Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Cầu Nguyện: Khẩn Cầu Chân Lý

27/09/201506:19(Xem: 6870)
Lời Cầu Nguyện: Khẩn Cầu Chân Lý


Buddha_2



Lời Cầu Nguyện: Khẩn Cầu Chân Lý

[Cầu Nguyện Hồi Hướng Cho Mọi Thiện Hạnh]

 

Phía trước, ở giữa biển mây phẩm vật cúng dường Đức Phổ Hiền,

Nơi an trú của chư vị lama, Yidam, Tam Bảo và Hộ Pháp

Cùng các đấng hiền thánh đã thành tựu chân lý;

Xin hoan hỷ nhận mây cúng dường các phẩm vật này, và ban cho con chân lý tối thượng.

 

Con xin đảnh lễ và cúng dường bằng ba cửa, nguyện nỗ lực với thiện hạnh.

Con xin sám hối nghiệp xấu ác của tự thân cùng tha nhân, và hoan hỷ với công đức của tất cả chúng sanh.

Con xin thỉnh cầu các Đấng Chiến Thắng [chuyển Pháp luân].

Con xin hồi hướng mọi công đức [tích tập được] cho thành tựu giác ngộ.

Nguyện mặt trời giáo pháp của Đức Mâu Ni chiếu sáng rực rỡ khắp các cõi hiện hữu và an bình1.

 

Xua tan lực hủy hoại của các đại,

Làm sáng tỏ chánh đạo giải thoát,

Nguyện cho những điều [các hành giả] phải thực hành và từ bỏ được hiển lộ rực rỡ như thị.

 

Đặc biệt, nguyện cho thang thuốc bi mẫn của Tam Bảo khôi phục lại

Tôn giáo và chánh quyền của Bhota2, hùng lực của Người Ban Niềm Hoan Hỷ3,

Đã bị tiêu diệt vì gió nghiệp của Raven hung ác,

Và chiến thắng đội quân của những kẻ thét gào4.

 

Nhằm khôi phục, trưởng dưỡng và nâng cao truyền thống của chúng ta,

Nguyện cho con trở thành Hanumantha5 thứ Hai,

Gánh chịu khó khăn, và với trí nhận thức sâu sắc bao la cùng các hạnh khác,

Nguyện cho con hoàn thành tôn ý của Đấng Chiến Thắng6.

 

Nguyện chỉ riêng con có sức mạnh [hoàn thành] viên mãn

Những lời cầu nguyện quý báu bao la như bầu trời của các Đấng Chiến Thắng và con cái của chư vị,

Và nhanh chóng thành tựu thủ đô hợp nhất,

Nguyện cho con ban trận mưa Pháp bảo lớn lao cho chúng sanh trong luân hồi.

 

Nguyện cho cái lạnh chướng ngại trong ngoài

tác hại sự chín muồi của hoa quả nguyện vọng tuyệt diệu được điều phục.

Nguyện cho nữ hoàng mùa thu của Tam Bảo vĩnh viễn bảo hộ

Cho hơi ấm của nhân duyên thuận lợi luôn tụ họp.

 

Sera Jey Lhopa Choden, với danh xưng “tulku”, đã sáng tác [bài cầu nguyện] này với ngẫu hứng, sau ngày thứ ba tốt đẹp trong tháng Zil Nön Dro Zhün, năm Hoàng Gia, [năm Tây lịch] 1963, [trong khi nhập thất]. Nguyện cho hiện thực xảy ra như lời cầu nguyện.

 

Geshe Gyalten chuyển dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ tại Choden Labrang, Tu Viện Sera Jey, ngày 14 tháng 9, 2015.

Gyalten Deying chuyển Việt ngữ, Võ Thư Ngân hiệu đính.        

                    

 Nguyên tác: Words of Prayer: Request for Truth [A Prayer of Dedication for all Virtuous Practices]                                                  http://www.docdroid.net/1evnugK/choden-rinpoches-words-of-prayer-a-request-for-truth.pdf.html

 

 

Chú thích

(1) Luân hồi và niết bàn.

(2) Tiếng Phạn của chữ Tây Tạng.

(3) Tạng ngữ “Gache”, một tính ngữ của Rama, anh hùng của thiên sử thi Ramayana và con trai của Vua Ayodhya. Vần kệ này và vần kệ sau là phép ẩn dụ bao quát, so sánh chánh quyền Tây Tạng với huyền thoại Ấn Độ. Ravan, nữ thần báo oán của Rama, giả dạng làm một nhà tu khổ hạnh và bắt cóc Sita, vợ của Rama. Sau đó, với sự giúp đỡ của vị Hầu Vương Hanuman (God-monkey) và đội quân khỉ, Rama đã đến nơi trú ngụ của Ravan ở Tích Lan (Sri Lanka) và đánh bại quân đội ma quái của Ravan, giải thoát cho Sita.

(4) Một tính ngữ của Ravan.

(5) Xem chú thích số 3.

(6) Tạng ngữ, “gyal wa” - nói về Gyalwa Rinpoche, Đức Đạt Lai Lạt Ma.                  

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/05/2019(Xem: 5962)
Sau 12 năm học tập và làm việc tại nước Nga, năm 1995 tôi về Việt Nam và vào làm việc tại công ty FPT. Chân ướt chân ráo chưa hiểu nhiều về công việc và cuộc sống trong nước, may thay tôi được anh Phan Ngô Tống Hưng, lúc đó là phó Chủ tịch HĐQT kiêm phó Tổng giám đốc dẫn đi đảnh lễ Thượng tọa Thích Viên Thành. Và thế là Thượng tọa trở thành người thầy sơ tâm đầu tiên của tôi cho đến ngày Thầy viên tịch năm Nhâm Ngọ -2002. Thượng tọa Thích Viên Thành là Tổ thứ 11 của Tùng Lâm Hương Sơn và luôn là người thầy tôn kính của tôi.
04/09/2018(Xem: 7384)
Bất cứ ai may mắn có dịp viếng thăm Tu Viện Kopan trong 40 năm qua, có thể đã nhìn thấy được nụ cười từ hòa của Khensur Rinpoche Lama Lhundrup Rigsel, người đã phụng sự cho Tu Viện Kopan trong các vai trò khác nhau trong gần bốn thập niên qua. Ngài đã được Văn Phòng của Đức Dalai Lama thụ phong chức trụ trì tu viện năm 2001, mặc dù Ngài đã không chính thức giữ chức vụ này từ khi Lama Yeshe viên tịch vào năm 1984. Vào tháng Bảy năm 2011, Lama Lhundrup không tiếp tục vai trò này nữa, vì bệnh ung thư ở giai đoạn tiến triển của Ngài.
04/09/2018(Xem: 5238)
Kyabje Lama Zopa Rinpoche Tu Viện Kopan, Nepal Kyabje Lama Zopa Rinpoche giải thích cách phát khởi thực chứng về các giai đoạn của đường tu giác ngộ trong Khóa Tu Kopan Thứ Mười Hai, được tổ chức ở Tu Viện Kopan, Nepal, năm 1979. Bài này là trích đoạn trong Bài Thuyết Pháp thứ 9 trong khóa tu. Sandra Smith hiệu đính sơ.
03/09/2018(Xem: 8155)
Lama Zopa Rinpoche đã sáng tác một pháp tu Kim Cang Tát Đỏa ngắn, được ấn tốngtheo khổ sách bỏ túi. Nhờ vậy, bất cứkhi nào phạm giới, hay tạo ra bất kỳ nghiệp xấu ác nào khác thì ta có thểtịnh hóa điều tiêu cựcấy bằng bốn lực đối trị, không hề chậm trễ một phút giây.
15/03/2018(Xem: 17038)
Nhẫn nại là 10 pháp hành Ba la mật cho các vị Bồ Tát có ý nguyện trở thành Phật Toàn Giác, Phật Độc Giác hoặc Phật Thinh Văn Giác. Những pháp hành đó là : 1- Bố thí 2- Trì giới 3- Xuất gia 4- Trí tuệ 5- Tinh tấn 6- NHẪN NẠI 7- Chân thật 8- Quyết tâm 9- Từ bi 10- Tâm xả
20/02/2018(Xem: 4430)
Đây là pho tượng đồng Tổ Sư Tống Khách Ba do Luật Sư Nguyễn Tân Hải (pháp danh: Thiện Vân) cúng dường Tu Viện Quảng Đức vào chiều ngày 19-02-2018 trong dịp Thượng Tọa Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng ghé nhà thăm Luật Sư vừa về nhà sau thời gian điều trị tại bệnh viện. Luật Sư Tân Hải là đệ tử của Hòa Thượng Chùa Phổ Quang, Phú Nhuận, anh có duyên tiếp cận và nghiên cứu về Phật Giáo Tây Tạng, Nhật Bản… do vậy mà anh sở hữu nhiều tài liệu và pháp khí quý hiếm, mà một trong số đó là pho tượng này (xem văn bản đính kèm). Thành tâm niệm ơn và tán thán công đức bảo vệ và hộ trì Chánh pháp của anh chị Luật Sư Tân Hải – Bích Thi. Nam Mô A Di Đà Phật
12/10/2017(Xem: 16819)
Cầm quyển sách trên tay với độ dày 340 trang khổ A5 do Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam-Trung Tâm dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang ấn hành và nhà xuất bản Hồng Đức tái bản lần thứ 2 năm 2015. Sách này do Phật Tử Nguyên Đạo Văn Công Tuấn trao tay cho tôi tại khóa tu Phật Thất từ ngày 24 đến 31.09.2017 vừa qua tại chùa Bảo Quang, Hamburg, Đức Quốc. Tôi rất vui mừng được đọc tác phẩm thứ hai của Giáo Sư Lê Tự Hỷ. Ngắm nhìn bìa sách cũng như cách in ấn của Việt Nam trong hiện tại đã tiến được 8 phần 10 so với Đài Loan hay Đức, nên tôi lại càng vui hơn nữa. Bởi lẽ từ năm 1975 đến cuối năm 2000 tất cả những kinh sách được in ấn tại Việt Nam, kể cả đóng bìa cứng cũng rất kém về kỹ thuật và mỹ thuật, nhưng nay sau hơn 40 năm, nghề in ấn Việt Nam đã bắt đầu có cơ ngơi vươn lên cùng với thế giới sách vở rồi và hy vọng rằng nghề ấn loát nầy sẽ không dừng lại ở đây.
20/08/2016(Xem: 11924)
Ai là người trí phải nên khéo điều phục cái tâm của mình phải luôn quán sát Tánh Không (sumyata) và Diệu Hữu (Amogha) của bản tâm và vạn pháp. Không ai có thể cứu chúng ta khỏi cảnh giới khổ đau, phiền não, nếu chính bản thân chúng ta cứ mãi bo bo ôm ấp, nâng niu chìu chuộng cái vỏ Ngã Pháp được tô điểm bởi Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Tà Kiến, và Đố kỵ.
28/04/2016(Xem: 20217)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Các thế kỷ sau, kinh điển Đại thừa được truyền bá, theo đó tư tưởng Thiền, Tịnh và Mật được phổ biến tại nước ta. Từ lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam cho thấy, ba pháp môn tu đó có sự đóng góp tích cực cho con người và xã hội qua nhiều thời đại.
27/08/2015(Xem: 4605)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác: sự suy nghĩ truyền thống của Trung Hoa, và v.v… Có thể có sự hiểu biết sai lầm sinh khởi phổ quát hơn, qua những cảm xúc phiền não của mọi người. Có thể có sự hiểu biết sai lạc sinh khởi chỉ từ sự kiện rằng tài liệu thì khó để hiểu. Sự hiểu biết sai lạc có thể sinh khởi do bởi những vị thầy không giải thích mọi thứ một cách rõ ràng hay để những thứ hoàn toàn không được giải thích gì cả, vì thế chúng ta phóng chiếu vào chúng những gì chúng ta nghĩ chúng là như vậy. Cũng có thể là tự các vị thầy thấu hiểu sai lạc giáo huấn. Điều ấy đôi khi xảy ra. Bởi vì không phải tất cả những vị thầy đều
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]