Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01. Giới thiệu đạo Phật

02/02/201111:04(Xem: 11023)
01. Giới thiệu đạo Phật

GIỚI THIỆUĐẠO PHẬT
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tôn Giáo, TL. 2005 - PL. 2549

Giớithiệu đạo Phật

Tỳkhưu Bodhicitto

Trong45năm hoằng pháp độ sinh, Đức Phật đã du hành khắp miềnBắc Ấn độ để giảng dạy con đường giải thoát mà Ngàiđã tìm ra. Rất nhiều người đã quy y với Ngài, trở thànhcác tu sĩ nam và nữ hoặc các đệ tử cư sĩ. Trong một thờigian dài như thế và với rất nhiều đệ tử có nhiều nguồngốc khác nhau, Ngài đã để lại một kho tàng các lời giảngquý báu với nhiều chủ đề, công dụng khác nhau. Tuy nhiên,cốt tủy của các lời giảng đó lúc nào cũng giống nhau:

-"Nầychư Tỳ khưu, bây giờ cũng như trước đây, Như Lai chỉ dạyvề Khổ và Con Đường Diệt Khổ".

ĐứcPhật

Danhtừ "Buddhism"là một danh từ phương Tây dùng để gọitập hợp các lời dạy của Đức Phật, để gọi một tôngiáo xây dựng trên nền tảng của các lời dạy đó. Tuy nhiên,tại các quốc gia Nam Á và Đông Nam Á, danh từ nguyên thủythường dùng là "Buddha-Sasana", có nghĩa là lời dạycủa Đức Phật, hay Phật Giáo.

"Buddha",Phật-đà, không phải là tên riêng. Đó là một quả vị,có nghĩa là người Giác ngộ (Giác giả), người Tỉnh thức,hoặc là người Biết như thật. Tên riêng của Đức Phậtlà Sĩ-đạt-đa Cồ-đàm (Siddhattha Gotama). Tuy nhiên, ngàynay có rất ít người dùng tên gọi nầy. Chúng ta thườnggọi Ngài là Đức Phật, hoặc Đức Phật Cồ-đàm.

ĐứcPhật sống vào khoảng 25 thế kỷ trước tại vùng Bắc Ấnđộ. Ngài sinh ra là một vị hoàng tử của vương quốc Thích-ca(Sakya)tại vùng chân núi Hy mã lạp sơn, ngày nay thuộc nước Nepal.Ngài sống trong nhung lụa, có một thời niên thiếu cao sang,kết hôn với công chúa Da-du-đà-la (Yasodhara), và cómột người con trai tên là La-hầu-la (Rahula).

Đờisống nhung lụa đó không che được mắt của một ngườihiền triết và thông minh như Ngài. Mặc dù vua cha đã gắngcông tạo các thú vui giải trí để Ngài đắm say vào cáccảnh vui sướng trong hoàng cung, nhưng Ngài cũng bắt đầunhận thức được bề mặt đen tối của cuộc đời, nỗikhổ đau của đồng loại và tính chất vô thường của mọisự việc.

Mộtlần nọ, khi đánh xe ngựa dạo chơi trên đường phố, Ngàithấy được bốn cảnh làm thay đổi các tư duy của Ngài.Ngài thấy một cụ già run rẩy, một người bệnh rên siết,và một tử thi sình thối. Ba cảnh nầy khiến Ngài suy nghĩrất nhiều và quyết tâm tìm một phương cách để giúp nhânloại và để tìm một ý nghĩa chân thật của đời sống.Cảnh thứ tư là hình ảnh một vị du tăng bình an, tĩnh lặngđã khiến cho Ngài có một niềm hy vọng đó có thể là mộtcon đường để tìm ra Chân Lý, thoát khỏi hoạn khổ.

Vàolúc 29 tuổi, thái tử Sĩ-đạt-đa rời hoàng cung, rời giađình, vợ con, gia nhập đời sống của một đạo sĩ khấtthực trong 6 năm, đi tìm con đường diệt khổ. Vào đêm trăngrằm tháng Tư, khi ngồi thiền dưới cội cây Bồ đề ởGaya, Ngài tìm được lời giải đáp và giác ngộ. Lúc đó,Ngài được 35 tuổi. Đấng Giác Ngộ giờ đây được gọilà Đức Phật. Ngài đi đến Sa-nặc (Sarnath)gần thànhphố Ba-na-lại (Benares)và thuyết giảng bài pháp đầutiên - Chuyển Pháp Luân - tại khu vườn Nai (Lộc Uyển). Trong45 năm tiếp theo, Ngài du hành từ nơi nầy sang nơi khác, giảngdạy về con đường giác ngộ cho những ai hữu duyên và sẵnsàng tu học. Ngài thành lập một giáo đoàn các vị tỳ khưu(nam tu sĩ) và tỳ khưu ni (nữ tu sĩ) thường được gọi làTăng đoàn (Sangha).

Trongsuốt cuộc đời hoằng hóa, dù phải đối phó với nhiềutrở ngại, Đức Phật lúc nào cũng an nhiên tự tại, và ngaycả trong giờ phút lâm chung, Ngài vẫn bình thản cho dù thânxác đã suy yếu. Ngay trong giờ phút cuối cùng đó, Ngài vẫntiếp tục giảng dạy và khuyên bảo các đệ tử để họtiếp tục tu tập theo giáo pháp của Ngài:

-"Nầycác tỳ khưu, Như Lai khuyên quý vị rằng mọi pháp hữu viđều vô thường, quý vị hãy tinh tấn với chánh niệm".

Đólà những lời cuối cùng của đức Phật, và Ngài nhập diệtvào năm 80 tuổi, trong năm 543 trước Tây Lịch.

Mặcdù giờ đây đã hơn 2500 năm từ khi Đức Phật nhập Niết-bànvô dư y, lời dạy của Ngài, hay là Giáo Pháp (Dhamma),vẫn còn hữu ích cho chúng ta. Giáo Pháp đó chính là vị Thầycủa chúng ta. Tăng đoàn là cộng đồng những người quyếttâm học hỏi, thực hành và truyền dạy Chánh Pháp, đã nhậnngọn đuốc từ vị Thầy khai sáng và tiếp tục truyền giữngọn đuốc đó qua nhiều quốc độ và nhiều thế kỷ. Bayếu tố nầy - Đức Phật, người khai sáng đạo; Pháp,lời dạy của Ngài; và Tăng, cộng đồng các tu sĩ -lập thành Tam Bảomà các Phật tử tôn kính, và cũnglà Ba Nơi Nương Tựa (Tam Quy Y) để hướng dẫn người conPhật trên Con đường đưa đến hạnh phúc và an lành tốihậu. Mỗi năm, vào ngày rằm tháng Tư âm lịch (ngày Vesakha),hằng triệu tín đồ Phật giáo - trong truyền thống Nguyênthủy - trên toàn thế giới cùng nhau cử hành đại lễ TamHợp, kỷ niệm ngày sinh (Phật Đản), ngày Thành Đạo, vàngày Đại Niết Bàn của người Cha Lành kính yêu.

Cănbản đạo Phật

Cácý tưởng chính yếu của đạo Phật được thu gồm trong BốnSự Thật Cao Quý (Tứ Diệu Đế) và Con Đường Trung Dung (TrungĐạo) mà Đức Phật đã giảng trong bài pháp đầu tiên tạivườn Nai sau ngày thành đạo. Bốn sự thật đó là:

1.Sự thật về Khổ (Khổ đế):Đây là sự thật về cácvấn đề của đời sống, qua sinh, già, bệnh, và chết, vànhững ưu sầu, thất vọng. Dĩ nhiên, những điều nầy làbất toại ý và người ta luôn cố gắng tránh né, không muốndính vào chúng. Hơn thế, tất cả những việc gì trên đời,do các điều kiện mà có, thường có mầm mống đau khổ vìchúng không thường tồn, chỉ tạm bợ, xung khắc và giảtạo, không có một chủ thể lâu bền. Chúng tạo sầu khổvà thất vọng cho những ai vì vô minh mà chấp chặt vào chúng.Những ai muốn tự do thoát khỏi các khổ đau cần có mộtthái độ đúng đắn, một tri kiến và trí tuệ để nhìnmọi sự vật trên đời. Cần phải học tập để nhận địnhsự vật đúng theo bản chất của chúng. Các sự cố bấttoại ý của đời sống cần phải được quán sát, nhậnđịnh và thông hiểu.

2.Sự thật về Nguồn gốc của Khổ (Tập đế):Trong sựthật nầy, Đức Phật quán xét và giải thích sự khởi sinhcủa hoạn khổ từ nhiều nguyên nhân và điều kiện. Đâylà sự thật sâu xa về luật Nhân-Quả và Duyên Nghiệp. Tấtcả các loại hoạn khổ trên đời đều bắt nguồn từ lòngtham thủ, và các tham muốn ích kỷ đều bắt nguồn từ simê, vô minh. Vì không biết rõ bản chất thật sự của mọiđối tượng trên đời nên con người tham muốn chiếm đoạt,chấp chặt vào chúng và trở thành nô lệ cho chúng. Vì cáctham muốn đó không bao giờ được thỏa mãn và qua nhữngphản ứng không thích nghi, họ lại tạo ra sự buồn khổvà thất vọng cho chính họ. Từ các tham thủ biểu hiện qualời nói, cử chỉ hoặc trong tâm ý, họ tạo ra các nghiệphành gây đau khổ cho chính mình và cho người khác, và đaukhổ đó ngày càng chồng chất.

3.Sự thật về sự Diệt Khổ (Diệt đế):Đây là sự thậtvề mục đích của người con Phật. Khi vô minh hoàn toàn đượcphá tan qua trí tuệ chân thật vàkhi lòng tham thủ và íchkỷ bị hủy diệt và được thay thế bằng thái độ đúngđắn của từ bi và trí tuệ, Niết Bàn - trạng thái củaan bình tối hậu, hoàn toàn giải thoát khỏi mọi khổ đauvà lậu hoặc - sẽ được thực chứng. Đối với những aivẫn còn đang tu tập, chưa đến giải thoát rốt ráo, họsẽ thấy rằng khi sự vô minh và tham thủ được giảm thiểuthì các phiền não cũng theo đó mà giảm thiểu. Khi đời sốngcủa họ được hướng về từ bi và trí tuệ, đời sốngđó sẽ tạo ra nhiều hạnh phúc và an lành cho chính họ vànhững người chung quanh.

4.Sự thật về Con đường đưa đến tận diệt Khổ đau (Đạođế):Đây là sự thật về con đường hành đạo củamọi Phật tử, là đường hướng sinh hoạt của người conPhật, bao gồm các căn bản chính yếu của lời Phật dạyvà đường lối thực hành để tiến đến Niết Bàn, giảiphóng khỏi mọi ràng buộc vào cuộc sống luân hồi trong thếgian. Con đường nầy gọi là Con Đường Tám Chánh(BátChánh Đạo), gồm có 8 yếu tố chân chánh và chia thành 3 nhóm(Tam vô lậu học, 3 nhóm học để diệt trừ phiền não):

-Giới:Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng
-Định:Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định

-Tuệ:Chánh kiến, Chánh tư duy
Theo sựthật nầy, một đời sống tốt đẹp không phải chỉ do gắngcông cải thiện các yếu tố ngoại vi liên quan đến xã hộivà thiên nhiên. Cần phải phối hợp với sự tu tập và cảithiện bản thân như trình bày qua Bát Chánh Đạo, cóliên quan đến việc giữ gìn giới hạnh, huân tập tâm ý,và khai phát trí tuệ. Nói cách khác:
-Không làm điều gì gây đau khổ cho mình và cho người khác;
-Nuôi dưỡng điều thiện, tạo an vui cho cá nhân và cho mọingười; và

-Thanh lọc tâm ý, loại trừ những bợn nhơ của tham lam, sânhận, và si mê.
Con đườngTám Chánh nầy gọi là Trung Đạo, vì đây là một đườnglối thăng bằng, không có những cực đoan của sự hành hạxác thân hoặc nô lệ dục lạc. Đây là con đường duy nhấtđể giác ngộ giải thoát. Đức Phật dạy rằng nơi nào cácđệ tử của Ngài luôn gắng công hành trì trên con đườngnầy thì nơi đó sẽ không bao giờ thiếu vắng các bậc thánhtrí giác ngộ. Sự phân tích thành 8 yếu tố hoặc 3 nhóm tuhọc là để cho dễ hiểu. Tuy nhiên, các yếu tố đó cầnphải được hành trì đồng đều - không thiếu sót một yếutố nào - để bổ sung, hỗ trợ cho nhau, thì con đường đómới trọn vẹn và mang đến ích lợi, giải thoát thật sự.

Trênđâylà một thái độ sống của đạo Phật, một con đườngrộng mở cho tất cả mọi người, không phân biệt màu da,giới tính, giai cấp. Đức Phật tuyên bố rằng mọi ngườiđều bình đẳng, và chỉ được đánh giá qua hành độngvà phong cách của họ, qua những gì họ suy nghĩ và thực hành,không phải qua màu da và quê quán. Mỗi người lãnh chịu hậuquả về hành động của mình theo luật nhân quả. Mỗi ngườilà chủ của mình. Con đường tu học là con đường tự nỗlực, không cần các điều cầu xin thần linh hay mê tín dịđoan. Con người có khả năng cải thiện cho đời sống củachính họ và đạt đến mục đích tối hậu qua các cố gắngtinh tấn của chính mình. Ngay cả Đức Phật cũng không baogiờ tuyên bố Ngài là đấng Cứu rỗi. Ngài chỉ là ngườitìm ra Con đường giải thoát, và Ngài chỉ dạy cho chúng tavề con đường đó. Ngài hướng dẫn và khuyến tấn chúngta, nhưng chúng ta phải tự mình tiến bước trên con đườngđó. Khi ta tiến bước được trên những chặng đường thìta có thể khuyến khích và hướng dẫn những người bạnđồng hành của ta.

Đốivới những ai đang đi trên con đường thanh lọc bản thân,Đức Phật dạy rằng tri thức và trí tuệ là chìa khóa quantrọng và thiết yếu. Trí tuệ chỉ có thể được khai phátqua hành trì thiền quán. Hành giả cần phải quán soi thâmsâu vào nội tâm, để trạch vấn và thông hiểu chính mình.Các nguyên tắc của đạo Phật là phải tự mình chứng ngộ,chứ không phải là những giáo điều để mù quáng tin theo.

Phươngpháp Đức Phật dạy qua Tứ Diệu Đế có thể xem như lànhững lời dạy của một vị y sĩ: định bệnh (Khổ đế),xác định nguyên nhân của bệnh (Tập đế), mô tả trạngthái khi lành bệnh (Diệt đế), và cách thức trị bệnh (Đạođế).

Córất nhiều người ưa thích bàn luận, dò đoán, bình giảivề các lời dạy của Đức Phật qua lăng kính triết lý,luận lý, tâm lý, tâm linh, v.v. Tuy nhiên, đó chỉ là nhữngkiến thức đầu tiên, phiến diện, qua sách vở và suy luận,thường gọi là Văn huệ và Tư huệ. Thêm vào đó, đạo Phậtcần phải được thực chứng để phát triển trí tuệ thậtsự, gọi là Tu huệ, chứ không phải chỉ để lý luận, tranhcãi suông. Đạo Phật là những hướng dẫn để chúng ta thựchành, tu tập thanh lọc tâm ý, để chúng ta thấy được lợiích qua kinh nghiệm thực tế của chính bản thân trong đờisống hằng ngày. Đức Phật đã từng dạy rằng:

-"Giáopháp của Như Lai được giảng rõ ràng, để thực chứng vớikết quả hiện tiền, vượt thời gian, mời mọi người đếnxem, đưa đến giải thoát, được người trí thông hiểu,tự mỗi người phải thực hiện cho chính mình".

BìnhAnson lược dịch,
tháng2-1999

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/02/2012(Xem: 5234)
TỨ NIỆM XỨ là pháp thiền để hiểu rõ, để hiểu sâu, và để khám phá thực tướng VÔ NGÃ của chính mình. Nếu không hiểu rõ mình thì còn lâu mới có thể sửa đổi...
17/02/2012(Xem: 4739)
"Đây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm, chấm dứt lo âu, phiền muộn, tiêu diệt thân bệnh và tâm bệnh, đạt thánh đạo và chứng ngộ Niết Bàn. Đó là Tứ Niệm Xứ".
17/02/2012(Xem: 4475)
Để diệt trừ cái khổ, người ta phải nhận ra bản chất nội tại của vấn đề khổ. Mà để được vậy, trước hết người ta phải cần có một cái tâm an tịnh...
16/02/2012(Xem: 16188)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
11/02/2012(Xem: 14354)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
06/02/2012(Xem: 4487)
Thực hành thiền trong Đạo Phật rốt ráo là để Thực Nghiệm sự thật VÔ NGÃ mà đức Phật đã giác ngộ (khám phá). Đó cũng là để chứng thực KHÔNG TÁNH của vạn pháp. Nói đến Thiền người ta thường nghĩ đến một cách tu củaPhật giáo, như hình ảnh ngồi xếp bàn, yên tĩnh của các nhà sư. Gần đây Thiền đã trở nên một vấn đề phổ biếntrong dân gian. Người ta thấy có thiềnYoga, thiền xuất hồn của ông Lương sĩ Hằng, thiền Quán Âm của Sư Cô Thanh Hải,v.v., rồi chính ngay trong đạo Phậtngười Phật tử cũng phân vân với vô số phương pháp thiền: Thiền công án, Tổ sư thiền, Như Lai thiền,Thiền Minh Sát, Thiền với nhiều đề mục khác nhau. Kinh Lăng Nghiêm có bàn đến thiền với đề mụcQuán Âm nhưng khác với thiền Quán Âm của Cô Thanh Hải như thế nào?
01/02/2012(Xem: 14920)
Đàn Kinh được các môn đệ của Huệ Năng nhìn nhận đã chứa đựng giáo lý tinh nhất của Thầy mình, và giáo lý được lưu truyền trong hàng đệ tử như là một di sản tinh thần...
31/01/2012(Xem: 11982)
Từ lâu tôi luôn nghĩ rằng thực hành thiền Minh Sát là hành Chánh Niệm. Kinh nghiệm hành thiền và học thiền của tôi rất giới hạn gồm có thiền Minh Sát theo truyền thống của Ngài Mahasi Sayadaw,(Thiền sư U Pandita, Thiền Sư Khippapanno). Gần đây tôi có được cơ hội học được phương pháp Niệm Cảm Thọ của Thiền Sư Cư sĩ S.N. Goenka. Duyên may đưa đến nămnay tôi được đi học thiền "Niệm Tâm" ở thiền viện của Cố Hòa ThượngThiền Sư Shwe Oo Min, Miến Điện... Khi ta phát triển định tâm, ta sẽ có thể giữ những chướng ngại tạm thời ở một bên. Khi những chướng ngại được khắc phục, tâm ta trở nên rõ ràng trong sáng.
31/01/2012(Xem: 6819)
Thiền giữ vai trò rất quan trọng trong đạo Phật. "Ngay cơ sở của Phật giáo, tất cả đều là kết quả của sự khảo sát về Thiền, và nhờ có tư duy về Thiền mà Phật giáo mới được thể nghiệm hóa...
22/01/2012(Xem: 4886)
Thiền có nghĩa là tỉnh thức: thấy biết rõ ràng những gì anh đang làm, những gì anh đang suy nghĩ, những gì anh đang cảm thọ; biết rõ mà không lựa chọn...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]