Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12. Thiền sư Pháp Thuận, Đời thứ 10, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

29/08/202109:13(Xem: 14957)
12. Thiền sư Pháp Thuận, Đời thứ 10, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi


254_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Phap Thuan



Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, con kính xin phép Sư Phụ, con kính cảm ơn Sư Phụ và kính cảm ơn anh Quảng Đại Tâm. Sư Phụ cho biết là anh Quảng Đại Tâm thức dậy sớm và hoan hỷ lái xe và nhất là lúc trời mùa đông gió lạnh, đến tu viện để giúp set up máy móc, chỉnh âm thanh cho Sư phụ livestream giảng pháp online, Sư phụ có nói rõ là chỉnh âm thanh để giúp cho con ở phương xa, già yếu, nặng tai, không nghe rõ, hôm nay có hệ thống âm thanh mới sẽ giúp nghe từ đầu đến cuối, không có gì trở ngại cả, nên rất biết ơn anh.

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Pháp Thuận (914-990). Ngài thuộc thế hệ thứ 10 của thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi tại Việt Nam.


Bài pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 254 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch COVID 19.

Sư họ Đỗ, không rõ quê quán ở đâu, Sư xuất gia từ thuở bé, thọ giới với thiền sư Long Thọ Phù Trì. Sau khi đắc pháp, Sư nói lời nào cũng phù hợp sấm ngữ.


Sư Phụ giải thích: Sấm ngữ là những lời bí mật ẩn nghĩa mà chư vị Thiền Sư không thể không nói ra rõ ràng, sợ lộ thiên cơ hay những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai. Người đời sau có duyên, thông minh, nhìn vào đó có thể đoán định, giải thích mà làm theo. Ví dụ câu sấm ngữ của Thiền Sư Định Không:

“Thập bát tử định thành
Thố kê thử ngoạt nội”

Chi
ết tự từ 3 chữ Thập, Bát, Tử thành chữ Lý, ý chỉ cho Lý Công Uẩn; Thỏ Gà trong tháng Chuột, ý chỉ cho Vua Lý Công Uẩn đăng quang lên làm Vua vào tháng 11 năm 1009 (Kỷ Dậu, năm con gà). Đây là lời thơ sấm của TS Định Không nói ra vào năm 808, tức là trước sự kiện xảy ra đến 201 năm.


Nhà tiền Lê mới dựng nghiệp, thường mời Sư vào triều luận bàn việc chính trị và ngoại giao. Khi quốc thái dân an, Sư không nhận sự phong thưởng chức tước, Sư về an trú ở chùa Cổ Sơn,  vì thế vua Lê Đại Hành rất kính trọng, không dám gọi tên, chỉ gọi là Đỗ Pháp Sư. Nhà vua nhờ Sư trông coi việc soạn thảo văn kiện, thư từ ngoại giao.

Sư Phụ giải thích, thiền sư Pháp Thuận để lại tấm gương sáng ngời của bậc xuất trần thượng sĩ, đã cố vấn giúp vua giai đoạn đầu xây dựng sự nghiệp, bảo vệ nền tự trị cho đất nước Việt Nam, là niềm tự hào của Phật giáo. Nhà vua không tin theo Nho giáo vì nhà nho theo thuyết thiên mệnh, an phận để nước Việt như là một tỉnh nhỏ làm chư hầu nô lệ Tàu.

Năm Thiên Phước thứ bảy (986), nhà Tống sai sứ là Lý Giác sang phong tước hiệu cho vua Lê Đại Hành. Vua nhờ Sư Pháp Thuận cải trang làm lái đò để đón sứ. Trên sông, bất chợt sứ thần Lý Giác thấy hai con ngỗng bơi, cảm hứng liền ngâm:
        Song song ngỗng một đôi
        Ngửa mặt ngó ven trời
          ( Nga nga lưỡng nga nga
            Ngưỡng diện hướng thiên nha).
Sư Pháp Thuận đang chèo, ứng khẩu ngâm tiếp:
      Lông trắng bơi dòng biếc
      Sóng xanh chân hồng bơi
       (Bạch mao phô lục thủy
         Hồng trạo bãi thành ba).
Sư phụ giải thích: Lý Giác rất thán phục vì bài thơ Lý Giác ngâm là bài thơ từ triều đại nhà Đường mà sao người lái đò biết mà ứng khẩu tài tình. Ngài Đỗ Pháp Sư nói ở nước tôi ai cũng biết. Lý Giác nể người chèo thuyền và nghĩ rằng người chèo thuyền giỏi như vậy thì tất nhiên dân Việt có nhiều nhân tài.


 
Kính mời xem tiếp






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/05/2011(Xem: 4670)
I. DẪN NHẬP Tâm kinh Bát-nhã là một bản kinh trọng yếu trong nhà Thiền, bản kinh này nói về “tánh không” của các pháp. Người tu Phật phải mở được cánh cửa trí tuệ, thấu đạt lý Bát-nhã để đi vào Không môn. Do đó chúng tôi xin trao đổi một chút về ý nghĩa: “Yếu chỉ Tâm kinh Bát-nhã”. Tất cả Phật tử chúng ta đều thuộc lòng bài Tâm kinh Bát-nhã, nhưng thuộc lòng danh tự Bát-nhã vẫn chưa đủ mà phải thuộc lòng Bát-nhã.
24/02/2011(Xem: 25608)
8 Điểm Gặp Gỡ Kinh Nam và Bắc Tạng - HT Thích Chơn Thiện giảng
05/01/2011(Xem: 13002)
Lễ Thù Ân Giọng tụng: HT Thích Quảng Bình (HT Thích Quảng Bình lễ Thù Ân tại Tu Viện Quảng Đức ngày 5/11/2011)
05/01/2011(Xem: 4598)
Đạo Phật là đạo từ bi và trí tuệ, là thuyền bát nhã cứu vớt tất cả những sanh linh đang đắm chìm trong sông mê bể khổ, đang trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi. Đạo Phật cũng là đạo bình đẳng và tự giác cho tất cả những ai muốn tìm đến con đường hướng thượng của sự giải thoát và giác ngộ. Kinh Pháp Cú có câu: Người thấm nhuần giáo pháp sống hạnh phúc với tâm an lạc.
12/10/2010(Xem: 10852)
Một trong những bộ sách đặc biệt của Tây Tạng là bộ Tử Thư (Tibetan Book of the Dead) viết về đời sống sau khi chết.
12/10/2010(Xem: 8778)
Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) đã miêu tả hai Chân lý: Chân lý Tuyệt đối (Paramatha Sathya) và Chân lý có tính Quy ước (Sammuti Sathya). Luận sư Long Thọ của Truyền thống Phật giáo Đại thừa (Mahayana) cũng đã đồng nhất hai Chân lý ấy, nhưng luận thuyết của Ngài khác với luận thuyết của Truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy (Theravada).
16/09/2010(Xem: 9906)
Audio: Niệm Phật Thập Yếu (Trọn Bộ, 5 Phần)
08/09/2010(Xem: 12953)
Từ Bi Thủy Sám Pháp Bản dịch: HT Thích Trí Quang Giọng tụng: TT Thích Hạnh Tuấn
28/08/2010(Xem: 57965)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
06/08/2010(Xem: 20501)
Kinh Đoạn Tận Ái do HT Thích Chơn Thiện giảng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]