Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Hoa trái vườn thiền

21/02/201115:20(Xem: 3361)
4. Hoa trái vườn thiền

SỐNG THIỀN
Nguyên Minh

CHƯƠNG IV: SỐNG THIỀN

Hoa trái vườn thiền

Như đã nói, sự thực hành thiền quán mang đến cho chúng ta sự an ổn và niềm vui sống chân thật. Sự an lạc đó được thể hiện cụ thể bằng những chuyển hóa nội tâm vô cùng sâu sắc, giúp cho chúng ta tiếp cận với cuộc sống hàng ngày, với mọi người và mọi việc một cách đầy tỉnh táo và yêu thương.

Tuệ giác đạt được bằng thiền quán nảy sinh cùng lúc với lòng yêu thương, bởi vì chúng ta nhận ra được tất cả muôn loài đều xứng đáng được yêu thương. Nếu như trước kia chúng ta nghĩ đến bản thân như thế nào thì giờ đây chúng ta cũng quan tâm đến những gì “không phải ta” tương tự như vậy. Bởi vì ta đã vượt qua sự trói buộc cố hữu được gọi là “ngã chấp” nên nhìn thấy được tính chất tương quan thiết yếu giữa mình và vạn hữu, và không còn thấy có tồn tại một “cái ta” nhỏ nhoi, vị kỷ như trước nữa. Lòng yêu thương chân thật ấy cũng giúp chúng ta có được sự cảm thông sâu sắc với nỗi khổ của muôn loài và sẵn sàng làm bất cứ điều gì có thể để mang lại niềm vui sống cho kẻ khác, bởi vì giờ đây những nỗi khổ ấy cũng chính là của bản thân ta, và những niềm vui ta có thể tạo ra cho bất cứ ai cũng chính là cho bản thân mình. Cũng vì thế mà ta cảm thấy tự mình cũng vui khi người khác có được niềm vui. Chúng ta cũng dễ dàng tha thứ vì trong lòng ta không còn có những thành kiến và hận thù, cố chấp. Ta có thể buông xả tất cả mà không cần nắm giữ bất cứ gì cho riêng mình, bởi vì ta không còn thấy có một cái ta nhỏ nhoi để phải vun đắp, bảo vệ...

Khi chúng ta thấy trong lòng mình ngày càng phát triển những đức tính như thế, chúng ta biết là mình đang đi đúng hướng trên con đường thiền tập, bởi vì đó chính là những hoa trái của vườn thiền.

Tuy rằng có những mức độ khác nhau qua thời gian thực hành, nhưng sự an lạc mà bạn đạt được bằng thiền quán không bao giờ là một kết quả hứa hẹn trong tương lai. Nếu bạn hiểu đúng và làm đúng, bạn phải có được sự an lạc ngay trong hiện tại, ngay trong quá trình thiền quán của bạn.

Cuộc sống dưới ánh sáng chánh niệm bao giờ cũng là một cuộc sống nhiệm mầu mà mỗi một sự việc dù nhỏ nhoi đều là nguồn vui bất tận cho chúng ta. Chỉ cần bạn thắp lên ngọn đèn chánh niệm để soi rọi vào cuộc sống, bạn sẽ được an lạc. Hơn thế nữa, sự an lạc chỉ có thể đạt đến trong hiện tại này hoặc là sẽ không bao giờ có được. Vì thế, khi bạn thực hành thiền quán và không đạt được sự an ổn và niềm vui sống, bạn cần phải xem xét lại ngay cách hiểu và cách làm của mình.

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/04/2013(Xem: 9585)
Ngày nay việc thực hành Thiền Quán đã được phổ biến rộng rãi khắp thế giới, tuy nhiên, để đạt được sự thành công như hiện nay, pháp hành này đã trải qua nhiều biến đổi tế nhị. Thay vì được giảng dạy như một phần chính yếu của con đường tu tập Phật giáo, bây giờ pháp hành này thường được trình bày như một môn học thế gian mà những kết quả đạt được thuộc về đời sống trong thế giới này hơn là sự giải thoát siêu thế gian.
22/04/2013(Xem: 7787)
Vào mùa Xuân năm 1992, chiếc máy Fax trong văn phòng của giáo sư Richard Davidson ở khoa Tâm lý học thuộc Viện Đại học Wisconsin bất ngờ in ra một bức thư của Tenzin Gyatso, vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng. Giáo sư Davidson là một nhà thần kinh học được đào tạo từ Viện Đại học Harvard, ông đã nổi danh nhờ công trình nghiên cứu về các tình cảm tích cực, và tin đồn về những thành tựu khoa học của ông đã lan truyền đến miền Bắc Ấn Độ.
22/04/2013(Xem: 9528)
Tại các quốc gia Âu Mỹ, pháp thiền trong truyền thống Phật giáo Nguyên thủy thường được hiểu như là pháp thiền minh sát, cho đến nổi có nhiều người thực hành trong truyền thống này xem mình như là các thiền giả minh sát. Tuy nhiên, các bản kinh Pali -- tài liệu cổ xưa ghi lại các bài giảng của Đức Phật, không xem thiền minh sát như là một hệ thống tu thiền độc lập nhưng là một thành tố của một cặp kỷ năng hành thiền gọi là Samatha và Vipassanà, An Chỉ và Minh Quán -- hay Chỉ và Quán.
10/04/2013(Xem: 7009)
Như chúng ta đã biết, con đường giải thoát sinh tử khổ đau là con đường Giới, Định, Tuệ. Nói gọn là con đường Thiền định với "Ba mươi bảy phẩm trợ đạo" là tiêu biểu. Thế Tôn dạy: "Này các Tỷ kheo, khi nào các Thầy có giới khéo thanh tịnh và Chánh tri kiến, các Thầy hãy y cứ trên giới, tu tập Tứ Niệm Xứ theo ba cách: Nhiệt tâm, Chánh niệm tỉnh giác và nhiếp phục tham ưu ở đời"
09/04/2013(Xem: 13555)
Người Tây Phương đã có những công trình nghiên cứu đạo Phật một cách qui mô vào cuối thế kỷ 19. Những học giả người Anh, người Đức, tiêu biển nhất là những hội viên của Pali Text Society và Royal Asiatic Academy đã để lại những dịch phẩm, tác phẩm mà đến nay vẫn mang giá trị to lớn cho Phật học thế giới. Một số cá nhân đi xa hơn trở thành những tu sĩ Tây phương tại các quốc gia Phật giáo. Họ tìm thấy môi trường tu tập tuyệt vời khi sống giữa những người Phật tử Á Đông.
09/04/2013(Xem: 5286)
Thiền định , thiền quán và thiền định thiền quán song tu, hay nói gọi theo thời xưa là Chỉ, Quán và Chỉ Quán song tu, của Đại thừa được đặt trên thực tại tối hậu mà các kinh thường gọi là Thật tướng của tất cả các pháp.
04/04/2013(Xem: 6603)
"Như Lai Thiền trong kinh tạng Pàli, hay Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng", là một công trình nghiên cứu chỉ đề cập đến Như Lai Thiền mà không đề cập đến Tổ Sư Thiền.
02/04/2013(Xem: 2285)
Tất cả những ai đến thực tập Thiền Minh Sát Tuệ [hay Thiền Minh Sát] đều mong phát triển Trí Tuệ thật nhanh. Tất cả những ai chưa khai triển Trí Tuệ đều mong phát sanh Trí Tuệ thật nhanh. Tất cả những ai đã có vài Tuệ giác đều mong phát triển thêm Trí Tuệ thật nhanh. Mọi người mong phát triển Trí Tuệ thật nhanh.
21/03/2013(Xem: 14166)
NIẾT BÀN, phỏng dịch theo nguyên bản mang tựa đề: “NIRVANA IN A NUTSHELL” của SCOTT SHAW, do Barnes & Noble ấn hành năm 2003. Tác giả Scott Shaw là một nhà văn điêu luyện, một nhà giáo, một nhà võ và đồng thời là một Phật tử thuận thành.
28/12/2012(Xem: 14057)
Nguyên tác Hoa ngữ của “66 cầuthiền ngữ” này là “Lục thập lục điều kinhđiển thiền ngữ” (六十六條經典禪語),có nghĩa là “66 câu thiền ngữ trong Kinhđiển [Phật giáo]”, được phổ biếntrên internet vào khoảng năm 2004. Bản dịch tiếng Việt được phổ biến năm 2010,có tựa đề là “66 cầu làm chấn động thiền ngữ thế giới” hoặc “66 câu Phật họclàm chấn động thiền ngữ” đều không chuẩn với nguyên tác Hoa ngữ, đồng thời, đãthêm cụm từ “chấn động thế giới” và tỉnh lược từ “kinh điển”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567