Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 73: Kinh Thủ Lăng Nghiêm

21/02/201821:18(Xem: 4977)
Bài 73: Kinh Thủ Lăng Nghiêm

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

GIẢI NGHĨA

TOÀN KHÔNG

(Tiếp theo)

 

2. THẬP TRỤ:

 

l. A Nan! Thiện nam tử ấy, do chân phương tiện phát ra mười bậc tín tâm kể trên, tâm tinh vi phát ra ánh sáng, mười thứ dụng xen lẫn nhau, viên dung thành một tâm, gọi là Phát Tâm Trụ.
2. Trong tâm sáng suốt như lưu ly trong sạch, trong hiện vàng ròng tinh túy, dùng diệu tâm trước kia sửa sang thành đất địa để đi đứng gọi là Trị Địa Trụ.
3. Tâm địa biết khắp, tất cả rõ ràng, đi khắp mười phương, được chẳng ngăn ngại, gọi là Tu Hành Trụ.
4. Hạnh đồng với Phật, thọ tinh thần Phật, như cái thân trung ấm tự tìm cha mẹ, trung ấm dung thông với lòng tin, thầm nhập vào giống Như Lai, gọi là Sanh Quý Trụ.
5. Đã vào đạo thai, nối dòng của Phật, như thai đã thành hình, tướng người đầy đủ, gọi là Phương Tiện Cụ Túc Trụ.
6. Dung mạo và tâm tướng đều đồng như Phật, gọi là Chánh Tâm Trụ.
7. Thân tâm dung hợp, ngày càng tăng trưởng gọi là Bất Thoái Trụ.
8. Linh tướng của thập thân nhất thời đầy đủ gọi là Đồng Chân Trụ.
9. Hình đã thành, ra khỏi thai, làm con của Phật, gọi là Pháp Vương Tử Trụ.
10. Khi Pháp Vương Tử đã trưởng thành, ví như Thái Tử vua Sát Lợi đến tuổi trưởng thành, sẽ được phụ vương ủy nhiệm việc nước, nên làm lễ quán đảnh (lễ trưởng thành), gọi là Quán Đảnh Trụ.

 

GIẢI NGHĨA:

 

1- PHÁT TÂM TRỤ:

     Là hành giả vận dụng phương tiện chân thật phát khởi mười bậc tín tâm cho đến khi tâm tính ấy còn một thể trong sáng thanh tịnh, thì mười thứ dụng xen lẫn nhau viên dung thành một chân tâm sáng suốt viên mãn.

 

2- TRỊ ĐỊA TRỤ:      

     Là trong tâm sáng suốt như lưu ly trong sạch như hiện vàng ròng tinh túy. Nương nơi tâm trong sáng này để trau dồi tâm hiện tại khiến cho chân tâm hiển hiện.

 

3- TU HÀNH TRỤ:

     Là tâm địa thông suốt biết khắp, Sáu Căn thấy biết tất cả đều rõ ràng, đi khắp mười phương chẳng bị ngăn ngại.

 

4- SINH QUÍ TRỤ:

     Là đạt được đức hạnh cùng như Phật, nên âm thầm thụ nhập dòng Như Lai, giống như cái thân trung ấm tự tìm cha mẹ của chúng sinh.

 

5- PHƯƠNG TIỆN CỤ TÚC TRỤ:

     Là đã vào thánh thai của đạo để nối dòng của Phật do sự nuôi dưỡng của tính biết (giác tánh), ví như thai của chúng sinh đã thành hình người đầy đủ.

 

6- CHÍNH TÂM TRỤ:

     Là hình dung diên mạo giống như Phật, tâm tướng không cũng vậy.

 

7- BẤT THOÁI TRỤ:

     Là thân tâm đều viên dung hòa hợp thanh tịnh và ngày càng tăng không lui sụt.

 

8- ĐỒNG CHÂN TRỤ:

     Là tâm và hình dạng (linh tướng) của mười thân (gồm: Chúng sinh thân, Quốc độ thân, Nghiệp báo thân, Thanh văn thân, Độc giác thân, Bồ Tát thân, Như Lai thân, Trí thân, Pháp thân, Hư không thân) cùng đầy đủ.

 

9- PHÁP VƯƠNG TỬ TRỤ:

     Là tu hành đã đầy đủ (Hình đã thành), chứng không sinh diệt (ra khỏi thai), nối dõi dòng Phật (làm con của Phật); ví như hình vóc chúng sinh trong bụng mẹ đã trưởng thành, được sinh ra, và trở thành con của mẹ.

 

10- QUÁN ĐẢNH TRỤ:

     Là công nhận chính thức khi Pháp Vương Tử đã phát triển đầy đủ, ví như Thái Tử của vua Sát Lợi đến tuổi khôn lớn, sẽ được Vua Cha ủy nhiệm việc nước, nên làm lễ trưởng thành.

 

3. THẬP HẠNH:


l. A Nan! Thiện Nam tử ấy, đã thành con Phật, đầy đủ vô lượng diệu của đức Như Lai, tùy thuận mười phương chúng sanh, phương tiện tiếp dẫn, gọi là Hoan Hỉ Hạnh.
2. Hay lợi ích cho tất cả chúng sanh, gọi là Nhiêu Ích Hạnh.
3. Tự giác giác tha, được chẳng chống trái, gọi là Vô Sân Hận Hạnh.
4. Tam thế bình đẳng, mười phương thông đạt, vì được "ý-sanh-thân", nên tùy mỗi loài chúng sanh mà hiện thân hóa độ cho đến cùng tột vị lai, gọi là Vô Tận Hạnh.
5. Nơi mỗi mỗi pháp môn, tất cả hòa đồng, được chẳng sai lầm, gọi là Ly Si Loạn Hạnh.
6. Nơi tướng đồng hiện ra nhiều tướng dị; nơi những tướng dị, mỗi mỗi thấy đồng, gọi là Thiện Hiện Hạnh.
7. Như thế cho đến vi trần đầy khắp mười phương hư không, trong mỗi mỗi trần hiện mười phương cõi; hiện trần hiện cõi, chẳng ngăn ngại nhau, gọi là Vô Trước Hạnh.
8. Các thứ hiện tiền đều là Đệ Nhất Ba La Mật Đa, gọi là Tôn Trọng Hạnh.
9. Viên dung như thế, hay thành tựu quy tắc lợi sanh của mười phương chư Phật, gọi là Thiện Pháp Hạnh.
10. Mỗi mỗi đều trong sạch vô lậu, nhất chân vô vi, bản tánh vốn như thế, gọi là Chân Thật Hạnh.

 

GIẢI NGHĨA:

 

1- HOAN HỈ HẠNH:

     Là Thiện Nam tử ấy khi đã thành con Phật, có đầy đủ vô lượng đức tính nhiệm mầu của Chư Phật, tùy thuận tiếp dẫn chúng sinh trong mười phương.

 

2- NHIÊU ÍCH HẠNH:

     Là người Phật tử ấy khéo biết làm lợi ích cho tất cả chúng sinh.

 

3- VÔ SÂN HẠNH:

     Là hai hạnh tự biết (tgiác) và giúp cho người khác cùng biết (giác tha) của người Phật tử ấy không trái nhau mà như nhau.

 

4- VÔ TẬN HẠNH:

     Là ba đời (tam thế) qúa khứ, hiện tại, tương lai như nhau (bình đẳng), mười phương thông suốt cho đến cùng tận, vì đạt được ý muốn đi đâu thì thân liền tới đó (ý-sinh-thân), nên tùy mỗi loài chúng sanh mà hiện thân hóa độ cho đến cùng tột vị lai.

 

5- LY SI VẠN HẠNH:

     Là có trí tuệ trong sự nhận thức, pháp Phật nhiều vô lượng, mỗi Pháp môn được chẳng sai lầm, tất cả hòa đồng.

 

6- THIỆN HIỆN HẠNH:

     Là những hình dạng giống nhau (tướng đồng) hiện ra nhiều hình dạng khác biệt (tướng dị); nơi những tướng khác biệt, lại thấy giống nhau.

 

7- VÔ TRƯỚC HIỆN HẠNH:

     Là vi trần đầy khắp mười phương hư không, trong mỗi vi trần hiện mười phương thế giới; hiện vi trần, hiện thế giới, hiện hư không mà không ngăn ngại gì nhau.

 

8- TÔN TRỌNG HẠNH:

     Là nhận thức rằng tất cả sự vật hiện tượng trước mắt đều là từ sinh tử tới Niết Bàn (đệ nhất ba la mật đa).

 

9- THIỆN PHÁP HẠNH:

     Là nhận thức mọi hiện tượng vạn pháp viên dung, sự nhận thức đó phù hợp thành một qui tắc chung thành tựu lợi ích chúng sinh của mười phương chư Phật.

 

10- CHÂN THẬT HẠNH:

     Là nhận thức tất cả pháp đều là thanh tịnh không dính mắc (vô lậu), không sinh diệt (vô vi) trong pháp giới chân thật (nhất chân), vì gốc tính của các pháp vốn như vậy.

 

4. THẬP HỔI HƯỚNG:

 (Còn tiếp)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]