Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần [1.6]

18/04/201317:55(Xem: 8218)
Phần [1.6]

Tạng Luật
Vinayapitaka

Phân Tích Giới Tỷ-Kheo - I
(Bhikkhuvibhanga I)

Tỳ kheo Indacanda Nguyệt Thiêndịch
2004

---o0o---

VI. CHƯƠNG BẤT ĐỊNH (ANIYATAKAṆḌAṂ)

Bạch chư đại đức, hai điều Bất định (aniyata) này được đưa ra đọc tụng.

ĐIỀU BẤT ĐỊNH (ANIYATA) THỨ NHẤT:

[633] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, đại đức Udāyi là vị thường tới lui với các gia đình và đi đến nhiều gia đình ở thành Sāvatthi. Vào lúc bấy giờ, người con gái của gia đình hộ độ đại đức Udāyi đã được gả cho người con trai của gia đình nọ. Khi ấy vào buổi sáng, đại đức Udāyi đã mặc y, cầm y bát, và đi đến gia đình ấy, sau khi đến đã hỏi mọi người rằng:

- Cô gái tên (như vầy) ở đâu?

Những người ấy đã nói như vầy:

- Thưa ngài, cô ấy đã được gả cho người con trai của gia đình kia rồi.

Và gia đình ấy cũng là người hộ độ của đại đức Udāyi. Sau đó, đại đức Udāyi đã đi đến gia đình ấy, sau khi đến đã hỏi mọi người rằng:

- Cô gái tên (như vầy) ở đâu?

- Thưa ngài, cô ấy ngồi ở phòng trong.

Khi ấy, đại đức Udāyi đã đi đến gặp người con gái ấy, sau khi đến đã cùng người con gái ấy một nam một nữ ngồi ở chỗ ngồi kín đáo, được che khuất, thuận tiện cho hành động, tùy lúc thì tâm sự, tùy lúc thì nói Pháp.[1]

[634] Vào lúc bấy giờ, bà Visākhā mẹ của Migāra có nhiều con trai, có nhiều cháu trai,[2]có các con trai không bệnh tật, có các cháu không bệnh tật, được xem là điều đại kiết tường. Trong những dịp tế lễ, hội hè, đình đám, dân chúng thường ưu tiên thỉnh mời bà Visākhā mẹ của Migāra đến dự tiệc. Khi ấy, bà Visākhā mẹ của Migāra được gia đình ấy thỉnh mời đã đi đến. Rồi bà Visākhā mẹ của Migāra đã nhìn thấy đại đức Udāyi cùng với người con gái ấy một nam một nữ ngồi ở chỗ ngồi kín đáo, được che khuất, thuận tiện cho hành động, sau khi nhìn thấy đã nói với đại đức Udāyi điều này:

- Thưa ngài, điều này là không thích hợp, là không đúng đắn. Là việc ngài đại đức cùng với người nữ một nam một nữ ngồi ở chỗ ngồi kín đáo, được che khuất, thuận tiện cho hành động. Thưa ngài, mặc dầu ngài đại đức không có ước muốn gì đến chuyện ấy, tuy nhiên những người không có niềm tin thì khó mà thuyết phục lắm.

Tuy được bà Visākhā mẹ của Migāra nói như thế, đại đức Udāyi đã không lưu tâm đến. Sau đó, bà Visākhā mẹ của Migāra khi ra về đã kể lại sự việc ấy cho các tỷ-kheo.

Các vị tỷ-kheo ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao đại đức Udāyi lại cùng với người nữ một nam một nữ ngồi ở chỗ ngồi kín đáo, được che khuất, thuận tiện cho hành động?

Sau đó, các vị tỷ-kheo ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. ...(như trên)...

- Này Udāyi, nghe nói ngươi cùng với người nữ một nam một nữ ngồi ở chỗ ngồi kín đáo, được che khuất, thuận tiện cho hành động, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này kẻ rồ dại, thật không đúng đắn, không hợp lẽ,… (như trên) … Này kẻ rồ dại, vì sao ngươi lại cùng với người nữ một nam một nữ ngồi ở chỗ ngồi kín đáo, được che khuất, thuận tiện cho hành động vậy? Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo nào cùng với người nữ một nam một nữ ngồi ở chỗ ngồi kín đáo, được che khuất, thuận tiện cho hành động, có người nữ cư sĩ có lời nói đáng tin cậy sau khi thấy rồi tố cáo vị ấy với một tội nào đó trong ba tội: hoặc là với tội pārājika, hoặc là với tội Tăng tàng (Saṅghādisesa), hoặc là với tội ưng đối trị (pācittiya). (Nếu) vị tỷ-kheo thú nhận việc ngồi thì nên được hành xử với một tội nào đó trong ba tội: hoặc là với tội pārājika, hoặc là với tội Saṅghādisesa, hoặc là với tội pācittiya; hoặc là người nữ cư sĩ có lời nói đáng tin cậy ấy tố cáo với tội nào thì nên hành xử vị tỷ-kheo ấy theo tội đó. Đây là điều bất định (aniyata).

[635] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo: ...(như trên)... Vị này là “vị tỷ-kheo” được đề cập trong ý nghĩa này.

Người nữnghĩa là người nữ nhân loại, không phải nữ dạ-xoa, không phải ma nữ, không phải loài thú cái, ngay cả đứa bé gái mới sanh ngày hôm ấy cho đến bà lão.

Với: cùng chung.

Một nam một nữ: chỉ có vị tỷ-kheo và người nữ.

Kín đáo: nghĩa là kín đáo đối với mắt, kín đáo đối với tai.

Kín đáo đối với mắtnghĩa là không thể nhìn thấy trong khi bị che mắt lại, trong khi nhướng mày, trong khi ngẩng đầu lên.

Kín đáo đối với tainghĩa là không thể nghe lời nói (với giọng) bình thường.

Chỗ ngồi được che khuấtnghĩa là được che khuất bởi bức tường, hoặc bởi cánh cửa, hoặc bởi tấm màn, hoặc bởi khung chắn, hoặc bởi cội cây, hoặc bởi cột nhà, hoặc bởi nhà kho, hoặc bởi bất cứ vật gì.

Thuận tiện cho hành động: là có thể thực hiện việc đôi lứa.

Ngồi: Khi người nữ đang ngồi thì vị tỷ-kheo ngồi gần hoặc nằm gần; trong khi vị tỷ-kheo đang ngồi thì người nữ ngồi gần hoặc nằm gần; hoặc cả hai đang ngồi; hoặc cả hai đang nằm.

[636] Có lời nói đáng tin cậynghĩa là người nữ đã chứng Thánh Quả, đã thông suốt Tứ Diệu Đế (abhisametāvinī), đã hiểu rõ Tam Học: Giới, Định, Tuệ (viññātasāsanā).[3]

Người nữ cư sĩnghĩa là người nữ đã quy y đức Phật, đã quy y đức Pháp, đã quy y đức Tăng.

Sau khi thấy: sau khi đã nhìn thấy.

[637] (Cô ấy) tố cáo với một tội nào đó trong ba tội: hoặc là với tội pārājika, hoặc là với tội Tăng tàng (Saṅghādisesa), hoặc là với tội ưng đối trị (pācittiya). (Nếu) vị tỷ-kheo thú nhận việc ngồi thì nên được hành xử với một tội nào đó trong ba tội: hoặc là với tội pārājika, hoặc là với tội Saṅghādisesa, hoặc là với tội pācittiya; hoặc là người nữ cư sĩ có lời nói đáng tin cậy ấy tố cáo với tội nào thì nên hành xử vị tỷ-kheo ấy theo tội đó.

[638] Nếu cô ấy tố cáo như vầy: “Tôi đã thấy ngài đại đức đã ngồi và đang thực hiện việc đôi lứa với người nữ,” nếu vị ấy thú nhận điều ấy thì nên hành xử theo tội vi phạm.

Nếu cô ấy tố cáo như vầy: “Tôi đã thấy ngài đại đức đã ngồi và đang thực hiện việc đôi lứa với người nữ,” nếu vị ấy nói như vầy: “Sự thật là tôi đã ngồi nhưng tôi đã không thực hiện việc đôi lứa” thì nên hành xử theo việc ngồi.

Nếu cô ấy tố cáo như vầy: “Tôi đã thấy ngài đại đức đã ngồi và đang thực hiện việc đôi lứa với người nữ,” nếu vị ấy nói như vầy: “Tôi đã không ngồi nhưng đã nằm” thì nên hành xử theo việc nằm.

Nếu cô ấy tố cáo như vầy: “Tôi đã thấy ngài đại đức đã ngồi và đang thực hiện việc đôi lứa với người nữ,” nếu vị ấy nói như vầy: “Tôi đã không ngồi nhưng đã đứng” thì không nên hành xử.

[639] Nếu cô ấy tố cáo như vầy: “Tôi đã thấy ngài đại đức đã nằm và đang thực hiện việc đôi lứa với người nữ,” nếu vị ấy thú nhận điều ấy thì nên hành xử theo tội vi phạm.

Nếu cô ấy tố cáo như vầy: “Tôi đã thấy ngài đại đức đã nằm và đang thực hiện việc đôi lứa với người nữ,” nếu vị ấy nói như vầy: “Sự thật là tôi đã nằm nhưng tôi đã không thực hiện việc đôi lứa” thì nên hành xử theo việc nằm.

Nếu cô ấy tố cáo như vầy: “Tôi đã thấy ngài đại đức đã nằm và đang thực hiện việc đôi lứa với người nữ,” nếu vị ấy nói như vầy: “Tôi đã không nằm nhưng đã ngồi” thì nên hành xử theo việc ngồi.

Nếu cô ấy tố cáo như vầy: “Tôi đã thấy ngài đại đức đã nằm và đang thực hiện việc đôi lứa với người nữ,” nếu vị ấy nói như vầy: “Tôi đã không nằm nhưng đã đứng” thì không nên hành xử.

[640] Nếu cô ấy tố cáo như vầy: “Tôi đã thấy ngài đại đức đã ngồi và đang thực hiện việc xúc chạm cơ thể với người nữ,” nếu vị ấy thú nhận điều ấy thì nên hành xử theo tội vi phạm.

Nếu cô ấy tố cáo như vầy: “Tôi đã thấy ngài đại đức đã ngồi và đang thực hiện việc xúc chạm cơ thể với người nữ,” nếu vị ấy nói như vầy: “Sự thật là tôi đã ngồi nhưng tôi đã không thực hiện việc xúc chạm cơ thể” thì nên hành xử theo việc ngồi.

...(như trên)... “Tôi đã không ngồi nhưng đã nằm” thì nên hành xử theo việc nằm.

...(như trên)... “Tôi đã không ngồi nhưng đã đứng” thì không nên hành xử.

[641] Nếu cô ấy tố cáo như vầy: “Tôi đã thấy ngài đại đức đã nằm và đang thực hiện việc xúc chạm cơ thể với người nữ,” nếu vị ấy thú nhận điều ấy thì nên hành xử theo tội vi phạm.

Nếu cô ấy tố cáo như vầy: “Tôi đã thấy ngài đại đức đã nằm và đang thực hiện việc xúc chạm cơ thể với người nữ,” nếu vị ấy nói như vầy: “Sự thật là tôi đã nằm nhưng tôi đã không thực hiện việc xúc chạm cơ thể” thì nên hành xử theo việc nằm.

...(như trên)... “Tôi đã không nằm nhưng đã ngồi” thì nên hành xử theo việc ngồi.

...(như trên)... “Tôi đã không nằm nhưng đã đứng” thì không nên hành xử.

[642] Nếu cô ấy tố cáo như vầy: “Tôi đã thấy ngài đại đức cùng với người nữ một nam một nữ đã ngồi ở chỗ ngồi kín đáo, được che khuất, thuận tiện cho hành động,”nếu vị ấy thú nhận điều ấy thì nên hành xử theo việc ngồi.

...(như trên)... “Tôi đã không ngồi nhưng đã nằm” thì nên hành xử theo việc nằm.

...(như trên)... “Tôi đã không ngồi nhưng đã đứng” thì không nên hành xử.

[643] Nếu cô ấy tố cáo như vầy: “Tôi đã thấy ngài đại đức cùng với người nữ một nam một nữ đã nằm xuống ở chỗ ngồi kín đáo, được che khuất, thuận tiện cho hành động,”nếu vị ấy thú nhận điều ấy thì nên hành xử theo việc nằm.

...(như trên)... “Tôi đã không nằm nhưng đã ngồi” thì nên hành xử theo việc ngồi.

...(như trên)... “Tôi đã không nằm nhưng đã đứng” thì không nên hành xử.

[644] Tội bất định (aniyata): không chắc chắn là tội pārājika, hay là tội Tăng tàng (Saṅghādisesa), hay là tội ưng đối trị (pācittiya).

[645] Vị thú nhận việc đi đến, thú nhận việc ngồi xuống, thú nhận tội thì nên hành xử theo tội vi phạm.

Vị thú nhận việc đi đến, không thú nhận việc ngồi xuống, thú nhận tội thì nên hành xử theo tội vi phạm.

Vị thú nhận việc đi đến, thú nhận việc ngồi xuống, không thú nhận tội thì nên hành xử theo việc ngồi.

Vị thú nhận việc đi đến, không thú nhận việc ngồi xuống, không thú nhận tội thì không nên hành xử.

Vị không thú nhận việc đi đến, thú nhận việc ngồi xuống, thú nhận tội th�� nên hành xử theo tội vi phạm.

Vị không thú nhận việc đi đến, không thú nhận việc ngồi xuống, thú nhận tội thì nên hành xử theo tội vi phạm.

Vị không thú nhận việc đi đến, thú nhận việc ngồi xuống, không thú nhận tội thì nên hành xử theo việc ngồi.

Vị không thú nhận việc đi đến, không thú nhận việc ngồi xuống, không thú nhận tội thì không nên hành xử.

Dứt điều bất định (aniyata) thứ nhất.

*******

ĐIỀU BẤT ĐỊNH (ANIYATA) THỨ NHÌ:

[646] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, đại đức Udāyi (nghĩ rằng): “Đức Thế Tôn đã cấm đoán (việc) cùng với người nữ một nam một nữ ngồi ở chỗ ngồi kín đáo, được che khuất, thuận tiện cho hành động” nên đã cùng với chính người con gái ấy một nam một nữ ngồi ở nơi kín đáo, tùy lúc thì tâm sự, tùy lúc thì nói Pháp.

Đến lần thứ nhì, bà Visākhā mẹ của Migāra được gia đình ấy thỉnh mời đã đi đến. Rồi bà Visākhā mẹ của Migāra đã nhìn thấy đại đức Udāyi cùng với chính người con gái ấy một nam một nữ ngồi ở nơi kín đáo, sau khi nhìn thấy đã nói với đại đức Udāyi điều này:

- Thưa ngài, điều này là không thích hợp, là không đúng đắn. Là việc ngài đại đức cùng với người nữ một nam một nữ ngồi ở nơi kín đáo. Thưa ngài, mặc dầu ngài đại đức không có ước muốn gì đến chuyện ấy, tuy nhiên những người không có niềm tin thì khó mà thuyết phục lắm.

Tuy được bà Visākhā mẹ của Migāra nói như thế, đại đức Udāyi đã không lưu tâm đến. Sau đó, bà Visākhā mẹ của Migāra khi ra về đã kể lại sự việc ấy cho các tỷ-kheo.

Các vị tỷ-kheo ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao đại đức Udāyi lại cùng với người nữ một nam một nữ ngồi ở nơi kín đáo?

Sau đó, các vị tỷ-kheo ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. ...(như trên)...

- Này Udāyi, nghe nói ngươi cùng với người nữ một nam một nữ ngồi ở nơi kín đáo, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- … (như trên) … Này kẻ rồ dại, vì sao ngươi lại cùng với người nữ một nam một nữ ngồi ở nơi kín đáo vậy? Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Hơn nữa, khi chỗ ngồi là không được che khuất, không thuận tiện cho hành động, nhưng thích hợp để nói với người nữ bằng những lời dâm dục. Vị tỷ-kheo nào ở chỗ ngồi có hình thức như thế cùng với người nữ một nam một nữ ngồi ở nơi kín đáo, có người nữ cư sĩ có lời nói đáng tin cậy sau khi thấy rồi tố cáo vị ấy với một tội nào đó trong hai tội: hoặc là với tội Tăng tàng (Saṅghādisesa), hoặc là với tội ưng đối trị (pācittiya). (Nếu) vị tỷ-kheo thú nhận việc ngồi thì nên hành xử với một tội nào đó trong hai tội: hoặc là với tội Saṅghādisesa, hoặc là với tội pācittiya; hoặc là người nữ cư sĩ có lời nói đáng tin cậy ấy tố cáo với tội nào thì nên hành xử vị tỷ-kheo ấy theo tội đó. Đây cũng là điều bất định (aniyata).

[647] Hơn nữa, khi chỗ ngồi là không được che khuất: là không được che khuất bởi bức tường, hoặc bởi cánh cửa, hoặc bởi tấm màn, hoặc bởi khung chắn, hoặc bởi cội cây, hoặc bởi cột nhà, hoặc bởi nhà kho, hoặc bởi bất cứ vật gì.

Không thuận tiện cho hành động: là không thể thực hiện việc đôi lứa.

Nhưng thích hợp để thốt ra với người nữ bằng những lời dâm dục: là có thể nói với người nữ bằng những lời dâm dục

[648] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo: ...(như trên)... Vị này là “vị tỷ-kheo” được đề cập trong ý nghĩa này.

Ở chỗ ngồi có hình thức như thế: ở chỗ ngồi y như thế ấy.

Người nữnghĩa là người nữ nhân loại, không phải nữ dạ-xoa, không phải ma nữ, không phải loài thú cái, có hiểu biết, có khả năng nhận biết lời nói tốt và lời nói xấu, là dâm dật và không dâm dật.

Với: cùng chung.

Một nam một nữ: chỉ có vị tỷ-kheo và người nữ.

Kín đáo: nghĩa là kín đáo đối với mắt, kín đáo đối với tai.

Kín đáo đối với mắtnghĩa là không thể nhìn thấy trong khi bị che mắt lại, trong khi nhướng mày, trong khi ngẩng đầu lên.

Kín đáo đối với tainghĩa là không thể nghe lời nói (với giọng) bình thường.

Ngồi: Khi người nữ đang ngồi thì vị tỷ-kheo ngồi gần hoặc nằm gần; trong khi vị tỷ-kheo đang ngồi thì người nữ ngồi gần hoặc nằm gần; hoặc cả hai đang ngồi; hoặc cả hai đang nằm.

[649] Có lời nói đáng tin cậy: nghĩa là người nữ đã chứng Thánh Quả, đã thông suốt Tứ Diệu Đế (abhisametāvinī), đã hiểu rõ Tam Học: Giới, Định, Tuệ (viññātasāsanā).

Người nữ cư sĩnghĩa là người nữ đã quy y đức Phật, đã quy y đức Pháp, đã quy y đức Tăng.

Sau khi thấy: sau khi đã nhìn thấy.

[650] (Cô ấy) tố cáo với một tội nào đó trong hai tội: hoặc là với tội Tăng tàng (Saṅghādisesa), hoặc là với tội ưng đối trị (pācittiya), (nếu) vị tỷ-kheo thú nhận việc ngồi thì nên được hành xử với một tội nào đó trong hai tội: hoặc là với tội Saṅghādisesa, hoặc là với tội pācittiya; hoặc là người nữ cư sĩ có lời nói đáng tin cậy ấy tố cáo với tội nào thì nên hành xử vị tỷ-kheo ấy theo tội đó.

[651] Nếu cô ấy tố cáo như vầy: “Tôi đã thấy ngài đại đức đã ngồi và đang thực hiện việc xúc chạm cơ thể với người nữ,” nếu vị ấy thú nhận điều ấy thì nên hành xử theo tội vi phạm.

Nếu cô ấy tố cáo như vầy: “Tôi đã thấy ngài đại đức đã ngồi và đang thực hiện việc xúc chạm cơ thể với người nữ,” nếu vị ấy nói như vầy: “Sự thật là tôi đã ngồi nhưng tôi đã không thực hiện việc xúc chạm cơ thể” thì nên hành xử theo việc ngồi.

Nếu cô ấy tố cáo như vầy: “Tôi đã thấy ngài đại đức đã ngồi và đang thực hiện việc xúc chạm cơ thể với người nữ,” nếu vị ấy nói như vầy: “Tôi đã không ngồi nhưng đã nằm” thì nên hành xử theo việc nằm.

Nếu cô ấy tố cáo như vầy: “Tôi đã thấy ngài đại đức đã ngồi và đang thực hiện việc xúc chạm cơ thể với người nữ,” nếu vị ấy nói như vầy: “Tôi đã không ngồi nhưng đã đứng” thì không nên hành xử.

[652] Nếu cô ấy tố cáo như vầy: “Tôi đã thấy ngài đại đức đã nằm và đang thực hiện việc xúc chạm cơ thể với người nữ,” nếu vị ấy thú nhận điều ấy thì nên hành xử theo tội vi phạm.

...(như trên)... “Sự thật là tôi đã nằm nhưng tôi đã không thực hiện việc xúc chạm cơ thể” thì nên hành xử theo việc nằm.

...(như trên)... “Tôi đã không nằm nhưng đã ngồi” thì nên hành xử theo việc ngồi.

...(như trên)... “Tôi đã không nằm nhưng đã đứng” thì không nên hành xử.

[653] Nếu cô ấy tố cáo như vầy: “Tôi đã nghe được khi ngài đại đức đã ngồi và đang nói với người nữ bằng những lời dâm dục,” nếu vị ấy thú nhận điều ấy thì nên hành xử theo tội vi phạm.

Nếu cô ấy tố cáo như vầy: “Tôi đã nghe được khi ngài đại đức đã ngồi và đang nói với người nữ bằng những lời dâm dục,” nếu vị ấy nói như vầy: “Sự thật là tôi đã ngồi nhưng tôi đã không nói với người nữ bằng những lời dâm dục” thì nên hành xử theo việc ngồi.

...(như trên)... “Tôi đã không ngồi nhưng đã nằm” thì nên hành xử theo việc nằm.

...(như trên)... “Tôi đã không ngồi nhưng đã đứng” thì không nên hành xử.

[654] Nếu cô ấy tố cáo như vầy: “Tôi đã nghe được khi ngài đại đức đã nằm và đang nói với người nữ bằng những lời dâm dục,” nếu vị ấy thú nhận điều ấy thì nên hành xử theo tội vi phạm.

...(như trên)... “Sự thật là tôi đã nằm nhưng tôi đã không nói bằng những lời dâm dục” thì nên hành xử theo việc nằm.

...(như trên)... “Tôi đã không nằm nhưng đã ngồi” thì nên hành xử theo việc ngồi.

...(như trên)... “Tôi đã không nằm nhưng đã đứng” thì không nên hành xử.

[655] Nếu cô ấy tố cáo như vầy: “Tôi đã thấy ngài đại đức cùng với người nữ một nam một nữ đã ngồi ở chỗ kín đáo,”nếu vị ấy thú nhận điều ấy thì nên hành xử theo việc ngồi.

...(như trên)... “Tôi đã không ngồi nhưng đã nằm” thì nên hành xử theo việc nằm.

...(như trên)... “Tôi đã không ngồi nhưng đã đứng” thì không nên hành xử.

[656] Nếu cô ấy tố cáo như vầy: “Tôi đã thấy ngài đại đức cùng với người nữ một nam một nữ đã nằm ở chỗ kín đáo,”nếu vị ấy thú nhận điều ấy thì nên hành xử theo việc nằm.

...(như trên)... “Tôi đã không nằm nhưng đã ngồi” thì nên hành xử theo việc ngồi.

...(như trên)... “Tôi đã không nằm nhưng đã đứng” thì không nên hành xử.

[657] Đây cũng là: được gọi như thế vì có liên quan đến điều trước.

Tội bất định (aniyata): không chắc chắn là tội Tăng tàng (Saṅghādisesa), hay là tội ưng đối trị (pācittiya).

[658] Vị thú nhận việc đi đến, thú nhận việc ngồi xuống, thú nhận tội thì nên hành xử theo tội vi phạm.

Vị thú nhận việc đi đến, không thú nhận việc ngồi xuống, thú nhận tội thì nên hành xử theo tội vi phạm.

Vị thú nhận việc đi đến, thú nhận việc ngồi xuống, không thú nhận tội thì nên hành xử theo việc ngồi.

Vị thú nhận việc đi đến, không thú nhận việc ngồi xuống, không thú nhận tội thì không nên hành xử.

Vị không thú nhận việc đi đến, thú nhận việc ngồi xuống, thú nhận tội thì nên hành xử theo tội vi phạm.

Vị không thú nhận việc đi đến, không thú nhận việc ngồi xuống, thú nhận tội thì nên hành xử theo tội vi phạm.

Vị không thú nhận việc đi đến, thú nhận việc ngồi xuống, không thú nhận tội thì nên hành xử theo việc ngồi.

Vị không thú nhận việc đi đến, không thú nhận việc ngồi xuống, không thú nhận tội thì không nên hành xử.

Dứt điều bất định (aniyata) thứ nhì.

*******

[659] Bạch chư đại đức, hai điều bất định (aniyata)đã được đọc tụng xong. Trong các điều ấy, tôi hỏi các đại đức rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này?

Đến lần thứ nhì, tôi hỏi rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này?

Đến lần thứ ba, tôi hỏi rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này?

Các đại đức được thanh tịnh nên mới im lặng. Tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.

Dứt chương Bất định (Aniyatakaṇḍaṃ Niṭṭhitaṃ).

Tóm Lược Chương này:

Thuận tiện cho hành động,
như thế, không như thế,
đức Phật khéo xếp đặt
điều Bất định như thế.

*******


[1]Xem xét khi nào không có ai qua lại thì hỏi han chuyện gia đình: “Chắc là cô hạnh phúc? Chắc là cô không bị mệt nhọc? Chắc là cô không bị đói?” v.v... Khi nào có ai đi lại gần thì nói Pháp: “Nên thọ Bát quan trai giới. Nên dâng thức ăn theo thẻ.” v.v... (theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[2]Bà có 10 người con trai và 10 người con gái. Mỗi người con trai hoặc gái có 20 người con. Tổng cọng, bà có 420 người con cháu cả thảy (theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[3]Hai từ trong ngoặc đơn được ghi nghĩa theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa.

-ooOoo-

Nguồn: www.budsas.org

Trình bày: Linh Thoại

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]