- Bài 01. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 02. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 03. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 04. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 05. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 06. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 07. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 08. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 09. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 10. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 11. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 12. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 13. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 14. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 15. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 16. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 17. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 18. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 19. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 20. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 21. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 22. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 23. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 24. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 25. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 26. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 27. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 28. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 29. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 30. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 31. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 32. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 33. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 34. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 35. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 36. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 37. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 38. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 39. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 40. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 41. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 42. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 43. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 45. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 46. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 47. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 48. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 49. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 50. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 51. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 52. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 53. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 54. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 55. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 56. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 57. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 58. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 59. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 60. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 61. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 62. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 63. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 64. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 65. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 66. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 69. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 70. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 71. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 72. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 73. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 74. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 75. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 76. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 77. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 78. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 79. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 80. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 81. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 82. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 83. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 84. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 85. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 86. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 87. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 88. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 89. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 90. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 91: Kinh Lăng Già giải nghĩa (hết)
KINH LĂNG GIÀ
GIẢI NGHĨA
Toàn Không
(Tiếp theo)
MỤC6:
TƯỚNG SÁT NA HOẠI
CỦA CÁC PHÁP:
Khi ấy Đại Huệ Bồ Tát lại bạch Phật rằng:
- Thế Tôn! Cúi xin vì đại chúng thuyết tướng sát na (1) hoại của tất cả các pháp. Thế Tôn! Thế nào là tướng SÁT NA của tất cả các pháp?
Phật bảo Đại Huệ: Hãy chú ý nghe và khéo ghi nhớ, Ta sẽ vì ông mà thuyết.
- Đại Huệ! Nói TẤT CẢ PHÁP là những pháp thiện, bất thiện, vô ký (2), hữu vi vô vi (3), thế gian, xuất thế gian, có tội, vô tội, hữu lậu vô lậu (4), thọ bất thọ v.v... Đại Huệ! Lược thuyết tâm, ý, ý thức và tập khí, là nhân của năm thứ thọ ấm (5), cũng là tập khí của tâm, ý, ý thức nuôi dưỡng phàm phu sanh vọng tưởng thiện và bất thiện.
- Đại Huệ! Người tu Tam muội, Tam muội chánh thọ, hiện pháp lạc trụ, gọi là Thánh Hiền, thuộc về pháp thiện vô lậu. Đại Huệ! Nói THIỆN, BẤT THIỆN có tám thứ thức. Thế nào là tám? Ấy là Như Lai Tạng, gọi là thức tạng, tâm, ý, ý thức và Tiền Ngũ Thức, chẳng phải như ngoại đạo sở thuyết.
- Đại Huệ! Tiền ngũ thức và tâm, ý, ý thức đều hay phân biệt cảnh trần, tướng thiện hay bất thiện; hễ tâm động thì duyên khởi, duyên hội thì tâm sanh, lần lượt chuyển biến, Tiền Ngũ Thức chuyển biến theo thức thứ sáu thì có phân biệt thiện ác, chuyển biến theo thức thứ bảy thì có tánh chấp trước, chuyển biến theo thức thứ tám thì có chủng tử. Bảy thức trước tương tục thì có hoại, thức thứ tám lưu chú (6) thì chẳng hoại. Nhưng thức thứ tám cùng bảy thức kia thể chẳng có khác, nên bảy thức kia sanh diệt thì thức thứ tám cũng phải theo đó hoặc sanh hoặc diệt. Vì chẳng biết cảnh trần do tự tâm hiện, vốn chưa từng sanh diệt mà chúng sanh thấy cảnh giới hư vọng, sanh tưởng chấp lấy, nên theo thứ lớp diệt rồi sanh, sanh rồi diệt, thấy hình tướng sai biệt là do ý thức nhiếp thọ (7), cùng Tiền Ngũ Thức tương ưng, sanh thời gian sát na chẳng trụ, gọi là Sát Na.
- Đại Huệ! Nói SÁT NA là Tạng Thức trong Như Lai Tạng, đồng sanh tập khí ý thức sát na, tập khí vô lậu thì chẳng phải sát na, sát na này chẳng phải phàm phu có thể biết. Ngoại đạo chấp trước sát na luận, chẳng biết tất cả pháp sát na là phi sát na, chấp đoạn kiến phá hoại pháp Vô Vi. Đại Huệ! Nhị Thừa đã dứt phiền não chướng nên thức thứ bảy chẳng lưu chuyển, chẳng thọ khổ vui mà chẳng phải cái nhân của Niết Bàn. Đại Huệ! Nói Như Lai Tạng là có thọ sự khổ vui, cùng với nhân kia hoặc sanh hoặc diệt, ngoại đạo say đắm rượu của Tứ Trụ Địa Vô Minh (8), phàm phu chẳng biết là do vọng tưởng huân tập nơi tâm, nên thấy có sát na.
- Lại nữa, Đại Huệ! Như vàng ròng, kim cương, Xá lợi của Phật có tánh đặc biệt, trọn chẳng thể hoại. Đại Huệ! Người chứng Tự Giác Thánh Trí, đắc chánh pháp Vô Gián chẳng có tướng sát na sanh diệt. Nếu có sát na thì bậc Thánh chẳng phải Thánh, mà bậc Thánh luôn luôn là Thánh, như vàng ròng kim cương, dù trải qua vô số kiếp mà chất lượng chẳng giảm. Bởi phàm phu chẳng khéo hiểu pháp thuyết vi diệu ẩn mật của Ta, đối với tất cả pháp trong và ngoài tưởng có sát na sanh diệt.
Khi ấy, Thế Tôn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:
1. Tánh KHÔNG chẳng sát na,
Phàm phu vọng chấp có.
Như dòng sông, tim đèn,
Và chủng tử nẩy mầm.
2. Dời đổi rất nhanh chóng,
Đều do hành ấm chuyển.
Nghĩa sát na Ta thuyết,
Tịch tịnh lìa sở tác.
3. Sát na dứt phiền não,
Tất cả pháp chẳng sanh.
Có sanh thì có diệt,
Chẳng có kẻ ngu thuyết.
4. Tánh tương tục chẳng dừng,
Do vọng tưởng huân tập.
Bởi vô minh làm nhân,
Vọng tâm từ đó sanh.
5. Khi sắc tướng chưa sanh,
Có gì để phân biệt?
Thấy sanh diệt tương tục,
Theo đó chấp tâm khởi.
6. Nếu chẳng trụ nơi Sắc,
Theo duyên gì để sanh?
Sanh từ vật khác sanh,
Thì nhân sanh chẳng thật.
7. Chẳng thật thì chẳng thành,
Sao có sát na hoại?
Người tu hành chánh định,
Như kim cương, xá lợi.
8. Việc đời còn chẳng hoại,
Huống là đắc chánh pháp!
Như Lai cụ túc trí,
Cùng Tỳ Kheo bình đẳng.
9. Sao còn thấy sát na?
Tất cả cảnh huyễn hóa,
Sắc tướng chẳng sát na,
Nơi sắc tướng chẳng thật,
Xem cho là chân thật.
GIẢI NGHĨA:
(1) Sát Na: Một khoảng thời gian rất ngắn, đơn vị thời gian của một niệm, một ý nghĩ chợt khởi lên rất ngắn, chỉ bằng một phần 75 của một giây đồng hồ.Theo Luận Câu xá thì: 1 ngày đêm (24 giờ) bằng 30 mâu hô lật đa (muhùrta), 1 mâu hô lật đa bằng 30 lạp phược (Lava), 1 lạp phược bằng 60 đát sát na (Tat-kwaịa), 1 đát sát na bằng 120 sát na. Tóm lại 1 giây đồng hồ = 30x30x60x120 / 24x60x60 = 75 sát na.
(2) Vô ký: Không ghi, như không thiện không ác.
(3) Hữu vi vô vi: Hữu vi là dụng tâm tạo tác, tất cả những gì do nhân duyên tạo tác đều vô thường và khổ. Vô vi trái với Hữu vi, là tùy thuận tự nhiên, không dụng tâm tạo tác, không trái đạo lý.
(4) Hữu lậu vô lậu: Lậu nghĩa là chảy mất, rò rỉ ra, là tên gọi khác của phiền não. Hữu lậu là tất cả những gì sinh diệt trong 3 cõi dục, sắc và vô sắc giới đều do nhân duyên tạo tác, đều vôthường, khổ.Vô Lậu trái với Hữu lậu, là dứt tất cả các dính mắc của Dục, Sắc và Vô Sắc giới. Không còn tập khí phiền não.
(5) Năm thọ ấm: Gọi là Năm Ấm gồm: Tham ái, sân hận, hôn trầm (thùy mien), trạo hối (phóng dật), nghi ngờ.
(6) Lưu chú:Dòng nước trôi chảy. Để nói pháp hữu vi sinh diệt từng sát na không dứt; hoặc phiền não vọng tưởng liên tục bất tận.
(7) Nhiếp thọ: Là thu lấy và gìn giữ.
(8) Tứ Trụ Địa Vô Minh: LàDục ái, Sắc ái, Hữu ái và Kiến ái vô minh.
Mục 6, Quyển 4 này, Bồ Tát Đại Huệ lại thỉnh Phật xin vì đại chúng thuyết tướng hoại diệt mau chóng (sát na) của tất cả các pháp.
Đức Phật giảng rằng: “- Đại Huệ! Nói Tất Cả Pháp là những pháp thiện, bất thiện, vô ký(1), hữu vi vô vi (3), thế gian, xuất thế gian, có tội, vô tội, hữu lậu vô lậu (4), thọ bất thọ v.v... Đại Huệ! Lược thuyết tâm, ý, ý thức và tập khí, là nhân của năm thứ thọ ấm, cũng là tập khí của tâm, ý, ý thức nuôi dưỡng phàm phu sanh vọng tưởng thiện và bất thiện”.
Nghĩa là tất cả những pháp lành (thiện), dữ ác (bất thiện), không lành không dữ (vô ký), có dụng tâm tạo tác hay không (hữu vi vô vi), thuộc về thế gian, hay xuất thế gian, có tội hay vô tội, có tập khí dính mắc hay không (hữu lậu vô lậu), có nhận dung nạp hay không (thọ bất thọ) v.v... Lược nói về tướng các hiện tượng vạn vật thế giới (tâm), khởi niệm liên tục (ý), so đo vọng chấp (ý thức) và thói quen (tập khí) của nhân sinh ra từTham ái, sân hận, hôn trầm thùy miên, trạo hối phóng dật, nghi ngờ (nămthọ ấm). Cũng là tập khí của tâm, ý, ý thức nuôi dưỡng phàm phu sinh vọng tưởng thiện và bất thiện.
Ngài giảng tiếp: “- Đại Huệ! Người tu Tam muội, Tam muội chánh thọ, hiện pháp lạc trụ, gọi là Thánh Hiền, thuộc về pháp thiện vô lậu. Đại Huệ! Nói THIỆN, BẤT THIỆN có tám thứ thức. Thế nào là tám? Ấy là Như Lai Tạng, gọi là thức tạng, tâm, ý, ý thức và Tiền Ngũ Thức, chẳng phải như ngoại đạo sở thuyết”.
Nghĩa là người tu chuyên nhận thức tánh không trong toàn thể cấu trúc vật chất (Tam muội), cảm thọ đúng về đối tượng trong khi thiền quán (Tam muội chánh thọ), thể hiện tịch tĩnh an vui (pháp lạc trụ), gọi là Thánh Hiền, thuộc về pháp không còn thói quen dính mắc (thiện vô lậu). Nói Thiện, Bất Thiện là nói về Tám thứ Thức là Như Lai Tạng, gọi là Tạng Thức, tướng các hiện tượng vạn vật thế giới (Tâm), khởi niệm liên tục (Ý), so đo phân biệt vọng chấp (Ý thức) và Năm Thức đầu (Tiền Ngũ Thức), chẳng phải như thuyết ngoại đạo.
(Còn tiếp)