Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tạp A-hàm quyển 7 (160 - 169)

08/05/201311:45(Xem: 12366)
Tạp A-hàm quyển 7 (160 - 169)

Kinh Tạp A Hàm

Tạp A-hàm quyển 7 (160 - 169)

Tỳ kheo Thích Đức Thắng

Nguồn: Việt dịch: Thích Đức Thắng
Hiệu đính & Chú thích: Tuệ Sỹ

KINH 160. VÔ NHÂN VÔ DUYÊN (4)[34]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như vầy, nói như vầy?”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Thế Tôn là gốc pháp, là mắt pháp, là sở y của pháp.(…)”

Chi tiết như kinh trên. Theo thứ tự như ba kinh trên (kinh 139, 140, 141).



KINH 161. THẤT THÂN[35]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như vầy, nói như vầy: ‘Có bảy thân, chẳng phải tạo tác, chẳng phải là được tạo tác; chẳng phải biến hóa, chẳng phải là được biến hóa, là chắc thật, không dao động, không giết. Những gì là bảy? Đó là: thân đất, thân nước, thân lửa, thân gió, khổ, lạc, mạng. Bảy loại thân này chẳng phải tạo tác, chẳng phải là được tạo tác; chẳng phải biến hóa, chẳng phải là được biến hóa, là chắc thật, không dao động, không giết, không chuyển, không biến, không bức bách nhau; hoặc phước, hoặc ác, hoặc phước ác; hoặc khổ, hoặc vui, hoặc khổ vui; hoặc người bị bêu đầu, hoặc người chém đầu, cũng không bức bách thế gian; hoặc mạng, hoặc thân, trong khoảng bảy thân, chịu đựng đao đâm qua lại cũng không hại mạng; ở đây không giết, không người giết; không trói buộc, không người trói buộc; không nhớ nghĩ, không người nhớ nghĩ; không dạy dỗ, không người dạy dỗ[36]?”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Thế Tôn là gốc pháp, là mắt pháp, là sở y của pháp. (…)”

Chi tiết như kinh trên. Theo thứ tự như ba kinh trên (kinh 139, 140, 141).



KINH 162. TÁC GIÁO[37]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như vầy, nói như vầy: ‘Làm, bảo làm, đoạn mạng, bảo đoạn mạng, nấu, bảo nấu; giết, bảo giết, sát hại chúng sanh; trộm của người; hành tà dâm; biết mà nói dối; uống rượu; khoét tường, bẻ khóa, cướp đoạt; đón đường, phá làng xóm, hại thành ấp, dùng kiếm cực bén chém, chặt, cắt chất thành đống thịt lớn; học tập như vậy, làm như vậy, chẳng phải là nhân duyên ác, cũng chẳng phải chiêu mời quả báo ác. Đi về phía Nam sông Hằng, sát hại. Đi đến phía Bắc sông Hằng mở đại hội cúng tế; làm như vậy, chẳng phải là nhân duyên phước hay là ác và cũng chẳng phải là chiêu mời quả báo phước hay là ác; bố thí, tự chế ngự, hộ trì, hành lợi, đồng lợi, những việc làm ở đây cũng chẳng phải là làm phước[38]’?”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Thế Tôn là gốc pháp, là mắt pháp, là sở y của pháp.(…)”

Chi tiết như kinh trên. Theo thứ tự như ba kinh trên (kinh 139, 140, 141).



KINH 163. SANH TỬ ĐỊNH LƯỢNG[39]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như vầy, nói như vầy: ‘Ở đây có mười bốn trăm ngàn cửa sanh[40], sáu mươi ngàn, sáu trăm[41]; có năm nghiệp[42], ba nghiệp, hai nghiệp, một nghiệp, nửa nghiệp; sáu mươi hai đạo tích[43], sáu mươi hai nội kiếp[44], một trăm hai mươi Nê-lê[45], một trăm ba mươi căn[46], ba mươi sáu tham giới[47], bốn mươi chín ngàn loại rồng, bốn mươi chín ngàn loại kim sí điểu, bốn mươi chín ngàn loại ngoại đạo tà mạng[48], bốn mươi chín ngàn loại ngoại đạo xuất gia, bảy kiếp tưởng, bảy kiếp vô tưởng[49], bảy A-tu-la, bảy Tỳ-xá-giá, bảy trời, bảy người, bảy trăm biển[50], bảy mộng, bảy trăm mộng, bảy vực thẳm, bảy trăm vực thẳm, bảy giác, bảy trăm giác, sáu sanh[51], mười tăng tiến, tám đại sĩ địa. Ở trong tám vạn bốn ngàn đại kiếp này, hoặc ngu si, hoặc trí tuệ, qua lại từng trải, rồi mới cùng tận mé khổ[52]. Ở đó không có Sa-môn, Bà-la-môn có thể nói như vầy: ‘Tôi luôn luôn giữ giới, nhận các khổ hạnh, tu các phạm hạnh; để nghiệp chưa chín mùi khiến được chín mùi, nghiệp đã chín mùi rồi thì buông bỏ.’ Tiến thoái, không thể biết. Ở đây, khổ và lạc là thường trụ, sống và chết có giới hạn nhất định. Giống như ống chỉ, ném vào giữa hư không từ từ rơi xuống dần, cho tới đất rồi dừng lại; việc sống chết có giới hạn nhất định, trong tám vạn bốn ngàn đại kiếp cũng như vậy[53].’”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Thế Tôn là gốc pháp, là mắt pháp, là sở y của pháp. (…)”

Chi tiết như kinh trên. Theo thứ tự như ba kinh trên (kinh 139, 140, 141).



KINH 164. PHONG[54]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như vầy, nói như vầy: ‘Gió không thổi, lửa không cháy, nước không chảy, tên không bắn, mang thai không sanh, sữa không vắt, mặt trời mặt trăng mọc mà như lặn[55], hoặc sáng hoặc tối, không thể biết’?”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Thế Tôn là gốc pháp, là mắt pháp, là sở y của pháp. (…)”

Chi tiết như kinh trên. Theo thứ tự như ba kinh trên (kinh 139, 140, 141).



KINH 165. ĐẠI PHẠM[56]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như vầy, nói như vầy: ‘Đại Phạm này là đấng tự tại, đấng sáng tạo, là cha của chúng sanh?”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Thế Tôn là gốc pháp, là mắt pháp, là sở y của pháp. (...)”

Chi tiết như kinh trên. Theo thứ tự như ba kinh trên (kinh 139, 140, 141).



KINH 166. SẮC THỊ NGÃ (1)[57]

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như vầy, nói như vầy: ‘Sắc là ngã[58], ngoài ra chỉ là hư danh; không sắc là ngã, ngoài ra chỉ là hư danh; sắc phi sắc là ngã, ngoài ra chỉ là hư danh; phi sắc phi phi sắc là ngã, ngoài ra chỉ là hư danh; ngã là hữu biên, ngoài ra chỉ là hư danh; ngã là vô biên, ngoài ra chỉ là hư danh; ngã là hữu biên và vô biên, ngoài ra chỉ là hư danh; ngã chẳng phải là hữu biên và chẳng phải là vô biên, ngoài ra chỉ là hư danh; một tưởng, đa dạng thứ tưởng, nhiều tưởng, vô lượng tưởng; ngã chỉ một mực là lạc, chỉ một mực là khổ, hoặc vừa khổ vừa lạc, không khổ không lạc ngoài ra chỉ là hư danh’?”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Thế Tôn là gốc pháp, là mắt pháp, là sở y của pháp. (…)”

Chi tiết như kinh trên. Theo thứ tự như ba kinh trên (kinh 139, 140, 141).



KINH 167. SẮC THỊ NGÃ (2)[59]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như vầy, nói như vầy: ‘Sắc là ngã[60], ngoài ra chỉ là vọng tưởng; phi sắc phi phi sắc là ngã, ngoài ra chỉ là vọng tưởng; ngã là hữu biên, ngoài ra chỉ là vọng tưởng; ngã là vô biên, ngoài ra chỉ là vọng tưởng; ngã chẳng phải là hữu biên và chẳng phải là vô biên, ngoài ra chỉ là vọng tưởng; một tưởng, đa dạng thứ tưởng, nhiều tưởng, vô lượng tưởng; ngã chỉ một mực là lạc, chỉ một mực là khổ, hoặc vừa khổ vừa lạc, không khổ-không lạc ngoài ra chỉ là hư danh’?”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Thế Tôn là gốc pháp, là mắt pháp, là sở y của pháp. (…)”

Chi tiết như kinh trên. Theo thứ tự như ba kinh trên (kinh 139, 140, 141).



KINH 168. THẾ GIAN THƯỜNG[61]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như vầy, nói như vầy: ‘Thế gian là thường; thế gian là vô thường; thế gian là thường – vô thường; thế gian là chẳng phải thường, chẳng phải vô thường[62]. Thế gian là hữu biên, thế gian là vô biên; thế gian là hữu biên – vô biên; thế gian là chẳng phải hữu biên, chẳng phải vô biên[63]. Mạng tức là thân, mạng khác thân khác[64]. Sau khi Như Lai mất là có, sau khi Như Lai mất là không; sau khi Như Lai mất là vừa có vừa không; sau khi Như Lai mất là vừa chẳng phải có vừa chẳng phải chăng[65]’?”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Thế Tôn là gốc pháp, là mắt pháp, là sở y của pháp. (…)”

Chi tiết như kinh trên. Theo thứ tự như ba kinh trên (kinh 139, 140, 141).



KINH 169. THẾ GIAN NGÃ THƯỜNG[66]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như vầy, nói như vầy: ‘Thế gian, ngã là thường; thế gian, ngã là vô thường; thế gian, ngã là thường – vô thường; thế gian, ngã là chẳng phải thường chẳng phải vô thường; ngã khổ là thường; ngã khổ là vô thường; ngã khổ là thường – vô thường; ngã khổ là chẳng phải thường chẳng phải vô thường; thế gian, ngã là tự tạo; thế gian, ngã là cái khác tạo; thế gian, ngã là tự tạo và cái khác tạo; thế gian, ngãø chẳng phải là tự tạo, chẳng phải là cái khác tạo, chẳng phải tự cũng chẳng phải cái khác, không nhân tạo tác; thế gian, ngã khổ là tự tạo; thế gian, ngã khổ là cái khác tạo; thế gian, ngã khổ vừa tự vừa cái khác tạo; thế gian, ngã khổ chẳng phải tự cũng chẳng phải cái khác, không nhân tạo tác’?”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Thế Tôn là gốc pháp, là mắt pháp, là sở y của pháp. (...)”

Chi tiết như kinh trên. Theo thứ tự như ba kinh trên (kinh 139, 140, 141).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567