy hànhđộng, sự hành động và những ý tưởng theo sau hành động đó.

ThưaNgài, những gì được xem như là những thái độ tình dục không đúng đắn? Ngài nghĩnhư thế nào về đồng tình luyến ái?

Tùythuộc vào các yếu tố như cơ quan sinh dục, thời gian và không gian mà một sốhành động được coi như là không đúng đắn chẳng hạn như giao cấu không đúng chỗtrên bộ phận của cơ thể hoặc xảy ra không hợp thời hợp chốn. Ðây là những hànhđộng mà người Phật tử xem là vô luân về mặt tình dục. Miệng và hậu môn dĩ nhiênkhông được coi là những bộ phận sinh dục, sử dụng các bộ phận này trong việcgiao cấu, dù nam hay nữ đều được coi như là vô luân trong tình dục. Ngay cả thủdâm cũng thế.
Giao cấu vào ban ngày cũng được coi như là vô luân, ngay cả việc giao cấu vớingười bạn tình mà họ đang tuân thủ một số nguyên tắc đạo đức, hạnh nguyện dùchỉ là tạm thời, chẳng hạn như từ khước ham muốn tình dục, sống độc thân... Bắtbuộc người khác phải giao cấu với mình cũng được liệt vào loại liên hệ tình dụckhông đúng thời, đúng lúc.

Giaocấu không đúng chỗ nếu được xảy ra tại những nơi như chùa chiền, chỗ thờphượng, hoặc bất cứ nơi nào mà một trong những người bạn tình cảm thấy khôngthoải mái. Một hành động tình dục được coi là đúng đắn khi đôi vợ chồng sử dụngcác bộ phận chức năng sinh dục trong việc giao cấu, không có một ngoại lệ nàokhác. Làm tình với gái điếm do chính mì nh trả tiền mà không phải là một ngườithứ ba nào khác, ngược lại không được xem như là hành vi không đúng đắn.Tất cả những thí dụ vừa nói nêu ra một số khái niệm thế nào là đúng và khôngđúng đắn trong thái độ tình dục theo quan điểm đạo đức của Phật giáo.
Ðồng tình luyến ái, bất luận là giữa người nam hay người nữ, đều được xem lànhững liên hệ tình dục không đúng đắn. Xin được nhắc lại một lần nữa rằng nhữnggì được coi là không đúng đắn nếu sử dụng các bộ phận không xứng hợp trongchuyện giao hợp. Vấn đề này như thế có lẽ đã sáng tỏ?

ThưaNgài, Phật giáo giải thích như thế nào về vấn đề ý thức đối với các sinh vật bénhỏ như côn trùng hay vi trùng chẳng hạn? Phải chăng tất cả các loài hữu tìnhđều có ý thức? Còn cây cỏ, đất đá thì sao, chúng có vẻ như là những vật vôtình? Phải chăng cây cỏ cũng có Phật tánh?

Tôiđã từng thảo luận vấn đề này với các nhà khoa học. Không nhiều thì ít, chúngtôi đã đồng ý với nhau trên quan điểm rằng mọi vật có thể tự mình chuyển độngđược -đặc tính mà cây cối không có- đều có ý thức, linh hồn. Dĩ nhiên rễ câycũng chuyển động khi chúng phát triển, tuy nhiên đây không phải là chuyển độngtự nó mà chỉ được xảy ra khi cây cối tăng trưởng. Vì thế ta không thể gọi câycối là “chúng sanh”, tức là có linh hồn. Tuy nhiên ta có thể kết luận rằng mộttế bào vi tế nhất, tế bào amíp chẳng hạn, vẫn được coi như là một sinh vật vìnó có khả năng tự chuyển động.

Mộtkhi đã không xem các loại rau cỏ là sinh vật, ta không thể xem chúng là có Phậttánh. Ðối với một số loài cây ăn thịt, tôi không có khả năng phán đoánkhả năng giăng bẩy bắt mồi của chúng là do chúng có ý thức hay chỉ là kết quảcủa một phản ứng thuần túy hóa học. Vấn đề này xin được mở rộng để thảo luận.Tuy nhiên trong một số trường hợp, người ta không thể không đặt vấn đề. Ðóa hoanày chẳng hạn, được xem như là loài vô tình -tức là không có linh hồn- hay làmột chúng sanh? Chúng ta thỉnh thoảng được phép nêu lên nghi vấn bởi vì trongmột số kinh sách Phật giáo đã từng đề cập đến các loài chúng sanh có thể đượcxuất hiện dưới dạng thể của loài vô tình hay cây cối,v.v... Bởi lẽ đó, chúng tacũng không thể khẳng định dứt khoát rằng một đóa hoa có phải là sinh vật haykhông, vì lẽ chúng ta không thể biết được một chúng sanh đang hoá hiện ra dướihình thức như thế.

Phậtgiáo quan tâm mạnh mẽ đến việc bảo vệ thiên nhiên, cây cỏ, không phải vì chúnglà loài hữu tình, là những tạo vật có thể đánh động lòng từ bi thương xótnơi chúng ta mà bởi vì thiên nhiên tự nó chính là môi trường sống, cũng như bảovệ sự sống còn của muôn loài sinh vật. Nếu một thành phố bị hỏa thiêu thành trobụi, có phải là một số lượng rất lớn những mái ấm gia đình của con người đã bịhủy diệt? Cũng thế, sự tàn phá thiên nhiên cũng chẳng khác gì hơn, bởi vì mộtsố lượng lớn loài vật sẽ bị mất đi nguồn thực phẩm, chỗ cư trú, tức là mất đikhả năng sinh tồn.

Ðốivới các loài vi khuẩn, theo kinh sách Phật giáo, cơ thể của chúng ta chứa mộtsố lượng đáng kể. Người ta ước tính ra là có thể có hơn 80,000 loại như thế,đây là một con số khá lớn. Ở vào chiều kích nào, trình độ tiến hoá nàonhững vi sinh vật này có thể được coi như là những chúng sanh? Tôi không thểnói thêm được điều gì ngoại trừ cho rằng các sinh vật bé nhỏ, súc vậr -nếuchúng ta quan niệm chúng là súc vật hẵn nhiên là chúng phải có một số hình thứcsinh hoạt của loài hữu tình- vì thế chúng ta có thể xem chúng là có linh hồn.

ThưaNgài, xin Ngài giải thích cho chúng tôi khái niệm về cộng nghiệp, ví dụ nghiệplực của một quốc gia như Cam Bốt, Tây Tạng? Cộng nghiệp của các quốc gia này đãđược biểu hiện như thế nào?

Chúngta có thể nhận thức được thế nào là cộng nghiệp của một quốc gia. Thế nhưng chodù các nghiệp quả được tích lũy của một cá nhân và chung một nhóm người có thểđược phát tác đồng lúc, điều này không nhất thiết là tất cả nghiệp lực của họđều được gây ra bởi cùng một thời điểm giống nhau. Tôi không tin rằng tất cảnhững nguyên nhân của cộng nghiệp được tạo ra cùng một lúc mà đó là kết quả củatừng cá nhân gây ra ở những thời điểm khác nhau. Lực của những tác hành nàycộng thêm với những yếu tố khác đã tạo nên cộng nghiệp mà qua đó một nhóm ngườihay cả một quốc gia phải hứng chịu.

Cómột số tội phạm chiến tranh tại các quốc gia Âu Châu, cụ thể là Ðông Âu và mộtvài quốc gia khác tại Á Châu, như Cam Bốt, Việt Nam chưa hề bao giờ bịtruy tố hoặc ngay cả trong vài trường hợp nhận được sự khoan hồng trước khi bịmang ra xét xử. Ngài nghĩ như thế nào về chuyện này?

Thậtquả là điều hổ thẹn khi nhìn thấy một số quốc gia vừa mới được giải thoát khỏiách chuyên chế độc tài hồi gần đây lại quay ra oán hờn và trả thù trả oán lẫnnhau trong khi lẽ ra người ta nên chấp nhận và tha thứ cho nhau. Ðối với cácquốc gia vừa mới được hưởng tự do dân chủ, đây không phải là thời điểm để rửahờn và thanh thỏa chuyện cũ. Trái lại đây chính là lúc cần tập trung nỗ lực đểxây dựng quốc gia, tái tạo xã hội. Tôi vẫn luôn nêu lên những cảm nghĩ này mỗikhi có dịp thăm viếng các quốc gia đó. Riêng tại Trung quốc, mặc dù nền kinh tếđã được giải phóng nhưng họ vẫn theo đuổi một chế độ chính trị độc tài áp bức.Tình trạng vi phạm nhân quyền xảy r a khắp nơi, đặc biệt là tại các khu vực củasắc dân thiểu số, cụ thể là Tây Tạng, trên thực tế là một quốc gia đangbị họ chiếm đóng.

Tôirất mực hoan hỷ và khâm phục các hoạt động cao quý của những tổ chứcnhư Hội Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) đã làm việc với tinh thầncực kỳ thành khẩn, rất có hiệu quả và nhiệt tình trong lãnh vực bảo vệ quyềnlàm người.

ThưaNgài, Ngài đã từng nói đến việc tài giảm vũ khí cần đi đôi với việc giải trừquân bị ngay chính trong tâm hồn của mỗi con người. Chúng tôi rất muốn đượcbiết thêm làm thế nào đểø giải trừ quân bị ngay chính trong tâm hồn của mỗingười trong khi chúng ta hàng ngày đã phải đối mặt với kẻ thù, và hận thù thìngự trị khắp nơi. Trong cuốn sách The Ways of the Heart, Ngài có gợi ý về việcthành lập một quân lực quốc tế cho tương lai. Như vậy tổ chức này theo Ngài, sẽhoạt động như thế nào trong khi Ngài là người chủ trương bất bạo động? Ðội quânnày có được võ trang hay không?

Mọingười đều biết rất rõ rằng khả năng giết chóc lẫn nhau giữa con người vẫn còntồn tại khi nào mà vũ khí vẫn còn vung lên giữa các quốc gia hay đơn giản hơnngay trong nội bộ của chính mỗi quốc gia. Dù bất cứ trường hợp nào đi nữa chúngta cũng cần phải làm một cái gì đó để chận đứng tệ trạng buôn lậu vũ khí bởi vìtình huống ngày càng trở nên kinh khủng và vô trách nhiệm. Hãy suy nghĩ mộtcách nghiêm chỉnh đến các vấn nạn về quân bị và vũ trang: Nếu nhìn vấn đề mộtcách thấu đáo ta thấy rằng các học viện quân sự là nguyên nhân chính gây nêntình trạng đổ vỡ hủy diệt và mối kinh hoàng ngự trị trên trái đất này bắt nguồntừ vũ khí. Thế nên mối hiểm họa xung đột vẫn luôn luôn có cơ may xảy ra khi màcác trung tâm quân sự vẫn còn hiện hữu, dù là ở phe này hay phe kia.

Ðólà lý do giải thích tại sao việc giải trừ quân bị là điều cần thiết, dĩ nhiêncần được tiến hành từ từ từng bước một. Ðầu tiên nên bắt đầu bằng việc giảigiới vũ khí nguyên tử, tiếp theo là loại bỏ các loại vũ khí hóa học, sinh họcvà cuối cùng là các loại vũ khí của chiến tranh quy ước. Trước hết ta cầnphải có sự đảm bảo quốc tế để theo dõi tiến trình này, kể cả kiểm soát việcbuôn bán vũ khí, lãnh vực mà không thiếu gì những kẻ vô lương tâm đang hoạtđộng. Ðể giám sát việc giải trừ quân bị, có thể là chúng ta cần có một cơ quanpháp lý, hình thức giống như cảnh sát quốc tế. Tổ chức Liên Hiệp Quốc gần đâyđã tham dự khá nhiều vào các hoạt động quân sự giải phóng, chúng ta cũng cầnmột lực lượng như thế trong phạm vi khu vực hay toàn cầu để giám sát công táchoàn toàn giải trừ quân bị một quốc gia. Lực lượng hỗn hợp này trong ý tưởngcủa tôi chẳng khác gì lực lượng kiểm soát hoà bình của Liên Hiệp Quốc. Với cungcách này mỗi chúng ta có thể sẽ trở thành một vị Bồ Tát, và dĩ nhiên, lực lượngnày không cần phải trang bị vũ khí! Tuy thế tôi nghĩ rằng đây là một vấn đề rấtkhó khăn.

Cóthể một số người đã không hiểu ý nghĩa của việc giải trừ quân bị ngay chínhtrong tâm hồn của mỗi con người. Theo tôi, kẻ thù tồi tệ nhất cuả chúng ta làsự thù hận. Ðó cũng chính là kẻ thù của sự an bình tâm hồn, của tình thânhữu và hoà điệu giữa con người, là ba yếu tố then chốt trong việc triển khaitích cực nhằm xây dựng một thế giới tốt đẹp. Hận thù phải được tiết giảm để chotừ bi và thiện cảm lên ngôi. Ðó chính là khái niệm về giải trừ quân bị trongtâm hồn mà tôi đã từng đề cập.

ThưaNgài, xin Ngài nêu bật những đặc điểm của nhân loại?

Dĩ nhiên đây là câu hỏi liên quan trực tiếp đến thực tại của thế giới hiện tượngvốn có nhiều mức độ khác nhau. Ở mức độ cao nhất, chúng ta không thể nào tìm rađược sự hiện hữu tuyệt đối của cái mà ta gọi là thực tại.
Tuy nhiên thông thường mà nói, tôi luôn cho rằng thực tính của nhân loại chínhlà lòng nhân ái. Giáo dục và kiến thức đồng thời cũng mang lại những phẩm chấttốt đẹp khác, thế nhưng nếu ta muốn trở thành một con người đúng nghĩa cũng nhưmang lại ý nghĩa thoả đáng cho sự hiện hữu của mình, ta cần phải có thiện tâm.

Cáigì nối kết Pháp với hạnh phúc? Phải chăng là cảm thụ?

Khinói đến hạnh phúc ta nói đến hai trạng thái khác nhau: thứ nhất, hạnh phúc đượchiểu như là một cảm giác hài lòng thỏa mãn, một thứ kinh nghiệm dễ chịu; mặtkhác, hạnh phúc còn là những gì mang lại cho tâm hồn ta những hân hoan sâu lắnghơn. Khi bạn tưởng đến Pháp và đi vào thực hành, bạn được xem như là đang tíchlũy công đức, bởi vì tất cả mọi loại hạnh phúc và thỏa mãn đều là kết qủa trựctiếp hay gián tiếp của các tác hành tích cực, tốt đẹp. Tôi có cần phải khẳngđịnh thêm một lần nữa rằng tham dự vào các hoạt động tinh thần lành mạnh là conđường ngắn nhất dẫn đến an lạc, thanh thản tâm hồn? Bình an, thanh thản tâm hồncó thể không nhất thiết được cảm nhận như là một cảm giác đặc biệt, thế nhưngnó xúc tác trên cảm xúc thể chất tạo ra niềm vui, hạnh phúc. Thanh bình và anlạc của Niết Bàn không tạo ra một thực trạng thuộc về thế giới cảm xúc mà làmột trạng thái hoàn toàn giải thoát khỏi khổ đau cùng những mối dây ràng buộcta vào vòng luẩn quẩn của sinh tử luân hồi. Từ cái nhìn này, đây chính là trạngthái hạnh phúc vĩnh cữu. Phật qủa vì thế cũng đồng nghĩa với cực lạc, tuyệt đốihạnh phúc. Nếu qúy vị muốn đi một bước xa hơn và hỏi tôi: Như vậy cái gìlà bản chất của cái gọi là cực lạc này ?, tôi bắt buộc phải trả lời rằng đây làđiều không thể thấu đáo, không thể nghĩ bàn, hoàn toàn vượt ra ngoài khả năngtinh thần của chúng ta.

Làmthế nào để có thể phát triển được sự can đảm tinh thần? Phải chăng đây là mộtthuộc tính tích cực?

Khôngcòn nghi ngờ gì nữa, can đảm là một thái độ tích cực và cần thiết. Nếu bạnthiếu can đảm, hãy luôn luôn tự nhắc nhở mình: “Tôi sẽ can đảm, Tôi sẽ canđảm,” vàphải kiên trì suy nghĩ như thế mãi.

Lòngcan đảm có thể được phát triển bằng cách nào? Trước tiên bạn phải có khả năngnhận biết mỗi loại tình cảm để có thể cô lập những loại thường gây kích động vàphiền nhiễu đến tâm hồn của mình. Bạn biết được loại tình cảm tiêu cực này,thường là những loại tình cảm vụn vặt không quan trọng -không hợp lý, khôngchính đáng, làm cho tâm hồn của bạn phản ứng một cách bối rối, kích động. Trongkhi đó các loại tình cảm khác như lòng từ bi, tình thương, nhân ái là nhữngtình cảm căn bản lành mạnh và tích cực. Nếu luôn suy nghĩ đến chúng sẽ làm bạntăng trưởng lòng can đảm và sức mạnh đạo đức; và khi bạn quán tưởng sâuxa đến bản chất bất toại của chu kỳ cuộc sống, nó sẽ dấy lên trong lòng bạnnhững tình cảm đột biến thay đổi sâu xa, tạo nên một nhu cầu khẩn thiết phải tựgiải phóng cho chính mình ra khỏi những hệ lụy đó.

Xuhướng mạnh mẽ này mà mục tiêu chính là nhằm giải thoát mình ra khỏi vòng sinhtử luân hồi, chính là điều mà tôi cho là trạng thái tích cực của tâm hồn -khôngnhất thiết là bạn phải đạt đến 100%- bởi vì nó được bắt nguồn từ một tiến trìnhtư duy lành mạnh cũng như những lý luận đã được thực chứng bởi kinh nghiệm.Cũng như khi ta phân chia việc tu tập Ðại thừa ra làm hai phạm vi: pháp, cũngcòn được gọi là phương tiện thiện xảo, và trí huệ- tôi nghĩ là chúng ta có thểđồng hoá những phẩm chất này với pháp và xem trí thông minh như là trí huệ.Chắc chắn là pháp tương ứng với những khía cạnh tích cực của phản ứng và tríhuệ chính là sự biểu hiện trí thông minh của chúng ta.

Bâygiờ nói đến chuyện làm thế nào để phát triển lòng can đảm, đây qủa là một vấnđề khó nuốt! Tuy nhiên thực ra, tôi tin một cách chắc chắn rằng toàn bộ cuốnNhập bồ đề hành kinh (Bhodicharyavatara) của Bồ Tát Tịch Thiên(Shantideva), ngay từ những dòng đầu tiên của chương nhất cho đến đoạn cuối củachương mười và phần kết luận đều nêu lên chủ đề về con đường đưa đến tỉnh thứccũng như phương thức tu dưỡng lòng can đảm và quyết tâm. Tuy nhiên tùy theo căncơ, tâm tính và trình độ thông minh khác nhau của mỗi cá nhân, có người có thểưa thích giá trị của kỹ thuật được đưa ra trong cuốn sách này nhưng cũng cóngười lại chọn một đường lối khác hơn.

Tôihoàn toàn tâm đắc với câu nói sau đây của Geshe Potawa: “Vòng luân hồi sinh tửkhông có điểm khởi đầu cũng như nguồn gốc cho nên nó không thể tự chấm dứt. Takhông thể so sánh nó như một trái cây trên cành, cho dù không ai chăm sóc vẫnlớn lên, chín tới và rơi rụng khi bắt đầu thối rửa.” Thế cho nên một khi bạncảm thấy chán ngán cái vòng luẩn quẩn của tử sinh và có ý hướng muốn tìm cáchphá vỡ nó để thoát ra, thật là sai lầm khi khoanh tay ngồi chờ sự giải thoáttìm đến với bạn. Thời gian tự nó không thể mang đến sự chấm dứt của vòng sinhtử. Bạn phải là người chủ động từ đầu; bạn phải khởi đi một cách có ý thức từbước đầu tiên nhằm đảo ngược tiến trình của vòng luân hồi sinh tử. Khoanh tayngồi chờ dòng sinh tử tự chấm dứt chỉ là hy vọng hảo huyền, nếu không nóilà biểu hiện của một cuộc sống vô nghĩa.

ThưaNgài, vô chấp và vô phân biệt khác biệt nhau như thế nào?

Hoàntoàn khác nhau. Vô phân biệt bao hàm một thái độ hoàn toàn xả bỏ trước đốitượng, trong khi vô chấp vẫn còn mang một vài vướng mắc, dính líu.

Ðểlàm sáng tỏ vấn đề, ta nên hiểu thế nào là chấp trước. Có hai loại chấp trước:Loại thứ nhất được gây ra do trạng thái tâm hồn bị quấy đục bởi dục vọng hoặccác yếu tố tâm linh tiêu cực khác và do đó cần phải được loại bỏ. Loại thứ hailà sự lôi cuốn bởi các đối tượng của lòng từ bi -sự lôi cuốn này không phải làkết quả của những tình cảm hay tư tưởng tiêu cực- do đó cần phải được đàosâu và củng cố.

Khichúng ta thực tập thiền định về tánh không, chúng ta làm công việc giải trừnhững kiến thức sai lầm về hiện tượng và sự vật, những kiến thức sai lầm đã làmcho chúng ta tin chắc rằng mọi vật đều bền vững và hiện hữu một cách độc lập.Thật là điều quan trọng để sửa chữa những kiến giải sai lầm này, tuy nhiêntrong nỗ lực nhằm nâng cao tiềm năng của những phẩm chất lành mạnh và tích cựccũng như loại bỏ các xu hướng tiêu cực, độc hại trong mỗi chúng ta, quả là điềukhó khăn khi giữ cho ý thức của ta luôn luôn tỉnh táo để có thể phân biệt đượccái nào nên trau dồi cái nào nên loại bỏ. Những tính năng phân biệt của chúngta như thế vẫn còn nguyên vẹn.

Cũngcùng một tâm cảnh như thế, vị Bồ tát phải nhổ đến tận gốc rễ và loại bỏ hoàntoàn tính kiêu căng tự phụ. Một vị Bồ tát khiêm nhường phải tự hạ mình trướcmọi loài chúng sanh, đây là điều hoàn toàn tự nhiên. Ðiều này chẳng mảy may cảntrở cái năng lực phi thường và lòng dũng cảm tuyệt vời của Bồ táttrong tâm nguyện giải thoát mọi loài chúng sanh ra khỏi khổ nạn. Tâm đạitừ bi này, vốn đã không còn bị vướng mắc bởi mọi hình thức chấp trước tiêu cực,là một thí dụ chứng tỏ cho thấy thái độ dính líu tích cực ở một mức độ quantrọng lớn lao hơn cho phúc lợi của kẻ khác thay vì cho hạnh phúc của riêng cánhân mình.

Mộtngười biết sử dụng trí thông minh của mình song song với việc thực hành tudưỡng tinh thần, tức là nếu cần thiết, sử dụng cả pháp cùng với những tính năngsáng tạo của tâm thần, họ sẽ học được cách khám phá ra những sắc thái vi tếgiữa một bên chỉ biết chăm sóc đến bản ngả của mình, một hình thức của chấptrước, và bên kia là những tình cảm cao thượng biết cống hiến đời mình cho hạnhphúc tha nhân. Chỉ có sự hoà hợp duy nhất giữa pháp và trí huệ mới có thểđưa ta đến sự phát triển các tính năng vững chắc của nhận thức phân biệt. Thếcho nên tôi thường phát biểu rằng khi nói đến bản ngã tức là cũng đồng thời nóiđến một ý thức tự giác vững mạnh. Một trong những hình thức biểu hiện của ngãtức là không quan tâm đến kẻ khác, không thèm đếm xỉa đến hạnh phúc của thanhân và đi xa hơn nữa là khai thác mọi cơ hội nhằm mang đến lợi nhuận cho cánhân mình, miễn sao cho mình vui thích là đủ! Thái độ tinh thần này dứt khoátlà rất tiêu cực, cần phải loại trừ.

Ngượclại, một khía cạnh khác của ngã có thể được xem như là sự biểu hiện của niềm tựtin lớn lao, loại niềm tin khiến chúng ta có thể nói một cách mạnh dạn rằng:“Tôi có thể làm được việc này, việc kia. Tôi có khả năng mang lại những điềutốt đẹp cho mọi người. Tôi có thể đạt đến hoàn toàn giác ngộ để cứu độ chúngsanh.” Loại tình cảm này chắc chắn là không thể bị loại bỏ mà ngược lạicần phải được phát triển và củng cố. Như thế, những tiến bộ trên hành trình tutập sẽ giúp cho tâm hồn ta ngày càng thư giản, tỉnh lặng cùng một lúc với trạngthái hoàn toàn tỉnh thức, sáng suốt biểu hiện khả năng quán chiếu nội tâm vàtập trung trí tuệ cao độ.

ThưaNgài, có gì khác biệt giữa giận dữ và hận thù?

Cánhân tôi phân biệt hai thứ tình cảm loạn động này như sau. Hận thù phát sinh rado nỗi oán hận người mà động cơ thúc đẩy chắc chắn không bao giờ phát xuất từlòng từ bi. Tình cảm này vì thế phải được hoàn toàn loại bỏ. Giận dữ mặt khácchỉ là hệ quả của một phản ứng tình cảm cấp thời,mà theo kinh điển, vẫn có thểđược sử dụng trong hành trình tu chứng. Giận dữ trong một vài trường hợp có thểđược coi như là sự biểu lộ của lòng từ bi chẳng hạn như được sử dụng như là mộtchất xúc tác hay là một sức thúc đẩy cần thiết trước một hành động khẩn cấp.

XinNgài định nghĩa về khái niệm thế nào là có một kẻ thù?

Khibạn “đỏ mặt” lên vì giận dữ một người nào đó, hãy hỏi cái tâm trạng nóng giậncủa bạn lúc đó kẻ thù là cái gì? Trong cuốn Nhập bồ đề hành kinh của Shantideva(Bhodicharyavatara), chương nói về lòng khoan dung và nhẫn nhục đã có một địnhnghĩa rất rõ về kẻ thù, tức là người trực tiếp hăm dọa đến đời sống của ta, củabạn bè quyến thuộc, của tất cả những gì là tài sản, sở hữu của ta, v.v... Bạncủa những kẻ thù ta cũng được xem như là kẻ thù. Tuy nhiên với phươngpháp tu tập chuyển hoá tư tưởng (Tây Tạng gọi là lodjong), một người có thể thiếtlập được mối tương quan bình đẳng không phân biệt giữa mình và người khác, vàdo đó đi đến nhận thức rằng không có gì được gọi là thù hay bạn. Ðây không phảilà sự phủ nhận sự hiện hữu của khái niệm bạn thù: Thù vẫn là thù, bạn vẫn làbạn. Tuy nhiên phương pháp tu tập này chỉ cho ta thấy rằng ta không có lý do gìđể phải giận dữ bất cứ ai được coi như là kẻ thù của ta, cũng như khôngnên vướng mắc vào một lối đối xử đặc biệt nào đối với những người được ta coinhư là bạn bè, quyến thuộc. Nhìn ở góc cạnh này, hắn ta là kẻ thù của tôi vìhắn đã gây nên những thiệt hại cho tôi, nhưng nhìn ở một góc cạnh khác, tôi cóthể xem y như một người bạn vì y đã cho tôi cơ hội thực tập nhẫn nhục và pháttriển lòng khoan dung. Với quan điểm này ta không còn xem y như là kẻ thù địch,mà ngược lại rất hữu ích, hữu dụng đối với ta.

Dựatrên những giáo lý Phật giáo, làm thế nào để chúng ta học hỏi được những kinhnghiệm về các hành vi bạo động, như chiến tranh chẳng hạn?

Ðiềuquan trọng nhất là tránh chuyện sát sanh. Ý tưởng cho rằng một người có thểđược quyền tước đi mạng sống của kẻ khác phải được hoàn toàn tẩy sạch trong tâmtrí của mọi người.






 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]