Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 12

03/05/201316:19(Xem: 3921)
Phần 12


CÁC BẬC ÐẠO SƯ CỦA ÐẠI THỦ ẤN
Những bài đạo ca và lịch sử hành trạng của
tám mươi tư vị Thánh Tăng Phật Giáo
Masters of mahamudra Of the Eighty-Four Buddhist Siddhas

Nguyên tác : KEITH DOWMAN
Minh họa :
Hugh B.Downs
Chuyển ngữ: Nguyên Thạnh Lê Trung Hưng

---o0o---

Phần 12

Ðại sư thứ 56

LUCIKAPA

(Kẻ đào tẩu)

Từ vô thuỷ đến vô chung

Ta đắm mình trong bể trầm luân

Lời của chân sư là con tàu vửng chải

Giúp ta vượt qua bao đại dương

Ðến bên kia bờ giải thoát

Lucikapa là một người thuộc giai cấp bà-la-môn.Vì thấy cảnh chết chóc của những người chung quanh,ông sinh ra chán nãn không muốn sống ở chốn phồn hoa đô hội mà ẩn cư nơi xa xôi hẻo lánh.Lucikapa rất muốn tu tập phép Phật nhưng chưa tìm được cho mình một chân sư.Một hôm nhìn thấy một vị tăng đi ngang qua chổ ở,ông vội ra vái chào và đảnh lễ rất cung kính.Sư hỏi:

-Vì sao ngươi vái chào ta?

-Thưa,bấy lâu tôi mong được tu tập phép Phật nhưng chưa gặp được chân sư.Nay duyên may đưa đến,xin thầy xót thương truyền cho diệu pháp.

Sư hoan hỷ làm phép quán đảnh và khai tâm cho Lucikapa.Y pháp tu tập,sau mười hai năm thì Lucikapa đắc pháp.Ông dọc bài kệ ngắn nói lên sự giác ngộ của mình:

Luân hồi và niết bàn là hai

Riêng ta thấy ấy hai mà một

Giải thoát chính là niềm an lạc

Chẳng dựa vào một vật gì,thời

Khó khăn máy cũng qua được bờ kia

^

Ðại sư thứ 57

NIRGUNAPA

(Trẻ thơ giác ngộ)

Giáo pháp của chân sư

Dẫn đường ta đi đến chốn bình an

Nơi ấy,

Không có chổ cho cảm xúc dữ dội hay

Tư tưởng mâu thuẩn trú ngụ

Lời dạy của một chân sư

Làm tan những cơn sóng dữ

Những cơn sóng quấy rầy ta trong thiền định

Nirgunapa sinh trưởng ở vùng Purvadesa.Sự ra đời của ông thật sự là một niềm vui sướng lớn đối với cả gia đình.Ðiều không may là khi lớn lên, Nirgunapa không thể ngồi dậy được hay làm các cử động bình thường như bao đứa trẻ khác.Ðiều này khiến bố mẹ của Nirgunapa thất vọng.Hơn nữa,tuy lớn tuổi nhưng trí óc của cậu chẳng khác nào của trẻ lên năm.Họ bảo:

-Thằng Nirgunapa nhà ta thật là vô tích sự. Lẻ ra,chúng ta chẳng nên sinh nó ra làm gì.

Tuy khờ khạo nhưng nghe những lời bố mẹ than phiền, Nirgunapa buồn tủi lắm.Cho đến một hôm Nirgunapa tự lăn mình ra khỏi nhà đến một nơi vắng vẻ.Ở đấy,cậu gặp một nhà sư du-già.Sư bảo:

-Ngươi hảy đứng dậy,vào thành mà kiếm cơm.Cớ sao cứ nằm ì ra đấy?

-Tôi không thể ngồi dậy dược.

Thương hại cho hoàn cảnh của Nirgunapa,sư nhường cho cậu một ít thức ăn,và hỏi:

-Ngươi có biết làm nghề gì không?

-Thưa thầy,tôi không biết làm gì cả.

-Nhưng ngươi còn phải ăn.Không sợ chết đói à?

-Thưa có, nhưng tôi biết phải làm gì đây?

-Nếu ngươi có thể gắng công tu tập thiền định,ta sẽ dạy cho.

-Thưa thầy,nếu nằm mà thiền định được thì tôi xin vâng.

Sư làm phép khai tâm cho Nirgunapa và dạy:

-Người-ngộ và pháp-được-ngộ đều là vô minh cả.kẻ nào không chấp nhận chân lý ấy thời sẽ bị phiền não sai xử.Khi tâm thức vắng lặng thì phiền não ấy không có chổ trụ.Không có sự tách biệt giữa các pháp và tánh không.Nếu nắm bắt được chân lý này, ngươi có thể đi lại tự tại.

Nirgunapa tuân theo lời dạy của sư,vừa khất thực độ thân vừa tu tập thiền định cho đến khi ngộ được các pháp và tánh không là sự hợp nhất của ánh sáng tự tâm.Những ai gặp ngài hỏi han lai lịch xuất thân của ngài, Nirgunapa thường nhìn chằm chằm vào mắt họ với ánh mắt từ bi khiến kẻ đó phải động lòng rơi lệ và khóc theo ngài.

^

Ðại sư thứ 58

JAYANADA

(Ðiểu sư)

Vào đại định,ta náu mình trong thanh tịnh

Thoát khỏi bủa vây của sự phân biệt tư lương

Nhận biết rằng ta đã thoát tai ương

Vì vọng tưởng đã không còn theo đuổi kịp

Jayanada là một quan nhân ở xứ Bengal theo đạo Bà-la-môn.Ðức vua xứ này cũng là người của Bà-la-môn giáo.Tuy vậy, Jayanada rất hâm mộ đạo Phật và ngài bí mật cải đạo,tu tập pháp môn mật-tông.Ngài có những sở đắc tâm linh mà không một ai biết được điều bí ẩn này.

Trong lúc ngài tu pháp “bi điền” tức pháp tu cúng dường thức ăn bằng cách gia trì mật chú rồi sau đó tung lên trên không trung để hiến cúng cho chư thần.Có người biết được bèn tâu với nhà vua.Ðức vua ra lệnh giam ông vào ngục tối.

-Tâu bệ hạ,cúng dường cho thần thánh đâu phải là tội lỗi.Xin bệ hạ xem xét.

Nhưng nhà vua vẫn không thay đổi quyết định.Ở trong ngục, Jayanada vẫn tu tập và bớt phần thức ăn ném ra bên ngoài cửa sổ để cúng dường.Mỗi lần như thế có một bầy quạ đế để ăn những thức ăn đó.Thấy hiện tượng lạ ấy,vua ra lệnh cho dời Jayanada đến một trại giam khác.Thấy không có thức ăn như thường lệ,đàn quạ kết tụ thành một đàn lớn,đông vô số kể bay đến hoàng cung,cắn mổ tất cả mọi người.Chúng cho rằng đức vua đã cầm tù Jayanada,người nuôi dưỡng chúng.Vua nhận thấy rằng Jayanada vô tội,bèn thả ngài ra và yêu cầu ngài xua đàn chim ấy đi,đồng thời ban cho hai mươi đấu gạo để ngài cho chim ăn hàng ngày

^

Ðai sư thứ 59

PACARIPA

(Thợ làm bánh)

Ðừng nhìn quanh quẩn

Chú mục vào tâm

Thiền định thực hành

Ðược vui thanh tịnh

Pacaripa làm nghề bán bánh mì dạo ở thành Campa.Vì nghèo khổ,ông chỉ có độc một bộ quần áo duy nhất mang trên người.Ông thường nhận bành mì của một chủ hiệu rồi đem đi bán dạo khắp nơi để kiếm sống.Một ngày nọ,ông không hề bán được một ổ bánh nào mà bụng thì đói meo nên đành phải ăn một ổ.Chưa ăn hết phân nữa thì một nhà sư đến khất thực;thực ra đây là hoá thân của Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát, Pacaripa đành nhịn phần mình để cúng dường cho vị sư ấy.Tuy vậy,trước khi trao bánh, Pacaripa cung kính đảnh lễ sư,và thật lòng cho biết bánh ấy không phải của mình.Sư cười nói:

-Vậy,ngươi là đại thí chủ của ta.Có lẽ ta nên truyền pháp của ta cho ngươi.

Pacaripa chuẩn bị một mạn-đà-la và dâng hoa cho sư.Ðáp lại,nhà sư làm lễ qui y,truyền Lục Tự Ðại Minh Chơn Ngôn và Bồ Tát giới cho ông.

Một ngày nọ, Pacaripa tình cờ gặp lại ông chủ hiệu bánh mì.Ông này đòi khoản tiền mà Pacaripa còn thiếu lại.Ông bảo ông không có gì sở hữu đáng giá để trừ vào món nợ cũ khiến người chủ bánh tức giận xông vào đánh đập Pacaripa.Ông kêu lên:

-Ðâu chỉ một mình ta ăn.Cả thầy lẫn trò ta ăn.

Tiếng kêu của Pacaripa vang dội như tiếng sấm khiến ông chủ bánh hoảng sợ dừng tay:

-Ta đánh ngươi như thế đã trừ đủ nợ.Bây giờ,ngươi hảy đi cho khuất mắt ta.

Pacaripa đi vào một ngôi đền thờ Ðức Quán Thế Âm,ông đứng trước tượng đòi tiền nửa ổ bánh mì,lập tức ba mươi lạng vàng hiện ra trước mắt.Pacaripa lấy số vàng này trả nợ cho ông chủ bánh.

Pacaripa thầm nghĩ:” Hẳn đức Quán Thế Âm là thầy của ta.”Vì vậy,ông khởi hành đi về phía núi Potala,là nơi Bồ Tát trú ngụ.Trên đường,Pacaripa phải băng qua một rừng gai,có lúc bị gai nhọn đâm vào da thịt,chân tay đến rướm máu,Ðau đớn,Pacaripa kêu lớn danh hiệu của Bồ Tát,đức Quán Thế Âm bèn hiện ra:

-Ðúng,ta chính là chân sư của ngươi.Ngươi không cần phải đến Potala nữa mà hảy quay về Campa để hoằng dương chánh pháp.

Pacaripa quá đổi vui mừng bay bổng lên không,rồi quay về xứ cũ.

^

ÐẠI SƯ THỨ 60

CAMPAKA

Ðức vua yêu hoa.

Thanh quang hiển hiện

Ðó là sự kết hợp

Của Bi và Trí

Tuyệt đối bẩm sinh (Sahaja)

Là cây Như Ý

Hoa trái của nó

Là Ba thân Phật.

Sở dĩ đức vua xứ Campa lấy vương hiệu là Campaka là vì xứ này có một loài hoa gồm hai màu vàng trắng rất thơm va đẹp. Nhà vua rất yêu loài hoa đặc biệt này ngoài nỗi vui thú quyền lực.

Trong vườn Thượng uyển của cung điện mùa hè luôn luôn có một chiếc ngai kết bằng hoa Campaka vàng. Một hôm nhà vua đang ngự trên chiếc ngai đặc biệt ấy thì một nhà sư đến để khất thực. Vua rửa chân cho Sư và cho người mang đến một chiếc đệm để Sư an toạ, đoạn cúng dường vật thực. Sau đó, Vua cùng triều thần nghe Sư thuyết pháp.

- Thưa thầy ! Ngài đã vân du khắp nơi, ngài có bao giờ thấy loại hoa nào đẹp như hoa ở đây không ? Và có vị vua nào như quả nhân không, thưa ngài ?

- Tâu Bệ hạ ! Hương của loài hoa Campaka thật là kỳ diệu, khó có loài hoa nào sánh bằng. Nhưng mùi phát từ thân của Bệ hạ thật khó ngửi. Thật vậy, vương quốc của Bệ hạ giàu có, hùng mạnh, nhưng rồi đây ngài củng phải bỏ lại tất cả để rồi ra di với đôi bàn tay trắng.

-Những lời lẽ của Sư khiến nhà vua xét lại bản thân mình. Ngài cầu xin nhà Sư dạy thêm Phật pháp. Sư bèn dạy cho nhà vua về luật Nhân quả. Một thứ luật chi phối mọi hoạt động của con người. Kế đó, Sư truyền cho nhà vua phép thiền định. Nhưng nhà vua lâu nay có thói quen thưởng ngoạn hoa và tâm trí lúc nào cũng nhớ đến hoa kiểng nên khó tu hành tinh tấn. Sư biết việc, bèn nói:

Các pháp vốn không

Ðây là hoa của giáo pháp

Tâm trí là ong

Hút nhuỵ không hề cạn

Ong, hoa, phấn, là một

Niềm an lạc là mật

Ấy là lời Phật dạy

Hãy tu chớ nghi ngờ.

Campaka nghe lời dạy, nắm được yếu lý của pháp tu. Ngài thực hành 12 năm thời chứng đắc.

^

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/09/2018(Xem: 6707)
Bất cứ ai may mắn có dịp viếng thăm Tu Viện Kopan trong 40 năm qua, có thể đã nhìn thấy được nụ cười từ hòa của Khensur Rinpoche Lama Lhundrup Rigsel, người đã phụng sự cho Tu Viện Kopan trong các vai trò khác nhau trong gần bốn thập niên qua. Ngài đã được Văn Phòng của Đức Dalai Lama thụ phong chức trụ trì tu viện năm 2001, mặc dù Ngài đã không chính thức giữ chức vụ này từ khi Lama Yeshe viên tịch vào năm 1984. Vào tháng Bảy năm 2011, Lama Lhundrup không tiếp tục vai trò này nữa, vì bệnh ung thư ở giai đoạn tiến triển của Ngài.
04/09/2018(Xem: 4809)
Kyabje Lama Zopa Rinpoche Tu Viện Kopan, Nepal Kyabje Lama Zopa Rinpoche giải thích cách phát khởi thực chứng về các giai đoạn của đường tu giác ngộ trong Khóa Tu Kopan Thứ Mười Hai, được tổ chức ở Tu Viện Kopan, Nepal, năm 1979. Bài này là trích đoạn trong Bài Thuyết Pháp thứ 9 trong khóa tu. Sandra Smith hiệu đính sơ.
03/09/2018(Xem: 7575)
Lama Zopa Rinpoche đã sáng tác một pháp tu Kim Cang Tát Đỏa ngắn, được ấn tốngtheo khổ sách bỏ túi. Nhờ vậy, bất cứkhi nào phạm giới, hay tạo ra bất kỳ nghiệp xấu ác nào khác thì ta có thểtịnh hóa điều tiêu cựcấy bằng bốn lực đối trị, không hề chậm trễ một phút giây.
15/03/2018(Xem: 14941)
Nhẫn nại là 10 pháp hành Ba la mật cho các vị Bồ Tát có ý nguyện trở thành Phật Toàn Giác, Phật Độc Giác hoặc Phật Thinh Văn Giác. Những pháp hành đó là : 1- Bố thí 2- Trì giới 3- Xuất gia 4- Trí tuệ 5- Tinh tấn 6- NHẪN NẠI 7- Chân thật 8- Quyết tâm 9- Từ bi 10- Tâm xả
20/02/2018(Xem: 3936)
Đây là pho tượng đồng Tổ Sư Tống Khách Ba do Luật Sư Nguyễn Tân Hải (pháp danh: Thiện Vân) cúng dường Tu Viện Quảng Đức vào chiều ngày 19-02-2018 trong dịp Thượng Tọa Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng ghé nhà thăm Luật Sư vừa về nhà sau thời gian điều trị tại bệnh viện. Luật Sư Tân Hải là đệ tử của Hòa Thượng Chùa Phổ Quang, Phú Nhuận, anh có duyên tiếp cận và nghiên cứu về Phật Giáo Tây Tạng, Nhật Bản… do vậy mà anh sở hữu nhiều tài liệu và pháp khí quý hiếm, mà một trong số đó là pho tượng này (xem văn bản đính kèm). Thành tâm niệm ơn và tán thán công đức bảo vệ và hộ trì Chánh pháp của anh chị Luật Sư Tân Hải – Bích Thi. Nam Mô A Di Đà Phật
12/10/2017(Xem: 16002)
Cầm quyển sách trên tay với độ dày 340 trang khổ A5 do Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam-Trung Tâm dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang ấn hành và nhà xuất bản Hồng Đức tái bản lần thứ 2 năm 2015. Sách này do Phật Tử Nguyên Đạo Văn Công Tuấn trao tay cho tôi tại khóa tu Phật Thất từ ngày 24 đến 31.09.2017 vừa qua tại chùa Bảo Quang, Hamburg, Đức Quốc. Tôi rất vui mừng được đọc tác phẩm thứ hai của Giáo Sư Lê Tự Hỷ. Ngắm nhìn bìa sách cũng như cách in ấn của Việt Nam trong hiện tại đã tiến được 8 phần 10 so với Đài Loan hay Đức, nên tôi lại càng vui hơn nữa. Bởi lẽ từ năm 1975 đến cuối năm 2000 tất cả những kinh sách được in ấn tại Việt Nam, kể cả đóng bìa cứng cũng rất kém về kỹ thuật và mỹ thuật, nhưng nay sau hơn 40 năm, nghề in ấn Việt Nam đã bắt đầu có cơ ngơi vươn lên cùng với thế giới sách vở rồi và hy vọng rằng nghề ấn loát nầy sẽ không dừng lại ở đây.
20/08/2016(Xem: 11304)
Ai là người trí phải nên khéo điều phục cái tâm của mình phải luôn quán sát Tánh Không (sumyata) và Diệu Hữu (Amogha) của bản tâm và vạn pháp. Không ai có thể cứu chúng ta khỏi cảnh giới khổ đau, phiền não, nếu chính bản thân chúng ta cứ mãi bo bo ôm ấp, nâng niu chìu chuộng cái vỏ Ngã Pháp được tô điểm bởi Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Tà Kiến, và Đố kỵ.
28/04/2016(Xem: 16619)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Các thế kỷ sau, kinh điển Đại thừa được truyền bá, theo đó tư tưởng Thiền, Tịnh và Mật được phổ biến tại nước ta. Từ lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam cho thấy, ba pháp môn tu đó có sự đóng góp tích cực cho con người và xã hội qua nhiều thời đại.
27/09/2015(Xem: 6349)
Phía trước, ở giữa biển mây phẩm vật cúng dường Đức Phổ Hiền, Nơi an trú của chư vị lama, Yidam, Tam Bảo và Hộ Pháp Cùng các đấng hiền thánh đã thành tựu chân lý; Xin hoan hỷ nhận mây cúng dường các phẩm vật này, và ban cho con chân lý tối thượng.
27/08/2015(Xem: 4251)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác: sự suy nghĩ truyền thống của Trung Hoa, và v.v… Có thể có sự hiểu biết sai lầm sinh khởi phổ quát hơn, qua những cảm xúc phiền não của mọi người. Có thể có sự hiểu biết sai lạc sinh khởi chỉ từ sự kiện rằng tài liệu thì khó để hiểu. Sự hiểu biết sai lạc có thể sinh khởi do bởi những vị thầy không giải thích mọi thứ một cách rõ ràng hay để những thứ hoàn toàn không được giải thích gì cả, vì thế chúng ta phóng chiếu vào chúng những gì chúng ta nghĩ chúng là như vậy. Cũng có thể là tự các vị thầy thấu hiểu sai lạc giáo huấn. Điều ấy đôi khi xảy ra. Bởi vì không phải tất cả những vị thầy đều
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567