Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02.Thiền Sư Thích Đạo Thiền (Vị thiền sư thứ 2 (vào thế kỷ thứ 6) của Việt Nam )

22/04/201319:04(Xem: 10608)
02.Thiền Sư Thích Đạo Thiền (Vị thiền sư thứ 2 (vào thế kỷ thứ 6) của Việt Nam )



244_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Thich Dao Thien



Nam Mô A Di Đà Phật
Kính bạch Sư Phụ,

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Thích Đạo Thiền, là vị thiền sư thứ hai của Việt Nam, vào thế kỷ thứ sáu. Ngài là người Giao Chỉ, thuộc nước Việt Nam cổ xưa.


Thời pháp thoại hôm nay là thứ 244 trong loạt bài giảng của Sư Phụ trong thời gian cách ly đại dịch Covid-19 từ 2020 đến nay.

Sư phụ có nhắc là Sư phụ nương theo bộ sách “Thiền Sư Việt Nam” của Hòa Thượng Thích Thanh Từ (soạn và ấn hành năm 1972) làm giáo trình cho loạt bài giảng online này.

 

Sư phụ giải thích:  Giao Chỉ là tên gọi địa danh một phần lãnh thổ Việt Nam trong lịch sử, từ thời Hùng Vương đến các kỳ thời Bắc thuộc. Giao Chỉ là tên gọi của một bộ trong số 15 bộ của nước Văn Lang thời xưa như Việt Thường , Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Văn Lang, Quế Lâm ….

Thích Đạo Thiền là người Giao Chỉ, ngài xuất gia từ thuở thiếu thời, giới luật trong sạch và có đời sống đức hạnh khắc kỷ. Chùa núi Tiên Châu xưa kia bị nhiều cọp quấy nhiễu, Ngài đến đó lưu trú một thời gian thì nạn ấy không còn nữa.

Tiếp đó Ngài rời Giao Chỉ sang nước Tề (Trung Hoa) để du phương hành khước, tu học ở các tùng lâm, cuối cùng ngài đến Kim Lăng (Nam Kinh ngày nay) để hoằng pháp.

Vào năm Vĩnh Minh thứ nhất (483), Sư đến kinh đô ở chùa Vân Cư Hạ tại Chung Sơn. Sư vâng lệnh nhà vua dạy tăng chúng bộ Luật Thập Tụng.


Thiền Sư Đạo Thiền thích tu tập phép chỉ và quán, luôn ở ẩn trong núi xa, nếu thấy nghe cảnh ồn náo, ngài liền tìm  cách lui bước. Sư thích ăn những thức ăn hoang dã, mặc đồ rách rưới, miệng không bao giờ nói chuyện phù phiếm; nếu có ai cho thức ngon đồ đẹp đều đem cấp phát cho người nghèo ốm. 


Sư Phụ giải thích: Thiền Sư Đạo Thiền tu theo pháp Chỉ-Quán là Như Lai Thiền.


Tu Chỉ, còn gọi tu định, là dừng lại mọi vọng niệm, cột tâm lại một chỗ, nhìn vào chóp mũi. Tu Chỉ có 3:

1/Hệ duyên thủ cảnh chỉ: cột tâm vào một chỗ như: chóp mũi để tâm không tán loạn.

2/ Chế tâm chỉ: tâm khởi lên theo dõi mà chế phục (biết vọng không theo)

3/Thể chơn chỉ: thể của tâm là bất sanh bất diệt, nên tâm không chấp thủ, chấp pháp,  thì vọng niệm không phát sanh.

 

Tu Quán, còn gọi tu tuệ, là quán chiếu tất cả pháp không có thật tướng, từ đó không sanh tâm bám víu, chấp đắm. Tu Quán có 2:

1/Đối trị Quán: quán để đối trị vọng tâm như Quán thân bất tịnh là để đối trị tham dục. Quán giới phân biệt là để đối trị cái tâm ngu si chấp ngã.

2/ Chánh quán: quán các pháp không có tướng chân thật, tất cả đều do nhân duyên sanh. Tâm không đắm nhiễm, phiền não, khổ đau….


Sư Phụ giải thích Thiền Sư Đạo Thiền sống khắc kỷ kiệm phước, thiểu dục tri tục và học hạnh xả tài, bố thí, cúng dường của Tôn giả Sīvali - bậc Thánh Thanh Văn đại Đệ tử có tài lộc bậc nhất từ thời Đức Thích Ca.


Trong kiếp quá khứ xa xưa, Ngài Sivali tạo phước cúng dường Đức Phật Tỳ Bà Thi 1 bình sửa tươi và 1 hủ mật ong, đó là tài sản ngài có được của 1 người nông dân nghèo khổ; rồi một kiếp khác ngài là 1 Tỳ kheo thà để bụng đói để bố thí 1 bửa ăn cho 1 con chó đói; rồi 1 kiếp khác ngài là vua nước Varasani cùng với Hoàng Thái Hậu bao vây 1 doanh trại của quân giặc trong 7 ngày. Nên trong kiếp này, kiếp cuối, ngài bị quả báo phải ở trong bào thai của mẹ (Công chúa Suppavasa)  đến 7 năm 7 tháng và 7 ngày mới ra đời. Bảy ngày trước khi chào đời Mẹ ngài đau đớn vì sanh ngài quá khó khăn, Cha ngài đến Kỳ Viên Tinh Xá cầu thỉnh Đức Thế Tôn ban phước để giúp cho Mẹ tròn con vuông. Khi Đức Thế Tôn khởi niệm tâm từ, công chúa Suppavasa liền sinh em bé tức khắc, vừa ra đời là ngài lớn nhanh như thổi, vì đã ở trong thai mẹ suốt 7 năm trời. Gia đình liền đến thỉnh Phật và chúng tăng về cung đình cúng dường trai tăng. Trong buổi cúng trai tăng, Tôn giả Xá Lợi Phật hỏi thăm chú bé Sivali “7 năm ở trong bào thai cảm thấy thế nào ? chú bé Sivali thưa trình rằng “con quá sợ hãi, con bây giờ chỉ muốn xuất gia để giải thoát”. Sau đó, ngài được xuất gia tu học, năm 20 tuổi thọ giới tỳ kheo, từ đó mỗi khi đi khất thực, ngài luôn  được cúng dường, phước báu là do ngài tạo phước từ thời Đức Phật Tỳ Bà Thi. Nơi nào có ngài Sivali, nơi đó có đầy đủ tài vật, không những cho bản thân ngài và những tỳ kheo chung quanh cũng được hưởng phước. Một ngày kia đức Thế Tôn đã tán thán ngài rằng “ Trong các đệ tử của ta, Đệ nhất tài lộc là Sīvali. Trong những hoàn cảnh đệ nhất ngặt nghèo, ai cũng buông xuôi niềm tin, hễ có đại đức Sīvali đến là mọi việc suôn sẻ, đặc biệt là về vật chất là không có gì phải lo. Dù sa mạc, hoang đảo, rừng sâu núi cao, ở đâu có Sīvali thì ở đó có tài lộc”. Ngài Sivali không tin là bản thân có nhiều phước báu như thế, ngài thử đưa 500  tỳ kheo lên núi cao, rừng thiêng, nước độc, không một bóng người, xem thử ai đến cúng dường. Lập tức sau đó có chư thiên xuống cúng dường ngài và chúng tăng.


Kính mời xem tiếp


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2011(Xem: 3877)
Đạo Phật là đạo từ bi và trí tuệ, là thuyền bát nhã cứu vớt tất cả những sanh linh đang đắm chìm trong sông mê bể khổ, đang trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi. Đạo Phật cũng là đạo bình đẳng và tự giác cho tất cả những ai muốn tìm đến con đường hướng thượng của sự giải thoát và giác ngộ. Kinh Pháp Cú có câu: Người thấm nhuần giáo pháp sống hạnh phúc với tâm an lạc.
12/10/2010(Xem: 9464)
Một trong những bộ sách đặc biệt của Tây Tạng là bộ Tử Thư (Tibetan Book of the Dead) viết về đời sống sau khi chết.
12/10/2010(Xem: 7549)
Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) đã miêu tả hai Chân lý: Chân lý Tuyệt đối (Paramatha Sathya) và Chân lý có tính Quy ước (Sammuti Sathya). Luận sư Long Thọ của Truyền thống Phật giáo Đại thừa (Mahayana) cũng đã đồng nhất hai Chân lý ấy, nhưng luận thuyết của Ngài khác với luận thuyết của Truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy (Theravada).
16/09/2010(Xem: 8537)
Audio: Niệm Phật Thập Yếu (Trọn Bộ, 5 Phần)
08/09/2010(Xem: 12132)
Từ Bi Thủy Sám Pháp Bản dịch: HT Thích Trí Quang Giọng tụng: TT Thích Hạnh Tuấn
28/08/2010(Xem: 51342)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
06/08/2010(Xem: 16614)
Kinh Đoạn Tận Ái do HT Thích Chơn Thiện giảng
04/08/2010(Xem: 16511)
Audio: Kinh Đoạn Giảm do HT Thích Chơn Thiện giảng
12/06/2010(Xem: 10990)
Kinh Tứ Thập Nhị Chương là một bộ kinh tuyển chọn những lời Phật dạy ở rải rác trong kho tàng Kinh điển Phật giáo. Lịch sử truyền bá bộ kinh, cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn còn chưa thống nhất. Theo sử Phật giáo Trung Quốc thì Kinh Tứ Thập Nhị Chương được hai ngài Ca Diếp Ma Đằng (Kàsyapamàtanga) và Trúc Pháp Lan (Dharmarakinhsa) dịch từ bản Phạn qua Hán năm 67 Tây lịch tại Lạc Dương. Kinh Tứ Thập Nhị Chương cũng là một bộ kinh được lưu hành tại Giao Châu vào thế kỷ thứ hai.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567