Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 16

03/05/201316:26(Xem: 4203)
Phần 16


CÁC BẬC ÐẠO SƯ CỦA ÐẠI THỦ ẤN
Những bài đạo ca và lịch sử hành trạng của
tám mươi tư vị Thánh Tăng Phật Giáo
Masters of mahamudra Of the Eighty-Four Buddhist Siddhas

Nguyên tác : KEITH DOWMAN
Minh họa :
Hugh B.Downs
Chuyển ngữ: Nguyên Thạnh Lê Trung Hưng

---o0o---

Phần 16

ÐẠI SƯ THỨ 76:

NAGABODHI

(Kẻ trộm)

Ðó là một gia tài lớn dành cho chúng ta

Và cho những ai sống trên trái đất

Ðể chúng ta tự giải thoát khỏi đói nghèo

Khi ta nắm lưỡi gươm trí tuệ

Với niềm tin sẽ chiến thắng ma quân

Sau cuộc chiến ta vui vầy cùng bạn.

Trong thời gian Ðại sư Arya Nagarjuna (Long Thọ) còn lưu trú tại vùng Suvarna Vihara, có một kẻ trộm đứng rình rập bên ngoài căn nhà. Ðứng nơi ngưỡng cửa, tên trộm thấy Ðại sư đang dùng bữa bằng những bát vàng. Y móng tâm định vào đánh cắp. Ðại sư đọc được ý nghĩ trong đầu kẻ cắp, bèn ra cho hắn một cái cốc bằng vàng.

Thấy hành vi lạ kỳ của Sư, tên trộm phân vân tự hỏi:

- Lão trọc này làm gì thế nhỉ ? Chả nhẽ y có Tha tâm thông.

Ðoạn gã trộm kêu lên:

- Tại sao ngài làm như vậy! Tôi không cần đánh cắp nó đâu.

- Ta là Arya Nagarjuna. Tài sản của ta cũng là của ngươi. Cứ ăn uống thoải mái và ở lại đây bao lâu cũng được. Khi nào chán, muốn ra đi, mi có thể mang theo những gì mà mi thích.

Cung cách lạ thường của nhà Sư chẳng khác nào một nhát gươm chém mạnh vào tâm thức của kẻ kia. Y rạp mình cung kính đảnh lễ và cầu xin Ðại sư thu làm đệ tử.

Ðại sư Nagarjuna truyền cho y phép thuyền định Guhyasamaja:

Giữ tâm không khởi niệm

Quán tưởng một cành gai

An trụ nơi đỉnh đầu

Aùnh sáng màu hồng nhạt

Soi rọi khắp chân thân.

Ðọc bài kệ xong, Ðại sư vận thần thông hoá ra vô số của cải ngọc ngà châu báu khiến kẻ cắp kia vui thích không còn muốn ra đi. Y tu tập thiền định theo lời Sư dạy.

Sau 12 năm khổ luyện, một gai lớn đột nhiên nhổ ra khỏi xương sọ của Nagabodhi làm cho đau đớn đến tột cùng. Ngài thưa với Chân sư Nagarjuna. Sư cười lớn:

Gai kia là sắc ý

Gây thương tích chúng sinh

Ðiên đảo cho là thật

Phiền não không hề vơi.

Các pháp vốn không thật,

Tan, tụ như mây trời

Mây không đem lợi lạc

Mây chẳng não hại ai.

Qua lời dạy của Ðại sư, Nagabodhi liễu tri được tính duyên hợp của các pháp. Ngài tiếp tục tu tập trong 6 tháng thời đắc pháp, gai nhọn kia tự biến mất. Sau đó, Sư truỳên cho Nagabodhi tám đại thần thông và chỉ định ngài là người kế hậu dòng thiền của Nagarjuna.

Tương truyền rằng ngài Nagabodhi lưu lại Sri Darvata hai mươi ngàn năm để đón đức Phật Di-lặc ra đời. ^

ÐẠI SƯ THỨ 77:

DARIKAPA

(Ôâng vua nô lệ)

Cảnh giới thanh tịnh sẵn có trong mỗi chúng ta

Nhưng vô minh che phủ khiến ta không nhìn thấy

Hãy tích luỹ công đức và quán chiếu

Cho dù chúng ta nỗ lực trong nhiều kiếp

Nhưng không có Chân sư chúng ta cũng khó nhìn ra.

Sau một cuộc săn bắn, Ðức vua Indrapala trên đường quay về hoàng cung, ngài đi ngang qua một khu chợ lúc giữa trưa. Ðức vua nhận ra Ðạo sư Luipa trong đám đông đang vái chào ngài. Vua bảo với sư Luipa:

- Ngài là một trang nam tử tướng mạo khôi ngô tuấn tú. Ðừng ăn những thứ ươn thối nữa. Ta sẽ cung phụng đầy đủ cho ngài tất cả những thứ cần thiết, thậm chí cả Vương quốc của ta, nếu ngài muốn.

- Nếu bệ hạ có thể cúng dường sự trường sinh bất lão, bần tăng sẽ vui lòng đón nhận.

- Ta không có những thứ ấy, nhưng ta có thể tặng ngài Vương quốc lẫn Công chúa, con của ta.

- Tâu Bệ hạ! Ðiều đó chẳng mang lợi lộc gì cho bần tăng.

Ðức vua cảm thấy phân vân, ngài xoay người lại bảo với vị đại thần Bà-la-môn của ngài:

- Qủa thật đúng như lời nhà sư kia nói. Ngai vàng, điện ngọc chỉ mang lại cho ta những phiền toái. Trên đời này, ta chưa hề thiếu thốn một thứ gì, kể cả món ngon, vật lạ, y phục sang trọng, phụ nữ mỹ miều. Ôi! Mọi thứ làm ta chán ngắt.

Sau cuộc kỳ ngộ ấy, vua Indrapala thoái vị, nhường ngôi lại cho vị đệ nhất thái tử. Ngài cùng quan đại thần tìm đến nơi sư Luipa ẩn cư, để học đạo. Sư ân cần tiếp đón và theo ước nguyện của hai người, Luipa truyền cho Samara Ðàn pháp. Cả hai không có vật cúng dường cho Sư nên họ đi đến quyết định cúng dường chính bản thân họ như những người nô lệ.

Kế đó, Sư dẫn hai tân môn đệ đến vùng đất Orissa, băng qua xứ Bhiraputi để tới Jantipur. Ðây là một thành phố lớn gồm ba trăm ngàn hộ gia đình. Trong thành phố này có một ngôi đền lớn. Sống trong ngôi đền là bảy trăm nữ vũ công chuyên trách về nghi thức cúng tế. Sư Luipa tìm đến gặp bà chủ ngôi đền, tên là Darima, hỏi xem bà ta có cần mua nô lệ hay không. Darima nhìn thấy tướng mạo nhà vua, bèn bằng lòng ngay và trao cho sư Luipa một trăm đồng tiền vàng, sau khi thoả thuận hai điều kiện: Một là nhà vua được phép ngủ riêng, hai là nhà vua sẽ được trả tự do sau khi phục vụ đủ thời gian tương xứng với số tiền đã bán. Nhận tiền xong, sư Luipa cùng vị đại thần ra đi.

Nhà vua phục vụ bà chủ ngôi đền trong12 năm. Hằng ngày, ông rửa chân, tẩm quất cho bà cũng như các công việc vặt vãnh khác. Tuy vậy, nhà vua không hề xao lãng lời dạy của Chân sư. Nhà vua luôn luôn tỏ ra tử tế làm thay công việc cho những nô lệ khác, nên rất được mọi người thương mến.

Một hôm nọ, có một nhà vua tên là Kunci mang theo 500 đồng tiền vàng đến ngôi đền để giải trí. Mỗi lần được phục vụ, vua Kunci thưởng cho nhà vua trong lốt nô lệ bảy đồng tiền vàng.

Vào một đêm trời nóng, vua Kunci cảm thấy khó ở trong người, ông đi ra bên ngoài để dạo chơi. Nghe mùi hương thơm kỳ diệu và ánh sáng phát ra từ một lùm cây, nhà vua tò mò đến nhìn. Và thật ngạc nhiên nhà vua thấy kẻ nô lệ kia đang ngồi trên một ngai vàng, chung quanh là 15 thiếu nữ vẻ đẹp như tiên nga đứng hầu, Vua lập tức báo cho bà chủ Darima. Bà này chạy vội đến nơi, quì gọi thưa:

- Chúng con người phàm mắt thịt nên không nhận biết ngài là bậc Thánh tăng. Xin ngài xá cho chúng con tội bất kính đã khiến ngài phục vụ như kẻ tôi tớ.

Sư chỉ mỉm cười, lặng lẽ bay vào không trung.^


ÐẠI SƯ THỨ 78

PUTALIPA

(Kẻ mang ảnh tượng)

Phật tính nằm trong mỗi chúng sinh

Ðừng theo con đường chấp thủ

mà trí giác đã từ bỏ

Cố gắng quay về nẻo Phật tâm

Hiển nhiên ngươi sẽ chứng được đạo

Ai được Chân sư ban pháp lực

Người ấy thâm nhập vào pháp giới

Nếm được vị chung của Tuyệt đối

Dấu ấn Kim cang ấn lên người

Putalipa sinh trưởng ở vùng Bangala, do cơ duyên đời trước nên được một nhà sư Du-già truyền cho phép thiền định Hevajra. Vị Chân sư trao cho Putalipa một bức hoạ Mạn-đà-la, trong đó có tượng của Thủ thần Hevajra và căn dặn:

- Ngươi hãy đeo bức hoạ này ở trước ngực trên đường đi hành đạo.

Putalipa vâng lời thầy tu tập trong 12 năm thời chứng đắc, nhưng không một ai có thể nhận biết điều kỳ diệu này.

Một hôm, Putalipa đến khất thực tại hoàng cung, Ðức vua nước sở tại để y thấy vị Thủ thần Hevajra trong bức hoạ đứng trên vị thần mà nhà vua lâu nay thờ phụng. Hình ảnh này khiến nhà vua cảm thấy bị xúc phạm, ngài quát lớn:

- Có đúng là vị thần của ngươi ngồi lên trên vị thần của ta như ngồi lên trên một chiếc ngai không ?

- Bức hoạ này không do tôi vẽ. Nó là kiệt tác của một nghệ siõ đích thực. Có lẽ nó có vẻ phạm thượng, nhưng sự thật là đúng như vậy.

Nhà vua có vẻ nguôi giận:

- Bức hoạ rất đẹp và đường nét tinh xảo, nhưng cớ sao vị thần của ngươi sử dụng vị thần của ta như một cái ngai ?

- Tâu Bệ hạ! Vị thần của tôi cũng là vị thần của Bệ hạ.

- Ngươi có thể chứng minh cụ thể pháp lực vô biên nơi vị thần của ngươi chăng ?

- Tâu Bệ hạ! Ðiều này không khó! Chỉ cần Bệ hạ sai ngưới vẽ một bức hoạ, mà trong đó vị thần của Bệ hạ ngồi bên trên vị Thủ thần của bần tăng, rồi trải qua một đêm, vị trí của hai Thủ thần sẽ đảo ngược. 

- Nếu sự việc đúng như lời, trẩm thề sẽ qui y Phật pháp.

Ðoạn vua cho vời một hoạ sĩ đến vẽ một bức hoạ theo lời đề nghị của Sư. Qủa nhiên, sáng hôm sau vị trí của các Thủ thần đảo ngược. Qúa cảm phục pháp lực của nhà sư, Vua cùng triều thần xin quy y Tam Bảo. ^

ÐẠI SƯ THỨ 79

UPANAHA

(Thợ đóng giày)

Những mẫu khuôn của một trái tim thanh tịnh

Không phải được tạo bởi vọng tưởng, mà nó tự hiển hiện

Nên thực thể luôn luôn sinh động

Ðể đáp ứng những nhu cầu và khát vọng của ta.

Tại Sendhonagar có một người thợ giày tên gọi là Upanaha. Một ngày nọ tình cờ gặp một nhà sư Du-già đi khất thực trong thành, Upanaha sinh tâm ngưỡng mộ nên đi theo nhà sư ra tận nơi mộ địa. Sư nhận thấy người thợ giày có đầy đủ tín căn nên giảng về Tứ diệu đế và những lợi ích của sự giải thoát. Kế đó, Sư khai tâm cho y:

Những cái chuông do người tạo ra

Ðể gắn lên đôi giày đem bán

Âm thanh reo vui trên đôi chân của kẻ khác

Tiếng chuông rung trên bước chân

Khác nào tiếng âm vang cuộc đời.

Hãy quán niệm rằng

Không có sự phân ly giữa âm thanh ấy.

Upanaha tu tập 9 năm thời dứt vô minh và đạt thần thông Ðại Thủ Ấn.^

ÐẠI SƯ THỨ 80

KOKILIPA

(Kẻ sành điệu)

Vô tác tướng là giáo pháp bí mật

Không ràng buộc là nhận ra nghĩa lớn

Niềm vui không chủ đích là thiền định

Không đạt cái gì là mục đích tối thượng.

Vào những tháng mùa hè nóng nực, Ðức vua Kokilipa thường rời hoàng cung để đến một khu rừng nhỏ gần đấy hầu có thể thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên. Ngài thường ngồi trên những tấm đệm được bọc bằng vải lụa, trong khi các cung nữ vây quanh. Họ ca hát, nhảy múa để cho nhà vua giải trí.

Một lần, trong khi nhà vua đang vui đua với bầy cung nữ, một nhà sư Du-già đến gần để khất thực, nhưng lính canh xua ngài đi. Ðức vua nghe thấy bèn quở mắng đám lính rồi cho vời Sư đến bên cạnh. Vua ân cần tiếp đãi và cúng dường vật thực cho Sư, đoạn hỏi một cách tự mãn:

- Cách sống của Sư và lối sống của ta, cái nào mang lại niềm vui thú nhất ?

- Một đứa trẻ con sẽ trả lời: “Vâng, lối sống của ngài là tuyệt thú nhất”, nhưng một bậc trí sẽ cho rằng cách sống của ngài là một loại độc dược đối với tâm hồn.

- Ý Ðại sư muốn nói gì?

- Nếu Bệ hạ pha trộn quyền lực thế tục với ba độc (tham, sân, si) thời cuộc đời của Bệ hạ sẽ kết thúc một cách thảm hại ; chẳng khác nào uống rượu độc với thức ăn ngon.

Ðức vua Kokilipa vốn thông minh nên nhanh chóng lãnh hội lời dạy của Sư. Ngài quy y với Sư và được truyền cho phép thiền định Samvara. Ngài nhường ngôi lại cho con dể có điều kiện tu tập. Ðức vua thường đến khu rừng để thiền định nhưng tâm ngài hay xao động bởi tiếng hót của loài chim Kohila. Biết trở ngại của đệ tử, Sư nói:

Như những đám mây đen, vần vũ trên bầu trời imvắng.

Tạo cơn mưa thấm nhuần cây cỏ

Sấm nổ trong tai ngươi

Và mưa vọng tưởng rưới lên niềm cảm xúc

Cây ba độc nở hoa

Những đoá hoa phiền não

Kẻ độn hằng yêu thích.

Trong vô tận bản tâm

Bầu trời thường tịch tính

Không sấm sét

Không âm thanh cuồng nộ

Chỉ có mây an lạc

Mang lại những giọt nước ngọt ngào

Nuôi dưỡng cây ngũ thức

Ðấy chính là phép lạ

Của một bậc Trí giả.

Ðức vua nghe theo lời dạy của Chân sư thực hành thiền định sau thời gian 6 tháng thời đắc pháp.

^

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/05/2019(Xem: 5982)
Sau 12 năm học tập và làm việc tại nước Nga, năm 1995 tôi về Việt Nam và vào làm việc tại công ty FPT. Chân ướt chân ráo chưa hiểu nhiều về công việc và cuộc sống trong nước, may thay tôi được anh Phan Ngô Tống Hưng, lúc đó là phó Chủ tịch HĐQT kiêm phó Tổng giám đốc dẫn đi đảnh lễ Thượng tọa Thích Viên Thành. Và thế là Thượng tọa trở thành người thầy sơ tâm đầu tiên của tôi cho đến ngày Thầy viên tịch năm Nhâm Ngọ -2002. Thượng tọa Thích Viên Thành là Tổ thứ 11 của Tùng Lâm Hương Sơn và luôn là người thầy tôn kính của tôi.
04/09/2018(Xem: 7411)
Bất cứ ai may mắn có dịp viếng thăm Tu Viện Kopan trong 40 năm qua, có thể đã nhìn thấy được nụ cười từ hòa của Khensur Rinpoche Lama Lhundrup Rigsel, người đã phụng sự cho Tu Viện Kopan trong các vai trò khác nhau trong gần bốn thập niên qua. Ngài đã được Văn Phòng của Đức Dalai Lama thụ phong chức trụ trì tu viện năm 2001, mặc dù Ngài đã không chính thức giữ chức vụ này từ khi Lama Yeshe viên tịch vào năm 1984. Vào tháng Bảy năm 2011, Lama Lhundrup không tiếp tục vai trò này nữa, vì bệnh ung thư ở giai đoạn tiến triển của Ngài.
04/09/2018(Xem: 5245)
Kyabje Lama Zopa Rinpoche Tu Viện Kopan, Nepal Kyabje Lama Zopa Rinpoche giải thích cách phát khởi thực chứng về các giai đoạn của đường tu giác ngộ trong Khóa Tu Kopan Thứ Mười Hai, được tổ chức ở Tu Viện Kopan, Nepal, năm 1979. Bài này là trích đoạn trong Bài Thuyết Pháp thứ 9 trong khóa tu. Sandra Smith hiệu đính sơ.
03/09/2018(Xem: 8177)
Lama Zopa Rinpoche đã sáng tác một pháp tu Kim Cang Tát Đỏa ngắn, được ấn tốngtheo khổ sách bỏ túi. Nhờ vậy, bất cứkhi nào phạm giới, hay tạo ra bất kỳ nghiệp xấu ác nào khác thì ta có thểtịnh hóa điều tiêu cựcấy bằng bốn lực đối trị, không hề chậm trễ một phút giây.
15/03/2018(Xem: 17097)
Nhẫn nại là 10 pháp hành Ba la mật cho các vị Bồ Tát có ý nguyện trở thành Phật Toàn Giác, Phật Độc Giác hoặc Phật Thinh Văn Giác. Những pháp hành đó là : 1- Bố thí 2- Trì giới 3- Xuất gia 4- Trí tuệ 5- Tinh tấn 6- NHẪN NẠI 7- Chân thật 8- Quyết tâm 9- Từ bi 10- Tâm xả
20/02/2018(Xem: 4444)
Đây là pho tượng đồng Tổ Sư Tống Khách Ba do Luật Sư Nguyễn Tân Hải (pháp danh: Thiện Vân) cúng dường Tu Viện Quảng Đức vào chiều ngày 19-02-2018 trong dịp Thượng Tọa Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng ghé nhà thăm Luật Sư vừa về nhà sau thời gian điều trị tại bệnh viện. Luật Sư Tân Hải là đệ tử của Hòa Thượng Chùa Phổ Quang, Phú Nhuận, anh có duyên tiếp cận và nghiên cứu về Phật Giáo Tây Tạng, Nhật Bản… do vậy mà anh sở hữu nhiều tài liệu và pháp khí quý hiếm, mà một trong số đó là pho tượng này (xem văn bản đính kèm). Thành tâm niệm ơn và tán thán công đức bảo vệ và hộ trì Chánh pháp của anh chị Luật Sư Tân Hải – Bích Thi. Nam Mô A Di Đà Phật
12/10/2017(Xem: 16835)
Cầm quyển sách trên tay với độ dày 340 trang khổ A5 do Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam-Trung Tâm dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang ấn hành và nhà xuất bản Hồng Đức tái bản lần thứ 2 năm 2015. Sách này do Phật Tử Nguyên Đạo Văn Công Tuấn trao tay cho tôi tại khóa tu Phật Thất từ ngày 24 đến 31.09.2017 vừa qua tại chùa Bảo Quang, Hamburg, Đức Quốc. Tôi rất vui mừng được đọc tác phẩm thứ hai của Giáo Sư Lê Tự Hỷ. Ngắm nhìn bìa sách cũng như cách in ấn của Việt Nam trong hiện tại đã tiến được 8 phần 10 so với Đài Loan hay Đức, nên tôi lại càng vui hơn nữa. Bởi lẽ từ năm 1975 đến cuối năm 2000 tất cả những kinh sách được in ấn tại Việt Nam, kể cả đóng bìa cứng cũng rất kém về kỹ thuật và mỹ thuật, nhưng nay sau hơn 40 năm, nghề in ấn Việt Nam đã bắt đầu có cơ ngơi vươn lên cùng với thế giới sách vở rồi và hy vọng rằng nghề ấn loát nầy sẽ không dừng lại ở đây.
20/08/2016(Xem: 11949)
Ai là người trí phải nên khéo điều phục cái tâm của mình phải luôn quán sát Tánh Không (sumyata) và Diệu Hữu (Amogha) của bản tâm và vạn pháp. Không ai có thể cứu chúng ta khỏi cảnh giới khổ đau, phiền não, nếu chính bản thân chúng ta cứ mãi bo bo ôm ấp, nâng niu chìu chuộng cái vỏ Ngã Pháp được tô điểm bởi Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Tà Kiến, và Đố kỵ.
28/04/2016(Xem: 20401)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Các thế kỷ sau, kinh điển Đại thừa được truyền bá, theo đó tư tưởng Thiền, Tịnh và Mật được phổ biến tại nước ta. Từ lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam cho thấy, ba pháp môn tu đó có sự đóng góp tích cực cho con người và xã hội qua nhiều thời đại.
27/09/2015(Xem: 6897)
Phía trước, ở giữa biển mây phẩm vật cúng dường Đức Phổ Hiền, Nơi an trú của chư vị lama, Yidam, Tam Bảo và Hộ Pháp Cùng các đấng hiền thánh đã thành tựu chân lý; Xin hoan hỷ nhận mây cúng dường các phẩm vật này, và ban cho con chân lý tối thượng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]