Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

48. Thiền Sư Ni Diệu Nhân, Đời thứ 17, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

30/09/202113:47(Xem: 15683)
48. Thiền Sư Ni Diệu Nhân, Đời thứ 17, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

 291_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Ni Dieu Nhan






Nam Mô A Di Đà Phật

 

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay Thứ Ba, 28/09/2021, chúng con được học về Thiền Sư Ni Diệu Nhân, đời thứ 17, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư phụ dựa theo tài liệu gốc Thiền Sư Việt Nam do HT Thích Thanh Từ biên soạn và ấn hành tại VN vào năm 1972. Pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 291 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid 19 (đầu tháng 5-2020).

 

 

Bà tên Ngọc Kiều là trưởng nữ của Phụng Càn Vương. Thuở nhỏ bà thiên tư thuần hậu, ngôn hạnh đoan trang, được vua Lý Thánh Tông nuôi trong cung. Lớn lên Vua gả cho người họ Lê, làm quan Châu mục ở Chân Đăng. Chồng mất, bà tự thệ thủ tiết không chịu tái giá.

 

Sư Phụ giải thích:

- Theo tài liệu của Hoà Thượng Thanh Từ quá ngắn gọn, Sư Phụ sưu tầm trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư và những tài liệu về lịch sử Việt Nam được ghi rõ:

*Ngài Phụng Càng Vương là Lý Nhật Trung là em ruột của thái tử Lý Nhật Tôn, là con vua Lý Thái Tông. 

*Thái tử Lý Nhật Tôn lên ngôi vua lấy hiệu là Lý Thánh Tông, không có con nên xin con gái của em trai làm nuôi, đó là công chúa Ngọc Kiều.

*Vua Lý Thánh Tông gả công chúa Ngọc Kiều cho quan châu mục, tương đương như tỉnh trưởng, ở vùng xa lo việc dẹp các bộ lạc chống lại triều đình, đem lại hoà bình cho đất nước.

 

Một hôm bà than rằng:  Ta xem tất cả pháp trong thế gian như giấc mộng, huyễn ảo, huống là các thứ phù vinh mà đáng trông cậy sao?

Thế rồi bà đem tất cả tư trang ra bố thí, cạo tóc xuất gia, đến Thiền sư Chân Không ở làng Phù Đổng xin thọ giới Bồ-tát, và học hỏi tâm yếu. Thiền sư Chân Không cho bà pháp danh Diệu Nhân và dạy bà về trụ trì Ni viện Hương Hải ở làng Phù Đổng, Tiên Du. ( Ni Viện Hương Hải cũng gọi là Chùa Linh Ứng, hiện nay nằm bên cạnh chùa Kiến Sơ, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh)

 

Sư Phụ giải thích:

- Phật giáo thời nhà Lý phát triển rất mạnh, có nhiều kinh sách. Lời than của bà, các pháp trong thế gian như giấc mộng, huyễn ảo, theo tinh thần trong kinh Kim Cang và bà đắc pháp rất nhanh trong giai đoạn ngắn được Sư Phụ Chân Không ấn chứng. 

Sư Phụ nhắc lại lời thơ Xuân của thiền sư Chân Không  diển tả thể tánh tịch tỉnh của chân tâm Phật tánh:

Xuân đến Xuân đi ngỡ Xuân hết,

Hoa nở hoa tàn chỉ là Xuân.

 

 

Hằng ngày, bà gìn giữ giới luật và hành thiền được chánh định, là bậc mẫu mực trong Ni chúng thời ấy. Có người đến cầu học, bà thường dạy họ tu tập Đại thừa rằng:

- Chỉ tánh mình trở về nguồn, đốn tiệm liền tùy đó mà vào.

 

Sư Phụ giải thích:

- Theo Tổ Sư Thiền đều khuyên “quán chiếu tâm” để chân tánh thanh tịnh của chính mình trở về nguồn, có thể đạt nhanh tức thì là đốn, hoặc tiệm là tu tập từng  bước một tuỳ theo căn cơ của mỗi người.

 

 

Thường ngày, bà chỉ thích ngồi lặng lẽ, có bệnh kỵ thanh sắc, ngôn ngữ. Có học giả hỏi:

- Tất cả chúng sanh bệnh nên ta bệnh, tại sao lại kỵ sắc thanh?

Sư Bà nương theo kinh Kim Cang Bát Nhã trả lời:

Nếu dùng sắc thấy ta,
Dùng âm thanh cầu ta,
Người ấy hành đạo tà,
Không thể thấy Như Lai.

Nhược dĩ sắc kiến ngã
Dĩ âm thanh cầu ngã
Thị nhân hành tà đạo
Bất năng kiến Như Lai.)

 

Sư Phụ giải thích:

- Câu hỏi của vị học giả là mượn lời của Bồ tát Duy Ma Cật “Tất cả chúng sanh bệnh nên ta bệnh” để hỏi Sư Bà. Sư Bà không tự ý trả lời mà nương theo 4 câu kệ trong Kinh Kim Cang Bát Nhã để trả lời.

- Nhân dịp này Sư Phụ giới thiệu đôi nét về bản Kinh Duy Ma Cật, cũng là một bản kinh cốt tủy của Thiền Tông. Kinh Duy Ma Cật nói về vị Cư Sĩ Duy Ma Cật vốn là một vị bồ tát hóa thân từ cõi Tịnh Độ Đông Phương Diệu Hỷ (Đức Phật A Xúc Bệ, Bất Động, Bất Phẫn Nộ) xuống cõi Ta Bà để hộ trì công cuộc giáo hóa độ sanh của Đức Phật Thích Ca. Một ngày kia ông thị hiện tướng bệnh để làm phương tiện giáo hóa chúng sanh. Tin ông lâm bệnh, mọi người trong thành Quảng Nghiêm (Tỳ Xá Ly) đến thăm viếng ông, ông nhân đó mà nói cho họ biết về những khuyết điểm của thân tứ đại duyên hợp và nhắc đến sự kỳ đặc pháp thân Phật, khuyên nhắc mọi người tinh tấn tu tập để đạt được Phật thân. Đức Thế Tôn sai bảo 10 vị đại đệ tử của Ngài là Ngài Xá Lợi Phất, Ngài Mục Kiều Liên, Ngài Đại Ca Diếp, Ngài Tu Bồ Đề, Ngài Phú Lâu Na, Ngài Ca Chiên Diên, Ngài A Na Luật, Ngài Ưu Ba Ly, Ngài Là Hầu La, Ngài A Nan đến nhà thăm bệnh Cư Sĩ Duy Ma Cật nhưng tất cả đều từ chối, không ai dám nhận lời, vì e sợ vị Cư Sĩ này dùng giáo lý thượng thừa mà bắt bẻ chư vị Thanh Văn đệ tử. Tất nhiên, đây cũng là phương tiện giáo hóa của Kinh để từng bước giới thiệu tư tưởng đại thừa viên đốn cho chúng đệ tử. Cuối cùng Phật sai Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi lên đường để thăm bệnh….Con cảm ơn Sư Phụ đã kể câu chuyện đối đáp của Cư Sĩ Duy Ma Cật và Thập Đại Đệ tử cũng như Bồ tát Văn Thù Sư Lợi. Bản Kinh này quá cao siêu. Con mong trong tương lai Sư phụ giảng bộ Kinh này cho Đạo Tràng Pháp Thoại Online này.


Kính mời xem tiếp




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 18174)
Hơn 2542 năm tồn tại và phát triển cùng nhân loại, triết lý Phật giáo được hình dung như một cội cây đang phát triển với đầy đủ cội gốc, thân, cành lá và hoa trái. Như thế khi truyền bá giảng dạy Kinh điển Phật giáo phải thể hiện tính chất thống nhất, dung thông các hệ tư tưởng Phật giáo và hướng đến giác ngộ giải thoát cho mọi người.
08/04/2013(Xem: 18017)
Ở đây nên ghi thêm về 2 điều. Một là kinh này liên hệ Pháp hoa. Hai là kinh này liên hệ Khởi tín. Kinh này không công nhận nhị thừa có niết bàn. Ngay tư tưởng hệ tứ đế, nhị thừa cũng chưa thấu hiểu tận cùng. Nhưng nhị thừa có khả năng xoay về đại thừa, tin mà nhập được đại thừa
08/04/2013(Xem: 18104)
Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng: Ăn Chay là một Pháp tu An Cư Kiết Đông kỳ 15 (2014) Bồ Tát Chuẩn Đề Bố Thí & Cúng Dường (giảng chung với ĐĐ Viên Tịnh) Cam Lồ (chương trình phát thanh) Chánh Kiến Chánh Ngữ Chùa Phật Tổ Chùa Từ Bi Công Đức Lễ Phật Cuộc đời của Đức Phật Đại Trí - Đại Hạnh Đại Hội Khoáng Đại kỳ 5 (trả lời phỏng vấn đài VOA) Đạo Tràng Liên Trì Bồ Tát Chuẩn Đề Chánh Kiến Chánh Ngữ Chùa Phật Tổ Chùa Từ Bi Chú Lăng Nghiêm (phỏng vấn HT Huyền Tôn) Công Đức Lễ Phật Cuộc đời của Đức Phật Đại Trí - Đại Hạnh Đạo Tràng Liên Trì Giới thiệu Lương Hoàng Sám Hành Trạng Bồ Tát Quán Thế Âm Hôn Nhân Dị Giáo (giảng chung với HT Như Điển) Khai mạc khóa tu Kinh Phước Đức Kinh Địa Tạng Kinh Na Tiên Tỳ Kheo (giảng chung với HT Bảo Lạc) Kinh Chân Hạnh Phúc Luân Hồi & Tái Sinh Lục Độ Lục hòa Lục Độ Ba La Mật (giảng chung với TT Phổ Hương) Mắt Thương Nhìn Đời Mười hạnh tu của Bồ Tát Phổ Hiền Mừng Xuân Ất Dậu 2005 Nhân quả và nghiệp
08/04/2013(Xem: 37394)
Ðạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Ðạo Phật. Dân chúng thường nói "Ðạo Phật là đạo của ông bà", hay "Nhà nào có đốt hương, đều là tín đồ đạo Phật cả...".
05/04/2013(Xem: 18578)
Sau khi Ðức Thế Tôn thành đạo, Ngài suy nghĩ rằng: "Con đường ly dục là con đường tốt nhất để đạt được sự thanh tịnh. An trú trong đại thiền định mới hàng phục được chúng ma". Ở tại vườn Lộc Uyển, Ngài chuyển bánh xe pháp về 4 chân lý độ cho 5 anh em Kiếu Trần Như đều chứng được đạo quả.
04/04/2013(Xem: 8594)
Giới thiệu: Trong bài kinh nầy, Đức Phật tóm tắt các điều cần yếu của một cư sĩ Phật tử: thọ trì Tam Quy (Phật-Pháp-Tăng), thực hành Ngũ Giới, và sống theo tinh thần "tự lợi, lợi tha", giúp cho bản thân được thăng tiến và đồng thời cũng giúp đỡ, khuyến khích người khác cùng được thăng tiến trong Chánh Pháp.
04/04/2013(Xem: 8210)
A-hàm còn gọi là A-cấp-ma, A-hàm-mộ. Hán dịch : Pháp quy, nghĩa là nơi quy thú của muôn pháp (Bài tựa KINH TRƯỜNG A-HÀM), còn dịch là "Vô tỷ pháp", nghĩa là pháp tối thượng (PHIÊN DỊCH DANH NGHĨA TẬP 4), cũng dịch là "giáo", là "truyền", nghĩa là giáo pháp được lần lượt truyền trao nhau (NHẤT THIẾT KINH ÂM NGHĨA 24)
04/04/2013(Xem: 11822)
Kinh A Di Đà là một bản kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của Phật tử ở các nước Viễn Đông châu Á, nhất là ở Việt Nam. Vị trí của kinh luôn luôn được xây dựng trên căn bản của niềm tin; và trong lòng người hành trì, kinh chính là con đường dẫn đến thế giới Tịnh độ - một thế giới không có khổ đau, không có sinh lão bệnh tử, thế giới của niềm phúc lạc vô biên.
04/04/2013(Xem: 7843)
1. Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa (Phạn ngữ: Mahà-Prajnàpàramità- Sùtra) là bộ kinh vĩ đại nhất của Phật giáo Bắc truyền, xét về số lượng cũng như diệu lý. Kinh gồm 600 quyển, chiếm tới 3 tập với 3.000 trang in khổ lớn của Đại Tạng Kinh Đại Chính Tân Tu (ĐTK/ĐCTT, No 220, các tập 5,6,7), do Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng (602-664) dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán.
04/04/2013(Xem: 5901)
Vaisâli (Tỳ-da-li), thủ phủ của Vajji (Bạt-kỳ), một cường quốc theo chế độ cộng hòa thị tộc của người Vajji, mà các lân bang quen gọi là Licchavì, là một đô thị phát triển trù phú thời đức Thích Tôn tại thế, và những người Licchavì giàu có, vinh quang, được ví như các thiên thần cõi trời Ðao-lợi (Trayastrimsa).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]