Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

16. Tứ Niệm Xứ: Bốn nền tảng của Chánh Niệm

02/02/201111:04(Xem: 10840)
16. Tứ Niệm Xứ: Bốn nền tảng của Chánh Niệm

GIỚI THIỆUĐẠO PHẬT
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tôn Giáo, TL. 2005 - PL. 2549

TứNiệm Xứ:
Bốnnền tảng của Chánh Niệm

Tỳkhưu Brahmavamso

Cácvịthiền sư Phật Giáo đã nói rất nhiều về cách hànhtrì Pháp Tứ Niệm Xứ (Satipattana), ngoại trừ ngườitu sĩ nầy. Cho nên, trong bài pháp ngắn hôm nay, tôi cũng xintheo xu hướng đó để trình bày một vài điều quan sát thựctế về pháp hành thiền nầy, vốn là một pháp giảng củỪức Phật mà có lẽ đã có nhiều ngộ nhận trong hàng thiềnsinh Phật Tử.

Cácbạn nào đã từng tham gia sinh hoạt tại các trung tâm PhậtGiáo thì chắc đã nghe nhiều vị thầy tuyên bố rằng PhápTứ Niệm Xứ là "một con đường duy nhất"để tiếnđến Giác Ngộ. Mặc dù lời tuyên bố nầy có vẻ khẳngđịnh và hấp dẫn, nhưng thật ra, đó không phải là lờiphiên dịch chính xác của kinh điển Nguyên thủy và cũng khôngnhất quán với những lời Phật dạy trong các bài kinh khác.Cụm từ Pali "Ekayana Magga"trong bài kinh số 10 (kinh TứNiệm Xứ) trong Trung Bộ thường được dịch là "Con đườngduy nhất"cũng được dùng trong bài kinh số 12 (đại kinhSư Tử Hống) và có ý nghĩa rõ ràng là "một con đườngvới một mục đích duy nhất". Có nhiều con đường khácnhau nhưng cùng chung một mục đích.

Thậtra, "Con đường duy nhất" đã được Ðức Thế Tôn đềcập đến, không phải là Tứ Niệm Xứ, mà là Con ÐườngTám Chánh (Bát Chánh Ðạo), như trong kinh Pháp Cú:

"Trongtất cả các con đường,
ConÐường Tám Chánh là thù thắng nhất (...).

Ðâylà con đường duy nhất,

Khôngcó con đường nào khác,

Đểđi đến tri kiến thanh tịnh"(...)

(PhápCú, 273-274, giản lược)
Như thế,"Conđường duy nhất"đến Giác Ngộ, như mọi Phật Tử đềuđã biết rõ, làBát Chánh Ðạo. Bốn nền tảng củaChánh Niệm (Tứ Niệm Xứ) chỉ là một phần của con đườngđó. Ðó là chi phần thứ 7 (Chánh Niệm). Ngoài ra, còn cóChánh Ðịnh là chi thứ 8, và cũng còn có Chánh Kiến, ChánhTư Duy, Chánh Tinh Tấn, và 3 chi của Chánh Giới (Chánh Ngữ,Chánh Nghiệp, và Chánh Mạng). Mỗi chi phần nầy đều cầnthiết như nhau để đạt Giác Ngộ. Nếu có chi phần nào màkhông cần thiết thì ắt hẳn Ðức Phật đã dạy về ÐạoBảy Chánh, Ðạo Sáu Chánh, v.v. Thế nhưng, trong kinh điển,lúc nào Ngài cũng đề cập đến Ðạo Tám Chánh (Bát ChánhÐạo). Cho nên, trong công tác tu học và hành trì của mình,các bạn cần phải luôn luôn ghi nhớ rằng tất cả tám chiphần của Bát Chánh Ðạo cần phải được tu dưỡng đồngđều và trọn vẹn, như là "một con đường duy nhất".

Hànhtrìpháp Tứ Niệm Xứ như lời Phật dạy là một công phurất cao cấp. Cao cấp đến nỗi mà Ðức Thế Tôn dạy rằngnếu người nào có thể hành trì nghiêm túc bốn niệm xứđó theo phương cách mà Ngài đã đưa ra thì chỉ trong bảyngày, người đó có thể đạt Giác Ngộ hay đắc quả BấtLai (kinh Tứ Niệm Xứ). Nhiều thiền sinh đã từng tham dựcác khóa thiền 7 ngày, 10 ngày, hay nhiều hơn mà vẫn chưađạt được một kết quả cao quý nào như Ðức Phật đãhứa hẹn. Tại sao thế? Tôi nghĩ rằng đó là vì họ đãkhông thực hành nghiêm túc đúng theo những lời Phật dạy.

Nếubạn muốn thực hành pháp Tứ Niệm Xứ theo phương cách màÐức Phật nói có kết quả nhanh chóng tiến đến Giác Ngộ,thì có nhiều việc mà bạn cần phải hoàn tất trước khibạn bắt đầu quán niệm. Các công việc sửa soạn nầy cóthể tóm tắt như sau: - Bạn cần phải hành trì trọn vẹnbảy chi phần kia của Bát Chánh Ðạo.

Haynói một cách khác, như Ðức Phật đã giảng trong Tăng ChiBộ (Chương Chín Pháp - Phẩm Niệm Xứ, kinh số 63 và 64),bạn phải tuân giữ chặt chẽ 5 Giới luật, đoạn tận 5Triền cái (tham lam, sân hận, hôn trầm, trạo hối, nghi ngờ),rồi mới hành thiền Quán Niệm.

Cácđiều kiện tiên quyết tối quan trọng nầy thật ra đã đượcÐức Phật giảng trong hai bài kinh về Tứ Niệm Xứ (trongTrung Bộ và Trường Bộ) trong câu Pali: "Loke Abhijjha-Domanassam".Câu nầy thường được dịch là: "sau khi nhiếp phục thamlam và ưu sầu trên đời"hay tương tự như thế. Lờidịch như vậy thường không được các thiền sinh hiểu rõ,và có lẽ họ xem thường lời dạy đó của Ðức Phật, vàvì thế, họ đã không đạt được kết quả nào cả!

Vàothời Ðức Phật còn tại thế, các vị tỳ khưu, tỳ khưuni, và cư sĩ ắt hẳn đã hiểu ngay câu nói đó có nghĩa là"saukhi đã đoạn tận năm Triền cái". Các bản chú giải chínhthống về hai bài kinh Tứ Niệm Xứ đều giải thích rõ ràngrằng cụm từ Abhijjha-Domanassamlà dùng để chỉ nămTriền cái. Trong các bài kinh giảng khác của Ðức Phật, Abhijjhalà đồng nghĩa với Triền cái thứ nhất, Domanassamlàđồng nghĩa với Triền cái thứ nhì, và nếu dùng chung lạivới nhau - trong thành ngữ Pali - đó là cách viết tắt chonhóm năm Triền cái. Ðiều nầy có nghĩa là cả năm Triềncái phải được đoạn tận trước khi bắt đầu hành trìpháp Quán Niệm. Cho nên, theo ý kiến của tôi, chính vì cácthiền sinh cố hành thiền Quán Niệm trong khi vẫn còn vướngmắc vào các Triền cái mà họ đã không đạt được kếtquả tốt, hay lâu dài.

Chứcnăng của việc đem tâm an trú vào các tầng thiền-na (Jhana)- chi phần Chánh Ðịnh của Bát Chánh Ðạo - là để đoạntận tất cả năm Triền cái để giúp triển khai tuệ Minhsát. Trong bài kinh số 68 của Trung Bộ (kinh Nalakapana),Ðức Phật dạy rằng khi hành giả chưa đạt các tầng thiền-na,năm Triền cái cùng với bất lạc và giải đãi sẽ xâm chiếmtâm và trú tại đó. Chỉ khi nào hành giả đạt vào các tầngthiền-na thì năm Triền cái cùng với bất lạc và giải đãimới không xâm chiếm tâm và không trú tại đó. Ðức Phậtđã dạy rõ ràng như thế.

Thiềnsinh nào đã trực nghiệm được các tầng thiền-na mạnh mẽnầy thì ắt đã biết được, qua kinh nghiệm bản thân, bảnchất thật sự của tâm sau khi các Triền cái đã đoạn tận.Thiền sinh nào chưa biết các tầng thiền-na thì chưa hiểurõ các dạng vi tế của các Triền cái. Họ tưởng rằng cácTriền cái đã đoạn tận, nhưng thật ra, họ đã không nhậnthức được chúng, và vì thế, đã không đạt kết quả tốttrong khi hành thiền.

Dođó, pháp hành Thiền An Chỉ (Samatha)để nuôi dưỡngcác tầng thiền-na là một phần của pháp Quán Niệm, và vìthế nếu cho rằng pháp Quán Niệm (Satipattana)là mộtpháp "Thiền Minh Sát thuần túy" (Vipassana)thì điềunầy không được chính xác cho lắm. Vị thầy của tôi, ngàithiền sư Ajahn Chah, đã nói đi nói lại nhiều lần rằng SamathaVipassana- An Ðịnh và Minh Sát; Chỉ và Quán - phảiđi đôi với nhau, không thể tách rời được, như thể haimặt của một đồng tiền.

Saukhi đã kiên trì hoàn tất các công tác sửa soạn cần thiết,thiền sinh giờ đây có thể an trú chánh niệm vào một trongbốn đề mục: thân thể của mình, các cảm thọ đau đớnhay hỷ lạc, tâm thức, và đối tượng của tâm (thân, thọ,tâm, pháp). Khi các Triền cái đã tàn lụi và thiền sinh cóthể duy trì định lực vững mạnh để chú niệm vào cácđề mục nầy, thì lúc đó thiền sinh mới có thể quán chiếuđược phần sâu thẳm trong tâm thức, sâu hơn cả các nhậnthức thông thường, về tính chất vô thường của cái gọilà Tự Ngã mà chúng ta thường bám víu vào đó.

Chúngta thường cho rằng thân thể nầy là tôi, là của tôi, rằngcác cảm thọ sướng hay khổ là có liên quan với cái tôi,rằng cái tâm đang quán sát chính là linh hồn của tôi, rằngcác đối tượng của tâm như là ý nghĩ và hành thức (tácnhân "chọn lựa") là Tự Ngã, là tôi, là của tôi. Mụcđích của Tứ Niệm Xứ là để hướng dẫn thiền sinh phảilàm gì sau khi đã thoát ra các tầng thiền-na, để khám phára cái ảo tưởng đã được ngụy trang khéo léo của cáigọi là Tự Ngã, và từ đó thấy được điều mà Ðức Phậtđã khám phá, đó là Chân Lý của Vô Ngã.

Ðâykhông phải là điều dễ làm, không phải bất cứ ngườinào cũng làm được trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, đólà điều khả thi, có thể hoàn tất được trong bảy ngày,với điều kiện là thiền sinh phải hành trì trọn vẹnvà nghiêm chỉnhtheo những lời Ðức Phật dạy màkhông đi theo một ngõ tắt nào khác.

BìnhAnson lược dịch,
tháng8-1997
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/02/2012(Xem: 4364)
"Đây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm, chấm dứt lo âu, phiền muộn, tiêu diệt thân bệnh và tâm bệnh, đạt thánh đạo và chứng ngộ Niết Bàn. Đó là Tứ Niệm Xứ".
17/02/2012(Xem: 4121)
Để diệt trừ cái khổ, người ta phải nhận ra bản chất nội tại của vấn đề khổ. Mà để được vậy, trước hết người ta phải cần có một cái tâm an tịnh...
16/02/2012(Xem: 13866)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
11/02/2012(Xem: 13076)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
06/02/2012(Xem: 4146)
Thực hành thiền trong Đạo Phật rốt ráo là để Thực Nghiệm sự thật VÔ NGÃ mà đức Phật đã giác ngộ (khám phá). Đó cũng là để chứng thực KHÔNG TÁNH của vạn pháp. Nói đến Thiền người ta thường nghĩ đến một cách tu củaPhật giáo, như hình ảnh ngồi xếp bàn, yên tĩnh của các nhà sư. Gần đây Thiền đã trở nên một vấn đề phổ biếntrong dân gian. Người ta thấy có thiềnYoga, thiền xuất hồn của ông Lương sĩ Hằng, thiền Quán Âm của Sư Cô Thanh Hải,v.v., rồi chính ngay trong đạo Phậtngười Phật tử cũng phân vân với vô số phương pháp thiền: Thiền công án, Tổ sư thiền, Như Lai thiền,Thiền Minh Sát, Thiền với nhiều đề mục khác nhau. Kinh Lăng Nghiêm có bàn đến thiền với đề mụcQuán Âm nhưng khác với thiền Quán Âm của Cô Thanh Hải như thế nào?
01/02/2012(Xem: 13391)
Đàn Kinh được các môn đệ của Huệ Năng nhìn nhận đã chứa đựng giáo lý tinh nhất của Thầy mình, và giáo lý được lưu truyền trong hàng đệ tử như là một di sản tinh thần...
31/01/2012(Xem: 11114)
Từ lâu tôi luôn nghĩ rằng thực hành thiền Minh Sát là hành Chánh Niệm. Kinh nghiệm hành thiền và học thiền của tôi rất giới hạn gồm có thiền Minh Sát theo truyền thống của Ngài Mahasi Sayadaw,(Thiền sư U Pandita, Thiền Sư Khippapanno). Gần đây tôi có được cơ hội học được phương pháp Niệm Cảm Thọ của Thiền Sư Cư sĩ S.N. Goenka. Duyên may đưa đến nămnay tôi được đi học thiền "Niệm Tâm" ở thiền viện của Cố Hòa ThượngThiền Sư Shwe Oo Min, Miến Điện... Khi ta phát triển định tâm, ta sẽ có thể giữ những chướng ngại tạm thời ở một bên. Khi những chướng ngại được khắc phục, tâm ta trở nên rõ ràng trong sáng.
31/01/2012(Xem: 6371)
Thiền giữ vai trò rất quan trọng trong đạo Phật. "Ngay cơ sở của Phật giáo, tất cả đều là kết quả của sự khảo sát về Thiền, và nhờ có tư duy về Thiền mà Phật giáo mới được thể nghiệm hóa...
22/01/2012(Xem: 4451)
Thiền có nghĩa là tỉnh thức: thấy biết rõ ràng những gì anh đang làm, những gì anh đang suy nghĩ, những gì anh đang cảm thọ; biết rõ mà không lựa chọn...
22/01/2012(Xem: 4929)
Bất kì ai cũng có khả năng giác ngộ nếu có khát vọng. Khát vọng hướng về mẫu số chung “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”, khát vọng đó là minh sư vĩ đại nhất của chính mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567