Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

45.Thiền sư Trí Thiền, Đời thứ 16, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

21/09/202110:57(Xem: 11164)
45.Thiền sư Trí Thiền, Đời thứ 16, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
288_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Tri Thien




Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay cuối tuần thứ Ba, 21/9/2021, chúng con được học về Thiền Sư Trí Thiền, đời thứ 16, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi.Sư phụ dựa theo tài liệu gốc Thiền Sư Việt Nam do HT Thích Thanh Từ biên soạn và ấn hành tại VN vào năm 1972. Pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 288 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid 19 (đầu tháng 5-2020).

 

Sư họ Lê tên Thước, dòng dõi Ngự man vương triều Lê Đại Hành quê ở Phong Châu. Ông nội tên Thuận Tông làm quan triều Lý, chức Trung thư đại liêu ban, kết duyên với Công chúa Kim Thành. Ông thân sanh Sư tên Đạc làm quan chức Minh tự. Người anh tên Kiếm bổ chức Tam nguyên Đô tuần kiểm và Châu mục. Thuở nhỏ, Sư vẫn theo nghiệp trường ốc, thi đỗ Tiến sĩ, sung chức Cung hầu Thư gia.

 

Sư phụ giải thích:

Sư thuộc dòng dõi quý tộc, bà nội là công chúa Kim Thành từ triều đình vua Lê Đại Hành.

 

Năm hai mươi bảy tuổi, Sư theo người anh đến Pháp tịch của Thiền sư Giới Không, nghe giảng kinh Kim Cang đến câu:

Tất cả pháp hữu vi,
Như mộng huyễn bọt bóng,
Như sương cũng như điện,
Phải quán sát như thế.

(Nhất thiết hữu vi pháp,
Như mộng huyễn bào ảnh,
Như lộ diệc như điện,
Ưng tác như thị quán.)

Bỗng nhiên Sư cảm ngộ, bèn nghĩ: “Năm lời của đức Như Lai chẳng phải luống dối. Bởi tất cả pháp trong thế gian đều hư huyễn không thật chỉ có Đạo mới là chân thật. Ta còn cầu cái gì? Nhà Nho thì truyền bá đạo vua tôi cha con; Phật pháp thì dạy rõ công đức của Thanh văn, Bồ-tát. Hai lối dạy tuy có khác, tựu trung chỉ về một mối mà thôi. Nhưng muốn vượt khỏi khổ lớn sanh tử, dứt chấp có không, ngoài Phật giáo không thể được vậy.

Nghĩ xong Sư xin cạo tóc xuất gia.

 

Sư phụ giải thích:

-Sư đến với đạo nhờ theo người anh trai tên Lê Kiếm là một Phật tử thuần thành, mời cùng đến nghe Thiền Sư Giới Không  giảng Kinh Kim Cang, một bản Kinh cốt tủy của thiền tông. Như Lục Tổ Huệ Năng xưa nghe, Sư nghe đến bài kệ Kinh Kim Cang thì cảm ngộ được lẽ diệu của Phật Pháp. Sư nghĩ rằng :”Năm lời của Đức Thế Tôn chẳng phải luống dối…muốn vượt khỏi khổ lớn sanh tử, phải dứt chấp có không”.

- Có là giả có, không có gì là thiệt có tồn tại mãi với thời gian.

- Công Đức của Thanh Văn là bốn quả, quả cuối cùng là vô sanh bất tử, vô sanh là không còn tạo nghiệp mới.

- Công Đức của Bồ Tát là lục độ vạn hạnh, độ tận chúng sanh tham sân si…cho vào vô dư niết bàn 

- Sư Phụ nhắc lại đại ý của kinh Kim Cang là Đức Thế Tôn giải đáp 2 câu hỏi của Tôn Giả Tu Bồ Đề: thứ nhất: Làm sao để hàng phục vọng tâm ? Phật dạy: muốn hàng phục vọng tâm phải độ tận chúng sanh, đưa chúng vào vô dư Niết Bàn. Chúng sanh ở đây chính là chúng sanh tham, chúng sanh sân, chúng sanh si, chúng sanh mạn, chúng sanh nghi, chúng sanh ác kiến…v.v… độ hết loài chúng sanh này chính là phương cách hành phục vọng tâm.

 

Thứ hai: làm sao để an trụ tâm ? Phật dạy: muốn an trụ tâm phải thực hành phương pháp bố thí không trụ tướng “không nên trụ sắc sanh tâm, không nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, nên trụ vào chỗ không có chỗ trụ để khởi tâm kia “, tâm kia  là tâm giác ngộ. Có nghĩa lục căn tiếp xúc với lục trần mà không trụ, không chạy theo, không vướng nhiễm, không bám víu, hoàn toàn thong dong tự tại…đó là mới chính thực là an trụ tâm.

 

Nhưng muốn hàng phục tâm và an trụ tâm như trên, hành giả cần phải dùng trí tuệ kim cang Bát nhã để rọi chiếu các pháp hữu vi, giả có để mà buông xuống mọi thứ dễ dàng:

 

Các pháp thế gian thuộc hữu vi

Như đêm khuya giấc mộng đông thùy

Như đồ giả dối không bền chắc

Như bọt nước tan mất cấp kỳ.

Như bóng trong gương nào phải có

Như sương giọt nắng chẳng còn chi

Như luồng điện chớp làm gì có

Quán xét như vầy mới thật tri.

 

Ngài Trí Thiền đã liễu đạt được lời dạy này mà từ bỏ chốn quan trường và dõng mãnh phát tâm xuất gia tu học với Thiền Sư Giới Không.

 




Kính mời xem tiếp


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 34022)
Ðạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Ðạo Phật. Dân chúng thường nói "Ðạo Phật là đạo của ông bà", hay "Nhà nào có đốt hương, đều là tín đồ đạo Phật cả...".
05/04/2013(Xem: 16624)
Sau khi Ðức Thế Tôn thành đạo, Ngài suy nghĩ rằng: "Con đường ly dục là con đường tốt nhất để đạt được sự thanh tịnh. An trú trong đại thiền định mới hàng phục được chúng ma". Ở tại vườn Lộc Uyển, Ngài chuyển bánh xe pháp về 4 chân lý độ cho 5 anh em Kiếu Trần Như đều chứng được đạo quả.
04/04/2013(Xem: 7346)
Giới thiệu: Trong bài kinh nầy, Đức Phật tóm tắt các điều cần yếu của một cư sĩ Phật tử: thọ trì Tam Quy (Phật-Pháp-Tăng), thực hành Ngũ Giới, và sống theo tinh thần "tự lợi, lợi tha", giúp cho bản thân được thăng tiến và đồng thời cũng giúp đỡ, khuyến khích người khác cùng được thăng tiến trong Chánh Pháp.
04/04/2013(Xem: 7376)
A-hàm còn gọi là A-cấp-ma, A-hàm-mộ. Hán dịch : Pháp quy, nghĩa là nơi quy thú của muôn pháp (Bài tựa KINH TRƯỜNG A-HÀM), còn dịch là "Vô tỷ pháp", nghĩa là pháp tối thượng (PHIÊN DỊCH DANH NGHĨA TẬP 4), cũng dịch là "giáo", là "truyền", nghĩa là giáo pháp được lần lượt truyền trao nhau (NHẤT THIẾT KINH ÂM NGHĨA 24)
04/04/2013(Xem: 10939)
Kinh A Di Đà là một bản kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của Phật tử ở các nước Viễn Đông châu Á, nhất là ở Việt Nam. Vị trí của kinh luôn luôn được xây dựng trên căn bản của niềm tin; và trong lòng người hành trì, kinh chính là con đường dẫn đến thế giới Tịnh độ - một thế giới không có khổ đau, không có sinh lão bệnh tử, thế giới của niềm phúc lạc vô biên.
04/04/2013(Xem: 7107)
1. Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa (Phạn ngữ: Mahà-Prajnàpàramità- Sùtra) là bộ kinh vĩ đại nhất của Phật giáo Bắc truyền, xét về số lượng cũng như diệu lý. Kinh gồm 600 quyển, chiếm tới 3 tập với 3.000 trang in khổ lớn của Đại Tạng Kinh Đại Chính Tân Tu (ĐTK/ĐCTT, No 220, các tập 5,6,7), do Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng (602-664) dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán.
04/04/2013(Xem: 5272)
Vaisâli (Tỳ-da-li), thủ phủ của Vajji (Bạt-kỳ), một cường quốc theo chế độ cộng hòa thị tộc của người Vajji, mà các lân bang quen gọi là Licchavì, là một đô thị phát triển trù phú thời đức Thích Tôn tại thế, và những người Licchavì giàu có, vinh quang, được ví như các thiên thần cõi trời Ðao-lợi (Trayastrimsa).
04/04/2013(Xem: 5990)
Kinh Giải Thâm Mật gồm năm quyển do Tam tạng Pháp sư Huyền Trang dịch tại chùa Hoằng Phúc niên hiệu Trinh Quán thứ 21 (năm 647) đời Ðường. Tương truyền bản tiếng Phạn bộ kinh này có mười vạn bài tụng, bản dịch hiện nay là bản lược dịch có một ngàn năm trăm bài tụng, chia làm 8 phẩm. Trước đó, quyển kinh này đã có ba bản dịch
04/04/2013(Xem: 5497)
Kinh Hoa Nghiêm, gọi đủ là Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, là bộ kinh điển trọng yếu hiển bày ý nghĩa tuyệt vời về nhân hạnh quả đức của Phật-đà như tạp hoa trang nghiêm rộng lớn viên mãn, vô tận vô ngại, qua các vị Bồ-tát lớn Phổ Hiền, Văn-thù, sau khi Phật thành đạo tại các nơi như Bồ Đề Tràng v.v…
04/04/2013(Xem: 6060)
Kinh Pháp Hoa là một trong những bộ kinh lớn của hệ thống Kinh tạng Đại thừa Phật giáo, được các học giả phương Tây cho là 1 trong 20 Thánh thư phương Đông. Sự hành trì tụng niệm một cách sâu rộng và bền bỉ của Phật tử đối với Kinh Pháp Hoa cho thấy rằng đây là một bộ kinh đặc biệt về cả hai mặt triết lý và huyền bí. Ở Việt Nam, Kinh Pháp Hoa được trì tụng hàng ngày như một thời khóa tu học kể cả chư tăng lẫn Phật tử tại gia.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567