- 1. Bích Nham Lục Giải Đề
- 2. Tắc 01 - Tắc 03
- 3. Tắc 04 - Tắc 06
- 4. Tắc 07 - Tắc 09
- 5. Tắc 10 - Tắc 12
- 6. Tắc 13 - Tắc 16
- 7. Tắc 17 - Tắc 19
- 8. Tắc 20 - Tắc 22
- 9. Tắc 23 - Tắc 25
- 10. Tắc 26- Tắc 30
- 11. Tắc 31 - Tắc 34
- 12. Tắc 35 - Tắc 38
- 13. Tắc 39 - Tắc 43
- 14. Tắc 44 - Tắc 48
- 15. Tắc 49 - Tắc 52
- 16. Tắc 53 - Tắc 56
- 17. Tắc 57 - Tắc 62
- 18. Tắc 63 - Tắc 67
- 19. Tắc 68 - Tắc 72
- 20. Tắc 73 - Tắc 76
- 21. Tắc 77 - Tắc 81
- 22. Tắc 82 - Tắc 85
- 23. Tắc 86 - Tắc 90
- 24. Tắc 91 - Tắc 95
- 25. Tắc 96 - Tắc 98
- 26. Tắc 99 - Tắc 100
Tác giả: Thiền sư Viên Ngộ - Việt dịch: HT. Thích Thanh Từ
Tu viện Chân Không 1980
TẮC 82
ĐẠI LONG PHÁP THÂN KIÊN CỐ
LỜI DẪN: Sợi tơ đầu sào đủ mắt mới thấy, cái cơ cách ngoại hàng tác gia mới biện. Hãy nói thế nào là sợi tơ đầu sào, cái cơ cách ngoại, thử cử xem?
CÔNG ÁN: Tăng hỏi Đại Long: Sắc thân bại hoại, thế nào là Pháp thân kiên cố? Đại Long đáp: Hoa núi nở dường gấm, nước khetrong tợ chàm.
GIẢI THÍCH: Việc này nếu nhằm trên ngôn ngữ mà tìm, giống như đưa gậy đập mặt trăng, chẳng dính dáng chút nào. Cổ nhân phân minh, nói: Muốn được thân thiết chớ đem hỏi đến hỏi. Vì sao? Hỏi tại chỗ đáp, đáp tại chỗ hỏi. Vị Tăng này gánh một gánh lỗ mãng, đổi một gánh hồ đồ, đặt câu hỏi hư dở chẳng ít. Nếu chẳng phải là Đại Long đâu được che trời che đất. Kia hỏi thế ấy, Đại Long đáp thế ấy, một hợp tướng, lại chẳng dời đổi một mảy tơ. Giống như thấy thỏ thả chim ưng, xem lỗ đặt chốt. Ba thừa mười hai phần giáo lại có thời tiết này chăng? Quả thật kỳ đặc, chỉ là ngôn ngữ vô vị bít lấp miệng người. Thế nên nói: “Một mảnhmây trắng miệng hang khuất, chim về quên tổ biết là bao.” Có người nóichỉ là tùy tiện đáp suông ấy thôi. Nếu hiểu thế đó trọn là kẻ diệt dòng họ Thích. Đâu chẳng biết cổ nhân một cơ một cảnh phá gông đập xiềng, một câu một lời ôm vàng chứa ngọc. Nếu là mắt não Thiền tăng có khi nắm đứng, có khi buông đi, chiếu dụng đồng thời, nhân cảnh đều đoạt, song phóng song thâu, gặp thời thông biến. Nếu không đại dụng đại cơ, đâu hiểu phủ trời che đất như thế. Giống như gương sáng trên đài Hồ đến hiện Hồ, Hán đến hiện Hán. Công án này cùng “hoa thược lan” một loại, song ý lại chẳng đồng. Chỗ hỏi của vị Tăng chẳng rõ, chỗ đáp của Đại Long rất hay. Tăng hỏi Vân Môn: Khi lá rụng cành khô thì thế nào? Vân Môn đáp: Thân bày gió thu. Đây gọi là hai mũi tên chống nhau. Vị Tăng hỏi Đại Long: Sắc thân bại hoại, thế nào là Pháp thân kiên cố? Đại Long đáp: Hoa núinở dường gấm, nước khe trong tợ chàm. Dường thể anh đến Tây Tần, tôi ởĐông Lỗ. Kia đã đi thế ấy, tôi chẳng đi thế ấy, cùng với Vân Môn một khối trái nhau. Gã kia đi thế ấy là dễ thấy, gã này chẳng đi thế ấy lại khó thấy. Đại Long quả thật ba tấc rất kín. Tuyết Đậu tụng ra:
TỤNG:
Vấn tằng bất tri
Đáp hoàn bất hội
Nguyệt lãnh phong cao
Cổ nham hàn cối
Kham tiếu lộ phùng đạt đạo nhân
Bất tương ngữ mặc đối
Thủ bả bạch ngọc tiên
Ly châu tận kích toái
Bất kích toái
Tăng hà lỗi
Quốc hữu hiến chương
Tam thiên điều tội.
DỊCH:
Hỏi từng chẳng biết
Đáp lại chẳng thông
Gió cao trăng lạnh
Cây hàn núi xưa
Cười ngất đường gặp đạt đạo nhân
Chẳng đem nói nín đáp
Tay cầm roi bạch ngọc
Đập tan nát ly châu
Chẳng đập nát
Thêm tỳ vết
Nước có hiến chương
Ba ngàn điều tội.
GIẢI TỤNG: Tuyết Đậu tụng rất có công phu, ở trước lời tụng Vân Môn nói: “Hỏi đã có tông, đáp cũng vẫn đồng.” Ở đây lại chẳng thế, nói: “Hỏi từng chẳng biết, đáp lại chẳng thông.” Chỗ đáp của Đại Long đứng bên nhìn hẳn là kỳ đặc. Phân minh thì ai hỏi thế ấy, trước khi chưa hỏi sớm đã hỏng rồi. Chỗ đáp của Sư rất mực vừa vặn hợp cơ nghi, nói “hoa núi nở dường gấm, nước khe trong tợ chàm”. Hiện nay mọi ngườicác ông làm sao hiểu ý Đại Long? Lời đáp bàng quan thấy thật kỳ đặc. Vì thế, Tuyết Đậu tụng ra khiến người biết “gió cao trăng lạnh”, lại đụngnhằm “cây hàn núi xưa”. Hãy nói ý đó làm sao hiểu? Sở dĩ vừa rồi nói: “Chiếc sáo không lỗ, đánh nhằm phách nỉ.” Chỉ bốn câu này tụng xong vậy. Tuyết Đậu lại sợ người khởi đạo lý, lại nói: “Cười ngất đường gặp đạt đạo nhân, chẳng đem nói nín đáp.” Việc này chẳng phải thấy nghe hiểu biết, cũng chẳng suy nghĩ phân biệt. Vì thế nói: “Rỡ rỡ không gồm kẹt,dụng riêng nào nương nhờ, trên đường gặp đạt đạo, chớ đem nói nín đáp.” Đây là bài tụng của Hương Nghiêm, Tuyết Đậu dẫn dùng. Tăng hỏi Triệu Châu: Chẳng đem nói nín đáp, chưa biết đem cái gì đáp? Châu đáp: Trìnhđồ đựng sơn. Cái này đồng với câu vừa rồi nói, chẳng rơi vào tình trầný tưởng của ông. Giống như cái gì? Giống “tay cầm roi bạch ngọc, đập tannát ly châu”. Thế nên, Tổ lệnh đương hành mười phương ngồi đoạn. Đây là việc trên kiếm bén, phải có tác lược thế ấy. Nếu chẳng thế ấy, đều cô phụ chư Thánh từ trước. Đến trong đây cần không có chút xíu việc, tự có chỗ tốt, tức là chỗ hành lý của người hướng thượng. Đã chẳng đập nát ắt sanh tỳ vết, liền thấy ló đuôi. Cứu kính phải làm sao được? “Nước có hiến chương, ba ngàn điều tội.” Ngũ hình thuộc ba ngàn, lớn nhất là bất hiếu. Hiến là pháp, chương là điều, ba ngàn điều tội một lúc phạm hết vậy. Cớ sao như thế? Chỉ vì chẳng lấy việc bổn phận tiếp người. Nếu làĐại Long hẳn không thế ấy.
TẮC 83
VÂN MÔN CỔ PHẬT CỘT CÁI
CÔNG ÁN: Vân Môn dạy chúng: Cổ Phật cùng cột cái tương giao là cơ thứ mấy? Tự đáp: Núi Nam khởi mây, núi Bắc rơi mưa.
GIẢI THÍCH: Đại sư Vân Môn xuất phát hơn tám mươi vị thiện tri thức. Sư tịch bảy mươi năm sau, khai tháp thấy thân nghiễm nhiên như xưa. Chỗ thấy của Sư minh bạch cơ cảnh chớp nhoáng. Đại phàmbuông lời, nói riêng, thay nói, hẳn là cao vót. Công án này như chọi đá nháng lửa, tợ làn điện chớp, quả là thần ra quỉ vào. Tạng chủ Khánh nói: Một đại tạng giáo lại có loại thuyết thoại này chăng? Hiện nay người ta phần nhiều nhằm trên tình giải làm kế sống, nói: Phật là bậc Đạo sư của Tam giới, là Từ Phụ của bốn loài, đã là cổ Phật vì sao lại cùng cột cái tương giao? Nếu hiểu thế ấy, rốt cuộc dò tìm chẳng được. Có người bảo trong cái không nói ra. Đâu chẳng biết bậc Tông sư thuyết thoại tuyệt ýthức, tuyệt tình lượng, tuyệt sanh tử, tuyệt pháp trần, vào chánh vị lại chẳng còn một pháp. Ông vừa khởi đạo lý so tính, liền bị trói tay tróichân. Hãy nói cổ nhân kia ý thế nào? Chỉ khiến tâm cảnh nhất như, tốt xấu phải quấy lay động kia chẳng được, nói có cũng được, không cũng được, có cơ cũng được, không cơ cũng được, đến trong đây nhịp nhịp đều là lệnh. Ngũ Tổ tiên sư nói: Cả thảy Vân Môn xưa nay mật nhỏ, nếu là Sơn tăng chỉ nói với Sư cơ thứ tám. Vân Môn nói: Cổ Phật cùng cột cái tương giao làcơ thứ mấy? Khoảng một chốc, hãy nhằm bao trùm trước mặt. Tăng hỏi: Chưa biết ý chỉ thế nào? Vân Môn đáp: Một sợi dây bán ba mươi xu. Sư có conmắt định càn khôn. Đã không có người hội, sau lại tự thay nói: Núi Namkhởi mây, núi Bắc rơi mưa. Vì kẻ hậu học mở một lối vào. Do đó Tuyết Đậu chỉ niêm Sư chỗ định càn khôn khiến người thấy. Nếu phạm suy tính, bàymũi nhọn ắt đối mặt lầm qua. Chỉ cốt nguyên vẹn tông chỉ Vân Môn và rõcái cơ cao vót, vì thế tụng ra:
TỤNG:
Nam sơn vân
Bắc sơn vũ
Tứ thất nhị tam diện tương đổ
Tân La quốc lý tằng thượng đường
Đại Đường quốc lý vị đả cổ.
Khổ trung lạc
Lạc trung khổ
Thùy đạo huỳnh kim như phấn thổ?
DỊCH:
Mây núi Nam
Mưa núi Bắc
Ba mươi ba Tổ mặt cùng thấy
Trong nước Tân La từng thượng đường
Trong nước Đại Đường chưa đánh trống.
Vui trong khổ
Khổ trong vui
Ai nói vàng ròng như phân đất?
GIẢI TỤNG: Hai câu “mây núi Nam, mưa núi Bắc”, Tuyết Đậu bán mũ vừa đầu, xem gió mở buồm, nhằm trên kiếm bén vì ông hạ chú cước. Thẳng đến “ba mươi ba Tổ mặt cùng thấy”, chớ hiểu lầm. Đây chỉ tụng cổ Phật cùng cột cái tương giao là cơ thứ mấy xong rồi, phần sau mở đường tạo sắn bìm. Cần thấy ý Sư “trong nước Tân La từng thượng đường,trong nước Đại Đường chưa đánh trống”. Tuyết Đậu nhằm chỗ điện bay saoxẹt, liền nói “vui trong khổ, khổ trong vui”. Dường như Tuyết Đậu vun một đống thất trân bát bảo ở trong đây xong. Vì thế rốt sau có một câunói: “Ai nói vàng ròng như phân đất?” Câu này là trích trong thi của Thiền Nguyệt bài Hành Lộ Nan, Tuyết Đậu dẫn ra dùng. Thiền Nguyệt nói:“Núi cao biển sâu người khôn tính, xưa qua nay lại càng xanh biếc, thiển cận nông nỗi chớ cùng giao, đất xấu chỉ biết sanh gai góc. Ai nói vàngròng như phân đất. Trương Nhĩ, Trần Dư đoạn tin tức. Đi đường khó, đi đường khó, anh tự xem. Đâu chẳng đất rộng người thưa, Vân Cư, La-hán.”
TẮC 84
DUY-MA PHÁP MÔN BẤT NHỊ
LỜI DẪN: Bảo phải phải không chỗ phải, nói quấy quấy không chỗ quấy, phải quấy được mất cả hai quên, sạch trơn trọi hiện bày thong dong. Hãy nói trước mặt sau lưng là cái gì? Có Thiền khách ra nói: Trước mặt là điện Phật, ba cửa, sau lưng là nhà nghỉ, phương trượng. Thử nói người này lại đủ mắt hay không? Nếu biện được người này, hứa ông thân thấy cổ nhân đến.
CÔNG ÁN: Duy-ma-cật hỏi Văn-thù-sư-lợi: Những gì là Bồ-tát vào pháp môn bất nhị? Văn-thù đáp: Như ý tôi, đối tất cả pháp không nói không lời, không chỉ không biết, lìa các vấn đáp, ấy là vào pháp môn bất nhị. Văn-thù-sư-lợi hỏi Duy-ma-cật: Chúng tôi mỗi người tự nói xong, nhân giả phải nói những gì là Bồ-tát vào pháp môn bất nhị? Tuyết Ðậu nói: Duy-ma-cật nói gì? Lại bảo: Khám phá xong.
GIẢI THÍCH: Khi ngài Duy-ma-cật khiến các vị đại Bồ-tát mỗi vị nói về pháp môn bất nhị, ba mươi hai vị Bồ-tát đều lấy thấy hai là hữu vi vô vi, chân đế tục đế, hiệp làm thấy một là pháp môn bất nhị. Sau Ngài hỏi Bồ-tát Văn-thù, Văn-thù đáp: Như ý tôi, đối tất cả pháp không nói không lời, không chỉ không biết, lìa các vấn đáp, ấy làpháp môn bất nhị. Bởi vì ba mươi hai vị dùng lời dẹp lời, ngài Văn-thùdùng không lời dẹp lời, đồng thời quét sạch, thảy chẳng cần, là vào pháp môn bất nhị. Đâu chẳng biết linh qui bảo vệ cái đuôi khỏa dấu thành vết, cũng giống như dùng chổi quét bụi, bụi tuy hết mà vết chổi vẫn còn. Rốt sau vẫn như trước trừ dấu vết. Khi ấy Bồ-tát Văn-thù hỏi lại ông Duy-ma-cật: Chúng tôi mỗi người tự nói xong, nhân giả phải tự nói những gì là Bồ-tát vào pháp môn bất nhị? Ông Duy-ma-cật lặng thinh. Nếu là kẻ sống, trọn chẳng đến trong nước chết mà ngâm. Nếu khởi kiến giải thế ấy, giống như chó điên đuổi bóng. Tuyết Đậu chẳng nói lặng thinh, cũng chẳng nói im lặng giây lâu, chỉ ở chỗ gấp gấp nói. Hỏi Duy-ma-cật nói cái gì? Chỉ như Tuyết Đậu nói thế ấy, lại thấy Duy-ma-cật chăng? Mộng cũng chưa mộng thấy. Duy-ma-cật là vị cổ Phật thời quá khứ, cũng có quyến thuộc,giúp Phật tuyên hóa, đủ biện tài bất khả tư nghì, có cảnh giới bất khảtư nghì, có thần thông diệu dụng bất khả tư nghì. Ở trong cái thất mộttrượng vuông mà dung ba muôn hai ngàn tòa báu sư tử, cùng tám muôn đạichúng cũng chẳng thấy rộng hẹp. Hãy nói ấy là đạo lý gì? Gọi là thần thông diệu dụng được chăng? Chớ nên hiểu lầm. Nếu là pháp môn bất nhị,đồng đắc đồng chứng mới hay cùng chung chứng biết, chỉ riêng Văn-thù đáng cùng ông đối đáp. Tuy nhiên như thế, lại khỏi bị Tuyết Đậu kiểm trách hay không? Tuyết Đậu nói thế ấy, cũng cần cùng hai vị này thấy nhau. Hỏi Duy-ma nói cái gì? Lại nói khám phá xong. Ông hãy nói chỗ nào là chỗ khám phá xong? Chỉ cái này chẳng nệ được mất, chẳng rơi phải quấy, như bờ cao vạn nhẫn leo lên được bỏ tánh mạng, nhảy qua khỏi, hứa ông thấy Duy-ma-cật. Như bỏ chẳng được, giống như bầy nai chạm bờ rào. Tuyết Đậu cố nhiên là người bỏ được tánh mạng, vì thế tụng ra:
TỤNG:
Đốt! Giá Duy-ma lão
Bi sanh không áo não
Ngọa tật Tỳ-da-ly
Toàn thân thái khô cảo.
Thất Phật Tổ sư lai
Nhất thất thả tần tảo
Thỉnh vấn bất nhị môn
Đương thời tiện kháo đảo.
Bất kháo đảo
Kim mao sư tử vô xứ thảo.
DỊCH:
Dốt! Cái lão Duy-ma
Bi sanh không buồn thảm
Nằm bệnh Tỳ-da-ly
Toàn thân quá gầy ốm.
Tổ sư bảy Phật sang
Một thất hằng luôn quét
Thưa hỏi môn chẳng hai
Khi này liền tựa ghế.
Không tựa ghế
Sư tử lông vàng không chỗ tìm.
GIẢI TỤNG: Tuyết Đậu nói “dốt! cái lão Duy-ma”, ở đầu trước hạ một chữ dốt để làm gì? Lấy bảo kiếm Kim Cang Vương ngay đầu chặt đứt, phải là sáng đánh ba ngàn chiều đánh tám trăm mới được. Phạnngữ nói Duy-ma-cật, Trung Hoa dịch Vô Cấu Xưng, cũng gọi Tịnh Danh, làđức Như Lai Kim Túc ở đời quá khứ. Tăng hỏi Hòa thượng Giản ở Vân Cư: Đã là Như Lai Kim Túc vì sao lại ở trong hội Phật Thích-ca nghe pháp? Hòathượng Giản đáp: Ngài chẳng tranh nhân ngã, người đại giải thoát chẳngnệ thành Phật chẳng thành Phật. Nếu bảo Ngài tu hành mong thành Phật đạo, càng không dính dáng. Như kinh Viên Giác nói: Lấy tâm luân hồi sanh kiến luân hồi, vào biển đại tịch diệt Như Lai trọn không thể đến. Vĩnh Gia nói: “Hoặc phải hoặc quấy người chẳng biết, nghịch hạnh thuận hạnh trời khó lường.” Nếu thuận hạnh thì tiến đến quả vị Phật, nếu nghịch hạnh thì vào cảnh giới chúng sanh. Thiền sư Thọ nói: Dù ông mài luyện đến điền địa này, cũng chưa thỏa mãn ý của ông, đợi chứng thân Thánh vô lậu mớinên thuận hạnh nghịch hạnh. Vì thế Tuyết Đậu nói “bi sanh không buồn thảm”. Trong kinh Duy-ma nói: Vì chúng sanh bệnh nên ta cũng bệnh. Buồn thảm thì lòng bi mất vậy. Câu “nằm bệnh Tỳ-da-ly”, Duy-ma thị hiện bệnh ở thành Tỳ-da-ly. Đời Đường, Vương Huyền Sách đi sứ Tây Vức đến chỗ Ngài ở, lấy tay đo bề dọc bề ngang của thất ấy chỉ được mười hốt, do đó gọilà phương trượng. Câu “toàn thân quá gầy ốm”, nhân đem thân bệnh rộng vì người nói pháp: “Thân này là vô thường, không mạnh khỏe, không chắc chắn, là pháp chóng hư hoại không thể tin cậy, là khổ não là nhóm họp của các bệnh, cho đến là chỗ chung hợp của ấm giới nhập mà thành.” Câu “Tổ sư bảy Phật sang”, Văn-thù là Tổ sư bảy đức Phật, vâng lệnh Thế Tôn đến thăm bệnh ông. Câu “một thất hằng luôn quét”, trong phương trượng dẹp hết mọi vật, chỉ để lại cái giường, đợi Văn-thù đến thưa hỏi pháp môn bất nhị. Vì thế Tuyết Đậu nói: “Thưa hỏi môn chẳng hai, khi này liền tựa ghế.” Duy-ma-cật miệng như tấm biển. Hiện nay hàng Thiền khách tầm thường nói: Không lời là tựa ghế. Chớ nên nhận lầm trái cân bàn (một tiêu chuẩn cố định). Tuyết Đậu đẩy đến bờ cao muôn nhẫn, lại nói: “Không tựa ghế.” Một tay nâng lên một tay đè xuống, Sư có loại thủ đoạn này, quả thật dùng được linh động. Trước bài tụng niêm rằng: Duy-ma nói gì?Nay nói: “Sư tử lông vàng không chỗ tìm.” Chẳng những khi đó, hiện naycũng thế ấy. Lại thấy lão Duy-ma chăng? Cả thảy núi sông đất liền cỏ cây rừng rú đều biến thành sư tử lông vàng, cũng dò tìm chẳng được.
TẮC 85
AM CHỦ ĐỒNG PHONG LÀM TIẾNG CỌP
LỜI DẪN: Nắm vững thế giới chẳng lọt mảy lông, người cả quả đất quên gươm ngậm miệng, là chánh lệnh của Thiền tăng. Đảnh môn phóng quang chiếu phá bốn thiên hạ, là tròng mắt Kim cang củaThiền tăng. Điểm sắt thành vàng, điểm vàng thành sắt, chợt bắt chợt thả, là cây gậy của Thiền tăng. Ngồi đoạn đầu lưỡi người trong thiên hạ, cho đến không có chỗ nhả hơi, thối lui ba ngàn dặm, là khí vũ của Thiền tăng. Hãy nói thảy chẳng thế ấy, cứu kính là thế nào, thử cử xem?
CÔNG ÁN: Tăng đến chỗ Am chủ Đồng Phong liền hỏi: Trong đây chợt gặp cọp thì làm thế nào? Am chủ liền làm tiếng cọp rống. Tăng liền làm thế sợ. Am chủ cười hả hả! Tăng nói: Cái lão giặc. Am chủ nói: Làm gì được Lão tăng? Tăng thôi đi. Tuyết Đậu nói: Phải thì phải,hai lão ác tặc chỉ biết bịt tai trộm linh.
GIẢI THÍCH: Dưới tông phái Đại Hùng (Bá Trượng) xuất phát bốn vị Am chủ: Đại Mai, Bạch Vân, Hổ Khê, Đồng Phong. Xem hai vị này mắt tay thân lanh thế ấy. Hãy nói kỳ quái ở chỗ nào? Cổ nhân một cơ một cảnh, một lời một câu, tuy nhiên xuất phát ở lâm thời. Nếu là nhãnmục toàn chánh tự nhiên sống linh động. Tuyết Đậu niêm khiến người biết tà chánh rành được mất. Tuy nhiên như thế, ở trên phần của người đạt đạo, tuy ở chỗ được mất mà chẳng được mất. Nếu lấy được mất mà xem các ngàithì không dính dáng. Người nay cần phải mỗi mỗi cùng tột chỗ không được mất, nhiên hậu dùng được mất biện người. Nếu một bề lo giản trạch ngôncú dụng tâm, biết khi nào được xong. Đại sư Vân Môn nói: Kẻ đi hành cước chớ luống dạo châu chơi huyện, muốn được ngôn ngữ rỗng đưa lên đè xuống, đợi Hòa thượng già mở miệng liền hỏi thiền hỏi đạo, hướng thượng hướnghạ, làm sao thế nào, rồi biên chép thành một quyển để trong đãy da, đến bên lò lửa ba người năm người họp đầu thuật lại lăng nhăng, cái này làlời công tài, cái kia là lời tựu thân đả xuất, cái này là lời trên sự,cái kia là lời trong thể. Ông ở nhà cha mẹ ăn cơm xong chỉ nói mộng, nói ta hiểu Phật pháp. Nên biết đi hành cước thế ấy, đến năm lừa mới được thôi dứt. Cổ nhân trong lúc niêm lộng há có chấp hơn thua được mất phải quấy. Đồng Phong yết kiến Lâm Tế rồi, đến núi sâu cất am mà ở. Vị Tăngnày đến nơi kia liền hỏi: Trong đây chợt gặp cọp thì làm sao? Đồng Phong liền làm tiếng cọp rống. Khéo đến việc liền đi. Vị Tăng này cũng biết đem lầm đến lầm, liền làm thế sợ. Am chủ cười ha hả! Tăng nói: Cái lãogiặc. Đồng Phong nói: Làm gì được Lão tăng? Phải thì phải, hai người đều chẳng liễu, ngàn xưa về sau bị người kiểm điểm. Vì thế, Tuyết Đậu nói:Phải thì phải, hai lão ác tặc chỉ biết bịt tai trộm linh. Hai lão này tuy đều là giặc, đương cơ lại chẳng dùng, vì thế bịt tai trộm linh. Hai lão này như bày trận trăm muôn quân, lại chỉ đánh bằng chổi. Nếu luận việc này phải là kẻ có thủ đoạn giết người chẳng thèm ngó lại. Nếu mộtbề thả mà chẳng bắt, một giết mà chẳng tha, đâu khỏi bị người cười chê. Tuy nhiên như thế, cổ nhân kia cũng không có nhiều việc. Xem hai vị thế ấy thảy đều thấy cơ mà làm. Ngũ Tổ nói: “Chánh định thần thông du hí, chánh định huệ cự, chánh định Trang Nghiêm Vương”, chính là người sau gót chân chẳng dính đất. Chỉ kiểm điểm cổ nhân, liền nói có được có mất. Có người nói: Rõ ràng là Am chủ bị thua, có gì dính dáng. Tuyết Ðậu nói: Hai người gặp nhau đều có chỗ phóng qua. Vị Tăng nói: Trong đây chợt gặp cọp thì làm sao? Đồng Phong liền làm tiếng cọp rống. Đây là chỗ phóng qua. Cho đến Đồng Phong nói: Làm gì được Lão tăng. Đây cũng là chỗ phóng qua, rõ ràng rơi vào cơ thứ hai. Tuyết Đậu nói: Cần dùng liền dùng. Người nay nghe nói thế ấy, liền nói: Khi ấy nên cho hành lệnh. Chớ nêndùng gông mù gậy đui. Vào cửa Đức Sơn liền đánh, vào cửa Lâm Tế liền hét, hãy nói ý cổ nhân thế nào? Phần sau Tuyết Đậu chỉ tụng như thế. Hãy nói cứu kính làm sao khỏi được bịt tai trộm linh.
TỤNG:
Kiến chi bất thủ
Tư chi thiên lý
Hảo cá ban ban
Trảo nha vị bị.
Quân bất kiến
Đại Hùng sơn hạ hốt tương phùng
Lạc lạc thanh quang giai chấn địa.
Đại trượng phu kiến dã vô
Thâu hổ vĩ hề loát hổ tu.
DỊCH:
Thấy đó chẳng lấy
Nghĩ đó ngàn dặm
Cọp đẹp vện vằn
Nanh vuốt chưa đủ.
Anh chẳng thấy
Dưới núi Đại Hùng bỗng gặp nhau
Rỡ rỡ tiếng vang rền dội đất.
Đại trượng phu thấy hay không
Nắm đuôi cọp chừ nhổ râu cọp.
GIẢI TỤNG: Hai câu “thấy đó chẳng lấy, nghĩ đó ngàn dặm”, chính ở chỗ hiểm không thể sử dụng. Kia nói làm gì được Lão tăng, nên vì bổn phận giải quyết. Khi ấy nếu hạ được thủ đoạn, kia ắt phải có lời sau. Một người chỉ biết phóng chẳng biết thâu, thấy đó chẳng lấy, sớm đã mây trắng muôn dặm, lại nói cái gì “nghĩ đó ngàn dặm”. Hai câu “cọp đẹp vện vằn, nanh vuốt chưa đủ”, phải thì phải, cọp cũng biết ẩn nanh giấu vuốt, tại sao chẳng biết chụp người? Ba câu “anh chẳng thấy,dưới núi Đại Hùng bỗng gặp nhau, rỡ rỡ tiếng vang rền dội đất”. Một hôm, Bá Trượng hỏi Hoàng Bá: Ở đâu đến? Hoàng Bá thưa: Nhổ nấm dưới núi đến. Bá Trượng hỏi: Lại thấy cọp chăng? Hoàng Bá liền làm tiếng cọp rống. Bá Trượng rút bên hông lấy chiếc búa, làm thế chém. Hoàng Bá ôm đứng liềntát. Đến chiều Bá Trượng thượng đường nói: Ở dưới núi Đại Hùng có một con cọp, cả thảy các ngươi ra vào cần phải nhìn kỹ, chính Lão tăng ngày nay bị nó cắn một cái. Sau này Qui Sơn hỏi Ngưỡng Sơn: Thoại đầu con cọp của Hoàng Bá thế nào? Ngưỡng Sơn thưa: Tôn ý Hòa thượng thế nào? Qui Sơn nói: Khi ấy Bá Trượng nên chặt một búa cho chết, vì sao đến như thế? Ngưỡng Sơn thưa: Chẳng phải vậy. Qui Sơn hỏi: Con lại thế nào? Ngưỡng Sơn thưa: Chẳng những cỡi đầu cọp, cũng biết nắm đuôi cọp. Qui Sơn nói: Tịch con có được câu bờ hiểm. Tuyết Đậu dẫn dùng để rõ phần trước côngán, “rỡ rỡ tiếng vang rền dội đất”. Cái này có chuyển biến tự tại, cầntrong câu có con đường xuất thân. Hai câu “đại trượng phu thấy hay không”, lại thấy chăng? “nắm đuôi cọp chừ nhổ râu cọp”, phải là bổn phận. Mặc ông nắm đuôi cọp, nhổ râu cọp, chưa khỏi một lúc bị xỏ lỗ mũi.