Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần [3.4a]

18/04/201318:16(Xem: 12920)
Phần [3.4a]

Tạng Luật
Vinayapitaka

Phân Tích Giới Tỷ-Kheo Ni
(Bhikkhunivibhanga)

Tỳ kheo Indacanda Nguyệt Thiêndịch
---o0o---

IV. CHƯƠNG ƯNG ĐỐI TRỊ (PĀCITTIYAKAṆḌAṂ)

Bạch chư đại đức ni, một trăm sáu mươi sáu điều Ưng Đối Trị (Pācittiyā) này được đưa ra đọc tụng.

PHẦN TỎI - ĐIỀU HỌC THỨ NHẤT:

[147] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, có người nam cư sĩ nọ thỉnh cầu hội chúng tỷ-kheo ni về tỏi (nói rằng): “Các ni sư nào có nhu cầu về tỏi, tôi dâng tỏi.” Và người canh ruộng được ra lệnh rằng: “Nếu các tỷ-kheo ni đi đến, hãy dâng cho mỗi một vị tỷ-kheo ni hai ba bó.”

Vào lúc bấy giờ, trong thành Sāvatthi có lễ hội. Tỏi đã được đem lại bao nhiêu đều không còn. Các tỷ-kheo ni đã đi đến người nam cư sĩ ấy và nói điều này:

- Này đạo hữu, có nhu cầu về tỏi.

- Thưa các ni sư, không có. Tỏi đã được đem lại bao nhiêu đều hết trơn. Xin hãy đi đến ruộng.

Tỷ-kheo ni Thullanandā sau khi đi đến ruộng đã không biết chừng mực và đã bảo mang đi nhiều tỏi. Người canh ruộng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao các tỷ-kheo ni sau khi đi đến ruộng đã không biết chừng mực và đã bảo mang đi nhiều tỏi?

Các tỷ-kheo ni đã nghe được người canh ruộng ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao ni sư Thullanandā lại không biết chừng mực rồi bảo mang đi nhiều tỏi?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói tỷ-kheo ni Thullanandā không biết chừng mực rồi bảo mang đi nhiều tỏi, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao tỷ-kheo ni Thullanandā lại không biết chừng mực rồi bảo mang đi nhiều tỏi vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. Hơn nữa, này các tỷ-kheo, chính sự việc này đem lại sự không có niềm tin ở những kẻ chưa có đức tin và làm thay đổi (niềm tin) của một số người đã có đức tin.

[148] Khi ấy, đức Thế Tôn sau khi khiển trách tỷ-kheo ni Thullanandā bằng nhiều phương thức đã thuyết Pháp thoại thích đáng và phù hợp cho các tỷ-kheo rồi bảo các tỷ-kheo rằng:

- Này các tỷ-kheo, vào thời quá khứ tỷ-kheo ni Thullanandā là vợ của người Bà-la-môn nọ và có ba người con gái là Nandā, Nandavatī, và Sundarīnandā. Này các tỷ-kheo, khi ấy người Bà-la-môn ấy sau khi qua đời đã sanh vào bào thai của con chim thiên nga nọ. Các lông của con chim đã trở nên được làm toàn bộ bằng vàng. Nó đã cho các cô ấy mỗi người một lông chim. Này các tỷ-kheo, khi ấy tỷ-kheo ni Thullanandā (nghĩ rằng): “Con chim thiên nga này cho chúng ta mỗi người một lông chim” nên đã nắm lấy con chim thiên nga chúa ấy và đã vặt trụi lông. Bộ lông của con chim ấy trong khi được mọc lại đều là màu trắng. Này các tỷ-kheo, ngày hôm ấy tỷ-kheo ni Thullanandā vì quá tham lam khiến vàng đã bị tiêu tan; bây giờ tỏi sẽ bị mất đi.

[149]

Được gì nên hoan hỷ,
bởi kẻ ác quá tham
nắm lấy thiên nga chúa
khiến vàng bị tiêu tan.

[150] Rồi đức Thế Tôn sau khi đã khiển trách tỷ-kheo ni Thullanandā bằng nhiều phương thức, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào nhai tỏi thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[151] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Tỏinghĩa là (loại thảo mộc) thuộc về xứ Magadha được đề cập đến.

(Nghĩ rằng): “Ta sẽ ăn” rồi thọ lãnh thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Mỗi lần nuốt xuống thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[152] Tỏi, nhận biết là tỏi, vị nhai phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Tỏi, có sự hoài nghi, vị nhai phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Tỏi, (lầm) tưởng không phải tỏi, vị nhai phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Không phải tỏi, (lầm) tưởng là tỏi, vị nhai phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Không phải tỏi, có sự hoài nghi, vị nhai phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Không phải tỏi, nhận biết không phải tỏi, vị nhai thì vô tội.

[153] Trong trường hợp củ hành (palaṇḍuko), củ hành đỏ (bhañjanako), củ hành tây (harītako), lá hẹ (cāpalasuno), nấu chung với xúp, nấu chung với thịt, nấu chung với dầu ăn, rau cải trộn, hương vị làm ngon miệng, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN TỎI - ĐIỀU HỌC THỨ NHÌ:

[154] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư sau khi cạo lông ở chỗ kín rồi lõa thể tắm chung với các cô điếm ở một bến tắm nơi giòng sông Aciravatī. Các cô điếm phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao các tỷ-kheo ni lại cạo lông ở chỗ kín, giống như các cô gái tại gia hưởng dục vậy?

Các tỷ-kheo ni đã nghe được các cô điếm ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư lại cạo lông ở chỗ kín?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư cạo lông ở chỗ kín, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao các tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư lại cạo lông ở chỗ kín vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào cạo lông ở chỗ kín thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[155] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Chỗ kínnghĩa là hai nách và chỗ tiểu tiện.

Cạo: vị ni cạo (nhổ) một sợi lông thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya). Vị ni cạo (nhổ) nhiều sợi lông cũng phạm (chỉ một) tội ưng đối trị (pācittiya).

[156] Vì nguyên nhân bệnh, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN TỎI - ĐIỀU HỌC THỨ BA:

[157] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, có hai tỷ-kheo ni bị bực bội bởi sự không được thỏa thích mới đi vào phòng trong rồi thực hiện việc cọ xát bằng lòng bàn tay. Các tỷ-kheo ni đã chạy lại vì tiếng động ấy rồi đã nói với các tỷ-kheo ni ấy điều này:

- Này các ni sư, sao các cô lại làm điều xấu xa với người nam vậy?

- Này các ni sư, chúng tôi không làm điều xấu xa với người nam.

Rồi đã kể lại sự việc ấy cho các tỷ-kheo ni. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo ni lại thực hiện việc cọ xát bằng lòng bàn tay?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo ni thực hiện việc cọ xát bằng lòng bàn tay, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao các tỷ-kheo ni lại thực hiện việc cọ xát bằng lòng bàn tay vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Khi thực hiện việc cọ xát bằng lòng bàn taythì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[158] Việc cọ xát bằng lòng bàn taynghĩa là trong lúc thích thú sự xúc chạm, vị đánh vào chỗ tiểu tiện mặc dầu chỉ bằng cánh hoa sen phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[159] Vì nguyên nhân bệnh, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN TỎI - ĐIỀU HỌC THỨ TƯ:

[160] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, có người trước đây là cung nữ của đức vua đã xuất gia nơi các tỷ-kheo ni. Có tỷ-kheo ni nọ bị bực bội bởi sự không được thỏa thích đã đi đến gặp vị tỷ-kheo ni ấy, sau khi đến đã nói với vị tỷ-kheo ni ấy điều này:

- Này ni sư, đức vua lâu lâu mới đến với cô, cô chịu đựng bằng cách nào?

- Này ni sư, với gậy ngắn bằng nhựa cây.

- Này ni sư, gậy ngắn bằng nhựa cây ấy là gì?

Khi ấy, vị tỷ-kheo ni ấy đã giải thích gậy ngắn bằng nhựa cây cho tỷ-kheo ni ấy. Sau đó, tỷ-kheo ni ấy sau khi áp dụng gậy ngắn bằng nhựa cây rồi không nhớ để rửa và đã quâng bỏ ở một góc. Các tỷ-kheo ni khi nhìn thấy vật bị các con ruồi bu quanh đã nói như vầy:

- Việc làm này là của ai?

Cô ni ấy đã nói như vầy:

- Việc làm này là của tôi.

Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao vị tỷ-kheo ni lại áp dụng gậy ngắn bằng nhựa cây?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói vị tỷ-kheo ni áp dụng gậy ngắn bằng nhựa cây, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao vị tỷ-kheo ni lại áp dụng gậy ngắn bằng nhựa cây vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “(Trường hợp) gậy ngắn bằng nhựa cây thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[161] Gậy ngắn bằng nhựa câynghĩa là làm bằng nhựa cây, làm bằng gỗ, làm bằng bột gạo, làm bằng đất sét. Trong khi thích thú sự xúc chạm, vị đưa vào chỗ đường tiểu mặc dầu chỉ bằng cánh hoa sen thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[162] Vì nguyên nhân bệnh, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN TỎI - ĐIỀU HỌC THỨ NĂM:

[163] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự giữa dân chúng dòng Sākya (Thích ca), trong thành Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), tu viện Nigrodha. Vào lúc bấy giờ, bà Mahāpajāpati Gotamī đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi đã đứng ở phía dưới gió (nói rằng):

- Bạch Thế Tôn, người nữ có mùi thối.

Khi ấy, đức Thế Tôn (đã nói rằng): “Các tỷ-kheo ni hãy áp dụng việc làm sạch sẽ bằng nước” rồi đã chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi cho bà Mahāpajāpati Gotamī bằng bài Pháp thoại. Rồi bà Mahāpajāpati Gotamī sau khi đã được đức Thế Tôn chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi bằng bài Pháp thoại đã đảnh lễ đức Thế Tôn, hướng vai phải nhiễu quanh, rồi ra đi. Sau đó, đức Thế Tôn nhân lý do ấy, nhân sự kiện ấy đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỷ-kheo rằng:

- Này các tỷ-kheo, ta cho phép việc làm sạch sẽ bằng nước đối với các tỷ-kheo ni.

[164] Vào lúc bấy giờ, có tỷ-kheo ni nọ (nghĩ rằng): “Việc làm sạch sẽ bằng nước đã được đức Thế Tôn cho phép” rồi trong khi áp dụng việc làm sạch sẽ bằng nước quá sâu nên đã gây nên vết thương ở chỗ đường tiểu. Sau đó, vị tỷ-kheo ni ấy đã kể lại sự việc ấy cho các tỷ-kheo ni. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao vị tỷ-kheo ni lại áp dụng việc làm sạch sẽ bằng nước quá sâu?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói vị tỷ-kheo ni áp dụng việc làm sạch sẽ bằng nước quá sâu, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao vị tỷ-kheo ni lại áp dụng việc làm sạch sẽ bằng nước quá sâu vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni trong khi áp dụng việc làm sạch sẽ bằng nước nên áp dụng tối đa hai lóng tay; vượt quá giới hạn ấy thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[165] Việc làm sạch sẽ bằng nướcnghĩa là việc rửa ráy chỗ đường tiểu được đề cập đến.

Trong khi áp dụng: trong khi rửa.

Nên áp dụng tối đa hai lóng tay: nên áp dụng tối đa hai khớp ở hai ngón tay.

Vượt quá giới hạn ấy:trong khi thích thú sự xúc chạm, vị vượt quá mặc dầu chỉ một khoảng cách bằng đầu sợi tóc thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[166] Khi hơn hai lóng tay, nhận biết là đã hơn, vị áp dụng thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Khi hơn hai lóng tay, có sự hoài nghi, vị áp dụng thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Khi hơn hai lóng tay, (lầm) tưởng là kém, vị áp dụng thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Khi kém hai lóng tay, (lầm) tưởng là đã hơn, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Khi kém hai lóng tay, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Khi kém hai lóng tay, nhận biết là kém, thì vô tội.

[167] Vị ni áp dụng tối đa hai lóng tay, vị ni áp dụng tối đa kém hai lóng tay, vì nguyên nhân bệnh, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN TỎI - ĐIỀU HỌC THỨ SÁU:

[168] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, có vị quan đại thần tên là Ārohanta đã xuất gia ở nơi các tỷ-kheo. Người vợ cũ của vị ấy cũng đã xuất gia ở nơi các tỷ-kheo ni. Vào lúc bấy giờ, vị tỷ-kheo ấy nhận phần phân phát bữa ăn ở nơi tỷ-kheo ni ấy. Khi ấy, trong lúc vị tỷ-kheo ấy đang thọ thực, vị tỷ-kheo ni ấy đã đứng gần với nước uống và quạt và nói chuyện thế tục là nói về chuyện đùa giỡn tại gia. Khi ấy, vị tỷ-kheo ấy đã xua đuổi vị tỷ-kheo ni ấy (nói rằng):

- Này sư tỷ, chớ làm như thế. Điều ấy không được phép.

- Trước đây, ông đã làm tôi như vầy và như vầy. Bây giờ, chỉ chừng ấy ông lại không chịu.

Rồi đã đổ tô nước uống lên đầu và đã dùng quạt đánh. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao vị tỷ-kheo ni lại đánh vị tỷ-kheo?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói vị tỷ-kheo ni đánh vị tỷ-kheo, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao vị tỷ-kheo ni lại đánh vị tỷ-kheo vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Trong khi vị tỷ-kheo đang thọ thực, vị tỷ-kheo ni nào đứng gần với nước uống hoặc với quạt thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[169] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

(Đối với) vị tỷ-kheo: (đối với) người nam đã tu lên bậc trên.

Đang thọ thực: đang thọ thực một loại vật thực mềm nào đó thuộc về năm loại vật thực mềm.

Nước uốngnghĩa là bất cứ loại nước uống nào.

Quạtnghĩa là bất cứ loại quạt nào.

Đứng gần: vị ni đứng trong khoảng tầm tay thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[170] Người nam đã tu lên bậc trên, nhận biết là đã tu lên bậc trên, vị ni đứng gần với nước và quạt thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Người nam đã tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, vị ni đứng gần với nước và quạt thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Người nam đã tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là chưa tu lên bậc trên, vị ni đứng gần với nước và quạt thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Vị ni sau khi rời xa khỏi tầm tay rồi đứng thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Trong lúc (vị tỷ-kheo) đang nhai vật thực cứng, vị ni đứng gần thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Vị ni đứng gần người nam chưa tu lên bậc trên thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Người nam chưa tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là đã tu lên bậc trên, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Người nam chưa tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Người nam chưa tu lên bậc trên, nhận biết là chưa tu lên bậc trên, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[171] Vị ni dâng, vị ni bảo (người khác) dâng, vị ni ra lệnh cho người (nữ) chưa tu lên bậc trên, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN TỎI - ĐIỀU HỌC THỨ BẢY:

[172] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ trong khi mùa thu hoạch, các tỷ-kheo ni sau khi yêu cầu lúa còn nguyên hạt rồi mang đi đến thành phố. Tại trạm gác cổng, (lính gác nói rằng):

- Thưa các ni sư, hãy đóng góp phần.

Họ đã giữ lại rồi đã thả ra. Sau đó, các tỷ-kheo ni ấy sau khi về đến chỗ ngụ đã kể lại sự việc ấy cho các tỷ-kheo ni. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo ni lại yêu cầu lúa còn nguyên hạt?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo ni yêu cầu lúa còn nguyên hạt, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao các tỷ-kheo ni lại yêu cầu lúa còn nguyên hạt vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào sau khi yêu cầu, hoặc bảo yêu cầu, hoặc xay, hoặc bảo xay, hoặc giã, hoặc bảo giã, hoặc nấu, hoặc bảo nấu lúa còn nguyên hạt rồi thọ thực thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[173] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Lúa còn nguyên hạtnghĩa là lúa gạo sāli, lúa gạo, lúa mạch, lúa mì, kê, đậu, hạt kudrūsaka (bắp?).

Sau khi yêu cầu: sau khi tự mình yêu cầu.

(Sau khi) bảo yêu cầu: sau khi bảo người khác yêu cầu.

(Sau khi) xay: sau khi tự mình xay.

(Sau khi) bảo xay: sau khi bảo người khác xay.

(Sau khi) giã: sau khi tự mình giã.

(Sau khi) bảo giã: sau khi bảo người khác giã.

(Sau khi) nấu: sau khi tự mình nấu.

(Sau khi) bảo nấu: sau khi bảo người khác nấu.

(Nghĩ rằng): “Ta sẽ ăn” rồi thọ lãnh thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Mỗi lần nuốt xuống thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[174] Vì nguyên nhân bệnh, vị ni yêu cầu rau cải, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN TỎI - ĐIỀU HỌC THỨ TÁM:

[175] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, có người Bà-la-môn nọ là lính được đức vua trả lương (nghĩ rằng): “Ta sẽ cầu xin tiền lương bằng số ấy” sau khi gội đầu rồi đi đến hoàng cung dọc theo tu viện của các tỷ-kheo ni. Có vị tỷ-kheo ni nọ đã đại tiện vào vật đựng rồi trong khi đổ bỏ phía bên kia bức tường đã làm rơi lên trên đầu của người Bà-la-môn ấy. Khi ấy, người Bà-la-môn ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Những bà cạo đầu khả ố này không phải là nữ sa-môn. Tại sao lại đổ vật đựng chất thải lên đầu? Ta sẽ đốt cháy chỗ ngụ của mấy bà này.

Rồi đã cầm lấy cây lửa đi vào tu viện. Có người nam cư sĩ nọ đang đi ra đã thấy người Bà-la-môn ấy cầm cây lửa đang đi vào tu viện, sau khi thấy đã nói với người Bà-la-môn ấy điều này:

- Này ông, vì sao ông lại cầm cây lửa và đi vào tu viện?

- Này ông, những bà cạo đầu khả ố này đổ vật đựng chất thải lên đầu tôi. Tôi sẽ đốt cháy chỗ ngụ của mấy bà này.

- Này ông, hãy đi. Điều này là điều may mắn. Và ông sẽ đạt được số tiền lương ấy là một ngàn.

Sau đó, người Bà-la-môn ấy đã gội đầu rồi đi đến hoàng cung và đã đạt được số tiền lương ấy là một ngàn. Sau đó, người nam cư sĩ ấy đã đi vào lại tu viện và kể lại sự việc ấy cho các tỷ-kheo ni rồi đã chê trách. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo ni lại đổ bỏ phân phía bên kia bức tường?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo ni đổ bỏ phân phía bên kia bức tường, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao các tỷ-kheo ni lại đổ bỏ phân phía bên kia bức tường vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào đổ bỏ hoặc bảo đổ bỏ phân hoặc nước tiểu hoặc rác rến hoặc thức ăn thừa phía bên kia bức tường hoặc phía bên kia hàng rào thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[176] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Phânnghĩa là chất thải được đề cập đến.

Nước tiểunghĩa là nước thải được đề cập đến.

Rác rếnnghĩa là rác quét dọn được đề cập đến.

Thức ăn thừanghĩa là các vật được nhai thừa, hoặc các mẩu xương, hoặc nước dơ được đề cập đến.

Bức tườngnghĩa là có ba loại tường: tường gạch, tường đá, tường gỗ.

Hàng ràonghĩa là có ba loại hàng rào: hàng rào gạch, hàng rào đá, hàng rào gỗ.

Phía bên kia bức tường: phía đối nghịch của bức tường.

Phía bên kia hàng rào:phía đối nghịch của hàng rào.

Đổ bỏ: vị tự mình đổ bỏ thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Bảo đổ bỏ: vị ra lệnh người khác đổ bỏ thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Được ra lệnh một lần, mặc dầu vị (kia) đổ nhiều lần vị (ra lệnh) phạm (chỉ một) tội ưng đối trị (pācittiya).

[177] Vị ni đổ bỏ sau khi đã xem xét, vị ni đổ bỏ nơi không phải là lối đi, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN TỎI - ĐIỀU HỌC THỨ CHÍN:

[178] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, ruộng lúa mạch của người Bà-la-môn nọ là kề bên tu viện của các tỷ-kheo ni. Các tỷ-kheo ni đổ bỏ phân, nước tiểu, rác rến, và thức ăn thừa vào ruộng. Sau đó, người Bà-la-môn ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo ni lại làm dơ ruộng lúa mạch của chúng tôi?

Các tỷ-kheo ni đã nghe được người Bà-la-môn ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo ni lại đổ bỏ phân, nước tiểu, rác rến, và thức ăn thừa lên cỏ cây xanh?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo ni đổ bỏ phân, nước tiểu, rác rến, và thức ăn thừa lên cỏ cây xanh, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao các tỷ-kheo ni lại đổ bỏ phân, nước tiểu, rác rến, và thức ăn thừa lên cỏ cây xanh vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào đổ bỏ hoặc bảo đổ bỏ phân hoặc nước tiểu hoặc rác rến hoặc thức ăn thừa lên cỏ cây xanh thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[179] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là vị “tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Phânnghĩa là chất thải được đề cập đến.

Nước tiểunghĩa là nước thải được đề cập đến.

Rác rếnnghĩa là rác quét dọn được đề cập đến.

Thức ăn thừanghĩa là các vật được nhai thừa, hoặc các mẩu xương, hoặc nước dơ được đề cập đến.

Cỏ cây xanh nghĩa là loại hạt và rau cải nào được trồng để làm thực phẩm sử dụng cho loài người.

Đổ bỏ: vị tự mình đổ bỏ thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Bảo đổ bỏ: vị ra lệnh người khác đổ bỏ thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Được ra lệnh một lần, mặc dầu vị (kia) đổ nhiều lần vị (ra lệnh) phạm (chỉ một) tội ưng đối trị (pācittiya).

[180] Cỏ cây xanh, nhận biết là cỏ cây xanh, vị đổ bỏ hoặc bảo đổ bỏ thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Cỏ cây xanh, có sự hoài nghi, vị đổ bỏ hoặc bảo đổ bỏ thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Cỏ cây xanh, (lầm) tưởng không phải là cỏ cây xanh, vị đổ bỏ hoặc bảo đổ bỏ thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Không phải là cỏ cây xanh, (lầm) tưởng là cỏ cây xanh, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Không phải là cỏ cây xanh, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Không phải là cỏ cây xanh, nhận biết không phải là cỏ cây xanh, thì vô tội.

[181] Vị ni đổ bỏ sau khi đã xem xét, vị ni đổ bỏ ở góc ruộng, vị ni đổ bỏ sau khi hỏi ý sau khi xin phép người chủ, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN TỎI - ĐIỀU HỌC THỨ MƯỜI:

[182] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Rājagaha (Vương Xá), Veḷuvana (Trúc Lâm), nơi nuôi dưỡng các con sóc. Vào lúc bấy giờ, tại thành Rājagaha có lễ hội ở trên đỉnh núi. Các tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư đã đi để xem lễ hội ở trên đỉnh núi. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao các tỷ-kheo ni lại đi để xem vũ ca tấu nhạc, giống như các cô gái tại gia hưởng dục vậy?

Các tỷ-kheo ni đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư lại đi để xem vũ ca tấu nhạc?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư đi để xem vũ ca tấu nhạc, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao các tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư lại đi để xem vũ ca tấu nhạc vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào đi để xem vũ hoặc ca hoặc tấu nhạc thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[183] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

nghĩa là bất cứ loại vũ gì.

Canghĩa là bất cứ loại ca gì.

Tấu nhạcnghĩa là bất cứ loại tấu nhạc gì (trống, kèn, đờn, v.v...).

Vị đi để xem thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Đứng tại chỗ ấy rồi nhìn hoặc lắng nghe thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya). Sau khi lìa khỏi tầm nhìn, vị ni lại nhìn hoặc lắng nghe lần nữa thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Vị ni đi để xem mỗi một (môn biểu diễn) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Đứng tại chỗ ấy rồi nhìn hoặc lắng nghe thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya). Sau khi lìa khỏi tầm nhìn, vị ni lại nhìn hoặc lắng nghe lần nữa thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[184] Vị ni đứng ở trong tu viện rồi nhìn thấy hoặc nghe, sau khi đi đến chỗ đứng hoặc chỗ ngồi hoặc chỗ nằm của vị tỷ-kheo ni họ vũ hoặc họ ca hoặc họ tấu nhạc, vị ni nhìn thấy hoặc nghe trong khi đi ngược chiều, khi có việc cần phải làm vị ni đi rồi nhìn thấy hoặc nghe, trong những lúc có sự cố, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Phần Tỏi là phần thứ nhất.

*******

PHẦN BÓNG TỐI - ĐIỀU HỌC THỨ NHẤT:

[185] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, có người nam là thân quyến của vị tỷ-kheo ni học trò của Bhaddāya Kāpilānī từ thôn làng đã đi đến thành Sāvatthi vì công việc cần làm nào đó. Khi ấy, vị tỷ-kheo ni ấy cùng người nam ấy một nam với một nữ đứng chung và chuyện trò ở trong bóng tối ban đêm không có đèn. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao vị tỷ-kheo ni lại cùng người nam một nam với một nữ đứng chung và chuyện trò ở trong bóng tối ban đêm không có đèn?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói vị tỷ-kheo ni cùng người nam một nam với một nữ đứng chung và chuyện trò ở trong bóng tối ban đêm không có đèn, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao vị tỷ-kheo ni lại cùng người nam một nam với một nữ đứng chung và chuyện trò ở trong bóng tối ban đêm không có đèn vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào cùng người nam một nam với một nữ đứng chung hoặc chuyện trò ở trong bóng tối ban đêm không có đèn thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[186] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Trong bóng tối ban đêm: khi mặt trời đã lặn.

Không có đèn: không có ánh sáng.

Người namnghĩa là người nam nhân loại, không phải dạ-xoa nam, không phải ma nam, không phải thú đực, có sự hiểu biết, có khả năng đứng chung nói chuyện.

Cùng: cùng với.

Một nam với một nữ: là chính người nam và vị tỷ-kheo ni.

(Hoặc) đứng chung: Vị ni đứng trong tầm tay của người nam thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Hoặc chuyện trò: Vị ni đứng chuyện trò trong tầm tay của người nam thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya). Sau khi lìa khỏi tầm tay, vị ni đứng lại và chuyện trò thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Vị ni đứng chung hoặc chuyện trò với dạ-xoa nam, với ma nam, với người nam vô căn, với thú đực dạng người thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[187] Có bất cứ người nữ nào có trí suy xét là người thứ nhì, vị ni không mong mỏi chỗ kín đáo, vị ni đứng chung hoặc chuyện trò lúc đang bận tâm chuyện khác, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN BÓNG TỐI - ĐIỀU HỌC THỨ NHÌ:

[188] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, có người nam là thân quyến của vị tỷ-kheo ni học trò của Bhaddāya Kāpilānī từ thôn làng đã đi đến thành Sāvatthi vì công việc cần làm nào đó. Khi ấy, vị tỷ-kheo ni ấy (nghĩ rằng): “Đức Thế Tôn đã cấm đoán cùng người nam một nam với một nữ đứng chung chuyện trò ở trong bóng tối ban đêm không có đèn” nên đã cùng chính người nam ấy một nam với một nữ đứng chung và chuyện trò ở chỗ được che khuất. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao vị tỷ-kheo ni lại cùng người nam một nam với một nữ đứng chung và chuyện trò ở chỗ được che khuất?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói vị tỷ-kheo ni cùng người nam một nam với một nữ đứng chung và chuyện trò ở chỗ được che khuất, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao vị tỷ-kheo ni lại cùng người nam một nam với một nữ đứng chung và chuyện trò ở chỗ được che khuất vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào cùng người nam một nam với một nữ đứng chung hoặc chuyện trò ở chỗ được che khuất thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[189] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Chỗ được che khuấtnghĩa là chỗ được che khuất bởi bức tường, bởi cánh cửa, bởi tấm màn, bởi khung chắn, bởi cội cây, bởi cột nhà, bởi nhà kho, hoặc bởi bất cứ vật gì.

Người namnghĩa là người nam nhân loại, không phải dạ-xoa nam, không phải ma nam, không phải thú đực, có sự hiểu biết, có khả năng đứng chung nói chuyện.

Cùng: cùng với.

Một nam với một nữ: là chính người nam và vị tỷ-kheo ni.

(Hoặc) đứng chung: Vị ni đứng trong tầm tay của người nam thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Hoặc chuyện trò: Vị ni đứng chuyện trò trong tầm tay của người nam thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya). Sau khi lìa khỏi tầm tay, vị ni đứng chung hoặc chuyện trò thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Vị ni đứng chung hoặc chuyện trò với dạ-xoa nam, hoặc với ma nam, hoặc với người nam vô căn, hoặc với thú đực dạng người thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[190] Có bất cứ người nữ nào có trí suy xét là người thứ nhì, vị ni không mong mỏi chỗ kín đáo, vị ni đứng chung hoặc chuyện trò lúc đang bận tâm chuyện khác, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN BÓNG TỐI - ĐIỀU HỌC THỨ BA:

[191] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, có người nam là thân quyến của vị tỷ-kheo ni học trò của Bhaddāya Kāpilānī từ thôn làng đã đi đến thành Sāvatthi vì một công việc cần làm nào đó. Khi ấy, vị tỷ-kheo ni ấy (nghĩ rằng): “Đức Thế Tôn đã cấm đoán cùng người nam một nam với một nữ đứng chung chuyện trò ở chỗ được che khuất” nên đã cùng chính người nam ấy một nam với một nữ đứng chung và chuyện trò ở khoảng trống. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao vị tỷ-kheo ni lại cùng người nam một nam với một nữ đứng chung và chuyện trò ở khoảng trống?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói vị tỷ-kheo ni cùng người nam một nam với một nữ đứng chung và chuyện trò ở khoảng trống, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao vị tỷ-kheo ni lại cùng người nam một nam với một nữ đứng chung và chuyện trò ở khoảng trống vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào cùng người nam một nam với một nữ đứng chung hoặc chuyện trò ở khoảng trống thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[192] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Khoảng trốngnghĩa là không bị che khuất bởi bức tường, bởi cánh cửa, bởi tấm màn, bởi khung chắn, bởi cội cây, bởi cột nhà, bởi nhà kho, hoặc là không bị che khuất bởi bất cứ vật gì.

Người namnghĩa là người nam nhân loại, không phải dạ-xoa nam, không phải ma nam, không phải thú đực, có sự hiểu biết, có khả năng đứng chung nói chuyện.

Cùng: cùng chung.

Một nam với một nữ: là chính người nam và vị tỷ-kheo ni.

(Hoặc) đứng chung: Vị ni đứng trong tầm tay của người nam thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Hoặc chuyện trò: Vị ni đứng chuyện trò trong tầm tay của người nam thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya). Sau khi lìa khỏi tầm tay, vị ni đứng lại và chuyện trò thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Vị ni đứng chung hoặc chuyện trò với dạ-xoa nam, với ma nam, với người nam vô căn, với thú đực dạng người thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[193] Có bất cứ người nữ nào có trí suy xét là người thứ nhì, vị ni không mong mỏi chỗ kín đáo, vị ni đứng chung hoặc chuyện trò lúc đang bận tâm chuyện khác, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN BÓNG TỐI - ĐIỀU HỌC THỨ TƯ:

[194] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, tỷ-kheo ni Thullanandā cùng người nam một nam với một nữ đứng chung, chuyện trò ở đường có xe cộ, ở ngõ cụt, ở giao lộ, lại còn thầm thì vào tai và đuổi đi vị tỷ-kheo ni thứ nhì nữa.

Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao ni sư Thullanandā lại cùng người nam một nam với một nữ đứng chung, chuyện trò ở đường có xe cộ, ở ngõ cụt, ở giao lộ, lại còn thầm thì vào tai và đuổi đi vị tỷ-kheo ni thứ nhì nữa?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói tỷ-kheo ni Thullanandā cùng người nam một nam với một nữ đứng chung, chuyện trò ở đường có xe cộ, ở ngõ cụt, ở giao lộ, lại còn thầm thì vào tai và đuổi đi vị tỷ-kheo ni thứ nhì nữa, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao tỷ-kheo ni Thullanandā lại cùng người nam một nam với một nữ đứng chung, chuyện trò ở đường có xe cộ, ở ngõ cụt, ở giao lộ, lại còn thầm thì vào tai và đuổi đi vị tỷ-kheo ni thứ nhì nữa? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào ở đường có xe cộ, hoặc ở ngõ cụt, hoặc ở giao lộ cùng người nam một nam với một nữ hoặc đứng chung, hoặc chuyện trò, hoặc thầm thì vào tai, hoặc đuổi đi vị tỷ-kheo ni thứ nhì thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[195] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Đường có xe cộnghĩa là đường có xe kéo hàng được đề cập đến.

Ngõ cụtnghĩa là họ đi vào bằng chính lối nào thì đi ra bằng chính lối đó.

Giao lộnghĩa là nơi ngã tư đường được đề cập đến.

Người namnghĩa là người nam nhân loại, không phải dạ-xoa nam, không phải ma nam, không phải thú đực, có sự hiểu biết, có khả năng đứng chung nói chuyện.

Cùng: cùng với.

Một nam với một nữ: là chính người nam và vị tỷ-kheo ni.

Hoặc đứng chung: Vị ni đứng trong tầm tay của người nam thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Hoặc chuyện trò: Vị ni đứng chuyện trò trong tầm tay của người nam thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Hoặc thầm thì vào tai: vị ni nói vào lỗ tai của người nam thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Hoặc đuổi đi vị tỷ-kheo ni thứ nhì: vị ni có ý định hành xử sai nguyên tắc rồi đuổi đi vị tỷ-kheo ni thứ nhì thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Khi vị ni (kia) đang lìa khỏi tầm nhìn hoặc tầm nghe thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Khi đã lìa khỏi thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Sau khi lìa khỏi tầm tay, vị ni đứng lại và chuyện trò thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Vị ni đứng chung hoặc chuyện trò với dạ-xoa nam, với ma nam, với người nam vô căn, với thú đực dạng người thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[196] Có bất cứ người nữ nào có trí suy xét là người thứ nhì, vị ni không mong mỏi chỗ kín đáo, vị ni đứng chung hoặc chuyện trò lúc đang bận tâm chuyện khác, vị ni không có ý định hành xử sai nguyên tắc, vị ni đuổi đi vị tỷ-kheo ni thứ nhì khi có việc cần làm,[1]vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN BÓNG TỐI - ĐIỀU HỌC THỨ NĂM:

[197] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo ni nọ là vị thường tới lui với các gia đình và là vị nhận bữa ăn thường kỳ của gia đình nọ. Khi ấy vào buổi sáng, vị tỷ-kheo ni ấy đã mặc y cầm y bát rồi đi đến gia đình ấy, sau khi đến đã ngồi xuống trên chỗ ngồi được sắp đặt sẵn rồi đã ra đi không thông báo chủ nhân. Người nữ nô tỳ của gia đình ấy trong lúc quét nhà đã bỏ chỗ ngồi ấy bên trong cái thùng. Trong khi không nhìn thấy chỗ ngồi ấy, mọi người đã nói với tỷ-kheo ni ấy điều này:

- Thưa ni sư, chỗ ngồi ấy đâu rồi?

- Này các đạo hữu, tôi không nhìn thấy chỗ ngồi ấy.

- Thưa ni sư, hãy đưa ra chỗ ngồi ấy.

Họ đã chê trách và đã ngưng lại bữa ăn thường kỳ. Sau đó, những người ấy trong khi làm sạch sẽ nhà đã nhìn thấy chỗ ngồi ấy ở trong cái thùng nên đã xin lỗi vị tỷ-kheo ni ấy và thiết lập lại bữa ăn thường kỳ. Khi ấy, vị tỷ-kheo ni ấy đã kể lại sự việc ấy cho các tỷ-kheo ni. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao vị tỷ-kheo ni sau khi đi đến các gia đình trước bữa ăn và ngồi xuống trên chỗ ngồi lại ra đi không thông báo chủ nhân?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói vị tỷ-kheo ni sau khi đi đến các gia đình trước bữa ăn và ngồi xuống trên chỗ ngồi rồi ra đi không thông báo chủ nhân, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao vị tỷ-kheo ni sau khi đi đến các gia đình trước bữa ăn và ngồi xuống trên chỗ ngồi lại ra đi không thông báo chủ nhân vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào sau khi đi đến các gia đình trước bữa ăn và ngồi xuống tr��n chỗ ngồi rồi ra đi không thông báo chủ nhânthì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[198] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Trước bữa ănnghĩa là từ lúc mặt trời mọc cho đến giữa trưa.

Gia đìnhnghĩa là có bốn loại gia đình: gia đình Sát-đế-lỵ, gia đình Bà-la-môn, gia đình thương buôn, và gia đình hạng cùng đinh.

Sau khi đi đến: sau khi đã đến nơi ấy.

Chỗ ngồinghĩa là chỗ của ghế nệm lông thú được đề cập đến.

(Sau khi) ngồi xuống: sau khi ngồi xuống ở nơi ấy.

Ra đi không thông báo chủ nhân: không thông báo cho người có sự hiểu biết ở gia đình ấy. Trong khi vượt qua mái che mưa thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya). Ở ngoài trời, trong khi vượt qua vùng lân cận thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[199] Khi chưa thông báo, nhận biết là chưa thông báo, vị ni ra đi thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Khi chưa thông báo, có sự hoài nghi, vị ni ra đi thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Khi chưa thông báo, (lầm) tưởng là đã thông báo, vị ni ra đi thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Không phải là chỗ của ghế nệm lông thú thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Khi đã thông báo, (lầm) tưởng là chưa thông báo, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Khi đã thông báo, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Khi đã thông báo, nhận biết là đã thông báo, thì vô tội.

[200] Vị ni đi có thông báo, ở chỗ ngồi không thể di động, vị ni bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN BÓNG TỐI - ĐIỀU HỌC THỨ SÁU:

[201] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, tỷ-kheo ni Thullanandā sau khi đi đến các gia đình sau bữa ăn không hỏi ý chủ nhân rồi ngồi xuống và nằm xuống trên chỗ ngồi. Dân chúng trong khi khiêm tốn đối với tỷ-kheo ni Thullanandā nên không ngồi xuống cũng không nằm xuống. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao ni sư Thullanandā sau khi đi đến các gia đình sau bữa ăn không hỏi ý chủ nhân lại ngồi xuống và nằm xuống trên chỗ ngồi?

Các tỷ-kheo ni đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao ni sư Thullanandā sau khi đi đến các gia đình sau bữa ăn không hỏi ý chủ nhân lại ngồi xuống và nằm xuống trên chỗ ngồi?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói tỷ-kheo ni Thullanandā sau khi đi đến các gia đình sau bữa ăn không hỏi ý chủ nhân rồi ngồi xuống và nằm xuống trên chỗ ngồi, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao tỷ-kheo ni Thullanandā sau khi đi đến các gia đình sau bữa ăn không hỏi ý chủ nhân lại ngồi xuống và nằm xuống trên chỗ ngồi vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào sau khi đi đến các gia đình sau bữa ăn không hỏi ý chủ nhân rồi ngồi xuống hoặc nằm xuống trên chỗ ngồi thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[202] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Sau bữa ănnghĩa là khi đã quá giữa trưa cho đến khi mặt trời lặn.

Gia đìnhnghĩa là có bốn loại gia đình: gia đình Sát-đế-lỵ, gia đình Bà-la-môn, gia đình thương buôn, và gia đình hạng cùng đinh.

Sau khi đi đến: sau khi đã đến nơi ấy.

Không hỏi ý chủ nhân: không hỏi ý người có sự hiểu biết ở gia đình ấy.

Chỗ ngồinghĩa là chỗ của ghế nệm lông thú được đề cập đến.

Ngồi xuống: vị ngồi xuống trên chỗ ấy thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Nằm xuống: vị nằm xuống trên chỗ ấy thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[203] Khi chưa hỏi ý, nhận biết là chưa hỏi ý, vị ni ngồi xuống hoặc nằm xuống trên chỗ ngồi thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Khi chưa hỏi ý, có sự hoài nghi, vị ni ngồi xuống hoặc nằm xuống trên chỗ ngồi thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Khi chưa hỏi ý, (lầm) tưởng là đã hỏi ý, vị ni ngồi xuống hoặc nằm xuống trên chỗ ngồi thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Không phải là chỗ của ghế nệm lông thú thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Khi đã hỏi ý, (lầm) tưởng là chưa hỏi ý, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Khi đã hỏi ý, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Khi đã hỏi ý, nhận biết là đã hỏi ý, thì vô tội.

[204] Vị ni có hỏi ý rồi ngồi xuống hoặc nằm xuống trên chỗ ngồi, ở chỗ được quy định thường xuyên, vị ni bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN BÓNG TỐI - ĐIỀU HỌC THỨ BẢY:

[205] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, nhiều vị tỷ-kheo ni trong khi đi đến thành Sāvatthi trong xứ Kosala nhằm lúc chiều tối đã ghé vào ngôi làng nọ và đi đến gia đình Bà-la-môn nọ xin chỗ ngụ. Khi ấy, người nữ Bà-la-môn đã nói với các tỷ-kheo ni ấy điều này:

- Này các ni sư, hãy chờ đến khi ông Bà-la-môn về.

Các tỷ-kheo ni (nghĩ rằng): “Đến khi ông Bà-la-môn về” rồi sau khi trải ra đồ nằm một số đã ngồi xuống một số đã nằm xuống. Sau đó, người Bà-la-môn ấy đã trở về vào ban đêm và đã nói với người nữ Bà-la-môn điều này:

- Những cô này là ai?

- Thưa ông, là các tỷ-kheo ni.

- Mấy người hãy lôi những bà cạo đầu khả ố này ra.

Rồi đã cho người lôi ra khỏi nhà. Sau đó, các tỷ-kheo ni ấy đã đi đến thành Sāvatthi và đã kể lại sự việc ấy cho các tỷ-kheo ni. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo ni sau khi đi đến các gia đình vào lúc trời tối không hỏi ý chủ nhân lại trải ra hoặc bảo trải ra chỗ nằm rồi ngồi xuống và nằm xuống?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo ni sau khi đi đến các gia đình vào lúc trời tối không hỏi ý chủ nhân lại trải ra hoặc bảo trải ra chỗ nằm rồi ngồi xuống và nằm xuống, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao các tỷ-kheo ni sau khi đi đến các gia đình vào lúc trời tối không hỏi ý chủ nhân lại trải ra hoặc bảo trải ra chỗ nằm rồi ngồi xuống và nằm xuống vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào sau khi đi đến các gia đình vào lúc trời tối không hỏi ý chủ nhân lại trải ra hoặc bảo trải ra chỗ nằm rồi ngồi xuống hoặc nằm xuốngthì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[206] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Lúc trời tốinghĩa là khi mặt trời đã lặn cho đến rạng đông.

Gia đìnhnghĩa là có bốn loại gia đình: gia đình Sát-đế-lỵ, gia đình Bà-la-môn, gia đình thương buôn, và gia đình hạng cùng đinh.

Sau khi đi đến: sau khi đã đến nơi ấy.

Không hỏi ý chủ nhân: không hỏi ý người có sự hiểu biết ở gia đình ấy.

Chỗ nằmnghĩa là ngay cả tấm trải nằm bằng lá.

(Sau khi) trải ra: sau khi tự mình trải ra.

(Sau khi) bảo trải ra: sau khi bảo người khác trải ra.

Ngồi xuống: vị ngồi xuống trên chỗ ấy thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Nằm xuống: vị nằm xuống trên chỗ ấy thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[207] Khi chưa hỏi ý, nhận biết là chưa hỏi ý, vị ni trải ra hoặc bảo trải ra chỗ nằm rồi ngồi xuống hoặc nằm xuống thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Khi chưa hỏi ý, có sự hoài nghi, vị ni trải ra hoặc bảo trải ra chỗ nằm rồi ngồi xuống hoặc nằm xuống thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Khi chưa hỏi ý, (lầm) tưởng là đã hỏi ý, vị ni trải ra hoặc bảo trải ra chỗ nằm rồi ngồi xuống hoặc nằm xuống thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Khi đã hỏi ý, (lầm) tưởng là chưa hỏi ý, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Khi đã hỏi ý, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Khi đã hỏi ý, nhận biết là đã hỏi ý, thì vô tội.

[208] Vị ni có hỏi ý sau đó trải ra hoặc bảo trải ra chỗ nằm rồi ngồi xuống hoặc nằm xuống, vị ni bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN BÓNG TỐI - ĐIỀU HỌC THỨ TÁM:

[209] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, vị tỷ-kheo ni học trò của Bhaddāya Kāpilānī phục vụ Bhaddāya Kāpilānī rất nghiêm chỉnh. Bhaddāya Kāpilānī đã nói với các tỷ-kheo ni điều này:

- Này các ni sư, tỷ-kheo ni này phục vụ tôi rất nghiêm chỉnh. Tôi sẽ cho cô này y.

Khi ấy, vị tỷ-kheo ni ấy do hiểu sai do xét đoán sai rồi than phiền với vị khác rằng:

- Này ni sư, nghe nói tôi không phục vụ sư thầy nghiêm chỉnh. Nghe nói sư thầy sẽ không cho tôi y.

Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao vị tỷ-kheo ni do hiểu sai do xét đoán sai rồi than phiền với vị khác?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói vị tỷ-kheo ni do hiểu sai do xét đoán sai rồi than phiền với vị khác, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao vị tỷ-kheo ni do hiểu sai do xét đoán sai rồi than phiền với vị khác vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào do hiểu sai do xét đoán sai rồi than phiền với vị khácthì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[210] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Do hiểu sai: do được hiểu cách khác.

Do xét đoán sai: do được xét đoán cách khác.

Vị khác: vị ni than phiền với vị đã tu lên bậc trên thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[211] Người nữ đã tu lên bậc trên, nhận biết là đã tu lên bậc trên, vị ni than phiền thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Người nữ đã tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, vị ni than phiền thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Người nữ đã tu lên bậc trên, (lầm) tưởng chưa tu lên bậc trên, vị ni than phiền thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Vị ni than phiền với người nữ chưa tu lên bậc trên thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ chưa tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là đã tu lên bậc trên, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ chưa tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ chưa tu lên bậc trên, nhận biết là chưa tu lên bậc trên, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[212] Vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN BÓNG TỐI - ĐIỀU HỌC THỨ CHÍN:

[213] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo ni trong khi không nhìn thấy đồ đạc của bản thân đã nói với tỷ-kheo ni Caṇḍakālī điều này:

- Này ni sư, ni sư có nhìn thấy đồ đạc của chúng tôi không?

Tỷ-kheo ni Caṇḍakālī phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Chẳng lẽ chính tôi là nữ đạo tặc sao? Chẳng lẽ chính tôi là kẻ không biết xấu hổ sao? Những ni sư nào trong khi không nhìn thấy đổ đạc của bản thân những vị ni ấy nói với tôi như vầy: “Này ni sư, ni sư có nhìn thấy đồ đạc của chúng tôi không?” Này các ni sư, nếu tôi lấy đồ đạc của các cô, tôi không còn là nữ sa-môn, tôi bị tiêu hoại Phạm hạnh, tôi bị sanh vào địa ngục. Còn cô nào nói sai trái về tôi như thế, chính cô ấy hãy không còn là nữ sa-môn đi, hãy bị tiêu hoại Phạm hạnh đi, hãy bị sanh vào địa ngục đi.

Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao ni sư Caṇḍakālī lại nguyền rủa bản thân luôn cả người khác về địa ngục và cả Phạm hạnh nữa?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói tỷ-kheo ni Caṇḍakālī nguyền rủa bản thân luôn cả người khác về địa ngục và cả Phạm hạnh nữa, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao tỷ-kheo ni Caṇḍakālī lại nguyền rủa bản thân luôn cả người khác về địa ngục và cả Phạm hạnh nữa vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào nguyền rủa bản thân hoặc người khác về địa ngục hoặc về Phạm hạnh thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[214] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Bản thân: đối với cá nhân mình.

Người khác: vị ni nguyền rủa vị đã tu lên bậc trên về địa ngục hoặc về Phạm hạnh thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[215] Người nữ đã tu lên bậc trên, nhận biết là đã tu lên bậc trên, vị ni nguyền rủa về địa ngục hoặc về Phạm hạnh thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Người nữ đã tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, vị ni nguyền rủa về địa ngục hoặc về Phạm hạnh thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Người nữ đã tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là chưa tu lên bậc trên, vị ni nguyền rủa về địa ngục hoặc về Phạm hạnh thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Vị ni nguyền rủa về sự sanh làm loài thú hoặc về cảnh giới ngạ quỷ hoặc về sự phần số xui của loài người thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vị ni nguyền rủa người nữ chưa tu lên bậc trên về địa ngục hoặc về Phạm hạnh thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ chưa tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là đã tu lên bậc trên, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ chưa tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ chưa tu lên bậc trên, nhận biết là chưa tu lên bậc trên, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[216] Vị ni (nói để) đề cập đến ý nghĩa, vị ni (nói để) đề cập đến Pháp, vị ni (nói) nhắm đến sự giảng dạy, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN BÓNG TỐI - ĐIỀU HỌC THỨ MƯỜI:

[217] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, tỷ-kheo ni Caṇḍakālī sau khi gây gỗ với các tỷ-kheo ni lại tự đánh đấm chính mình rồi khóc lóc.

Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao ni sư Caṇḍakālī lại tự đánh đấm chính mình rồi khóc lóc?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói tỷ-kheo ni Caṇḍakālī tự đánh đấm chính mình rồi khóc lóc, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao tỷ-kheo ni Caṇḍakālī lại tự đánh đấm chính mình rồi khóc lóc vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào tự đánh đấm chính mình rồi khóc lócthì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[218] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Chính mình: đối với cá nhân mình. Vị ni sau khi đánh đấm rồi khóc lóc thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya). Vị ni đánh không khóc lóc thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Vị ni khóc lóc không đánh thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[219] Do sự mất mát về thân quyến, hoặc do sự mất mát về vật dụng, hoặc do sự bất hạnh vì bệnh hoạn, hoặc khi được hỏi đến vị ni khóc lóc không đánh, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Phần Bóng Tối là phần thứ nhì.

*******


[1]Ngài Buddhaghosa giải thích rằng: “Khi có việc cần làm là nhằm mực đích hoàn thành công việc rút thẻ cho bữa trai phạn, v.v... hoặc mục đích sắp xếp lại sự bề bộn ở trong trú xá.”

---o0o---

Nguồn: www.budsas.org

Trình bày: Linh Thoại

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]