Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

08. Công dụng của giới đức

02/02/201111:04(Xem: 10104)
08. Công dụng của giới đức

GIỚI THIỆUĐẠO PHẬT
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tôn Giáo, TL. 2005 - PL. 2549

Côngdụng của giới đức

Tỳkhưu Thanissaro

ĐứcPhậtđược ví như một vị lương y, chữa bệnh tâm linhcho loài người. Con đường hành đạo Ngài dạy được vínhư một chương trình trị liệu các đau khổ trong tim và tríóc. Ví dụ này thường được thấy trong kinh điển, đểca ngợi Đức Phật và lời dạy của Ngài, tuy đã xưa nhưngcũng rất thích hợp cho ngày nay. Thiền định Phật giáo đượcxem như một phương cách chữa trị, và giờ đây có nhiềunhà tâm lý trị liệu đã thử dùng phương cách này như mộtphần trong công tác trị liệu của họ.

Tuynhiên, kinh nghiệm cho thấy rằng hành thiền tự nó không thểcung cấp một sự trị liệu hoàn toàn đầy đủ. Cần phảicó các hỗ trợ ngoại vi. Các thiền sinh ngày nay, đặc biệtđã bị ảnh hưởng sâu đậm của văn minh vật chất, khiếnhọ không có sự kiên cường, trì chí, và tự tin cần thiếtđể các pháp hành thiền Chỉ-Quán trở nên công dụng hữuhiệu. Một vài vị thiền sư nhận thấy được vấn đềnày, và cho rằng con đường Phật giáo không đủ để cungứng các nhu cầu đặc biệt của chúng ta. Để bổ sung, cácvị ấy thí nghiệm kết hợp với nhiều phương cách khác,chẳng hạn như huyền học, thi ca, tâm lý trị liệu, xã hộihọc, khổ hạnh, nghi lễ tế tự, âm nhạc, v.v.

Thậtra, vấn đề chính ở đây không phải là có một sự khiếmkhuyết nào trong con đường Phật giáo, mà là vì chúng ta đãkhông thực hành đầy đủ phương thức trị liệu của ĐứcPhật.

Conđường của Đức Phật không phải chỉ có chánh niệm, cácpháp hành thiền Chỉ và thiền Quán, nhưng bao gồm các Giớiđức, bắt đầu bằng năm giới căn bản. Thật thế, cácgiới luật tạo thành bước đi đầu tiên trên con đườngđó, con đường Giới-Định-Tuệ. Khuynh hướng ngày nay thườngkhinh rẻ năm giới luật nầy, cho rằng đó chỉ là các điềulệ của lớp giáo lý vỡ lòng bắt nguồn từ đời sốngcổ xưa, không còn thích hợp cho nếp sống tân tiến hiệnđại.

Quanniệm đó đã bỏ sót vai trò mà Đức Phật đặt ra cho giớiđức: giới đức là phần căn bản của chương trình trịliệu vết thương trong tâm trí. Giới đức đặc biệt đểdùng chữa trị hai thứ bệnh đã tạo ra mặc cảm tự ti:hốihậnchối bỏ.

Khita có những hành động xấu, không hợp với lẽ phải, tathường có những hối hận về việc làm đó, hoặc tìm cáchchối bỏ chúng. Chối bỏ bằng cách tự lừa dối cho rằngcác hành động đó quả thật đã không xảy ra; hoặc chốibỏ bằng cách cho rằng tiêu chuẩn đánh giá các hành độngđó là không có giá trị gì cả. Các phản ứng này giốngnhư các vết thương trong tâm thức. Hối hận giống như mộtvết thương mở, rất nhạy cảm khi sờ đến nó. Chối bỏgiống như vết sẹo chai cứng chung quanh vết da non. Khi tâmthức bị tổn thương như vậy, nó không thể lắng đọng,thảnh thơi an trú vào hiện tại, bởi vì nó không thể annghỉ trên vết thương còn non, hoặc trên vết sẹo chai cứng.

Khitâm thức bị áp đặt bó buộc vào hiện tại, nó chỉ ởđó một cách căng thẳng, méo mó và nửa chừng. Tuệ quánhiện ra cũng bị méo mó và nửa chừng như thế. Chỉ khi nàotâm thức không còn các vết thương và vết sẹo, thì nó mớicó thể an định, thảnh thơi và tự do an trú vào hiện tại,và từ đó nảy sinh tuệ giác một cách toàn vẹn, không bịbóp méo.

Đâylà lúc để giới đức đi vào: giới đức được dùng đểchữa các vết thương và vết sẹo. Lòng tự tin lành mạnhbắt nguồn từ một cuộc sống thiện, hợp với các tiêuchuẩn tốt, thực tế, rõ ràng, nhân bản, và đáng kính. Nămđiều giới (ngũ giới)được đặt ra để có cuộcsống phù hợp với các tiêu chuẩn này.

1-Thực tế:Tiêu chuẩn do giới luật đặt ra rất đơn giản:không cố ý sát hại, không trộm cắp, không tà dâm, khônggian dối, không uống rượu hoặc dùng các chất say. Chúngta đều có thể sống phù hợp với các tiêu chuẩn đó - dùrằng đôi khi có vài khó khăn, bất tiện, nhưng luôn luôncó thể thực hiện theo được.

Cóvài người tìm cách diễn dịch các giới điều này, biếnthành một loạt các tiêu chuẩn có vẻ cao sang hơn - chẳnghạn biến cải điều giới thứ hai, không trộm cắp, thànhđiều giới không phung phí nguồn tài nguyên địa cầu. Làmnhư thế trông có vẻ thanh cao, nhưng chắc chắn rất khó thựchiện được.

Nhữngai có kinh nghiệm điều trị người bị bệnh tâm thần chắcbiết được hậu quả tai hại từ việc áp đặt các tiêuchuẩn quá xa vời, không thực tế. Nếu ta đặt ra những tiêuchuẩn mà bệnh nhân chỉ cần một mức độ cố gắng vàchánh niệm vừa phải là có thể đạt được, lòng tự tincủa họ sẽ gia tăng mạnh mẽ vì họ nhận thấy rằng chínhhọ có đủ khả năng để đạt đến các tiêu chuẩn đó.Nhờ thế, họ có thêm nhiều tự tin để thực hiện các côngviệc khó khăn khác để điều trị bệnh tâm thần của họ.

2-Rõ ràng:Giới điều do Đức Phật đặt ra rất rõ ràng,không có những từ ngữ phân vân nghi hoặc, như: "Nếu như...,Cũng có thể là..., Nhưng mà...". Điều nầy có nghĩa các giớiđiều là những hướng dẫn minh bạch, không có kẽ hở chocác biện minh lý giải lòng vòng, không ngay thẳng. Một hànhđộng chỉ có thể hoặc là phù hợp, hoặc là không phù hợpvới giới điều. Rõ ràng như thế!

Vìvậy, rất dễ tuân theo, không phân vân nghi ngờ. Những aiđã từng dạy trẻ con đều biết mặc dù chúng thường thanphiền về các kỷ luật sắt thép, thật ra, chúng cảm thấyan tâm với những điều lệ rõ ràng, minh bạch, hơn là cácđiều lệ mơ hồ, dễ mặc cả để thay đổi. Cũng như thế,đối với bản thân, các điều luật giới hạnh minh bạchsẽ không cho phép các ý tưởng gian trá ngủ ngầm tìm cáchlén vào khuấy động tâm trí của hành giả.

Nếuta tuân thủ theo giới điều của Đức Phật, ta không thểnào nuôi dưỡng ý tưởng sát hại, và từ đó, ta tạo ramột sự an toàn không hạn chế cho mọi sinh vật. Các giớiđiều khác sẽ giúp tạo ra một sự an ninh về của cải tàisản, lòng tiết hạnh của mọi người, một sự giao tiếpchân thật, và một cấp độ cao về tâm trí sáng suốt, khôngbị lu mờ bởi rượu chè say sưa.

3-Nhân bản: Giới điều của Đức Phật có tính nhân bảncho người giữ giới lẫn những người giao tiếp chung quanh.Nếu bạn giữ giới, bạn tự đặt mình vào qui luật nghiệpquả, và bạn sẽ thấy rằng những gì bạn giao tiếp vớithế giới bên ngoài là kết quả chủ động của nghiệp hành,qua thân-khẩu-ý, mà bạn thực hiện ngay trong giây phút hiệntại. Bạn nhận thức thế giới qua nghiệp hành của chínhbạn, và bạn hoàn toàn chủ động để kiểm soát các phảnứng của bạn ngay trong hiện tại.

Bạnkhông bị chi phối bởi hình dáng sắc đẹp bên ngoài, thânthể, trí thông minh, địa vị tiền bạc, vv., vì đó chỉlà các yếu tố ngoại vi, chỉ là kết quả của nghiệp hànhđã tạo ra trong quá khứ. Bạn hoàn toàn sống trong hiện tại.Các giới điều giúp bạn tập trung tâm trí để sống linhhoạt trong các tiêu chuẩn hiền thiện ngay bây giờ và tạichốn nầy, không truy tầm quá khứ, không vọng mống tươnglai.

Nếubạn chung sống với những người biết giữ giới, bạn sẽthấy mình đang sống trong môi trường hoàn toàn không có nghingờ và sợ sệt. Họ quí trọng hạnh phúc của bạn như thểhạnh phúc của họ. Họ không tranh giành khống chế, khôngtạo cảnh kẻ thắng người thua. Khi họ nói đến lòng từbi và chánh niệm khi hành thiền, bạn sẽ thấy chúng phảnảnh ngay trong các hành động thường ngày của họ, lời nóivà việc làm cùng hợp nhất.

Nhưthế, giới đức không những làm tăng trưởng lòng thiệncủa từng cá nhân, mà còn giúp tạo một xã hội tốt lành- một xã hội gồm những cá nhân đầy tự tin và biết tôntrọng đời sống của nhau.

4-Đáng kính:Khi bạn chọn một tập hợp các tiêu chuẩncho cuộc sống, điều quan trọng bạn cần phải biết là cáctiêu chuẩn đó do ai và nhóm nào đề xướng, có nguồn gốcở đâu, bởi vì khi bạn tuân theo các điều luật đó, hiểnnhiên là bạn phải tham gia vào nhóm đó, được nhóm đó thẩmđịnh, và chấp nhận mực thước đo lường cái đúng vàcái sai do họ đặt ra.

Trongtrường hợp của Ngũ giới, bạn không thể tìm ra một nhómnào khác tốt lành hơn: đó là giới điều của Đức Phậtvà các vị đại đệ tử Thánh tăng đặt ra và thi hành. Trongkinh điển, Ngũ giới thường được gọi là "các tiêu chuẩncủa bậc Thánh nhân". Các vị nầy không chấp nhận giớiluật vì chúng có tính phổ thông hấp dẫn. Họ chấp nhậnchúng qua các kinh nghiệm trong đời sống tu tập của mìnhvà thấy chúng có hiệu quả ích lợi thật sự trên con đườngđưa đến giải thoát tối hậu. Có thể có nhiều ngườivì vô minh mà chê cười bạn khi bạn tuân thủ Ngũ giới,nhưng các bậc Thánh hiền triết sẽ luôn luôn kính trọngvà chấp nhận bạn vào trong cộng đồng của họ, và sựkính trọng của họ là có giá trị nhất, so với những ngườivô minh kia.

Bâygiờ, có thể có nhiều người cảm thấy khó mà tưởng tượngviệc gia nhập vào một nhóm trừu tượng như thế, nhất làkhi họ chưa bao giờ được gặp một vị Thánh nhân. Rấtkhó có được một lòng từ bi và rộng lượng khi xã hộichung quanh ta cười chê các điều đó, và lúc nào cũng đềcập đến sự hấp dẫn của tình dục, quyến rũ vật chấtvà cạnh tranh thương mại áp bức.

Đâylà lúc cần phải có các cộng đồng Phật tử tốt lành chânchánh. Thành viên của các cộng đồng nầy sẽ giúp chúngta thấy được tấm gương của các hành động hiền thiệnvà giới hạnh. Những người này sẽ tạo ra một môi trườngtốt để chúng ta có cơ hội áp dụng rốt ráo con đườngtrị liệu của Đức Phật: hành Thiền và phát triểnTuệ giác trong một đời sống có Giới đức.

Nếuta có được những môi trường tốt lành như thế, ta sẽthấy rằng pháp hành thiền không có vẻ gì là huyền bí vàmù quáng, bởi vì pháp hành đó có căn bản dựa trên thựctế công minh của một đời sống đầy ý nghĩa. Từ đó,bạn có đủ tự tin để sống trong giới đức, sống hoàntoàn tốt lành trong đời sống thật sự đầy ý nghĩa củamột con người, trên con đường tiến đến an vui và hạnhphúc viên dung.

BìnhAnson lược dịch,
tháng10-1999

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/02/2012(Xem: 4357)
"Đây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm, chấm dứt lo âu, phiền muộn, tiêu diệt thân bệnh và tâm bệnh, đạt thánh đạo và chứng ngộ Niết Bàn. Đó là Tứ Niệm Xứ".
17/02/2012(Xem: 4111)
Để diệt trừ cái khổ, người ta phải nhận ra bản chất nội tại của vấn đề khổ. Mà để được vậy, trước hết người ta phải cần có một cái tâm an tịnh...
16/02/2012(Xem: 13833)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
11/02/2012(Xem: 13043)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
06/02/2012(Xem: 4136)
Thực hành thiền trong Đạo Phật rốt ráo là để Thực Nghiệm sự thật VÔ NGÃ mà đức Phật đã giác ngộ (khám phá). Đó cũng là để chứng thực KHÔNG TÁNH của vạn pháp. Nói đến Thiền người ta thường nghĩ đến một cách tu củaPhật giáo, như hình ảnh ngồi xếp bàn, yên tĩnh của các nhà sư. Gần đây Thiền đã trở nên một vấn đề phổ biếntrong dân gian. Người ta thấy có thiềnYoga, thiền xuất hồn của ông Lương sĩ Hằng, thiền Quán Âm của Sư Cô Thanh Hải,v.v., rồi chính ngay trong đạo Phậtngười Phật tử cũng phân vân với vô số phương pháp thiền: Thiền công án, Tổ sư thiền, Như Lai thiền,Thiền Minh Sát, Thiền với nhiều đề mục khác nhau. Kinh Lăng Nghiêm có bàn đến thiền với đề mụcQuán Âm nhưng khác với thiền Quán Âm của Cô Thanh Hải như thế nào?
01/02/2012(Xem: 13342)
Đàn Kinh được các môn đệ của Huệ Năng nhìn nhận đã chứa đựng giáo lý tinh nhất của Thầy mình, và giáo lý được lưu truyền trong hàng đệ tử như là một di sản tinh thần...
31/01/2012(Xem: 11097)
Từ lâu tôi luôn nghĩ rằng thực hành thiền Minh Sát là hành Chánh Niệm. Kinh nghiệm hành thiền và học thiền của tôi rất giới hạn gồm có thiền Minh Sát theo truyền thống của Ngài Mahasi Sayadaw,(Thiền sư U Pandita, Thiền Sư Khippapanno). Gần đây tôi có được cơ hội học được phương pháp Niệm Cảm Thọ của Thiền Sư Cư sĩ S.N. Goenka. Duyên may đưa đến nămnay tôi được đi học thiền "Niệm Tâm" ở thiền viện của Cố Hòa ThượngThiền Sư Shwe Oo Min, Miến Điện... Khi ta phát triển định tâm, ta sẽ có thể giữ những chướng ngại tạm thời ở một bên. Khi những chướng ngại được khắc phục, tâm ta trở nên rõ ràng trong sáng.
31/01/2012(Xem: 6362)
Thiền giữ vai trò rất quan trọng trong đạo Phật. "Ngay cơ sở của Phật giáo, tất cả đều là kết quả của sự khảo sát về Thiền, và nhờ có tư duy về Thiền mà Phật giáo mới được thể nghiệm hóa...
22/01/2012(Xem: 4446)
Thiền có nghĩa là tỉnh thức: thấy biết rõ ràng những gì anh đang làm, những gì anh đang suy nghĩ, những gì anh đang cảm thọ; biết rõ mà không lựa chọn...
22/01/2012(Xem: 4916)
Bất kì ai cũng có khả năng giác ngộ nếu có khát vọng. Khát vọng hướng về mẫu số chung “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”, khát vọng đó là minh sư vĩ đại nhất của chính mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567