Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 50. Kinh Lăng Già giải nghĩa

04/10/201915:36(Xem: 4397)
Bài 50. Kinh Lăng Già giải nghĩa

KINH LĂNG GIÀ

GIẢI NGHĨA

Toàn Không

(Tiếp theo)

 

 

CƯỚC CHÚ: Của người dịch: Hòa Thượng Duy Lực:

     Nói về THẦN LỰC BIẾN HÓA CỦA NHƯ LAI: Như năm trăm vị Tỳ Kheo trong hội Linh Sơn, đã đắc bốn thứ thiền định và năm thứ thần thông, nhưng chưa đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn (chưa thể nhập lý vô sinh vô diệt), nhờ sức thần thông của Túc Mạng Trí, mỗi mỗi tự thấy quá khứ giết cha hại mẹ và tạo nhiều tội nặng khác, nên trong tâm tự hoài nghi, do đó chẳng thể chứng nhập pháp thâm sâu.

     Cho nên, Văn Thù Bồ Tát thừa oai thần Phật, bèn dùng tay cầm gươm bén bức bách Như Lai (dụ cho ác tâm làm thân Phật chảy máu, cũng là một phương tiện để độ năm trăm vị Tỳ Kheo). Khi ấy, Thế Tôn bảo Văn Thù Bồ Tát rằng: “ỏỏ thôi, thôi!, chớ nên phản nghịch hại ta; Ta ắt sẽ bị hại”; ấy là khéo bị hại, tại sao? Vì Văn Thù Bồ Tát xưa nay đã chẳng có tướng nhân ngã, chỉ vì trong tâm họ (năm trăm vị Tỳ Kheo) thấy có nhân ngã, khi nội tâm sanh khởi ngã, thì sẽ bị hại (người tu ắt phải phá ngã chấp), nên gọi là hại ỏỏ.

     Khi ấy, năm trăm vị Tỳ Kheo tự ngộ bản tâm như mộng, như huyễn, nơi mộng huyễn chẳng có nhân ngã, cho đến chẳng có cái năng sanh, sở sanh của cha mẹ, do đó, năm trăm vị Tỳ Kheo đồng thanh tán thán rằng: “Văn Thù bậc Đại Trí, thấu tận đáy các pháp, khéo dùng phương tiện bức bách Như Lai, thị hiện dùng gươm bén (năng hại) và thân Phật (sở hại) đều do tâm tạo, một tướng chẳng có hai, Vô Tướng ắt Vô Sở Sanh, thì làm sao có sự giết hại kia!

     Nay nói thần lực biến hóa của Như Lai, là dùng phương tiện khiến những kẻ tạo tội Vô Gián đều được giải thoát, cũng chứng tỏ "Nhất thiết duy tâm tạo" vậy”.

 

3). TRI GIÁC CỦA PHẬT:

     Khi ấy, Đại Huệ bồ tát lại bạch Phật rằng:

- Thế Tôn! Cúi xin vì đại chúng giảng thuyết thế nào là tri giác của Phật?

     Phật bảo Đại Huệ:

- Giác được nhân và pháp Vô Ngã, liễu tri hai chướng phiền não và sở tri, lìa hai thứ sanh tử phần đoạn và biến dịch, đoạn dứt hai thứ phiền não vô minh và ái nghiệp, ấy gọi là tri giác của Phật. Thanh Văn, Duyên Giác đắc được pháp này cũng gọi là Phật, do nhân duyên này Ta thuyết Nhất Thừa.

     Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

Khéo biết hai vô ngã

Hai chướng phiền não dứt

Lìa hẳn hai sinh tử

Gọi là tri giác Phật.

 

GIẢI NGHĨA:

     Khi ấy, Bồ Tát Đại Huệ lại thỉnh Phật thuyết về tri giác của Phật, Ngài giảng vắn tắt rằng: “Giác được nhân và pháp Vô Ngã, liễu tri hai chướng phiền não và sở tri, lìa hai thứ sinh tử phần đoạn và biến dịch, đoạn dứt hai thứ phiền não vô minh và ái nghiệp, ấy gọi là tri giác của Phật. Thanh Văn, Duyên Giác đắc được pháp này cũng gọi là Phật, do nhân duyên này Ta thuyết Nhất Thừa”. Để hiểu rỏ đoạn này, chúng ta lần lượt cùng phân tích:

 

1. GIÁC NHÂN VÀ PHÁP VÔ NGÃ:

     Giác nhân và pháp vô ngã là biết rõ ràng thân tâm chẳng phải là ta (nhân vô ngã) và của cải tài sản cùng trăm nghìn thứ khác chẳng phải của ta (pháp Vô Ngã); chẳng những biết mà còn phải hành động trong cuộc sống xem có thực sự nhân và pháp vô ngã chưa, hay chỉ biết hời hợt. Vì khi áp dụng trong thực tế thì mới thấy rõ cái ta, người, cái của ta, cái của người qúa khác biệt quan trọng chẳng phải là không là giả mà là thật, như vậy thì chưa thể gọi là nhân vô ngã pháp vô ngã như ý nghĩa mà Phật nói. Chúng ta phải tu luyện sửa đổi như thế nào để chẳng còn một tí chấp ta người chúng sinh thọ giả và vạn vật là thật mới được gọi là “giác nhân và pháp vô ngã”.

 

2. LIỄU TRI HAI CHƯỚNG PHIỀN NÃO:

     Liễu tri là biết rõ hai thứ phiền não như sau:

1- PHIỀN NÃO CHƯỚNG:

     Phiền não chướng do 6 căn tham ái nên có mừng giận, buồn vui, yêu ghét, ham thích; cũng là do si mê, kiêu mạn, nghi ngờ, đố kị, ganh ghét v.v… tất cả đều chướng ngại giải thoát.

 

2- SỞ TRI CHƯỚNG:

     Là những cái biết do học hỏi tốt hay ô nhiễm của thế gian từ khi sinh ra cho đến ngày nay, đây là về trí tuệ do học hỏi, tri kiến do bộ óc nhận thức, đều làm chướng ngại cho sự kiến tính.

 

     Nếu biết rõ (liễu tri) hai thứ chướng này thì phải hiểu rằng những thứ phiền não và sở tri kể trên là những chướng ngại ngăn cản sự giải thoát nên phải diệt trừ sạch sẽ.

 

3. LÌA HAI THỨ SINH TỬ:

     Hai thứ sinh tử là phần đoạn và biến dịch.

1- LÌA PHẦN ĐOẠN SINH TỬ:

     Phần đoạn là chỉ cho sự sinh ra chết đi của chúng sinh trong Ba cõi là Dục, Sắc và Vô Sắc; trong sáu đường là Trời, Thần, Người, Qủy, Súc sinh, Địa ngục (hữu vi sinh tử). Do tạo nghiệp khác nhau nên chúng sinh chiêu cảm quả báo sinh tử trong 3 cõi có thân tướng đẹp, xấu, tuổi thọ dài, ngắn khác nhau, vì thế gọi là Phần đoạn sinh tử. Theo Duy thức thì Phần đoạn sinh tử lấy nghiệp thiện ác hữu lậu làm nhân trực tiếp và lấy Phiền não chướng làm nhân gián tiếp mà chiêu cảm quả khác biệt trong 3 cõi. Phải tu hành làm sao ra khỏi Ba cõi Sáu đường, nghĩa là tu hành để không còn tái sinh nữa, cho dù sinh lên trời sống rất lâu dài cũng vẫn còn bị chết và tái sinh nữa, nên phải lià Phần đoạn sinh tử.

 

2- LÌA BIẾN DỊCH SINH TỬ:

     Cũng gọi Vô vi sinh tử, tức là các bậc A la hán, Bích chi phật và Bồ tát đại lực, lấy phân biệt nghiệp vô lậu làm nhân, lấy Vô minh trụ địa làm duyên mà cảm nhận được thân quả báo vượt ngoài ba cõi. Do sức bi nguyện vô lậu chuyển đổi thân phần đoạn sinh tử vốn có trước kia biến thành thân nhỏ nhiệm, không sắc không hình, không hạn định tuổi thọ... nên gọi là thân Biến dịch, thân này do sức định, sức nguyện giúp thành. Biến dịch là sinh diệt nhỏ nhiệm, như “thân pháp tánh” chứng do duyên không dinh mắc ô nhiễm (vô lậu), pháp thân thực chứng, thân này ẩn hiển mà hàng Bồ Tát trải qua. Sau đó, các vị ấy lại dùng thân biến dịch này trở lại trong ba cõi mà tu các hạnh Bồ tát trong thời gian dài để mong đạt đến Vô thượng bồ đề.  Khi Bồ Tát bậc Đẳng giác lìa biến dịch sinh tử thì tiến tới bậc Diệu giác, tức thành Phật.

 

4. DỨT VÔ MINH VÀ ÁI DỤC:

     Là dứt hết thảy phiền não do ái dục và vô minh gây ra, nghĩa là chấm dứt tham lam ái dục, không còn những hành động do ngu si gây ra nữa. Vô minh chỉ sự u mê, không hiểu Tứ diệu đế, không biết Tam bảo (s: triratna) và không tin nguyên lí Nghiệp (s: karma). Vô minh là nguyên nhân làm con người vướng trong sinh tử luân hồi (s, p: saṃsāra) và Vô minh được xem là gốc của mọi bất thiện trong thế gian. Người tu phải quán sát mọi ý nghĩ, lời nói và việc làm từng giây phút để dứt ái dục và vô minh.

     Khi tu hành trọn vẹn những điều trên thì được gọi là tri giác của Phật; Thanh Văn, Duyên Giác đắc được pháp này cũng gọi là Phật, do nhân duyên này Ngài thuyết Nhất Thừa.

 

MỤC 3:

TÍNH BÌNH ĐẲNG

CỦA PHẬT QỦA:

 (Còn tiếp)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]