- Bài 01. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 02. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 03. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 04. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 05. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 06. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 07. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 08. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 09. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 10. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 11. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 12. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 13. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 14. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 15. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 16. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 17. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 18. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 19. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 20. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 21. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 22. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 23. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 24. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 25. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 26. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 27. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 28. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 29. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 30. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 31. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 32. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 33. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 34. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 35. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 36. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 37. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 38. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 39. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 40. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 41. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 42. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 43. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 45. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 46. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 47. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 48. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 49. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 50. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 51. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 52. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 53. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 54. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 55. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 56. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 57. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 58. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 59. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 60. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 61. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 62. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 63. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 64. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 65. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 66. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 69. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 70. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 71. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 72. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 73. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 74. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 75. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 76. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 77. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 78. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 79. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 80. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 81. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 82. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 83. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 84. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 85. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 86. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 87. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 88. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 89. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 90. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 91: Kinh Lăng Già giải nghĩa (hết)
KINH LĂNG GIÀ
GIẢI NGHĨA
Toàn Không
(Tiếp theo)
2). HAI THỨ GIÁC:
- Lại nữa, Đại Huệ! Có hai thứ giác, là Quán sát giác và Tướng vọng tưởng nhiếp thọ chấp trước kiến lập giác. Đại Huệ! Nói QUÁN SÁT GIÁC là tướng tự tánh của giác tánh, nếu quán sát sự phân biệt, lìa tứ cú bất khả đắc, ấy gọi là quán sát giác. Đại Huệ! Nói TỨ CÚ là lìa nhất, dị, đồng, chẳng đồng, hữu vô, phi hữu phi vô, thường, vô thường gọi là tứ cú. Đại Huệ! Lìa tứ cú này gọi là Nhất Thiết Pháp. Tứ cú quán sát Nhất Thiết Pháp này cần nên tu học.
- Đại Huệ! Thế nào là Tướng Vọng Tưởng Nhiếp Thọ Chấp Trước Kiến Lập GIÁC? Là nói tướng vọng tưởng nhiếp thọ chấp trước, tướng vọng tưởng chẳng thật, như điạ, thủy, hỏa, phong; tứ đại chủng và tướng tông, nhân, thí dụ, giác được chỗ kiến lập chẳng thật mà chấp trước kiến lập, ấy gọi là tướng vọng tưởng nhiếp thọ chấp trước kiến lập giác.
- Nếu Đại Bồ Tát thành tựu hai thứ giác tướng này, đến tướng cứu cánh của tướng nhân pháp Vô Ngã thì khéo biết phương tiện Vô Sở Hữu giác, quán sát Hành Địa, đắc Sơ Địa, vào trăm Tam muội đắc sai biệt Tam muội, thị hiện trăm Phật và trăm Bồ Tát, biết các việc trong trăm kiếp quá khứ và vị lai, ánh sáng tự tâm chiếu soi trăm quốc độ, biết tướng từng bậc của chư Địa Bồ Tát. Đại nguyện thù thắng, thần lực tự tại, đến Pháp Vân Địa quán đảnh, sẽ chứng đắc Như Lai Tự Đắc Địa, khéo dùng tâm Thập Vô Tận Cú (1) để thành tựu cho chúng sanh, đủ thứ biến hóa quang minh trang nghiêm, đắc Tự Giác Thánh Lạc Tam Muội Chánh Thọ.
- Lại nữa, Đại Huệ! Đại Bồ Tát nên khéo tạo sắc tứ đại chủng. Thế nào là Bồ Tát khéo tạo sắc tứ đại chủng? Đại Huệ! Đại Bồ Tát giác được chân đế (2) thì tứ đại chủng chẳng sinh, ở nơi tứ đại chẳng sinh mà quán sát như thế, quán sát rồi giác được ngằn mé danh tướng của vọng tưởng, ngằn mé của tự tâm hiện và ngoài tánh phi tánh, gọi là tâm hiện vọng tưởng ngằn mé. Quán tam giới kia, tánh lìa tạo sắc của tứ đại chủng, thông đạt tứ cú (3), lìa ngã, ngã sở, tự tướng như thật tướng và lìa trụ phần đoạn sanh tử, thành tựu tự tướng vô sanh.
- Đại Huệ! Tứ đại chủng kia làm sao sanh khởi tạo sắc? Là nói vọng tưởng thấm nhuần đại chủng, trước sanh nội, ngoại thủy giới, rồi cái năng sanh của vọng tưởng đại chủng, sanh nội, ngoại hỏa giới. Vọng tưởng đại chủng phiêu động, sanh nội, ngoại phong giới, vọng tưởng đại chủng ngăn cách, sanh nội, ngoại địa giới. Do chấp sắc và hư không chấp trước lý tà thì có ngũ uẩn tập hợp, sự tạo sắc của tứ đại chủng do đó sanh khởi.
- Đại Huệ! Nói THỨC ẤM là do ham thích đủ thứ sự thích cảnh giới của lục trần dính mắc chẳng bỏ, nên phải tương tục thọ sanh nơi các loài khác. Đại Huệ! Địa, thủy, hỏa, phong tứ đại chủng và sở tạo sắc pháp v.v... là do thức ấm duyên theo nghiệp mà sanh ra tứ đại, chẳng phải tứ đại tự làm duyên mà sanh ra thức ấm. Tại sao? Vì hình tướng tự tánh, chỗ sở tác chỉ là phương tiện vô tánh, nên đại chủng chẳng sanh. Đại Huệ! Hình tướng tự tánh là do chỗ sở tác phương tiện hòa hợp mà sanh, chẳng phải vô hình. Cho nên tướng tứ đại tạo tác là vọng tưởng của ngoại đạo, chẳng phải thuyết của Ta.
GIẢI NGHĨA:
(1) THẬP VÔ TẬN CÚ: Cũng là mười thứ Không Hai (bất nhị) của Như Lai. Chư Phật có mười câu quyết định Không Hai như sau:
1. Tất cả Chư Phật khéo thuyết lời thọ ký.
2. Tùy thuận tâm niệm chúng sinh, khiến họ thỏa nguyện.
3. Khéo biết tam thế Phật và Phật giáo hóa chúng sinh bình đẳng.
4. Biết thế pháp và pháp tánh Chư Phật chẳng sai biệt, quyết định.
5. Khéo biết tam thế Phật đồng một thiện căn.
6. Hay thấu rõ tất cả pháp, diễn thuyết nghĩa lý.
7. Đầy đủ trí huệ của tam thế Chư Phật.
8. Biết tất cả sát na (mau chóng) nơi tam thế.
9. Biết tam thế tất cả cõi Phật vào trong một cõi.
10. Biết lời nói của tam thế chư Phật tức là lời nói của một Phật.
(2) Chân Đế: Chân lý tuyệt đối ngược lại là chân lý tương đối của thế gian là chân lý quy ước.
(3) Tứ cú: Bốn câu phân biệt: S: catuṣkoṭika; Chỉ bốn cách lý luận, đó là:
1. Có; 2. Không; 3. Vừa có vừa không (diệc hữu diệc vô), 4. Cũng không phải có, cũng không phải không (phi hữu phi vô). Tứ cú phân biệt này tương ưng với bốn trường hợp của luận lý học ngày nay là: 1. Khẳng định; 2. Phủ định; 3. Chiết trung và 4. Hoài nghi. Nhưng theo Kinh Lăng Già này thì sự phân biệt gồm: Một - khác, giống - chẳng giống, có - không, chẳng có - chẳng không, thường - đoạn.
Đoạn 2, Mục 9, Quyển 2 này, Đức Phật giảng về sự biết (giác), Ngài nói: có hai thứ biết là Quán sát giác và Tướng vọng tưởng nhiếp thọ chấp trước kiến lập giác như sau:
1- QUÁN SÁT GIÁC:
Đức Phật giảng: “Nói QUÁN SÁT GIÁC là tướng tự tánh của giác tánh, nếu quán sát sự phân biệt, lìa tứ cú bất khả đắc, ấy gọi là quán sát giác. Đại Huệ! Nói TỨ CÚ là lìa nhất, dị, đồng, chẳng đồng, hữu vô, phi hữu phi vô, thường, vô thường gọi là tứ cú. Đại Huệ! Lìa tứ cú này gọi là Nhất Thiết Pháp. Tứ cú quán sát Nhất Thiết Pháp này cần nên tu học”. Nghĩa là quán sát giác là quán sát hình dạng cảnh sắc của bản thể tâm (tướng tự tánh) của tính biết (tánh giác), là suy tìm quan sát thể tướng của các pháp, khi quán sát sự phân biệt lìa bốn câu chẳng thể được (lià tứ cú bất khả đắc), đây gọi là “Quán sát giác”. Nói Bốn câu là lìa một khác, giống chẳng giống, có không, chẳng có chẳng không, thường đoạn (nhất dị, đồng chẳng đồng, hữu vô, phi hữu phi vô, thường vô thường); lià bỏ bốn câu này gọi là lìa bỏ tất cả (Nhất Thiết) pháp, cần tu học quan sát bốn câu của tất cả pháp.
2- TƯỚNG VỌNG TƯỞNG NHIẾP THỌ
CHẤP TRƯỚC KIẾN LẬP GIÁC:
Đức Phật đặt câu hỏi và giảng: “Thế nào là Tướng Vọng Tưởng Nhiếp Thọ Chấp Trước Kiến Lập GIÁC? Là nói tướng vọng tưởng nhiếp thọ chấp trước, tướng vọng tưởng chẳng thật, như điạ, thủy, hỏa, phong; tứ đại chủng và tướng tông, nhân, thí dụ, giác được chỗ kiến lập chẳng thật mà chấp trước kiến lập, ấy gọi là tướng vọng tưởng nhiếp thọ chấp trước kiến lập giác”. Nghĩa là nói thu nhận (nhiếp thọ) chấp thật tướng vọng tưởng, vì tướng vọng tưởng chẳng thật, như Đất, Nước, Gió, Lửa của Bốn Đại đối với hình dạng con người; khi hiểu biết (giác) được chỗ kiến lập chẳng thật rồi mà lại chấp sự kiến lập ấy, tức là biết sự thành lập các pháp chẳng phải thật, mà lại chấp lấy làm thật, thì gọi là “Tướng vọng tưởng nhiếp thọ chấp trước kiến lập giác”.
Ngài giảng: “- Nếu Đại Bồ Tát thành tựu hai thứ giác tướng này, đến tướng cứu cánh của tướng nhân pháp Vô Ngã thì khéo biết phương tiện Vô Sở Hữu giác, quán sát Hành Địa, đắc Sơ Địa, vào trăm Tam muội đắc sai biệt Tam muội, thị hiện trăm Phật và trăm Bồ Tát, biết các việc trong trăm kiếp quá khứ và vị lai, ánh sáng tự tâm chiếu soi trăm quốc độ, biết tướng từng bậc của chư Địa Bồ Tát. Đại nguyện thù thắng, thần lực tự tại, đến Pháp Vân Địa quán đảnh, sẽ chứng đắc Như Lai Tự Đắc Địa, khéo dùng tâm Thập Vô Tận Cú (1) để thành tựu cho chúng sanh, đủ thứ biến hóa quang minh trang nghiêm, đắc Tự Giác Thánh Lạc Tam Muội Chánh Thọ”.
Nghĩa là khi Đại Bồ Tát thành tựu hai thứ “Quán sát giác” và “Tướng vọng tưởng nhiếp thọ chấp trước tướng kiến lập giác”, tức là nhận biết cảnh vật tối hậu là “Nhân Không” và “Pháp Không” (tướng Nhân Pháp Vô Ngã) thì sẽ hiểu rằng cái biết là trống không (Vô Sở Hữu giác). Khi quán sát tâm tạo tác của hành uẩn (Hành Địa) đầy đủ sẽ đắc Sơ Địa, vào cả trăm Tam Muội đạt các Tam Muội khác nhau. Lúc ấy có thể thị hiện hàng trăm Phật trăm Bồ Tát, biết các việc trong hàng trăm kiếp quá khứ và vị lai, ánh sáng bản tâm chiếu soi hàng trăm cõi Phật (quốc độ), biết từng bậc của các Bồ Tát. Với đại nguyện thù thắng, thần lực tự tại, tiến dần đến bậc thứ 10 (Pháp Vân Địa) được thụ ký (quán đảnh), sẽ chứng đạt bâc Như Lai Tự Đắc Địa, khéo dùng tâm mười thứ bất nhị của Như Lai (Thập Vô Tận Cú) để thành tựu cho chúng sinh, có đủ thứ biến hóa quang minh trang nghiêm, tức là đạt “Tự Giác Thánh Lạc Tam Muội Chính Thọ”.
3- TẠO SẮC TỨ ĐẠI CHỦNG:
Tới đây, Đức Phật khuyên: “Đại Bồ Tát nên khéo tạo sắc tứ đại chủng. Thế nào là Bồ Tát khéo tạo sắc tứ đại chủng? Đại Huệ! Đại Bồ Tát giác được chân đế (2) thì tứ đại chủng chẳng sinh, ở nơi tứ đại chẳng sinh mà quán sát như thế, quán sát rồi giác được ngằn mé danh tướng của vọng tưởng, ngằn mé của tự tâm hiện và ngoài tánh phi tánh, gọi là tâm hiện vọng tưởng ngằn mé. Quán tam giới kia, tánh lìa tạo sắc của tứ đại chủng, thông đạt tứ cú (3), lìa ngã, ngã sở, tự tướng như thật tướng và lìa trụ phần đoạn sanh tử, thành tựu tự tướng vô sanh”.
Nghĩa là Đại Bồ Tát nên khéo biết sự tạo sắc của Đất, Nước, Gió, Lửa (Tứ Đại Chủng) là phải biết được lý chân thật (Chân Đế) thì Tứ Đại Chủng chẳng sinh, muốn vậy, phải ở nơi Đất, Nước, Gió, Lửa mà quán sát Bốn Đại không sinh. Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển 3, nơi phần nói về Như Lai Tạng Chân Như, Đức Phật nói về “Các Đại Vô Sinh” như sau: “Trong Như Lai Tạng tính Sắc chân không, tính Không chân sắc, tự tính vốn thanh tịnh, đầy khắp mười phương pháp giới, tùy theo mức độ hiểu biết của tâm chúng sinh tạo thành nghiệp, và nương theo nghiệp ấy biến hiện các cảnh giới hiện hữu”. Nghĩa là trong bản thể của tâm (Như Lai Tạng), tính dung mạo hình dạng của cảnh (Sắc) là Không vì thể tính của cảnh chẳng phải thật mà là giả, huyển áo, không thật, là không, là không thì chẳng thể sinh ra cái gì được, nên Sắc chẳng sinh khởi; tại sao? Chứng minh: Bụi nhỏ phân tán mãi sẽ thành hư không, hợp bụi nhỏ sẽ thành vật, nhưng hợp hư không chẳng thành vật, do đó Sắc chẳng sinh khởi là vậy.
Bản thể của vạn pháp vốn thanh tịnh đầy khắp mười phương đại vũ trụ (pháp giới); nhưng do mức độ hiểu biết của tâm chúng sinh tạo thành nghiệp và do nương theo nghiệp ấy mà biến hiện ra các cảnh giới. Thực ra những hiện tượng ấy chỉ là huyển ảo, giống như mở mắt chiêm bao vậy thôi; thế nào là mở mắt chiêm bao? Lấy thí dụ khi chúng ta ngủ mơ, cứ tưởng là thật, nhưng khi thức tỉnh mới biết là nằm mơ không phải thật, đây gọi là “ngủ nhắm mắt chiêm bao”. Còn khi chúng ta không ngủ, chúng ta suy nghĩ nói năng hoạt động, chúng ta coi như thật, nhưng đối với các vị đã đạt đạo là không thật mà là chiêm bao. Chúng ta chỉ có thể biết điều các vị đã nói khi chúng ta Kiến Tính Đốn Ngộ mà thôi, nghĩa là lúc Kiến Tính Đốn Ngộ chúng ta thấy giống như vừa tỉnh giấc chiêm bao, nên Đức Phật nói là chúng ta đang “mở mắt chiêm bao” là vậy.
Quán sát rồi biết được ranh giới (ngằn mé) về danh tướng của vọng tưởng, biết ranh giới của bản tâm hiện và biết ngoài ý niệm một bản tính cố hữu là một nhận thức sai lầm (tánh phi tánh), gọi là biết được ngăn mé tâm hiện vọng tưởng. Quán sát tất cả Dục giới, Sắc giới và Vô Sắc giới (tam giới) tính lìa tạo sắc của Tứ Đại, phải lià Bốn Câu (thông đạt tứ cú), lià phân biệt của có không, lìa chấp cái ta và cái của ta (lià ngã, ngã sở), biết rõ tự tướng như thật tướng, lìa dính mắc vào nghiệp qủa (Phần Đoạn Sinh Tử) của sáu đường để thành tựu giải thoát (tự tướng vô sinh).
Rồi Đức Phật hỏi và giảng tiếp: “Tứ đại chủng kia làm sao sanh khởi tạo sắc? Là nói vọng tưởng thấm nhuần đại chủng, trước sanh nội, ngoại thủy giới, rồi cái năng sanh của vọng tưởng đại chủng, sanh nội, ngoại hỏa giới. Vọng tưởng đại chủng phiêu động, sanh nội, ngoại phong giới, vọng tưởng đại chủng ngăn cách, sanh nội, ngoại địa giới. Do chấp sắc và hư không chấp trước lý tà thì có ngũ uẩn tập hợp, sự tạo sắc của tứ đại chủng do đó sanh khởi”.
Nghĩa là chúng sinh vốn có cái biết rộng lớn (biển giác), tính của cái biết trong lặng vi diệu nhiệm mầu; khi chấp tính biết sáng suốt (năng chiếu) sẽ sinh ra nơi chiếu (sở chiếu), khi có nơi chiếu thì tính trong lặng biến mất. Khi gốc biết (bản giác) thành vọng minh thì phát ra Thức, chỗ trong lặng chẳng lay động của nguồn gốc của Thức sinh vọng tưởng phân biệt thấm nhuần mà sinh ra Nước (thủy) cả trong lẫn ngoài. Do chấp cái sức trong sáng (năng minh), nên vọng cho gốc biết (bản giác) là nơi chỗ trong sáng (sở minh) nên nhiễu loạn vọng sinh tính biến hóa của Lửa (Hỏa); rồi cái sức vọng tưởng phân biệt ấm lạnh tăng trưởng mà sinh ra lửa trong lửa ngoài. Do bản thể tâm trống rỗng (tánh không) thành ám muội, kết tụ thành vật chất (sắc), tức là Đất (Địa), vọng tưởng phân biệt tướng cứng ngăn cách sinh đất trong đất ngoài. Khi lửa và nước nhiễu loạn nhau thành bầu khí quyển, chuyển động thành Gió (Phong), vọng tưởng phân biệt tướng chuyển động mà sinh ra gió trong gió ngoài. Do chấp thật tà vạy hư vọng mà Năm Ấm (ngũ uẩn) tập hợp Thụ, Tưởng, Hành, Thức với sự tạo Sắc của Bốn Trần do Bốn Đại (tứ đại chủng) sinh khởi.
3). NGŨ ẤM VÀ TỨ ĐẠI:
(Còn tiếp)
Con rất hoan hỷ và tán thán công đức của quý Thầy, quý Phật tử đã đưa bài giảng Kinh Lăng Già giảng nghĩa (tác giả Toàn Không) lên trang nhà để quý Phật tử khắp nơi có điều kiện nghiên cứu và tu học.
Tuy nhiên, trong quá trình con tải từng bài về thì bị thiếu mất nội dung ở sau bài số 45
https://quangduc.com/p1238a66266/bai-45-kinh-lang-gia-giai-nghia. Nội dung số 3.Ngũ ấm và tứ đại bị thiếu nội dung.
Kính mong trang nhà bổ sung, cập nhật để chúng con có được bản giải giải được trọn vẹn.
Nếu được, cho con xin file word hoặc pdf trọn vẹn của bài giảng này để con có được bài giảng được đầy đủ nhất. Địa chỉ email của con: [email protected]
Nam mô Công đức Lâm Bồ Tát.
Trân trọng./.