Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (9)
Đôi nét về tác giả
Danh sách tác giả
Dương Đình Hỷ
Mới nhất
A-Z
Z-A
Lời Cuối
29/03/2021
19:06
Những cơ duyên chỉ bầy của Phật, Tổ từ trước, cứ theo từng khoản mà kết án, tôi không thêm lời thừa, lột cả vỏ sọ cho thấy nhãn tinh, muốn các ông ngay đó đảm đương, không phải tìm nơi người khác. Nếu các ông thông hiểu, vừa nghe đã biết chỗ chỉ. Không có cửa nào để các ông vào, cũng không có bậc nào để các ông leo. Các ông cứ vẫy tay qua cửa không cần phải hỏi người giữ cửa. Các ông há chẳng thấy Huyền Sa nói “Cửa không cửa” là cửa giải thoát, không ý là ý của người Đạo. Còn Bạch Vân thì nói : “Biết rành rành chỉ là cái đó sao lại qua không được ?” Tuy nói vậy chả khác gì ngào sữa với bùn để làm bánh. Nếu các ông qua được “Cửa không cửa”, các ông đã cười vào mũi Vô Môn, còn nếu chưa qua thì các ông đã phụ chính mình. Cho nên nói Tâm Niết Bàn dễ hiểu, trí sai biệt khó rõ. Khi biết rõ được trí sai biệt thì nhà và nước đều được yên ổn.
Tắc 37 đến 48: Cây Bách trước sân
29/03/2021
19:04
Một ông tăng hỏi Triệu Châu : -Thế nào là ý Tổ sư từ Tây sang ? -Cây Bách trước sân. Bình : Nếu các ông hiểu được câu đáp của Triệu Châu thì trước chẳng thấy có Thích Ca, sau chẳng thấy có Di Lặc. Tụng : 言 無 展 事 Ngôn vô triển sự
Tắc 25 đến 36: Hàng thứ ba nói Pháp
29/03/2021
19:03
Ngưỡng Sơn nằm mộng thấy đến cung trời Đâu Xuất của Phật Di Lặc, ngồi vào hàng thứ 3. Có vị tôn giả bạch chùy rằng : -Hôm nay người ở hàng thứ 3 nói pháp. Sơn đứng dậy bạch chùy : -Nghe cho kỹ, nghe cho kỹ ! Pháp Đại Thừa là ly tứ cú, tuyệt bách phi. Bình : Thử hỏi Ngưỡng Sơn nói pháp hay không nói pháp ? Mở miệng là mất mạng, ngậm miệng là chôn thây; ngay cả khi không mở, không ngậm thì cũng còn xa chân lý 10 vạn, 8 ngàn dậm.
Tắc 12 đến 24: Nham gọi Chủ nhân
29/03/2021
19:01
Cử : Mỗi ngày hòa thượng Thoại Nham đều tự gọi : -Chủ nhân. -Dạ ! -Hãy tỉnh thức. -Dạ ! -Ngày khác đừng để người lừa dối. -Dạ ! Dạ ! Bình : Ông lão Thoại Nham tự bán, tự mua, đùa dỡn với những mặt nạ quỷ thần. Tại sao vậy ? Một người hô, một người dạ, một người tỉnh, một người không để người lừa dối. Nhận ra đều là không phải. Nếu các ông cũng bắt trước lão ta, thì kiến giải của các ông là kiến giải của lũ chồn hoang.
Tắc 1 đến 11: Con chó của Triệu Châu
29/03/2021
18:59
Tham thiền phải qua cửa tổ, diệu ngộ phải tuyệt đường tâm. Cửa tổ không qua, đường tâm chẳng dứt thì như tinh linh nương vào cây cỏ. Thử hỏi thế nào là cửa tổ ? Chính là một chữ Không, gọi là Cửa không cửa của thiền vậy. Người qua cửa không những thân thấy Triệu Châu mà còn cùng lịch đại chư tổ nắm tay cùng đi, ngang hàng với họ, nhìn cùng một mắt, nghe cùng một tai há chẳng vui sao ? Các ông chẳng muốn qua cửa này ư ? Hãy đem 360 đốt xương, tám vạn bốn ngàn lỗ chân lông toàn thân khởi nghi đoàn, tham chữ Không ngày đêm
Phật Sống Chùa Kim Sơn _bản Việt dịch của Dương Đình Hỷ
18/11/2019
07:45
Đại chúng thương mến, Như thông lệ hàng năm với 4 khóa tu Xuân - Hạ - Thu - Đông, Khóa Tu Mùa Đông năm nay được chùa Sắc Tứ Kim Sơn tổ chức vào các ngày 20,21,22/12/2019 (Nhằm ngày 25,26,27/11 ÂL). Thương mời Đại chúng cùng về chùa thực tập ăn cơm chánh niệm, thiền hành, thiền tọa, tụng kinh, nghe pháp thoại, chia sẻ pháp đàm và hát thiền ca cùng Quý Thầy - Quý Sư Cô giữa không gian xanh mát của núi đồi Kim Sơn. Khóa tu còn là cơ hội để quý vị trở về và tiếp xúc với một nếp sống giản dị - bình an, tập nhìn lại chính mình giữa cuộc sống bận rộn, hối hả.
Triệu Châu Ngữ Lục
19/07/2016
08:53
Triệu Châu Tòng Thẩm (zh. zhàozhōu cóngshěn/ chao-chou ts'ung-shen 趙州從諗, ja. jōshū jūshin) 778-897 là một vị Thiền sư Trung Quốc, môn đệ thượng thủ của Nam Tuyền Phổ Nguyện. Thiền sư Nhật Bản Đạo Nguyên Hi Huyền—nổi tiếng là khó tính trong việc đánh giá mức giác ngộ của các Thiền sư—cũng công nhận Triệu Châu là “Đức Phật thân mến.” Sư có 13 truyền nhân nhưng không mấy ai được gần bằng Sư và dòng này thất truyền chỉ sau vài thế hệ.
48 Công Án Thiền Vô Môn Quan
08/10/2010
20:47
Phật nói : Lấy Tâm làm Tông, lấy không cửa làm cửa Pháp. Đã không cửa làm sao đi qua ? Há chẳng nghe nói : “Từ cửa vào không phải là đồ quý trong nhà. Do duyên mà được, trước thì thành, sau thì hoại.” Nói như thế giống như không gió mà dậy sóng, khoét thịt lành làm thành vết thương. Huống hồ, chấp vào câu nói để tìm giải thích như khua gậy đánh trăng, gãi chân ngứa ngoài da giầy, có ăn nhằm gì ? Mùa hạ năm Thiệu Định, Mậu Tý, tại chùa Long Tường huyện Đông Gia, Huệ Khai là Thủ Chúng nhân chư tăng thỉnh ích bèn lấy công án của người xưa làm viên ngói gõ cửa, tùy cơ chỉ dẫn người học. Thoạt tiên không xếp đặt trước sau, cộng được 48 tắc gọi chung là “Cửa không cửa”. Nếu là kẻ dõng mãnh, không kể nguy vong, một dao vào thẳng, Na Tra tám tay giữ không được. Tây Thiên bốn bẩy (4x7=28) vị, Đông Độ hai ba (2x3=6) vị chỉ đành ngóng gió xin tha mạng. Nếu còn chần chờ thì giống như nhìn người cưỡi ngựa sau song cửa, chớp mắt đã vượt qua.
Bàng Uẩn Ngữ Lục (bản dịch của Dương Đình Hỷ)
01/10/2011
20:09
Hàng ngũ phật tử thường được chia là phật tử tại gia và phật tử xuất gia. Các phật tử tại gia thường được gọi là cư sĩ. Trong lịch sử đạo Phật có ghi lại chuyện một số các vị cư sĩ nổi tiếng, tuy các vị ấy không xuất gia nhưng về phương diện tu hành, thấu hiểu đạo lý thì không thua kém gì các vị đã xuất gia. Có nhiều vị cư sĩ nổi tiếng nhưng bài này chỉ xin nhắc đến ông Duy Ma Cật, bà hoàng hậu Thắng Man, cư sĩ Huệ Năng lúc chưa xuất gia và sau đó đến gia đình ông Bàng Uẩn.
Quay lại