Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 35. Kinh Lăng Già giải nghĩa

19/06/201919:47(Xem: 4367)
Bài 35. Kinh Lăng Già giải nghĩa

KINH LĂNG GIÀ

GIẢI NGHĨA

Toàn Không

(Tiếp theo)

 

MỤC 7:

BỐN THỨ THIỀN:

 

- Lại nữa, Đại Huệ! Có bốn thứ thiền, thế nào là bốn? 1. Phàm phu sở hành thiền. 2. Quán sát nghĩa thiền. 3. Phan duyên như thật thiền. 4. Như Lai thiền.

1. Thế nào là PHÀM PHU SỞ HÀNH THIỀN? Là nói Thanh Văn, Duyên Giác, ngoại đạo tu hành, quán nhân vô ngã tánh, tự tướng cộng tướng, lóng xương liền nhau, vô thường, khổ, tướng bất tịnh, v.v... do chấp trước làm gốc; chỉ quán các tướng như thế, chẳng quán cái khác, thứ lớp tiến tới, tướng chẳng trừ diệt, ấy gọi là Phàm Phu Sở Hành Thiền.

2. Thế nào là QUÁN SÁT NGHĨA THIỀN? Nói quán nhân (người) vô ngã, tướng cộng tướng, ngoại đạo, biết tự và tha đều vô tánh, xong quán pháp Vô Ngã, Nghĩa hành tướng của Thập Địa Bồ Tát thừa, dần dần tiến lên, gọi là Quán Sát Nghĩa Thiền.

3. Thế nào là PHAN DUYÊN NHƯ THẬT THIỀN? Là nói vọng tưởng: hai thứ Vô Ngã là vọng tưởng; chỗ như thật thì chẳng sinh vọng tưởng, ấy gọi là Phan Duyên Như Thật Thiền.

4. Thế nào là NHƯ LAI THIỀN? Nói nhập Như Lai Địa, đắc ba thứ tướng (1) trụ chánh định của Tự Giác Thánh Trí thì thành tựu việc bất tư nghì của chúng sanh, gọi là Như Lai Thiền.

 

     Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

1. Phàm phu sở hành thiền,

Quán sát tướng nghĩa thiền.

Phan duyên như thật thiền,

Như Lai thanh tịnh thiền.

2. Ví như hình nhựt nguyệt,

Bát Đầu Ma (2) trong bùn,

Như lửa diệt nơi không,

Người tu hành quán sát,

3. Mỗi mỗi tướng như thế,

Ngoại đạo chấp tướng thiền.

Thanh Văn và Duyên Giác,

Đọa nơi cảnh giới không.

4. Nếu xả bỏ tất cả,

Thì là Vô Sở Hữu (3).

Tất cả cõi chư Phật,

Dùng tay bất tư nghì,

Nhất thời xoa đầu họ,

Thuận nhập tướng Chân Như.

 

GIẢI NGHĨA:

 

(1) Ba th tướng:
Ba Thứ Tướng (S: trilakṣaṇa; P: tilakkhaṇa): Là Tam Tướng, là ba đặc tính của thế giới hiện tượng là:

1. Vô thường (s: anitya): Còn gọi là Chuyển Tướng hay biến đổi sinh diệt,

2. Khổ (duḥkha): Còn gọi là Nghiệp Tướng vì bị nghiệp chi phối, 

3. Vô ngã (s: anātman): Còn gọi là Chân Tướng hay bản thể chân thực.

(2) Bát đầu Ma: Hoa sen đỏ.

(3) Vô sở hữu: Là hư không, trống rỗng, không dính mắc.

 

     Mục 7, Quyển 2 này, Đức Phật giảng về 4 thứ thiền là:

 

1. PHÀM PHU SỞ HÀNH THIỀN:

 

    Là cách tu của hàng Thanh Văn, Duyên Giác và ngoại đạo, là nói về quán con người chẳng có tính (nhân vô ngã tánh), quán tướng riêng tướng chung (tự tướng cộng tướng) liên tục như các đốt xương sống nối tiếp nhau; quán đời vô thường, khổ, bất tịnh, vô ngã, lần lượt tiến tới mà có chấp thật các tướng chứ chẳng diệt tướng.

2. QUAN SÁT NGHĨA THIỀN:

     Là quán chẳng có cái ta (vô ngã), quán tướng riêng và tướng chung (tướng cộng tướng) chẳng có tướng, quán ta chẳng có bản tâm (tự vô tánh), quán người khác chẳng có bản tâm (tha vô tánh), quán tất cả vạn vật chẳng có tính (pháp vô ngã), dần dần tiến lên tu hành thập địa của Bồ Tát.

3. PHAN DUYÊN NHƯ THẬT THIỀN:

     Là quan sát nhân duyên phân biệt là hư vọng, phân biệt thể tướng của tất cả các pháp là không thật; nghĩa là quán hai thứ nhân ngã pháp ngã và nhân vô ngã pháp vô ngã đều là vọng tưởng không thật, vì chỗ chân thật thì chẳng có vọng tưởng.

4. NHƯ LAI THIỀN:

     Là thực hành ba không (không, vô tướng, vô nguyện) tức là vào địa vị Chân Như (Như Lai địa), và ba thứ lạc hành của nội thân để đạt Ba Thứ Tướng (vô thường, khổ, vô ngã) trụ chính định nơi thanh tịnh tịch tĩnh (Tự giác Thánh trí) thì thành tựu không thể nghĩ bàn (bất tư nghì), tức là đạt tới cảnh giới Chân Như.

 

     Bài kệ với ý là:

1. Phàm phu sở hành thiền,

Quán sát tướng nghĩa thiền.

Phan duyên như thật thiền,

Như Lai thanh tịnh thiền.

2. Ví như hình nhựt nguyệt,

Bát Đầu Ma (2) trong bùn,

Như lửa diệt nơi không,

Người tu hành quán sát,

     Nghĩa là có 4 loại thiền, phàm phu và ngoại đạo chấp cái ta và cái của ta (ngã chấp), tức là chấp tướng mà cầu nhập định, như khi thiền thấy hình mặt trăng và mặt trời, hoặc thấy hoa sen đỏ (Bát đầu ma) mọc nơi đất bùn như lửa tắt trong không, mà cho là chứng đắc.

 

3. Mỗi mỗi tướng như thế,

Ngoại đạo chấp tướng thiền.

Thanh Văn và Duyên Giác,

Đọa nơi cảnh giới không.

4. Nếu xả bỏ tất cả,

Thì là Vô Sở Hữu (3).

Tất cả cõi chư Phật,

Dùng tay bất tư nghì,

Nhất thời xoa đầu họ,

Thuận nhập tướng Chân Như.

     Thiền như thế, dù họ tu thiền đắc được 5 thần thông, cũng chẳng thể ra khỏi luân hồi. Thanh Văn Duyên Giác thì chán sinh tử nên xả thân diệt trí, khi diệt sạch rồi lại bị mắc vào chấp Không; Bồ Tát thì quy hướng Chân Như, nhưng chưa phải là thật trong sạch. Còn Như Lai Thanh Tịnh Thiền thì xa lìa tất cả, Thánh phàm bình đẳng, dùng cái tâm chẳng sinh diệt làm chỗ tu hành (nhân địa), để tu thành quả Phật. Nói VÔ SỞ HỮU có nghĩa là không dính mắc vào đâu (vô sở trụ), chẳng phải chấp thật Không, được như vậy là nhập cảnh chân thật, đưọc chư Phật xoa đầu khen ngợi.

 

MỤC 8:

THÁNH CHỦNG TÁNH:

 (Còn tiếp)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]