- 1. Bích Nham Lục Giải Đề
- 2. Tắc 01 - Tắc 03
- 3. Tắc 04 - Tắc 06
- 4. Tắc 07 - Tắc 09
- 5. Tắc 10 - Tắc 12
- 6. Tắc 13 - Tắc 16
- 7. Tắc 17 - Tắc 19
- 8. Tắc 20 - Tắc 22
- 9. Tắc 23 - Tắc 25
- 10. Tắc 26- Tắc 30
- 11. Tắc 31 - Tắc 34
- 12. Tắc 35 - Tắc 38
- 13. Tắc 39 - Tắc 43
- 14. Tắc 44 - Tắc 48
- 15. Tắc 49 - Tắc 52
- 16. Tắc 53 - Tắc 56
- 17. Tắc 57 - Tắc 62
- 18. Tắc 63 - Tắc 67
- 19. Tắc 68 - Tắc 72
- 20. Tắc 73 - Tắc 76
- 21. Tắc 77 - Tắc 81
- 22. Tắc 82 - Tắc 85
- 23. Tắc 86 - Tắc 90
- 24. Tắc 91 - Tắc 95
- 25. Tắc 96 - Tắc 98
- 26. Tắc 99 - Tắc 100
Tác giả: Thiền sư Viên Ngộ - Việt dịch: HT. Thích Thanh Từ
Tu viện Chân Không 1980
TẮC 13
BA LĂNG TRONG CHÉN BẠC ĐỰNG TUYẾT
LỜI DẪN: Mây dừng đồng rộng, khắp nơi chẳng giấu. Tuyết phủ hoa lau, khó phân dấu vết. Chỗ lạnh lạnh như băng tuyết, chỗtế tế như mảnh gạo, chỗ sâu sâu mắt Phật cũng khó thấy, chỗ kín kín mangoại khó lường. Nêu một rõ ba nên gác lại, ngồi cắt đầu lưỡi người trong thiên hạ làm sao nói? Hãy nói là việc phần thượng của người nào,thử cử xem?
CÔNG ÁN: Tăng hỏi Thiền sư Ba Lăng: Thế nào là tông Đề-bà? Ba Lăng đáp: Trong chén bạc đựng tuyết.
GIẢI THÍCH: Công án này nhiều người hiểu lầm nói, đây là tông ngoại đạo có giao thiệp gì? Tổ thứ mười lăm là Tôn giả Đề-bà cũng là một trong số ngoại đạo, nhân gặp Tổ thứ mười bốn Tôn giả Long Thọ, lấy cây kim thả trong chậu, Tổ Long Thọ thầm nhận, truyền Tâm tông của Phật, kế thừa làm Tổ thứ mười lăm. Kinh Lăng-già chép: Phật nói tâm làm tông, cửa Không làm cửa Pháp. Mã Tổ nói: “Phàm có câu lời là tông Đề-bà, chỉ do cái này làm chủ, các ngươi là Thiền khách đã từng thể cứu tông Đề-bà chăng? Nếu thể cứu được thì chín mươi sáu thứ ngoại đạo ở Ấn Độ bị ông một lúc hàng phục. Nếu thể cứu chẳng được, chưa khỏi mặc ngược chiếc áo cà-sa.” Hãy nói phải làm sao? Nếu nói ngôn cú là phải cũng không giao thiệp. Nếu nói ngôn cú chẳng phải cũng không giao thiệp. Hãy nói ý Mã Đại sư ở chỗ nào. Sau này Vân Môn nói: Mã Đại sư khéo nói năng, chỉ là không người hỏi. Có vị Tăng hỏi: Thế nào là tông Đề-bà? Vân Mônđáp: Chín mươi sáu thứ, ông là hạng chót.
Xưa có vị Tăng từ giã Đại Tùy, Đại Tùy hỏi: Đi đến đâu? Tăng thưa: Lễ bái Phổ Hiền. Đại Tùy dựng đứng cây phất tử nói: Văn-thù, Phổ Hiền trọn trong đây. Vị Tăng vẽ một vòng tròn, lấy tay đưa trình lên Sư, lại ném ra sau lưng. Đại Tùy gọi: Thị giả đem một chung trà cho vị Tăng này. Vân Môn riêng nói: Tây thiên chặt đầu cắt tay, trong đây tự lãnh mà ra. Lại nói: Cờ đỏ ở trong tay ta. Ở Ấn Độ, người luận nghị thắng tay cầm cờ đỏ, người thua mặc ngược áo cà-sa từ cửa hông ra vào. Tại Ấn Độ, muốn tổ chức luận nghị phải được lệnh vua,ở trong chùa lớn đánh chuông gióng trống sau mới luận nghị. Khi ấy ngoạiđạo ở trong chùa tăng phong cấm chuông trống, cho đó là sa thải. Tôn giả Ca-na-đề-bà biết Phật pháp có nạn, bèn vận thần thông lên lầu đánh chuông muốn tẩn ngoại đạo. Ngoại đạo hỏi: Đánh chuông trên lầu đó là ai? Đề-bà đáp: Trời. Ngoại đạo hỏi: Trời là gì? Đề-bà đáp: Ta. Ngoại đạo hỏi: Ta là gì? Đề-bà đáp: Ta là ngươi. Ngoại đạo hỏi: Ngươi là gì? Đề-bà đáp: Ngươi là chó. Ngoại đạo hỏi: Chó là gì? Đề-bà đáp: Chó là ngươi. Bảy phen như thế, ngoại đạo tự biết đã thua, bèn tự mở cửa. Khi ấy Đề-bà từ trên lầu cầm cờ đỏ đi xuống. Ngoại đạo hỏi: Ngươi sao chẳng sau? Đề-bà đáp: Ngươi sao chẳng trước? Ngoại đạo nói: Ngươi là tiện nhân. Đề-bà đáp: Ngươi là lương nhân. Lần lượt vấn đáp như thế, Đề-bà dùng vô ngại biện chiết phục ngoại đạo. Khi ấy Tôn giả Đề-bà tay cầm cờ đỏ, người thua đứng dưới lácờ. Ngoại đạo toan chặt đầu tạ lỗi, Đề-bà ngăn họ và giáo hóa cho cạo tóc vào đạo. Bấy giờ tông Đề-bà hưng thạnh. Tuyết Đậu sau dùng việc này làm tụng.
Ba Lăng ở trong chúng được hiệu là Giám nhiều lời, thường vác tọa cụ đi hành cước, nhận được đại sự dưới gót chân Vân Môn, nên rất kỳ đặc. Sau Sư xuất thế kế thừa Vân Môn, trước trụ Nhạc Châu Ba Lăng, mà chẳng gửi thư pháp từ, chỉ dùng ba chuyển ngữ dâng lên Vân Môn: 1) - Thế nào là đạo? - Người mắt sáng rơi giếng. 2) - Thế nào là xuy mao kiếm? - Cành cành san-hô chống đến trăng. 3) - Thế nào là tông Đề-bà? -Trong chén bạc đựng tuyết. Vân Môn bảo: Sau này ngày kỵ của Lão tăng, chỉ cử ba chuyển ngữ này đền ơn là đủ. Về sau quả nhiên không tổ chức traikỵ, y theo lời dặn của Vân Môn, chỉ cử ba chuyển ngữ này. Các nơi đáp thoại này phần nhiều nhằm trên sự, chỉ có Ba Lăng nói thế ấy thật là cao vót, chẳng ngại khó hiểu, chẳng bày đôi phần mũi giáo, tám hướng thọ địch, rõ ràng có con đường xuất thân, có cơ hãm hổ, thoát khỏi tình kiến của người. Nếu luận việc bên nhất sắc, đến trong ấy phải là nhà mình thấu thoát xong, lại cần gặp người mới được. Vì thế nói: “Đạo Ngô múa hốt đồng người hiểu, Thạch Củng giương cung tác giả am.” Lý ấy nếu không thầy ấn thọ,toan đem pháp gì huyền đàm. Tuyết Đậu theo sau nêu lên vì người tụng ra:
TỤNG:
Lão Tân Khai
Đoan đích biệt
Giải đạo ngân uyển lý thạnh tuyết
Cửu thập lục cá ưng tự tri
Bất tri khước vấn thiên biên nguyệt.
Đề-bà tông, Đề-bà tông
Xích phan chi hạ khởi thanh phong.
DỊCH:
Lão Tân Khai
Quả thật khác
Khéo nói chén bạc đựng đầy tuyết
Chín mươi sáu thứ nên tự tri
Chẳng biết lại hỏi bên trời nguyệt.
Tông Đề-bà, tông Đề-bà
Dưới lá cờ đỏ gió mát lành.
GIẢI TỤNG: “Lão Tân Khai”, Tân Khai là tên Thiền viện. “Quả thật khác” là lời tán thán của Tuyết Đậu. Hãy nói chỗ nào là khác? Tất cả ngôn ngữ đều là Phật pháp, Sơn tăng nói thoại như thế thành đạolý gì? Tuyết Đậu bày chút ít ý mình bằng câu “quả thật khác”. Về sau mở toang ra nói “khéo nói chén bạc đựng đầy tuyết”. Lại vì ông để lời chúcước “chín mươi sáu thứ nên tự tri”, thua rồi mới được. Nếu ông chẳng biết hỏi lấy bên trời nguyệt. Người xưa từng đáp thoại này rằng: Hỏi lấy bên trời nguyệt. Tuyết Đậu tụng rồi, rốt sau cần có con đường sống, có câusư tử nhảy ngược, lại đề khởi cho ông nói “tông Đề-bà, tông Đề-bà, dưới lá cờ đỏ gió mát lành”. Ba Lăng nói “trong chén bạc đựng tuyết”, vì sao Tuyết Đậu lại nói. “Dưới lá cờ đỏ gió mát lành”, lại biết Tuyết Đậu giết người chẳng dùng đao chăng?
TẮC 14
VÂN MÔN GIÁO LÝ MỘT ĐỜI
CÔNG ÁN: Tăng hỏi Vân Môn: Thế nào là giáo lý một đời? Vân Môn đáp: Đối một nói.
GIẢI THÍCH: Trong dòng Thiền gia muốn biết nghĩa Phật tánh phải quán thời tiết nhân duyên, gọi đó là “truyền riêng ngoài giáo lý, riêng truyền tâm ấn, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”. Ông già Thích-ca bốn mươi chín năm ở đời, ba trăm sáu mươi hội bàn đốn tiệm quyền thật, gọi đó là giáo lý một đời. Vị Tăng này đưa ra hỏi Vân Môn thế nào là giáo lý một đời. Vân Môn sao không vì y giải thuyết rành rẽ, lại nhằm nói “đối một nói”? Vân Môn bình thường trong một câu phải đủ ba câu, nghĩa là câu phú cái càn khôn, câu tùy ba trục lãng, câu tiệt đoạn chúng lưu. Buông đi giữ lại tự nhiên kỳ đặc, như chặt đinh cắt sắt, khiến người nghĩa giải suy nghĩ không thể được. Một Đại tạng giáo chỉ tiêu có ba chữ. Bốn phương tám mặt không có chỗ cho ông đào xới. Nhiều người hiểu lầm nói: Việc đối cơ nghi một thời nên nói thế. Lại nói: Sum la vạn tượng đều là sở ấn của một pháp, nên nói “đối một nói”. Lại nói: Chỉ là nói một pháp kia. Quả thật không có gì dính dáng. Chẳng những không hiểu lại vào địa ngục nhanh như tên bắn. Đâu chẳng biết cổ nhân ý không như thế. Vìthế nói “tan xương nát thịt chưa đủ đền, một câu rõ thấu vượt trăm ức”, thật là kỳ đặc. Thế nào là giáo lý một đời? Chỉ tiêu được câu “đối mộtnói”. Nếu ngay đó tiến được liền về nhà ngồi an ổn, nếu tiến chẳng được hãy lắng nghe xử phân.
TỤNG:
Đối nhất thuyết
Thái cô tuyệt
Vô khổng thiết chùy trùng hạ khiết
Diêm-phù thọ hạ tiếu ha ha
Tạc dạ Ly Long áo giác chiết
Biệt biệt
Thiều Dương lão nhân đắc nhất quyết.
DỊCH:
Đối một nói
Rất cô tuyệt
Chùy sắt không lỗ thêm hạ chốt
Dưới cội Diêm-phù cười ha ha
Đêm qua Ly Long sừng bẻ gãy
Khác khác
Lão nhân Thiều Dương được một mảnh.
GIẢI TỤNG: “Đối một nói, rất cô tuyệt”, Tuyết Đậu khen như thế cũng chưa tới. Câu nói này độc thoát cô nguy quang tiền tuyệt hậu, như bờ cao muôn trượng, như quân trận trăm muôn, không có chỗ choông vào, chỉ là quá ngặt cô nguy. Người xưa nói “muốn được thân thiết chớ đem hỏi đến hỏi, hỏi tại chỗ đáp, đáp ở nơi hỏi”, hẳn là cô tuấn. Hãy nói chỗ nào là cô tuấn? Người khắp thiên hạ làm gì cũng chẳng được. VịTăng này là hàng tác gia nên mới hỏi như thế. Vân Môn lại đáp thế ấy, giống như “chùy sắt không lỗ thêm hạ chốt”. Tuyết Đậu dùng văn ngôn tuyệt khéo. Câu “dưới cội Diêm-phù cười ha ha”, trong kinh Khởi Thế nói: Phía Nam núi Tu-di có cây phệ-lưu-ly ánh sáng chiếu châu Diêm-phù đều sắc xanh.Châu này lấy tên đại thọ làm tên châu, nên gọi Diêm-phù-đề. Cây này bềcao bề rộng bảy ngàn do-tuần, phía dưới có đống vàng Diêm-phù-đàn cao hai mươi do-tuần, bởi vàng từ dưới cây này sanh ra, nên gọi là cây Diêm-phù. Vì thế Tuyết Đậu tự nói kia ở dưới cội Diêm-phù cười ha ha. Thử nói kia cười cái gì? Cười “đêm qua Ly Long sừng bẻ gãy”. Chỉ có chiêm ngưỡng đó, có phần tán thán Vân Môn. Vân Môn nói “đối một nói”, giống cái gì? Giống như bẻ gãy một sừng con Ly Long. Đến trong đó, nếu khôngcó việc thế ấy, đâu thể nói lời thế ấy. Tuyết Đậu một lúc tụng xong, rốt sau lại nói “khác khác, lão nhân Thiều Dương được một mảnh”. Sao chẳngnói được trọn vẹn, mà chỉ nói được một mảnh? Thử nói một mảnh kia ở chỗ nào? Liền được xâu qua người thứ hai.
TẮC 15
VÂN MÔN ĐẢO MỘT NÓI
LỜI DẪN: Đao giết người, kiếm sống người là phong qui của thượng cổ, cũng là chỗ xu yếu của thời nay. Hiện đây cái gì làđao giết người, kiếm sống người, thử cử xem?
CÔNG ÁN: Tăng hỏi Vân Môn: Khi chẳng phải cơ trước mắt, cũng chẳng phải sự trước mắt thì thế nào? Vân Môn đáp: Đảo một nói.
GIẢI THÍCH: Vị Tăng này quả là hàng tác gia khéo hỏi thế ấy. Về mặt tham vấn gọi là thỉnh ích. Đây là câu hỏi trình giải, cũng là câu hỏi tàng phong. Nếu không phải Vân Môn thì chẳng kham đáp được. Vân Môn có thủ đoạn này, kia đã đem hỏi đến thì bất đắc dĩ đáp đó. Vì cớ sao? Bởi hàng tác gia Tông sư như gương sáng trên đài, Hồ đến hiện Hồ,Hán đến hiện Hán. Cổ nhân nói: Muốn được thân thiết chớ đem hỏi đến hỏi. Tại sao? Vì hỏi ở chỗ đáp, đáp tại chỗ hỏi. Từ trước chư Thánh đâu từng có một pháp cho người. Ở đâu có thiền để nói cho ông? Nếu ông chẳng tạo nghiệp địa ngục tự nhiên chẳng chiêu quả địa ngục. Nếu ông chẳng tạo nhân thiên đường tự nhiên chẳng thọ quả thiên đường. Tất cả nghiệp duyên đều tự làm tự chịu. Người xưa đã vì ông phân biệt giải nói rõ ràng. Nếu luận việc này chẳng ở trong ngôn cú. Nếu ở trên ngôn cú thì ba thừa mười hai phần giáo há không là ngôn cú sao? Lại đâu cần Tổ sư từ Ấn sang. Tắc trước nói “đối một nói”, tắc này lại nói “đảo một nói”. Chỉ đổi một chữ, tại sao lại có ngàn muôn sai biệt? Thử nói cái quái lạ ấy ở chỗ nào? Vì thế nói: “Pháp theo pháp hành, pháp tràng tùy chỗ dựng lập, chẳng phảicơ trước mắt, cũng chẳng phải việc trước mắt.” Vậy thế nào? Chỉ tiêu một điểm ngay đầu. Nếu là người đủ mắt, một điểm cũng dối chẳng được. Chỗ hỏi đã quái lạ, chỗ đáp cũng phải thế ấy. Kỳ thật Vân Môn cỡi ngựa giặc đuổi giặc. Có người hiểu lầm nói: Vốn là lời của chủ nhà, trái lại người khách nói, nên Vân Môn bảo “đảo một nói”. Có ăn nhằm vào đâu, chết gấp! Vị Tăng hỏi “khi chẳng phải cơ trước mắt, cũng chẳng phải việc trước mắt thì thế nào” là khá hay, sao Vân Môn chẳng đáp những lời khác, lại chỉđáp y “đảo một nói”? Vân Môn một lúc đập nát y. Đến trong ấy nói “đảomột nói” cũng là trên da thịt lành khoét làm thương tích. Vì sao? Vì cái hứng trên dấu vết ngôn từ là lý do mây trắng bay muôn dặm mà khác đường. Giả sử một lúc không ngôn không cú, cây cột, lồng đèn đâu từng có ngôn cú,lại hiểu chăng? Nếu không hiểu, đến trong đây cần có chuyển động mới biết chỗ rơi.
TỤNG:
Đảo nhất thuyết
Phân nhất tiết
Đồng tử đồng sanh vị quân quyết
Bát vạn tứ thiên phi phụng mao
Tam thập tam nhân nhập hổ huyệt.
Biệt biệt
Nhiễu nhiễu thông thông thủy lý nguyệt.
DỊCH:
Đảo một nói
Chia một mảnh
Đồng chết đồng sống vì anh giải
Tám vạn bốn ngàn chẳng phụng mao
Ba mươi ba người vào hang cọp.
Riêng riêng
Lăng xăng lộn xộn trăng trong nước.
GIẢI TỤNG: Tuyết Đậu quả là tác gia, dưới một câu liền nói “chia một mảnh”, rõ ràng phóng qua một cái, cùng kia nắm tay đồng hành. Từ trước đến đây Sư có thủ đoạn phóng đi, dám cùng ông vào bùn vào nước, đồng chết đồng sống. Do đó, Tuyết Đậu tụng thế ấy, kỳ thật khôngcó chỉ thú khác, cốt vì ông gỡ niêm mở trói, nhổ đinh tháo chốt. Hiện nay lại nhân ngôn cú chuyển sanh tình giải. Như Nham Đầu nói: “Tuyết Phong tuy cùng ta đồng điều sanh, chẳng cùng ta đồng điều tử.” Nếu chẳng phải người toàn cơ thấu thoát, được đại tự tại, đâu thể cùng ông đồng sanh đồng tử. Tại sao? Vì kia không có những thứ được mất phải quấy chỗ rỉ chảy. Thế nên Động Sơn nói: Nếu cần nhận rõ người hướng thượng chânhay ngụy, có ba thứ rỉ chảy (sấm lậu): tình rỉ chảy, kiến rỉ chảy, ngữrỉ chảy. Tình rỉ chảy là trí thường thuận nghịch, chỗ thấy thiên khô. Kiến rỉ chảy là cơ chẳng lìa vị, rơi trong biển độc. Ngữ rỉ chảy là thể diệu mất tông, cơ lầm chung thủy. Ba thứ rỉ chảy này nên tự biết đó. Lại cóba huyền: thể trung huyền, cú trung huyền, huyền trung huyền. Cổ nhân đến cảnh giới này, toàn cơ đại dụng, gặp sanh cùng ông đồng sanh, gặp tử cùng ông đồng tử, nhằm trong miệng cọp nằm ngang, buông sải tay chân, ngàn dặm muôn dặm tùy ông mang đi. Tại sao? Trả lại cho kia một cái phóng này mới được. Câu “tám muôn bốn ngàn chẳng phụng mao”, ở hội Linh Sơn có tám muôn bốn ngàn Thánh chúng chẳng phải phụng mao vậy. Nam sử chép: Thời Tống có Tạ Siêu Tông, người đất Trần quận Dương Hạ, con củaTạ Phụng, bác học văn tài kiệt tuấn, trong triều không ai bì kịp, thời nhân cho là người bậc nhất, giỏi về văn, làm Vương phủ Thường thị. Vương mẫu là Ân Thúc Nghi chết, Siêu Tông làm văn tấu, vua Võ Đế xem văn rất mựckhen thưởng nói: Siêu Tông đặc biệt có phụng mao (lông phụng). Cổ thi rằng:
TỤNG:
Triều bãi hương yên huề mãn tụ
Thi thành châu ngọc tại huy hào
Dục tri thế chưởng ty luân mỹ
Trì thượng như kim hữu phụng mao.
DỊCH:
Triều bãi khói hương mang đầy áo
Thơ thành châu ngọc ở bút lông
Muốn biết chỉ tơ trong tay đẹp
Hiện tại trên hồ có phụng mao.
Ngày xưa trên hội Linh Sơn bốn chúng nhóm họp, Thế Tôn đưa cành hoa lên, chỉ riêng Tổ Ca-diếp miệng cười chúm chím, ngoài ra không ai biết là tông chỉ gì? Do đó Tuyết Đậu nói: “támmuôn bốn ngàn chẳng phụng mao”. “Ba mươi ba người vào hang cọp”, Tổ A-nan hỏi Tổ Ca-diếp: Ngoài chiếc y Kim Lan, Thế Tôn còn truyền riêng pháp gì? Tổ Ca-diếp gọi: A-nan! A-nan ứng thanh: Dạ! Ca-diếp bảo: Cây phướn trước chùa ngã. A-nan liền tỉnh ngộ. Về sau Tổ Tổ truyền nhau, từ Ấn Độ đến Trung Hoa cả thảy ba mươi ba vị, đều có thủ đoạn vào hang cọp. Cổ nhân nói: Chẳng vào hang cọp làm sao bắt được cọp con. Vân Môn thuộc hạng người này, khéo hay đồng chết đồng sống. Tông sư vì người phải được như thế. Ngồi trên giường gỗ xả được, bảo ông đập phá, cho ông nhổ râu cọp, cũng phải đếnloại điền địa này mới được. Phải được bảy việc tùy thân mới được đồng sanh đồng tử: cao thì đè xuống, thấp thì nâng lên, chẳng đủ thì cho, ởtrên ngọn cao chót vót thì đưa vào cỏ rậm, rơi trong cỏ rậm thì đưa lên ngọn chót vót, nếu ông vào vạc dầu sôi lò lửa đỏ ta cũng vào vạc dầu lò lửa, kỳ thật không có gì lạ, chỉ cần mở niêm cởi trói, nhổ đinh tháo chốt, cởi dây dàm, tháo gỡ yên cương. Hòa thượng Bình Điền có bài tụngrất hay:
TỤNG:
Linh quang bất muội
Vạn cổ huy du
Nhập thử môn lai
Mạc tồn tri giải.
DỊCH:
Linh quang chẳng tối
Sáng rỡ muôn đời
Vào được cửa này
Chẳng còn tri giải.
Câu “riêng riêng, lăng xăng lộn xộn trăng trong nước” chẳng ngại có con đường xuất thân, cũng có máy sống người. Tuyết Đậu niêm rồi, bảo người tự minh ngộ sanh cơ, chớ theo ngữ cú của người. Nếu ông theo người chính là lăng xăng lộn xộn trăng trong nước, hiện nay làm sao được bình ổn? Phóng qua một cái.
TẮC 16
CẢNH THANH THỐT TRÁC CƠ
LỜI DẪN: Đạo không ngang tắt, người đứng cô nguy, pháp chẳng kiến văn, nói nghĩ xa bặt. Nếu hay ra khỏi rừng gai góc, khéo mở cái trói buộc của Phật Tổ, được chỗ ruộng đất ổn mật. Chư thiên không biết đường cúng hoa, ngoại đạo không thấy cửa để lén ngó. Trọn ngày đimà chưa từng đi, trọn ngày nói mà chưa từng nói. Bèn khả dĩ tự do tự tại. Xoay cái cơ thốt trác, dụng cây kiếm sống chết. Dù được như thế, cần phải biết lập phương tiện giáo hóa, một tay nâng lên một tay đè xuống vẫn được đôi phần. Nếu là việc trên bổn phận còn chẳng dính dáng. Thế nào là việc bổn phận, thử cử xem?
CÔNG ÁN: Tăng hỏi Cảnh Thanh: Học nhân thốt (kêu) thỉnh Thầy trác (mổ)? Cảnh Thanh bảo: Lại được sống chăng? Tăng thưa: Nếu chẳng sống bị người cười chê. Cảnh Thanh bảo: Cũng là kẻ ở trong cỏ.
GIẢI THÍCH: Cảnh Thanh kế thừa Tuyết Phong. Sư cùng Bổn Nhơn, Huyền Sa, Sơ Sơn, Thái Nguyên Phù đồng thời yết kiến Tuyết Phong, được yếu chỉ. Sau Sư thường dùng cơ thốt trác (kêu mổ) để khai thị kẻ hậu học, khéo hay ứng cơ thuyết pháp. Sư dạy chúng: Phàm người đi hành cước phải đủ con mắt đồng thời thốt trác, có cái dụng đồng thời thốt trác, mới gọi là Thiền tăng. Như mẹ muốn trác (mổ) thì con không thể chẳng thốt (kêu), con muốn thốt (kêu) thì mẹ không thể chẳng trác (mổ). Có vị Tăng ra hỏi: Mẹ trác con thốt, ở trên phần của Hòa thượng thành được việc gì? Cảnh Thanh đáp: Tin tức hay. Tăng hỏi: Mẹ trác conthốt, ở trên phần của học nhân thành được việc gì? Cảnh Thanh đáp: Bàycái bộ mặt. Vì thế đồ đệ Cảnh Thanh có cơ thốt trác.
Vị Tăng này cũng là khách trong môn hạ, nên hiểu được việc trong nhà, mới hỏi: Học nhân thốt thỉnh Thầy trác? Câu hỏi này trong tông Tào Động gọi là tá sự minh cơ (mượn việc rõ cơ). Vì sao nhưthế? Con kêu mẹ mổ tự nhiên đúng lúc. Cảnh Thanh cũng khéo, đáng gọi là tay chân tương ưng, tâm mắt chiếu nhau, liền đáp: “Lại được sống chăng?” Vị Tăng kia cũng khéo, cũng biết cơ biến, dưới một câu có khách có chủ, có chiếu có dụng, có chết có sống, liền thưa: “Nếu chẳng sống bị ngườichê cười.” Cảnh Thanh bảo: “Cũng là kẻ ở trong cỏ.” Bậc nhất là vào bùn vào nước, Cảnh Thanh quả là thủ đoạn ác. Vị Tăng này đã biết hỏi thế ấy, vì sao lại nói là “kẻ ở trong cỏ”? Bởi vậy, bậc tác gia phải nhãn mục thế ấy, như chọi đá nháng lửa, như làn điện chớp, kết được hay kết chẳng được chưa khỏi tan thân mất mạng. Nếu được thế ấy, liền thấy Cảnh Thanh nói “kẻ ở trong cỏ”.
Nam Viện dạy chúng: Các nơi chỉ đủ con mắt thốt trác đồng thời, mà không đủ cái dụng thốt trác đồng thời. Có vị Tăng ra hỏi: Thế nào là cái dụng thốt trác đồng thời? Nam Viện bảo: Tác gia chẳng thốt trác, thốt trác đồng thời mất. Tăng thưa: Vẫn là chỗ nghi của con. Nam Viện bảo: Tại sao là chỗ nghi của ông? Tăng thưa: Mất. Nam Viện liền đánh. Vị Tăng không chấp nhận. Nam Viện đuổi ra. Vị Tăng này sau đến trong hội Vân Môn nhắc lại thoại này, có vị Tăng nói “cây gậy của Nam Viện gãy”. Vị Tăng bỗng nhiên có tỉnh. Hãy nói ý tại chỗ nào? Vị Tăng này trở lại yết kiến Nam Viện, Nam Viện vừa tịch, đến yết kiến Phong Huyệt. Ông vừa lễ bái, Phong Huyệt hỏi: Có phải vị Tăng khi tiên sư còn sống hỏi thốt trác đồng thời ấy chăng? Tăng thưa: Phải. Phong Huyệt hỏi: Khi ấy ông hiểu thế nào? Tăng thưa: Con buổi đầu giống như người đi trong ánh đèn. Phong Huyệt bảo: Ngươi đã hiểu. Hãy nói là đạo lý gì? Vị Tăng này chỉ nói “con buổi đầu giống như người đi trong ánh đèn”, tại sao Phong Huyệt lại bảo y “ông đã hiểu”? Sau này Thúy Nham niêm rằng: Nam Viện tuy nhiên toan tính trong màn, đâu ngờ đất rộng người thưa, kẻ tri âm quá ít. Phong Huyệt niêm rằng: Nam Viện khi ấy đợi y mở miệng đánh ngay xương sống, xem y làm gì?
Nếu thấy được công án này là thấy chỗ vị Tăng kia cùng Cảnh Thanh thấy nhau. Các ông làm sao khỏi được Cảnh Thanh nói “kẻ ở trong cỏ”? Vì thế, Tuyết Đậu thích Cảnh Thanh nói “kẻ ở trong cỏ”, liền tụng ra:
TỤNG:
Cổ Phật hữu gia phong
Đối dương tao biếm bác
Tử mẫu bất tương tri
Thị thùy đồng thốt trác
Trác giác du tại xác
Trùng tao phác
Thiên hạ nạp Tăng đồ danh mạo.
DỊCH:
Cổ Phật có gia phong
Đối nêu bị lột đuổi
Mẹ con chẳng biết nhau
Thì ai đồng kêu mổ
Mổ biết, vẫn trong vỏ
Lại bị vỗ
Cả thảy Thiền tăng theo danh mạo.
GIẢI TỤNG: “Cổ Phật có gia phong”, Tuyết Đậu tụng một câu xong rồi. Phàm là người xuất đầu tức là gần bên chẳng được. Nếu gần bên được thì muôn dặm Nhai Châu, vừa xuất đầu bèn rơi trong cỏ. Dù chobảy dọc tám ngang chẳng tiêu một cái ấn tay. Tuyết Đậu nói “cổ Phật cógia phong”, chẳng phải hiện nay thế ấy. Đức Thích-ca khi mới sanh, taychỉ trời tay chỉ đất nói “trên trời dưới trời, chỉ ta hơn hết”. Vân Môn nói: “Khi ấy tôi thấy đập một gậy chết tốt, cho chó ăn, mới mong thiênhạ thái bình.” Như thế mới đền được cái ơn lớn. Vì thế, cái cơ thốt trác đều là “cổ Phật có gia phong”. Nếu người đạt được đạo này, liền hay một đấm, đấm ngã lầu Hoàng Hạc, một đạp, đạp nhào Châu Anh Võ. Như đống lửa lớn, gần nó thì cháy hết mặt mày. Như kiếm Thái A toan hươi thì tan thân mất mạng. Cái này chỉ là người thấu thoát được đại giải thoát, mới haynhư thế. Nếu là kẻ lầm nguồn kẹt câu, nhất định bám vào loại thuyết thoại này chẳng được. “Đối nêu bị lột đuổi”, tức là một khách một chủ,một hỏi một đáp, ở chỗ hỏi đáp liền có lột toác đuổi đi, gọi đó là “đối nêu bị lột đuổi”. Tuyết Đậu biết thấu việc này, nên chỉ cần hai câu làtụng xong. Về sau chỉ là rơi trong cỏ, vì ông chú phá. “Mẹ con chẳng biết nhau, thì ai đồng kêu mổ”, mẹ tuy mổ mà không thể đến con kêu, con tuy kêu mà không thể đến mẹ mổ, mỗi bên đều không thể biết nhau. Chínhkhi kêu mổ (gà con kêu gà mẹ mổ khi trứng gà sắp nở) thì ai đồng kêu mổ? Nếu hiểu thế ấy thì vượt ra câu sau của Tuyết Đậu không nổi. Vì sao? Hương Nghiêm nói: “Con kêu mẹ mổ, con biết không vỏ, mẹ con đều quên, ứng duyên chẳng tối, đồng đạo xướng hòa, diệu huyền độc cước.” Tuyết Đậu chẳng ngại rơi trong cỏ làm sắn bìm. Tụng nói một chữ “mổ” là chỉ CảnhThanh đáp “lại được sống chăng”. Tụng nói chữ “biết” là chỉ vị Tăng này nói “nếu chẳng sống bị người chê cười”. Vì sao Tuyết Đậu lại nói “còn trong vỏ”? Tuyết Đậu nhằm trong đá nháng phân biệt trắng đen, trong cơđiện xẹt chia mối góc. Cảnh Thanh nói “cũng là kẻ trong cỏ”, Tuyết Đậulại bảo “lại bị vỗ”. Chỗ khó này chính là Cảnh Thanh nói “cũng là kẻ trong cỏ”. Bảo là Cảnh Thanh móc tròng con mắt người được chăng? Câu này có phải còn “trong vỏ” chăng? Hẳn là chẳng giao thiệp. Vì sao như thế?Nếu người hiểu được đi hành cước quanh trong thiên hạ vẫn có phần đền ơn. Sơn tăng nói thoại thế ấy cũng là kẻ rơi trong cỏ. “Cả thảy Thiền tăngtheo danh mạo”, ai là người chẳng danh mạo? Đến trong đây Tuyết Đậu tựchẳng khỏi danh mạo, lại làm lụy đến cả thảy Thiền tăng. Hãy nói Cảnh Thanh thế nào là chỗ vì vị Tăng kia? Cả thảy Thiền tăng nhảy chẳng khỏi.